WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài ý nghĩ về Tướng Nguyễn Cao Kỳ

LTS: Tướng Nguyễn Cao Kỳ luôn là nhân vật “hot” của truyền thông nói chung và Đàn Chim Việt nói riêng. Mỗi lần có bài viết liên quan tới ông là không biết cơ man nào ý kiến với đủ các cung bậc khác nhau. Tin ông qua đời cũng không phải là ngoại lệ. Dù đã xóa bỏ không ít các ý kiến mang tính xúc phạm, vẫn còn khoảng 150 ý kiến dưới bản tin.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhiều người phải làm đủ mọi cách để được báo chí và dư luận chú ý, xét trên phương diện này, tướng Kỳ luôn thành công, dù ông chẳng mấy khi chú ý tới dư luận về mình. Như một thổ lộ với chúng tôi hồi năm ngoái, ông “rất dốt” máy tính, vào đó “chẳng biết bấm nút nào”, nên không mấy khi đọc xem người đời bình luận gì về mình.

Người đời sẽ vẫn tiếp tục viết và tiếp tục bình luận. Chúng tôi sẽ chuyển tới bạn đọc một số bài viết về ông, dưới các góc nhìn khác nhau.

—————————————

Phải chờ một vài ngày sau khi Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ trần người ta mới chứng kiến một tiếng vang lớn trong cộng đồng người Việt ở cả trong và ngoài nước và trong giới truyền thông đại chúng trên trường quốc tế.

Tin ông qua đời đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người, tùy theo cách suy luận của mỗi người về cuộc đời ông.

Vợ chồng Tướng Nguyễn Cao Kỳ tới thăm Đỗ Văn tại nhà riêng ở London, 1968

Riêng cá nhân Tướng Nguyễn Cao Kỳ có những nét đặc biệt, nhưng nói chung người ta còn được biết và quan tâm theo dõi đến những hành động và ngôn từ của ông liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam trong vài chục năm qua.

Như vậy ông không phải là người tầm thường.

Sự nghiệp của ông xuất thân là một phi công và rồi từ đó ông lên đến đỉnh cao trong Không lực Việt Nam Cộng Hòa với chức Tư lệnh.

Ông đã từng vào sinh ra tử, từng tiếp xúc với thần chết trong cuộc đời binh nghiệp của mình.

Một đêm mưa bão, trong một chuyến bay ra nước ngoài trên không phận Nhật Bản, phi cơ bị hỏng máy định hướng, ông đã hướng dẫn máy bay chao đảo trên vùng trời. Nhưng thần chết đã phải lùi bước và ông đã đưa được máy bay và đồng đội hạ cảnh an toàn tại một phi trường không định trước.

Như một vị tướng đích thân cầm quân ra trận, đã có lần ông dẫn đầu một phi vụ đi tấn kích trong thời chiến ở Việt Nam và máy bay bị trúng đạn ngay ghế ngồi, sinh mệnh trong đường tơ kẽ tóc.

Nhưng ông vẫn sống vì dường như định mệnh đã bắt ông phải sống để đưa ông vào đời sống chính trị, một thiên chức mà ông không ngờ trước là lịch sử đã đưa đẩy ông tới vài trò lãnh đạo vào hàng cao nhất ở miền Nam Việt Nam.

Cũng nhờ vậy mà trong khoảng giữa thập niên 1960, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, sau nhiều cuộc đảo chính và chỉnh lý ông đã ổn định được xã hội, gạt bỏ và bình trị được những bất ổn trong chính trường để từ đó về sau nền Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam đi vào một tiến trình lập hiến theo thể chế dân chủ.

Có lẽ sự thành công của ông về mặt chính trị một phần nào cũng nhờ ở những suy nghĩ của ông dựa trên cảm tính mà ra.

Ngay sau khi lên cầm quyền, ưu tiên của ông là triệt để trừ khử nạn tham nhũng.

Hành động này của ông thể hiện được một cách mạnh dạn vì chính bản thân ông cho đến tận bây giờ không ai có thể nói rằng ông là một con người đã bị tha hóa và bị lôi cuốn vào tệ trạng nham nhũng, một căn bệnh đã làm ô danh nhiều chính khách và chính thể trên trường quốc tế.

Dễ bị hiểu lầm

Bề ngoài, Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật dễ bị người ta hiểu lầm vì ông có phong cách hào hoa, dễ bị coi là hào nhoáng. Nhưng sự thật, ông là một con người rất bình dị và nhân hậu.

Điều đáng lưu ý hơn nữa đó là ông cũng là một con người độ lượng và không bao giờ để tâm hằn học với những người lên tiếng chỉ trích ông hoặc các đối thủ chính trị ác cảm với ông.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ luôn luôn nói đến hai chữ TÂM và ĐỨC của đạo Phật. Đã có lúc ông thổ lộ rằng đối với ông, bất cứ một ý nghĩ nào cũng phải dựa vào cái Tâm và bất cứ một hành động nào cũng phải đặt trên nền tảng của cái Đức.

Cũng vì thế ông đã nhẹ nhàng nhân nhượng để Tướng Nguyễn Văn Thiệu ra tranh cử Tổng thống vào lúc ông đang có toàn quyền và thế lực ở trong tay, một điều mà sau này ông tỏ ra rất hối tiếc khi nghĩ đến sự suy vong của miền Nam về sau.

Nói cho cùng, đất nước Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20 đã không may vì ở vào vị thế bất lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai ý thức hệ cho nên bất cứ một chế độ nào, một nhân vật nào trong chính trường cũng khó có thể hành xử được mọi điều theo ý muốn vì cái khó bó cái khôn.

Cho đến cuối cuộc đời, Tướng Nguyễn Cao Kỳ vẫn còn là một nhân vật gây ra nhiều tranh luận khi chung cuộc ông trở về Việt Nam.

Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là đã có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau.

Con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó. Đúng hay sai, hãy để lịch sử mai sau phê phán.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ vẫn thường nói, sống chết có số mệnh. Ông tự hào là con nhà Phật. Nay ông đã trở về với cõi trời nơi cửa Phật. Cầu mong linh hồn ông được thanh thản, bớt đi những ưu tư về tình yêu đất nước luôn luôn canh cánh trong lòng.

Đỗ Văn (Cựu Phóng viên BBC Việt ngữ).

Nguồn: BBC

131 Phản hồi cho “Vài ý nghĩ về Tướng Nguyễn Cao Kỳ”

  1. Choi Song Djong says:

    Ý Thiêng says:
    05/12/2012 at 22:33

    “Tướng N.Cao Kỳ và ông Lê Đăng Doanh cùng nói chuyện trên BBC năm 2006.

    Ông Doanh bàn về Kinh tế cho VN; Tướng Kỳ ước tính chính trị cho VN.”

    Lạy anh Ý Thiêng…liêng,xin anh tha cho chúng em nhờ.

  2. Ý Thiêng says:

    Từ ngày sáng lập nền Cộng Hòa tại miền Nam VN, cũng từ ngày người
    tị nạn CS lưu vong tại quê người, thì

    chì có ” duy nhứt” một Tướng KỲ về giữa xã hội, cung đình CSVN,
    mượn vài lời khen ngoại giao đãi bôi với người CS, để có dịp mà phê
    phán ngay thẳng chủ nghĩa CS.

    Ông NCK đọc diễn văn nhiều lần tại Mỹ, đã phê phán Mỹ bỏ rơi
    VNCH hơi quá đáng nặng tay; nhưng ông KỲ cũng phê phán ông
    HC Minh là ” đã sai lầm mang chủ nghĩa CS vào quê hương Việt Nam.”

    Có một số lãnh đạo CSVN chào mừng ông NC Kỳ về thăm VN;
    nhưng đa số CS hợm hĩnh, sợ bẽ mặt, âm thầm chống ông N.C.KỲ

    ( và Tiên Ngu ngoài này cũng hùa theo đám CS bạo thủ thân Tàu đó!
    Thế nào Tịên Ngu tẽn tò, tự ái vặt, sẽ gân cổ cãi cố, cho mà xem ! )

Leave a Reply to Ý Thiêng