17 người chết trong vụ cháy ở Hải Phòng
Sáng 30/7, 4 nạn nhân trong vụ cháy xưởng da giày ở Hải Phòng đã không qua khỏi do vết bỏng quá nặng, nâng tổng số người thiệt mạng lên 17. Tám người khác trong tình trạng nguy kịch đã được chuyển lên Hà Nội.
Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 16h30 ngày 29/7 tại một công ty da giày tư nhân ở xã Tân Dân (An Lão, Hải Phòng).
Theo một số nhân chứng, để đối phó với con bão Nock-ten đang tiến vào đất liền, công ty da giày đã thuê người đến hàn cột chống sét. Trong lúc hàn, tia lửa đã bén sang đám mút xốp, nguyên liệu sản xuất giày và bùng cháy.
“Vì xưởng chỉ có một cửa chính, không có lối thoát hiểm, ngọn lửa lại bùng phát ngay cửa nên công nhân không dám thoát ra ngoài. Hầu hết chỉ biết lùi sâu vào trong xưởng và kêu cứu”, một nhân chứng cho biết.
Khi xảy ra cháy, trong xưởng (rộng chừng 100 m2) có khoảng 50 công nhân đang làm việc. Chỉ có 6 người may mắn thoát ra ngoài. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an Hải Phòng huy động nhiều phương tiện, lực lượng tới hiện trường. Sau một giờ, đám cháy mới được khống chế.
Vụ hỏa hoạn đã làm 13 công nhân chết vì ngạt và bỏng, 25 người khác bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện An Lão, Kiến An và Việt Tiệp. Em trai của chủ xưởng thoát ra đầu tiên, nhưng đã lao vào cứu người nên cũng chết cháy.
Sáng 30/7, trong 25 người bị thương, 4 người bị bỏng nặng đã qua đời tại bệnh viện. 8 người khác trong tình trạng nguy kịch đã được chuyển lên Hà Nội.
Sau cuộc họp khẩn của lãnh đạo thành phố vào 22h30 đêm 29/7, ông Phạm Văn Mợi, Chánh văn phòng UBND thành phố Hải Phòng, cho biết xưởng da giày trên mới đi vào hoạt động được 27 ngày và chưa có giấy phép.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố đã ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi vi phạm các quy định an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. 6 người bị tạm giam gồm: chủ xưởng Bùi Thu Hiền và chồng là A Phong (người Trung Quốc); vợ chồng chủ đất Bùi Thị Sự và Bùi Đức Lạng; Lê Văn Bảy, người xây dựng xưởng và em rể tên Linh, người trực tiếp hàn cột chống sét dẫn đến vụ cháy.
13 người tử vong được chuyển xuống nghĩa trang Ninh Hải để khám nghiệm tử thi. Đến 23h đêm 29/7, cơ quan chức năng mới xác định danh tính 6 nạn nhân (4 nam, 2 nữ), người trẻ nhất năm nay mới 18 tuổi, già nhất 32 tuổi.
UBND thành phố Hải Phòng quyết định hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong 10 triệu đồng, người bị thương 3 triệu đồng, đồng thời kêu gọi tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những người gặp nạn. Thành phố cũng chỉ đạo ngành công thương rà soát các xưởng tư nhân hoạt động không phép.
Nguồn: VnExpress
Đây là dấu hiệu ” CHÁY ” tại một vùng gần THỦ ĐÔ HÀ NỘI nghĩa là DẤU HIỆU sẽ CHÁY đến THỦ ĐÔ.
Cảnh CHÁY khiến dân tình tán loạn; lớp bị lửa đốt cháy; lớp bị thương tích; kêu la ình õi cả BẦU TRỜI THỦ ĐÔ, và nó sẽ thiêu đốt luôn xác tên HỒ; vì cái LÒNG THAM LAM của chúng đã đem của cải của miền NAM, và công xương máu của bao nhiêu CHIẾN SĨ đã đổ xuông vì tên này đã quyết đưa THANH NIÊN MIỀN BẮC VÀO NAM ĐỂ CHẾT : ” SANH BẮC TỬ NAM ” S.B.T.N.
Đáng kiếp cái mộng tham tàn.
Đảng và nhà nước đã khiến cho nhân dân đói khổ nên phải chấp nhận làm thuê trong điều kiện cực kỳ nguy hiểm , nơi làm việc toàn những đồ dễ cháy mà lại không có lối thoát hiểm cũng như phương tiện PCCC và phải làm công việc cực nhọc thời gian làm việc kéo dài với đồng lương rẻ mạt có lẽ chỉ chừng 2 triệu/tháng tương đương 3 dollar/ngày.Nhà cầm quyền VIỆT NAM phải thấy xấu hổ và có trách nhiệm với những vụ việc như thế này.Và cũng ngày 28/7/2001 05 đứa trẻ từ 5 tuổi đến 12 tuổi chết đuối trước ao nhà cũng vì đói khổ do nhà cầm quyền tạo ra nhà nghèo đến độ phải đi mượn từng lon gạo để nấu ăn mỗi bữa nhà cầm quyền có còn liêm sỷ và lòng tự trọng khi để nhân dân của mình đói khổ và chết uất ức như vậy không