WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4]

chart Nhat Ban - Viet Nam

3. Về văn hóa

Văn hóa Việt Nam về căn bản là văn hóa xã thôn với con người hiền hòa, giàu đạo nghĩa được khuôn đúc từ tôn giáo: Thờ kính tổ tiên, theo đạo từ bi của Phật, theo tín nghĩa của đạo Nho, từ nhiều thứ lễ hội biểu hiện tín ngưỡng phong tục và nếp sống văn hóa dân gian. Nhưng với chủ nghĩa Marx-Lenin thì tất cả nền văn hóa này đều là tàn tích phong kiến phản động, và đảng Cộng Sản đã sử dụng thành phần cán bộ nông dân cuồng tín theo đảng tàn phá hết từ đình, chùa, miếu mạo, nhà thờ họ tới tất cả lễ hội. Chuyện phá nhanh, phá hết những cơ sở văn hóa tinh thần đã trở thành một chính sách thi đua lập thành tích, đến như học giả Nguyễn Huệ Chi, một nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa dân tộc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã phải nói:

“Từ hơn 50 năm trở lại đây, văn hóa truyền thống đã trải qua một “đại nạn”. Vì nghĩ đây là những tàn tích phong kiến, chúng ta đã công nhiên lên án chúng, thẳng tay “đàn áp”, “xử tội” chúng, đã để cho bao nhiêu đình, chùa, bia mộ, sách vở quý giá ở khắp mọi vùng bị đốt phá, hoặc mất mát hư hỏng mà không một chút động tâm, như nhiều thế hệ đã tận mắt nhìn thấy”.

(Talawas, 21/9/2005 – Để làm được chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại)

Như thế là đảng Cộng Sản Việt Nam trên đường thực hiện cách mạng vô sản Mác xit-Leninit đã phá hủy văn hóa truyền thống. Sự tàn phá này đã kéo dài trên 40 năm, ở miền Bắc 20 năm (1954-1975) và trên cả nước cho tới những năm đầu thập niên 1990, khi tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô sụp đổ thì đảng Cộng Sản Việt Nam đành phải quay lại với văn hóa dân tộc. Vì thế, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Khóa VIII đã họp hội nghị lần thứ 5 để bàn chuyện văn hóa và đã đi tới nghị quyết: “Về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nói như thế, nhưng thực sự văn hóa bạo lực Mac-xít với con người mới xã hội chủ nghĩa của đảng đã phá hủy bản sắc dân tộc và đưa dân Việt vào sự khủng hoảng mất niềm tin ở tương lai với lối sống chụp giựt hoang tàng để thích ứng với chủ nghĩa bạo lợi của đảng. Tính chất này đang ngự trị xã hội Việt Nam mà học giả Nguyễn Huệ Chi đã nói rất rõ:

“Những nét đẹp văn hóa ngàn đời thì hao mòn, thay vào đó là lối sống thực dụng ăn tục nói phét, kích động bạo hành, hãm hiếp, giết người cướp của, lừa đảo bán trẻ con, phụ nữ và đưa thiếu nữ đi “làm vợ” người già, người tàng tật ở nước ngoài, những tiếng chửi thề như hát hay lúc nào cũng inh ỏi từ đầu phố đến cuối thôn. (Xin cứ bình tâm nhớ lại xã hội Việt mấy chục năm về trước có thế hay không).

(Talawas/11/6/2007, Mấy chữ “Cư trần lạc đạo” và vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc hiện nay)

Trong tình trạng xã hội nghèo tinh thần và văn hóa như thế thì đảng Cộng Sản Việt Nam bước vào thời kỳ lệ thuộc Trung Quốc, tự nguyện làm chư hầu và đã đem văn hóa Trung Quốc lấp vào khoảng trống văn hóa mà đảng Cộng Sản đã phá để làm đẹp lòng Thiên Triều.

Từ đó, văn hóa Trung Quốc đã hiện diện khắp mặt trong xã hội Việt Nam mà chúng ta đã nhìn thấy:

a. Sự nhập cư ồ ạt của người Hoa:

- Năm 2008, chính quyền Việt Nam đã quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho người Hoa vào Việt Nam. Quyết định này là một biện pháp giúp người Hoa ở lại dễ dàng, vì họ có thể nhập vào những cộng đồng người Hoa trên khắp Việt Nam (từ trước kia và nay là những làng người Hoa mới xuất hiện theo những dự án xây dựng…).

- Còn ở thành phố thì nhiều khu Chinatown đã xuất hiện như khu đô thị Nam Hoàng I, xây dựng từ năm 2008 và hoàn thành năm 2013 ở Lạng Sơn.

- Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) gần như là thành phố của Trung Quốc. Vì tất cả cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí đều do các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc đầu tư xây dựng. Quảng Trường Hòa Bình sang trọng, to lớn do người Hoa làm chủ. Ngày nay ở Móng Cái, Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê, và người Hoa chỉ thuê những người biết tiếng Hoa.

(Thiên Thư: Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái: Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê/nguoi-viet.com/7/30/2009)

- Khu Chinatown Đông Đô Đại Phố ở trung tâm thành phố mới Bình Dương do công ty Becamex IJC (của người Việt) xây dựng. Trong tài liệu giới thiệu ở Website của Đông Đô Đại Phố đã viết: “Điểm gắn kết và hình thành cộng đồng người Hoa: Đông Đô Đại Phố kết hợp việc phát triển kinh tế cho cộng đồng người Hoa, với khu trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất, một thiên đường mua sắm, giải trí và ẩm thực đặc sắc, góp phần tạo dựng và gìn giữ vẻ đẹp văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam cho thế hệ mai sau”.

Và còn ở đâu nữa, khi các thành phố đua nhau xây dựng Chinatown cho người Hoa. Họ kết với người Hoa thì sẽ giàu có, nhưng dân Việt sẽ bị đuổi đi đâu?

b. Xây dựng chùa mới theo kiểu Trung Quốc

Ông Mặc Lâm, trong bài “Trung Quốc khống chế Việt Nam trên lãnh vực văn hóa”, đã viết: “Văn hóa thuần Việt xuất hiện rõ nét nhất trên những hoa văn, phù điêu của các ngôi chùa cổ. Những nét thủ công nghệ thuật ấy phát xuất từ ý thức sâu sắc muốn thoát ra làn sóng đô hộ văn hóa của phương Bắc, làm nên nét đặc thù văn hóa phương Nam. Tổ tiên ta càng ý thức điều này bao nhiêu thì các thế hệ sau lại thờ ơ với nó bấy nhiêu. Nhiều ngôi chùa gần đây không thể gọi là chùa của người Việt được nữa mà phải thành thật nhận rằng nó được mang nguyên mẫu từ Trung Quốc hay Đài Loan sang. Từ kiến trúc tới tượng thờ, nhất nhất đều mang họa tiết Trung Quốc và người ta không dấu tự hào khi cho rằng đã bắt chước giống với bản sao từ nguyên mẫu.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia sẻ các quan sát của ông:

“Các công trình đền chùa, đình miếu bây giờ có cái đang xây dựng mới, cũng có cái tu sửa thì vẫn đậm chất Trung Quốc. Chúng tôi lấy thí dụ như công trình chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay là công trình Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương không có yếu tố Việt Nam ở trong đó.

Đây là những ngôi chùa rất đồ sộ mang dấu ấn của Trung Quốc rất rõ. Một đài tưởng niệm liệt sĩ là 10 cô gái ở Đồng Lộc, cái tháp chuông ở Đồng Lộc lại là phiên bản của Hoàng Hạc Lâu bên Trung Quốc. Ngay cả Bảo Tàng Hà Nội là một bảo tàng vừa mới xây dựng xong cũng là một mô hình copy từ một công trình kiến trúc ở Thượng Hải”.

c. Sự tàn phá tiếp tục:

Do thiếu ý thức hay do lợi, người ta tiếp tục phá hủy những ngôi chùa cổ. Chẳng hạn mới đây, chùa Trăm Gian ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã bị phá hủy để trùng tu, xây chùa mới mà cái mới có thể lại là sự mô phỏng chùa Trung Quốc, và bên trong chùa lại là những sản phẩm của Trung Quốc. Nếu không phá mà chỉ sửa chữa trang trí thêm thì có những ông sư cũng đã không tránh được điều này, như chùa Một Cột mới đây đã được treo đèn chùm kiểu Tây ở giữa sảnh, và ở trước chùa đã được trang trí bằng hai sư tử đá lớn theo mẫu Trung Quốc. Sự việc này đã được một tác giả (không đề tên) đề cập đến trong bài “Nô lệ văn hóa” (baomoi.com/11/30/2012). Chúng tôi xin ghi lại mấy đoạn:

“Thật ngạc nhiên, sự ngộ nhận văn hóa vẫn còn tiếp diễn, khi mới đây người viết đọc được bài phỏng vấn của một tờ báo mạng về chùa Một Cột hiện nay. Bài phỏng vấn cho thấy kiến thức về văn hóa của vị trụ trì là rất đáng báo động, do không ý thức được vị trí văn hóa lịch sử, tâm linh của di sản này trong lòng thủ đô Hà Nội, nên phát ngôn tùy tiện. Nhất là đây lại là ngôi chùa có vị trí đặc biệt đối với tâm hồn, tình cảm của người Việt…

Bởi một ngôi chùa có giá trị văn hóa lịch sử như chùa Một Cột, hàng năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thì những giá trị gốc, tiêu biểu, độc đáo mang phong cách của người Việt phải được phát huy tối đa. Không thể tùy tiện đặt bất cứ sản phẩm công nghiệp Tây Phương nào vào, cho dù chúng có giá trị bạc tỷ… Ngôi chùa đó là ngôi chùa quốc gia. Thế nên, không thể chấp nhận một di sản văn hóa quan trọng, độc đáo vào bậc nhất cả nước lại được thêm thắt những sản phẩm văn hóa chắp vá, lai căng…

Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch và ngụy biện: “Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật Giáo của Việt Nam là Phật Giáo Đại Thừa du nhập từ Trung Quốc”. Những ai từng được học lịch sử Phật Giáo Việt Nam đều biết Phật Giáo (cả Nam lẫn Bắc truyền) được du nhập vào Việt Nam theo ngả nào. Và Phật Giáo thời Lý-Trần dù có sự ảnh hưởng nhất định bởi Thiền Tông Trung Hoa, nhưng những phong cách kiến trúc, thẩm mỹ, điêu khắc chưa từng “là một” với Trung Hoa bao giờ. Chính sự hiện diện của chùa Một Cột cho đến hôm nay và vô số những di chỉ khảo cổ trên khắp mọi miền đất nước đã chứng minh điều đó.

- Chùa Một Cột khá nhỏ, nhưng gần đây nhìn vào mặt tiền bỗng thấy ngay đôi sư tử màu trắng to vật vã án ngữ, gây choán không gian và làm cho lệch tông trong kiến trúc. Hơn nữa lại là mẫu sư tử Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các nhà dân hay công sở… Chính cái lối bắt chước vô ý thức của nhiều người Việt sẽ khiến cho người đời sau ngộ nhận về điêu khắc Việt Nam.

- Do đó, chỉ cần có một chút ít hiểu biết văn hóa tối thiểu thì sẽ thấy cần đưa ngay những thứ rác văn hóa ấy ra  khỏi ngôi chùa Một Cột. Tổ tiên người Việt trong khi tiếp nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài, nhưng đều ý thức giữ lại hồn cốt của người Việt. Vì thế, trong điêu khắc, kiến trúc, thẩm mỹ đều có bàn tay sáng tạo với nhận thức rất rõ về văn hóa, dân tộc mình. Có thể nói những yếu tố văn hóa lạ xuất hiện ồ ạt trong các ngôi chùa Việt trong những năm gần đây một lần nữa là cảnh báo đối với chúng ta. Đặc biệt các loại đồ thờ cúng, tượng Phật Đài Loan, Trung Quốc sản xuất công nghiệp xuất hiện tràn lan trong các chùa và tư gia Phật tử”.

d. Phim ảnh truyền bá lịch sử, văn hóa Trung Quốc:

Blog nguoibuongio, trong bài “Hợp Tác Toàn Diện và Thâm Hụt Toàn Diện” cho biết:

“Hầu như bất kỳ ngày nào, giờ nào, tìm tên các kênh truyền hình của Việt Nam đều có phim của Trung Quốc. Nhiều đến nỗi thậm chí trẻ em Việt Nam còn rành lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử Việt Nam. Các ca sĩ Việt Nam còn mở phong trào lấy nghệ danh theo tên Trung Quốc, coi như là mode thịnh hành, và ngay cả những đứa trẻ mới sinh ở Việt Nam không còn đơn thuần là Thị, Văn nữa. Thay thế vào đó là những cái tên đệm như Châu, Tố, Gia… Đến phong cách cúng bái, nghi lễ dường như cũng đem về từ Trung Quốc”.

(doithoai.net/2/8/2012)

Từ tính chất lệ thuộc văn hóa Trung Quốc về mọi mặt trên đây, TS. Nguyễn Xuân Diện đã lên tiếng báo động:

“Trong tình hình hiện nay cái chữ “xâm lăng”, phải nói như thế, về mặt văn hóa của Trung Quốc và một sự chống chỏi yếu ớt, nhu nhược của những người làm công tác văn hóa ở Việt Nam rất đáng báo động”.

Còn Kỹ Sư Vi Toàn Nghĩa đã xác định thêm là chính sách văn hóa của chính quyền Việt Nam đã chuyên chở chính sách bành trướng văn hóa của Trung Quốc:

“Bây giờ xu hướng của họ là tư tưởng Đại Hán bành trướng. Tôi cảm thấy bây giờ nó bắt đầu như thời gian 1000 năm Bắc Thuộc, nhưng bây giờ thì kiểu khác. Nó bắt đầu rồi chứ không phải là manh nha nữa. Bắt đầu bằng những chính sách của họ và ngay bản thân những chính sách của mình đã thể hiện rằng thời kỳ Bắc Thuộc đã bắt đầu, nhưng dưới hình thức khác”.

(Mặc Lâm, đd)

III. Thắng mà bán nước

Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc đã kết với nhau bằng một mối duyên nợ. Duyên là chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa quốc tế vô sản, còn nợ là qua cái duyên chủ nghĩa, Trung Quốc viện trợ Cộng Sản Việt Nam để thôn tính Việt Nam mà ông Ngô Đình Nhu trong “Chính Đề Việt Nam” đã nhận định:

“Sự lệ thuộc (chủ nghĩa) và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan tính thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh sau gần một thế kỷ vắng mặt.

Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian”.

(Tùng Phong: Chính Đề Việt Nam, Đồng Nai xuất bản, Sài Gòn, 1964, tr.301)

Như vậy là ông Nhu đã thấy trước sự toan tính của Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam cũng đã thấy như thế, bằng chứng là Cộng Sản Việt Nam đã tố cáo tham vọng của Trung Cộng trong 2 tập sách mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Nhưng lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã không nghĩ đến lối thoát cho dân tộc mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng hay của chính họ nên đã để lỡ mất cơ hội ngàn năm, và đã tự nguyện rước voi giày mồ một cách nhục nhã (Ở hội nghị Thành Đô, Khi Giang Trạch Dân xuất hiện, Đỗ Mười đã nhào tới ôm chầm lấy Giang trước sự ngỡ ngàng của họ Giang và theo ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) thì trong hội nghị, những người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã không dám đòi hỏi bất cứ một điều gì, dù Cộng Sản Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam năm 1979. Như thế là mấy ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã tới phòng hội để được chỉ đạo và nghe lệnh. Vì thế từ Hội Nghị Thành Đô (9/1990), Trung Quốc đã dùng phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt để áp đặt và bắt đầu đòi nợ và Cộng Sản Việt Nam cũng dối dân bằng mấy chữ đó để bắt đầu trả nợ: Đó là cái nợ mà Trung Cộng đã viện trợ trên 24 năm cho sự chiến thắng của đảng Cộng Sản và cái nợ mà Trung Quốc giữ cho Cộng Sản Việt Nam ở ngôi vị: Với dân Việt là kẻ thống trị, còn với Trung Quốc là kẻ bị trị.

Sự thỏa thuận ở Hội Nghị Thành Đô là những gì? Tất nhiên chỉ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản biết. Nhưng từ đó đến nay, những sự kiện chúng ta thấy được thì Việt Nam đã mất quá nhiều:

Với hiệp ước biên giới Việt- Trung (30/12/1999), Trung Quốc lấy thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và trên 1000km2 cùng những cao điểm ở biên giới. Với hiệp ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ (25/12/2000) Trung Quốc lấy trên 10.000km2 biển. Với chương trình khai mỏ, Trung Quốc chiếm Cao Nguyên. Với chương trình cho thuê rừng (hay cho không rừng như ông Trần Văn Tri, Giám Đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Quảng Nam cho biết thì công ty TNHH, một thành viên InnovGreen được miễn 100% tiền thuê đất trong 50 năm, vì đó là quy định của chính phủ về ưu đãi đầu tư, được áp dụng trên cả nước) ở 10 tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương, đã cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) với tổng diện tích hơn 300 ngàn Hectare. Trong đó doanh nghiệp Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn hectare (87%) ở các tỉnh xung yếu biên giới. Theo tướng Đồng Sỹ Nguyên thì việc Trung Quốc chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên là có chủ đích, vì đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí chiến lược mang tính cốt tử.

Cần nói thêm là tỉnh Hà Tĩnh đã cấp cho Tập Đoàn Formosa Đài Loan – Trung Quốc 33 km2 đất cảng Vũng Áng từ năm 2008, theo dự án đầu tư của Tập Đoàn này và chủ đầu tư đã đem vào hàng ngàn công nhân Trung Quốc. Họ định cư lập làng quanh Vũng Áng, kết hôn với con gái, phụ nữ địa phương. Vũng Áng thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh, là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng, cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói… Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc Nam.

(caunhattan.wordpress.com/2012/12/13 – Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam).

Rồi bằng con đường kinh tế, trong 10 năm nay, chính quyền Việt Nam đã để cho nhà thầu Trung Quốc chiếm tới 90% những gói thầu quan trọng thuộc các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế như điện, xi măng, hóa chất, luyện kim, cầu đường, khai khoáng… Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển dự thầu. Có lẽ ông Thành không dám nói thẳng ra, nhưng ta có thể hiểu là đã có một lực hậu thuẫn từ Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam yểm trợ để các dự án thầu quan trọng rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Cần biết thêm một vấn đề nữa mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra là phần lớn dự án quan trọng ở lĩnh vực điện, giao thông mà phía Trung Quốc đang làm nhà thầu, là đang sử dụng vốn vay ODA. “Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”. (vnexpress.net/11/28/2012).

Trên đây là những cái mất hiện hình của đất nước vào tay Trung Quốc. Còn một cái mất vô hình mà chúng ta có thể cảm được qua Bản Tuyên Bố Chung giữa Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ngày 17/11/2006 tại Hà Nội, nhân dịp ông Hồ qua thăm Việt Nam. Bản Tuyên Bố bao gồm nhiều vấn đề, nhưng có một số điểm đặc biệt sau đây:

- Tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.

- Phát huy đầy đủ vai trò cơ chế hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh, mở rộng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục…

- Hai nước đã chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên của Uỷ Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương Việt – Trung. Hai bên nhất trí cho rằng sự kiện này có lợi cho việc tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch hợp tác và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc…

- Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xit Đắc Nông.

Qua những điểm hợp tác toàn diện các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh… với Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương và tăng cường chỉ đạo vĩ mô, chúng ta có thể cảm được là đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị Trung Quốc nuốt và trở thành một thứ đảng ủy của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì vai trò chủ động trong các lãnh vực này là Trung Quốc chứ không thể là Việt Nam và ai có thể chỉ đạo?  Chẳng lẽ Cộng Sản Trung Quốc để Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo.

Như thế trên tiến trình thôn tính Việt Nam, Trung Quốc phải thâu tóm đảng Cộng Sản Việt Nam và sự việc đó đã hiện ra rất rõ ở bản tuyên bố này. Và thảm kịch của đất nước chúng ta là khi Trung Quốc đã biến được đảng Cộng Sản Việt Nam thành đảng ủy của Cộng Sản Trung Quốc thì Việt Nam trở thành một Quận hay một Tỉnh của Trung Quốc. Xin nhớ lại là lần thăm Việt Nam này, Hồ Cẩm Đào đã tới Hội An, tỉnh Quảng Nam, tắm biển, rồi mới ra Hà Nội. Đó là hành động của Chủ Tịch Trung Quốc đi thăm một tỉnh thuộc Trung Quốc.

Trước nguy cơ mất nước này, mấy năm nay, từ quốc nội đến hải ngoại, hồn nước đã bật dậy:

Ở hải ngoại, các tổ chức chính trị và những hội đoàn có nhiều hoạt động lên tiếng tố cáo đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước và lên án sự xâm lược của Trung Quốc.

- Phản ảnh sự việc trên báo chí, trên website.

- Biểu tình chống những phái đoàn của chính quyền Việt Nam với biểu ngữ nêu đích danh Cộng Sản bán nước.

- Biểu tình lên án Trung Quốc trước tòa Đại sứ và Lãnh sự Trung Quốc ỡ Mỹ và trên thế giới.

- Tổ chức hội thảo về Hoàng Sa và Trường Sa để nói lên tham vọng ngông cuồng của Trung Quốc.

Còn ở trong nước, tuy hoàn cảnh nguy hiểm, nhưng ý thức về nguy cơ mất nước, ý thức chống Trung Quốc, ý thức đối nghịch với đảng, nhà nước Cộng Sản trước nguy cơ này đã được nói lên từ nhiều tầng lớp: Tôn giáo, trí thức, sinh viên, thường dân và cả đảng viên và tiếng nói này đã trở thành một chủ lưu được truyền bá rộng rãi trên báo mạng mà chính quyền không cách nào ngăn cấm và hủy diệt.

Xin tóm tắt mấy điểm cụ thể:

- Thứ nhất, gọi là chủ lưu vì đó là tiếng nói của nhiều giới quy về một hướng bao gồm Tôn giáo, giới trẻ, trí thức, các ông tướng và đảng viên Cộng Sản.

- Thứ nhì, chủ lưu xác định rõ kẻ xâm lược Việt Nam là Trung Quốc.

Xin dẫn một số thí dụ:

- Biểu ngữ của sinh viên trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa:

Thanh niên, sinh viên Việt Nam thế kỷ 21 tặng Trung Quốc:

Mười sáu chữ vàng

Láng giềng khốn nạn

Cướp đất toàn diện

Lấn biển lâu dài

Thôn tính tương lai.

- Nhà thơ sinh viên Thái Hữu Tình viết:

Sinh viên biểu tình phải đâu chuyện lạ

Nhưng nước mình khác nước người ta

Nếu quả thật đã hồi sinh được hồn dân tộc

Thì tôi thực tình cám ơn kẻ cướp Trường Sa.

Kẻ quen lấy thịt đè người

Vẫn còn đó thịt xương thối rữa

Máu đổ Bạch Đằng, xương trắng Đống Đa.

Nó cậy tài chuyên làm đồ giả

Mười sáu chữ vàng cũng đồ vàng mã

Môi răng gì một giọng lái buôn.

- Hòa Thượng Quảng Độ, trong lời kêu gọi không dùng hàng Trung Quốc ngày 3/10/2009, đã viết:

“Nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc là nguy cơ cụ thể và hiện tiền. Ngày 29/3 đầu năm nay, nhân danh Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi đã cất “Lời kêu gọi Tháng 5 Bất Tuân Dân Sự – Biểu Tình Tại Gia” mở đầu cuộc đấu tranh bất bạo động để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải mà hai nghìn năm tiền nhân ta không ngừng đem ý chí bất khuất và xương máu gìn giữ non sông.

Hôm nay nhân danh Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi xin cất lời kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước hãy có thái độ trước hai hiện tượng Trung Quốc xâm lấn và nhà cầm quyền Cộng Sản bó tay đầu hàng…

Chúng ta cần biểu tỏ qua thái độ để chống hai quốc nạn nội xâm và ngoại xâm.

Thái độ biểu tỏ hôm nay để nhà cầm quyền Bắc Kinh thấy rõ ý chí kiên cường của người dân Việt là phát động phong trào không dùng hàng Trung Quốc… Tẩy chay hàng Trung Quốc là tẩy chay chủ nghĩa bá quyền xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ngoài lý do chính trị mà tẩy chay, còn lý do hàng xấu và hàng độc. Trung Quốc đang gây nguy hại cho cơ thể và môi sinh người tiêu dùng Việt Nam”.

- Các ông tướng Cộng Sản:

Từ vụ bauxite, chúng ta được đọc những lời can ngăn chính quyền ngưng dự án của các ông tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và Lê Văn Cương. Trong đó, các vị ấy đều nói về tham vọng xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc. Mới đây trong bài “16 chữ vàng là thật hay giả” tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã xác định rõ là “16 chữ vàng” mà nhà cầm quyền Trung Quốc vẽ ra chỉ là trò giả hiệu. Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng, xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được. Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “hữu nghị một chiều”.

- Ông Lê Hồng Hà, một cấp lãnh đạo ngành công an (đã về hưu), trong cuộc phỏng vấn của Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã nói là Trung Quốc đã và đang ráo tiết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại Hội VI của đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.

(danluan.org/3/6/2012, Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội)

- Các vị trí thức:

Sau cuộc Hội Thảo Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam (24,25/7/2009) nhà báo Hoàng Phố, nhật báo Người Việt, đã phỏng vấn hai nhà trí thức đọc tham luận trong buổi hội thảo là nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã.

Trong cuộc phỏng vấn, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết:

“Quan hệ với Trung Quốc bây giờ đang là vấn đề gay go. Họ là một nước quá to mà cũng quá nhiều tham vọng phát triển để biến thành siêu cường. Từ tham vọng này họ lấn áp Việt Nam quá sức chịu đựng và chúng tôi thấy cần tiếng nói của xã hội dân sự”.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Nhã, khi được hỏi: Theo Tiến sĩ, trước tình hình bức thiết hiện nay, ta phải có đối sách nào với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa? Thì ông đã trả lời: “Vấn đề đối phó với Hoàng Sa, Trường Sa là thử thách trong thiên niên kỷ này. Bất cứ một hành động nào làm cho thế nước của chúng ta suy vong là có tội. Chúng ta phải đồng thuận, nối kết trong cũng như ngoài, nhà nước cũng như nhân dân. Nếu không thì hình ảnh của Tân Cương, Tây Tạng không phải là hình ảnh quá xa vời đối với Việt Nam”.

- Bác sĩ Phạm Hồng Sơn:

Sau khi bị lực lượng “Cựu chiến binh” đến nhà hành hung khủng bố tinh thần (23/3/2010), Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã nhận được sự động viên, chia xẻ của nhiều người từ khắp ba miền Bắc Trung Nam và từ hoàn cầu. Trong đó có cả những cựu chiến binh và thương binh ông chưa quen biết. Vì thế ông đã viết bài “Niềm Tin Lại Lớn Thêm Lên”, trong bài có câu: “Tôi xúc động vì nhiều người đã băng qua được những nỗi sợ mà tôi đã phải gắng vượt qua. Tôi xúc động vì chúng ta lo lắng cho nhau thật sự, chúng ta đang nghe được nỗi lòng của nhau. Chúng ta đang giúp nhau cảm được đúng và sâu hơn nghĩa của hai chữ “đồng bào”. Chúng ta đang rợn được nỗi nhục của thân nô lệ và sự đắng cay của người dân lại “sắp” mất nước”.

- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã lên tiếng trước khi vào tù:

Tổ quốc tôi như miếng da lừa

Một lần ước, mất đi một góc

Ước phồn vinh: Rừng mất cây, biển mất cá

Ước vẹn toàn: Mất hải đảo, mất cao nguyên.

 Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh

Người đến đầu tiên là cảnh sát

Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ

Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên

Những nắm đấm thôi miên vào mặt.

Họ là người Việt Nam như tôi

Ở chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá

Ở chung với tôi mảnh đất ngàn năm vật vã

Lo sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn.

Tôi nằm lăn ra đất

Nước mắt nuốt vào lòng

Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế?

(Hải Phòng, 29/4/2008)

(Người Buôn Gió – Đến thăm Phạm Thanh Nghiên, đd)

- Nhạc sĩ Việt Khang sống giữa lòng đất nước mà phải lên tiếng hỏi:

Giờ đây… Việt Nam còn hay đã mất?

Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta.

Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội

Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu.

……….

Pages: 1 2

5 Phản hồi cho “Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4]”

  1. lê mạnh cường says:

    gửi đàn chim việt!
    tôi 57 tuổi là người sinh ra ở gia lâm , hà nội . tô đã từng tham gia bộ đội giải phóng miền nam . là kỹ sư xây dụng . xong hiện nay vì hoàn cảnh tôi đang lang thang xứ người ( campuchia) . tôi hiện không còn nơ nương tựa . rất cần sự giúp đỡ của đàn chim việt . cho tôi mượn 500 usd làm vốn kiếm sống . tôi sẽ trae trong vòng 1 năm với lãi xuất ngân hàng . nếu được xin gửi vào tài khoản tên : lê mạnh cường . số tài khoản : 5959829 . xin chân thành cảm ơn bạn hữu xa gần qua đàn chim việt giúp đỡ cho tôi . ( xin liên hệ với tôi qua địa chỉ mail : cuonglemanh194@yahoo.com./.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Chúng tôi lấy thí dụ như công trình chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay là công trình Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương không có yếu tố Việt Nam ở trong đó”

    Chùa có đường nét Việt Nam là tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng do môn pháp Làng Mai của ông Thích Nhất Hạnh xây. Chẳng may vì ông Thích Nhất Hạnh không chịu gia nhập Giáo Hội Quốc Doanh lại còn viết thư gửi cho ông Nguyễn Minh Triết đề nghị dẹp bỏ Ủy Ban Tôn Giáo cho nên chùa Bát Nhã bị đập phá, tu sinh bị hành hung, chửi bới bắt phải bỏ tu đi về quê. Bọn vô văn hóa cai trị chỉ biết lấy sức mạnh mà đè nén người còn công trình mang tính chất văn hóa thì đi bắt chước Trung Quốc một cách ngờ nghệch.

  3. quang phan says:

    Loạt bài Từ Nhật Bản Hậu Chiến Đến Việt Nam Hậu Chiến này rất hay, các tác giả bỏ công tìm kiếm sự kiện từ quá khứ đến hiện tại để vạch trần các tội ác của bọn ngụy quyền Việt cộng bán nước, thực hiện kế hoạch ” Chệt hóa ” người Việt , thay thế văn hóa tộc Việt bằng thứ ” văn minh Cộng sản mọi rợ”….

  4. Trúc Bach says:

    Đảng CSVN càng dãy dụa bao nhiều..thì báo hiệu một cái chết càng cực kỳ đau đớn bấy nhiêu
    .
    Tội ác của đảng CSVN đã quá lớn, càng lúc càng lớn, lớn đến nỗi “có một bộ phận không nhỏ” đảng viên cao cấp trong BCT đảng CSVN đã không dám “Bước Xuống”, khiến cho cái chết của đảng sẽ là một Cái Chết Dữ Dội, Đau Đớn và Tàn Khốc !

    Chỉ tiếc một điều là “cái chết đau đớn, dữ dội và tàn khốc” kia lại không nghiệm vào đám cán bộ lãnh đạo cao cấp – vì chúng thừa tiền bạc và phương tiện để “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng” – Cái chết Đau Đớn Dữ Dội và tàn khốc lại chỉ giáng xuống đầu bọn bộ hạ, cấp dưới mang khẩu hiệu “Trung Với Đảng… Chỉ Biết Còn Đảng Còn Minh” và đám côn đồ “nhân dân tự phát” …mà thôi .

    Một cuộc cách Mạng Nhung, Cách Mạng Hoa, Cách Mạng Màu khó xảy ra tại VN; Đó chính là điều đáng tiếc !

  5. Vũ duy Gaing says:

    Tác giả bài viết đã phân tích rõ những yếu kém của CSVN”hậu chiến”so với Nhật Bản(ngay so với Cao Miên,thì CSVN cũng không”khôn”bằng,mà chỉ biết”ngoan”với Tầu Quen!),khiến các”chóp bu”CSVN phải chuồn bằng”cửa sau”(hậu môn theo tiếng TQ!)mỗi khi được người VN”đón tiếp”ở Mỹ!!

    Thực ra mô hình”kinh tế thị trường,lạc hướng XHCN”của CSVN, và của CSTQ đã lấy những cái tốt thành xấu của KT tư bản Mỹ(the Best become Bad of US Capitalist),khiến 1 nhà đối lập TQ đã phải than rằng CSTQ mang tính HAM làm TIỀN”Make Monney”của tư bản Mỹ,để rử người dân Tầu bắt chước,khiến họ quên tranh đấu chống chế độ”độc tài Đảng trị” thối nát ở TQ,cũng như tại VN.

    Thực ra,chế độ CS ở TQ và VN,đã xử dụng những cái xấu của cả 2 chế Tư bản và CS(the Bads of the boths Worlds Capitalist and Communist),như khuyến dụ người dân HAM làm TIỀN(“bất kỳ Mèo trắng hay đen,chỉ cần biết bắt chuột”như Đặng tiểu Bình dậy,theo Mỹ”Make monney”),cũng như ham thuốc phiện để phó mặc”độc đảng CS” dễ bề cai trị.Vì vậy mà chế độ CSTQ và CSVN không bị xụp đổ như ở Liên Xô và Đông Âu,và chế độ”quân phiệt”đang được”tư bản”hóa tại Miến Điện!

    Về vấn đề các tỉnh VN cho TQ thuê”dài hạn”,thì ngay từ thời Lê Duẩn chống TQ(đọc trên mạng Wikileak),ông này cũng đã cảnh báo rắng người TQ qua Lào xây dùm các đường”chiến thuật”mang theo vợ con,lập riêng tĩnh TQ trên đất Lào.Vậy mà sau này,các”chóm bu”CSVN không cảnh tỉnh,lại đua nhau cho Tầu thuệ đất trồng rừng,xây”China Town”(khác China Town ở San Francisco!?),thì phải chăng là để đợi ngày”đánh mại bản TQ” như trước 1979 ở Chợ lớn?!

Phản hồi