WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Duy. Lời người ra đi

PhamDuy-01

Qua điện thoại Phạm Duy tâm sự vụn 3 ngày trước khi về Việt Nam. Ông nói, thực sự chẳng có kỳ vọng gì. Về để chết ở quê hương. Cuộc nói chuyện ghi lại trong băng nay trở thành di chúc văn nghệ cho bằng hữu. Đầu thập niên 50, bỏ kháng chiến về thành, cộng sản lên án Phạm Duy phản bội dân tộc. Sáu mươi năm sau, ông trở lại Việt Nam, hải ngoại lên án Phạm Duy phản bội quốc gia. Cả hai phía, trong và ngoài đất nước đều có những người thương yêu và thù ghét. Ông được mang những tội danh và tước vị khác biệt từ hai quan niệm. Riêng ông, trong thế giới văn nghệ tự nhận là người hát rong.Trong cuộc đời gọi là hý trường ông đóng vai hề và trong cuộc đoạn trường ông tự nhận là thằng du côn. Còn hơn thế nữa, đứng đầu du côn. Vậy thực sự Phạm Duy là ai. Người ra đi dặn rằng khi “moi” chết, “toi” đưa ra cho anh em hiểu “moi”. Ông ví mình như con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Hiểu được không. Ông nói là 60 năm chưa ra khỏi Việt Nam, làm sao lại nói đi rồi về. Hiểu được không. Xin đọc bài giới thiệu của Giao Chỉ với phần mở đầu lời người ra đi. Sau đó, khi mồ yên mả đẹp sẽ phổ biến toàn phần. Rồi hậu thế tùy nghi phán xét. Yêu thương hơn hay thù hận nhiều hơn.

Phạm Duy, người gây hấn.

Thế rồi sau cùng, con người theo mệnh nước nổi trôi, ông già 93 tuổi đã ra đi. Phạm Duy trở về nằm trong lòng đất quê hương để lại một gia tài âm nhạc và văn hóa hết sức vĩ đại. Ngay cả những người chỉ trích ông đều phải công nhận nhạc của ông quả thực là sản phẩm của thiên tài.

Phạm Duy là người hết sức cao ngạo. Ông tự cao tự đại đến mức tự gọi mình là tên hát rong, thằng hề của cuộc đời và thậm chí là tay đứng đầu du côn. (Ma cà bông ma cà cúi, lúi húi vườn hoa. Ông Cẩm bắt được hỏi nhà mày đâu? Nhà tôi ở phố Hàng Dầu, Số nhà 54, đứng đầu… du côn!) Con người của ông với ngôn ngữ thường nhật, luôn luôn tự gọi là ăn tục nói phét. Giữa anh em và ngay trên diễn đàn ngôn luận, ông thường đóng vai kẻ gây hấn, Ông chuyên nói vung vít cho người ta ghét. Nhưng tất cả chỉ là mặt ngoài. Lời ca của Phạm Duy mới thực là tâm sự của một nghệ sĩ phản ảnh cuộc đời với tình yêu nước chứa chan.

Phạm Duy, người yêu nước.

Năm 1962 tôi đi du học Hoa Kỳ, khóa học chỉ có mấy tháng về chiến tranh sinh hóa tại Alabama. Anh ngữ không thông thạo, lại cô đơn có một mình. Vào những ngày cuối tuần cả cư xá sĩ quan vắng lặng. Các khóa sinh về nhà hoặc đi chơi xa. Chỉ còn một mình anh sĩ quan Việt Nam sống với nhạc Phạm Duy từ những đĩa nhựa. Thời gian đó tôi yêu tiếng nước tôi biết chừng nào. Cảm thông với con người đã viết lời và soạn nhạc. Con người viết ra những ca từ như thế, dù là bài ca kháng chiến, tình ca, du ca, dân ca hay tục ca mãi mãi vẫn là người yêu quê hương. Đối với người nghệ sĩ yêu quê hương như thế, dù bất cứ ai đang cầm quyền thì cũng chẳng hề quan trọng.

Mùa xuân 1976 gia đình tôi từ Springfield , Illinois đội tuyết về Chicago xem Phạm Duy trình diễn lần đầu tại hải ngoại. Tôi viết một bài báo tường thuật và ngậm ngùi với nhạc sĩ về hoàn cảnh gia đình chia cắt. Năm 1978 chúng tôi và nhạc sĩ Lê Văn Khoa đứng ra tổ chức cho gia đình Phạm Duy trình diễn lần đầu tại San Jose. Lúc đó ông vẫn còn mang nỗi đau thương vì đám con trai còn kẹt lại Việt Nam.

Lại viết bài về Phạm Duy thêm một lần nữa. Để đáp lại nhạc sĩ viết cho tôi những lời hết sức quá đáng.

Ông viết rằng: “Tôi rất vô cùng hạnh phúc được tác giả nhắc nhở”. Quả thực ngôn ngữ đời thường của Phạm Duy có phần thậm xưng. Chẳng đáng gì một bài báo tầm thường để ông phải nhún mình cảm ơn như thế. Kịch đấy. Nhờ vậy tôi biết tính ông này thường hay có lời lẽ thái quá. Trở về quê hương, ông nói lời tâng bốc cựu thù. Nín thở qua sông. Một trăm ngàn HO hẳn còn nhớ. Người ra đi đã biết rằng qua sông phải lụy con đò. Người về cũng phải lụy đò. Hỏi rằng sao phải dẫn xác về. Từ đáy sâu của tâm khảm ông chỉ muốn về nghe trăm triệu dân Việt hát bài Việt Nam, Việt Nam rồi đi theo trường ca Con đường cái quan. Ước mong thầm kín “kinh khủng” đến mức dù phải lạy lái đò ông cũng làm, nói gì chỉ lụy con đò với vài lời tâng bốc dở hơi. Đó là ứng xử của vai hề. Ở hải ngoại khi bị chọc giận Phạm Duy thường nổi nóng nói năng vung vít. Đây là lúc nhập vai du côn. Thủy chung chỉ có lời ca trong dòng nhạc là phản ảnh đích thực con người nhạc sĩ yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu đất nước. Ngôn ngữ đời thường của ông là những điều tục lụy. Cũng như chính con người ông.

Phạm Duy với hơn 70 năm sáng tác, trải qua bao thời kỳ với ngàn bài ca. Dân ca, tình ca, kháng chiến ca, thiền ca, tục ca, du ca tất cả góp thành một gia tài đổ xô để lại cho mai sau. Nếu không thích nhạc của ông, lại trách cứ ông vì quan điểm chính trị. Cứ mắng cho ông mấy mắng. Phang cho ông vài hàng chữ nghĩa dưới thắt lưng. Chẳng còn gì để bàn luận. Nhưng chỉ ghét Phạm Duy vì những lời nói vung vít, nghe nhạc mất hay. Yêu được ông, nghe nhạc Phạm Duy quả là hạnh phúc

Ông nhạc sĩ này khi vui buồn . Khi ca ngợi tâng bốc khi chê bai, chửi bới trong đời thường, đểu không phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc của ông mới là chân lý. Thính giả của ông mới là đối tượng. Người nghe Phạm Duy mới thực sự là khách hàng. Ông đi theo kháng chiến là phục vụ cho khách hàng. Bỏ kháng chiến, về tề là chạy theo khách hàng. Ông vào Nam, ông ra ngoại quốc và ông trở về thẩy là đi theo khách hàng. Chuyến trở về qua sông nên phải lụy đò. Với những năm tháng sau cùng, ông trở về đi tìm lại con đường cái quan và tìm về với hàng triệu thính giả thế hệ tương lai. Suốt đời Phạm Duy chỉ là người nghệ sĩ với câu hát muôn thuở: Tôi bán đường tơ..Anh chàng hát rong nhà quê suốt đời đi tìm khách.Gặp cường hào ác bá địa phương anh đóng vai hề diễu dở. Gặp tay anh chị giữa đường, ông trở thành du côn.Với tâm tình thương cảm đó. Trước khi trở về Việt Nam, tôi có dịp nói chuyện với Phạm Duy. Chẳng phải là thực sự thâm giao dù ông cứ nói mình là bạn thân. Tôi chỉ là một trong hàng trăm ngàn thính giả, một trong số đông đảo khách hàng của ông. Chúng tôi tán láo nhưng gọi là phỏng vấn chuyện riêng tư. Có thu lại buổi nói chuyện. Rồi hỏi Phạm Duy rằng có phổ biến được không. Ông nói rằng. Để khi nào “moi” chết thì “toi” đưa ra cho anh em hiểu “moi”.

Thời gian ngắn trước khi ra đi, ông nói với báo chí Sài Gòn :”Tôi tự thấy mình đã sống bừa bãi. Cách nay 10 năm thì tôi ổn định một tí. Còn trước kia tôi liều lắm, tôi làm những chuyện mà người ta không dám làm. Tôi lao vào những trò chơi làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của mình. Tôi hối hận lắm nhưng đành chịu thôi. Tôi mong người ta đừng nghĩ nhiều về những hành động đó, mà nhìn vào những bản nhạc của tôi. Còn nói về người ngoan thì tôi không phải là người ngoan.”
Độc giả nghe như vậy tưởng là đã rút hết can tràng. Không đâu. Chữ nghĩa mà các bác sẽ nghe sau đây mới thưc sự là của ông. Đã dặn đi dặn lại là phải chờ. Bây giờ ông chết rồi. Tôi xin cho phát thanh và viết lại phần vấn đáp dù rất riêng tư nhưng bây giờ có thể chia sẻ cùng các bạn. Vấn đáp rất vung vít, rất tào lao. Chúng tôi nói chuyện lung tung mà chẳng hề đắn đo suy nghĩ. Có thể sai có thể đúng. Đôi lúc ngôn ngữ rất bậy bạ, không lịch sự. Xin cáo lỗi trước.Cũng xin nhớ rằng đây là ngôn ngữ đời thường của một con người vĩ đại không còn nữa. Mất nhạc sĩ Phạm Duy là mất một thiên tài. Những người đấu hót vung vít, chửi bới ồn ào như chúng ta thì vẫn còn ở lại với nhân gian.
PhamDuy-05
Xin mời các bạn nghe Phạm Duy nói chuyện ba ngày trước khi ông về Việt Nam 2005 và chết tại Saigon 2013. Sau đây là phần đối thoại có thu lại. Độc giả có thể nghe trên đài hay đọc tại đây với nguyên văn lời của Phạm Duy.

Giao chỉ: Này, thế kỳ này ông về thật đấy à.    
Phạm Duy: Tôi như con chuồn chuồn. Khi vui thì ở khi buồn lại bay. Chẳng biết các ông ra sao. Như khi tôi ở Hà Nội rồi bay vào Saigon. Rồi tôi bay qua Mỹ. Bây giờ tôi lại bay về. Có gì đâu?.                                                  
Giao Chỉ : OK, được rồi. Biết rồi. Chúc ông mạnh giỏ nhé. Thế thì bao giờ anh em mới nghe được sáng tác mới của ông. 
Phạm Duy: Đấy 10 bài Hương ca của tôi đấy. Các ông mà không nghe được, chết không nhắm mắt. Tôi bảo các ông bỏ hết đi. Chỉ giữ 10 bài Hương ca thôi. Tôi vẫn yêu quê hương tôi.
Giao Chỉ: Thế còn việc phổ nhạc bài của Quang Dũng.
Phạm Duy: Đấy đấy, quê hương tôi “đổi mới” rồi. Quê hương tôi là Quang Dũng đấy. Quê hương tôi là ông Phùng Quán đấy, những cái gì hay nhất là tôi đưa vào đó hết.
Giao Chỉ: Hay lắm. Ba mươi năm rồi. Bây giờ mới chơi mấy bài ấy thì hơi muộn, nhưng có là được rồi. 
Phạm Duy:Tôi nói ông nghe, cái thằng cộng sản dù sao nó cũng có chính nghĩa trong giai đọan đầu của cuộc kháng chiến. Bởi thế nó mới ôm lấy. Rồi nó phải ôm lấy tôi. Ôm lấy nhạc của tôi.
Giao Chỉ: Đó là ông nói đến giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
Phạm Duy: Đấy đấy nó phải ôm lấy giai đọan đầu, vì vậy khi tôi tung ra, thì bố nó cũng không thể đỡ được.
Giao Chỉ: Nhưng có phải là 10 bài ca mà ông muốn chúng nó hát là những đứa con tinh thần của ông muốn phổ biến.
Phạm Duy: Không không! Nó chui từ trong ổ chuột ra.Rồi nó sẽ nhìn thấy ánh sáng. Nó vẫn còn ở trong đường hầm. 
Giao Chỉ: Như vậy ông định soi sáng cho nó.
Phạm Duy: Tôi nói ông nghe, tôi là người thành công nhất trong vụ này. Đáng lẽ các ông phải ôm lấy tôi. Sao một số khốn nạn lại chửi tôi.
Giao Chỉ: Thôi ông để tâm cái đó làm gì.
Phạm Duy: Tôi nói riêng cái đó cho ông nghe, có ai làm nổi cái hòa giải như tôi.
Giao Chỉ: Nhưng tôi nghĩ thế này, ông thương yêu những bài ca thời kháng chiến. Ông đề nghị là chúng mày phải cho ông hát những bài đó.
Phạm Duy: Không, nó đề nghị chứ không phải tôi. Tôi chỉ nói là cái gì của tôi cũng hay hết. Anh muốn hát bài nào thì hát, muốn bỏ bài nào thì bỏ. Anh có nước, anh có luật lệ thì tôi theo thôi. Chứ tôi ở nước Mỹ thì tôi chẳng phải theo gì cả. Nước của anh lạc hậu thì tôi phải theo thôi.
Giao Chỉ: Thế nhưng mà, ông có nghĩ rằng một ngày nào đó ở Việt Nam sẽ chơi đủ 10 bài. 
Phạm Duy: Không, ông ơi. Nó phải chơi một nghìn lẻ một bài.
Giao Chỉ: Thôi thôi, đủ rồi, nhưng có phải là ông cũng hơi sốt ruột. Ông muốn là ngay khi ông còn sống thì chúng nó phải chơi hết những đứa con tinh thần của ông.
Phạm Duy: Không ông ơi ! tôi thấy rồi.
Giao Chỉ: Nhưng tôi muốn nói là họ phải chơi công khai.
Phạm Duy: Ông ơi, tôi về Việt Nam, nó cấm nhưng khắp hang cùng ngõ hẻm đều chơi nhạc của tôi. Đéo cấm được.

© Giao Chỉ, San Jose.

53 Phản hồi cho “Phạm Duy. Lời người ra đi”

  1. Vân Nam says:

    Tâm sự “vụn” trở thành “di chúc” từ lúc nào vậy ông Giao Chỉ?

    Phạm Duy, người yêu nước!
    (Đi theo kháng chiến là phục vụ…khách hàng! Bỏ kháng chiến về tề, là chạy theo khách hành, sang Mỹ tị nạn, rồi về VN “tâng bốc” cựu thù là vì…đi theo khách hàng.)
    YÊU NƯỚC HAY YÊU “KHÁCH HÀNG”?

    Phạm Duy, con chuồn chuồn?
    (Lúc Quốc Gia, khi CS. Chỉ vì … “vui, buồn”!)

    “Thuỷ chung chỉ có lời ca trong dòng nhạc là phản ánh đích thực con người yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu đất nước- Ngôn ngữ đời thường của ông là điều tục luỵ. Cũng như chính con người ông”(hết trích).

    Như vậy, khi người ta phân định rõ : NHẠC và NGƯỜI thì sao? “unfair”?
    Ngưỡng mộ NHẠC nhưng KHINH BỈ con người ông ta thì không được phép?
    Gọi những lời người khác phê phán, lên án về lời nói, hành động cuả ông ta là…”những hàng chữ nghĩa dưới thắt lưng” thì xứng hợp?

    Viết với chả lách, chữ này chửi bố chữ kia!
    Độc giả như tôi tự hỏi, đâu là hư chiêu, đâu mới là thực chiêu cuả ông, ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc?

  2. May Vu says:

    Đọc báo ” Cô giúp việc nhà cho Cụ Phạm Duy hỏi > Nhạc ông loại nhạc SẾN hay Thời trang > và trả lời ngắn gọn nhạc tôi Việt nam ”
    Ông cụ để lại ngàn bài hát ,vui ,buồn ai thích bài nào thì Hát ..
    Đất nước Độc lập ,Thống nhất là của chung người Việt nam ngàn xưa đến giờ của mọi người Việt Nam , Không phải riêng cho bất cứ cho chế độ nào .Nên có quyền Tự nhiên (Không chối cải được ) sống bất cứ ở đâu nếu còn cảm thấy Mình là người Việt nam
    Con người sống ngoài 90 là khó rồi ..Lại không nhờ tiền eo -phe ,trợ cấp…kéo dài hơi thở nặng nề bận lòng xả hội ,lại còn nuôi được người làm lại còn KHÓ HƠN .
    Nói trên thầy cụ Phạm Duy là người đáng khen ,và không biết có làm được ít nhiều như Cụ không ?

    • HẢI says:

      Mở miệng là ” độc lập, thống nhất” ! độc lập mà đập đầu trước thằng TQ ? độc lập mà dâng đất, biển cho Tàu ? Từ ” thống nhất’ thì đúng nhưng mà Boác Hù định thống nhất với TQ, Việt – Hán chung 1 giải thì phải ! ? thống nhất cái con khỉ mẹ ! Anh đang bị cái vòng kim cô niệt đầu mà bốc mẽ !
      Ông già đổ đốn PD này có mặt tại VN, năm ngoái TQ lập huyện TAM SA thì ông chả có bản nào viết về mãnh đất đẹp đẽ, lịch sử ấy bị mất. Nghe nói ảnh viết bài gì đó về Cà Mau, ” đĩa như bánh canh ” v.v…, vậy mà HS-TS ảnh không dám đặt 1 bản nào cả , Vậy anh ca ngợi quê hương ở chổ nào ? Lũ nghệ sĩ VN cứ tân bốc, bởi nhờ PD họ kiếm thêm bộn tiền khi mở show. Họ khóc bởi họ mất … miếng ăn ! Bọn này cũng có dám ngoác mồm hát 1 bài nào vế TS – HS chưa ? 1 lũ vô cảm với vận mệnh đất nước ! PD tha hồ được bọn này khóc than thay vì chúng khóc cho TAM SA ! Một lũ xướng ca vô loại .

      • Lý Sự Thật says:

        Bởi vậy,
        Có những Giang Nử Ca và Đầu Nậu âm nhạc. . .kiếm Lời tới…chết mẹ Việtnam mà không có một…Lời..về nổi đau dân tộc !

        Bởi vậy,
        Ông Hải thổi một phác…bay cái đám Mây vần Vũ cứ lất phất cái giẽ rách…” thống nhất…độc lập ” của Đảng ta là phải rồi.

      • tudo says:

        Bộ NGU sao ? mà soạn nhạc…HS + TS…., HS + TS có nhà nước..no ( lo ); nhửng bãng TỤC CA ! là chết hết….chết hết…. .

  3. NGUYEN AN says:

    To anh Bùi Lan, người lính già,
    Bài viết về Phạm Duy(ký tên nhn) mà anh đưa lên, là của anh Nguyễn hữu Nghĩa, nhạc thi sĩ, chủ bút tạp chí Làng Văn (Toronto,Canada).
    Anh Nghĩa là 1 đứa con dòng khác của tướng VC Nguyễn chí Thanh (anh em cùng cha khác mẹ với tướng “Hồ quảng” Việt gian Nguyễn chí Vịnh).
    “Tưởng thú” VC Nguyễn tấn Dũng không là con của Nguyễn chí Thanh.
    @ Với Phạm Duy, ĐỜI là NHẠC (cái gì cũng biến thành NHẠC được vì ông là “nhạc sĩ pro”), ông theo cái nghề và cái nghiệp của mình …
    Cuối đời là gì? Như là TIỀN ĐỊNH, ông thành “nhạc sĩ ăn mày”!
    VC biến ông thành ĂN MÀY, phải xin xỏ những bài ca của mình, để được phổ biến (với hơn nghìn bài ca đã sáng tác).

    @ * Nhắc Phạm Duy, không thể quên Thái Thanh, tới giờ bà chưa biết Phạm Duy qua đời!
    ** Một chút tưởng niệm Phạm Duy với “Đường chiều lá rụng”, tử sinh “Qua cầu Biên Giới” cùng Thái Thanh
    Đường chiều lá rụng:

    http://www.youtube.com/watch?v=ivH9PwPU8To

    Bên cầu Biên Giới.Thái Thanh trước 1975 :

    http://www.youtube.com/watch?v=eCkC_gnMkw8

    • BUILAN says:

      Chân thành CẢM ƠN anh NGUYEN AN quan tâm hồi đáp !

      Anh đã giúp tôi (có thể là nhiều bạn đọc) biết thêm nhân thân, tên tuổi tác giả bài viết, mà cá nhân tôi cho là TRUNG DUNG & NHÂN HẬU ! Cũng qua đó tôi được thưởng thức thêm vaì bản nhạc cuả cố NS Phạm Duy với dọng ca củ bà chị THÁI THANH – Nghe đâu BÀ đang mang bệnh mất trí nhớ cuả tuôỉ già !

      _ Đời người rồi cũng qua – sẽ qua !!!

      _ Vô cùng quý hoá được đón nhận những lời tâm tình đầy thiện cảm ! _Tưởng như nghe được tiếng lòng cuả nhau !
      Dạ xin thưa: “PHAỈ ANH LÀ LÍNH Mờì Anh Lên Lầu ”

      Chào quý kính

  4. coinguoita says:

    Cám ơn tác giả Giao Chỉ về bài viết. Thời khói lửa, tôi có kỷ niệm gặp gỡ nhạc sĩ Phạm Duy. Những ngày tuổi thơ tôi đã nghe bài “Tình ca” của ông mỗi tối lúc 20 giờ của một chương trình trên đài phát thanh Sài Gòn.

    Cám ơn bác Phạm Duy. Đi tìm quê hương cháu sẽ đi nghe nhạc của bác.

  5. Thắc-Mắc says:

    GC viết nhiều bài có giá-trị. Bài viết này không chỉ nói lên rằng GC – không hiểu vì lý-do nào – có ý bao che PD, mà còn tự làm giảm giá-trị mình. Riêng bài viết với ý, từ như thế, có vẻ vướng-vất, gượng ép, khiến người đọc như tôi thấy trong đó có nhiều ngụy-biện. Đoạn đối đáp giữa PD và GC thì hết ý !

    • NgậmNgùi says:

      Thécméc mà làm chi, ”du” mô phải là chàng RaoChỉ?
      Con gà đồng thì mần răng mà hiểu nổi con chim phụng chơ hí ?!

      • Thắc-Mắc says:

        Cám ơn Ngậm Ngùi. Tuy là con gà đồng nhưng tôi cũng đã khách-quan tìm đọc rất nhiều bài liên-quan đến PD ; tôi cũng đã tìm đọc những bài viết của GC. Tôi nhớ năm ngoái đã đọc ‘ Phải chăng PD đã giết PD ? ‘ và những phản-hồi – và mới đây tôi có tìm đọc lại – Tôi có đọc bài viết của Trần Mạnh Hảo, là người tôi không quan-tâm đến, vì y chỉ biết có một chiều : ca-tụng, ca-tụng … như trước kia y đã từng ca-tụng bố già của y. Nhưng tôi thất-vọng với bài viết chủ này của GC. Tính tôi hay bẻ chữ, mà trong bài viết chủ này có quá nhiều vấn-đề về lời lẫn ý. Không trách được khi người viết vốn sẳn có một lý-do riêng để viết ; nhưng lẽ ra phải liệu cách mà viết, tránh bớt sự lố-bịch. Nghĩ thế nhưng tôi rút cuộc đã không đi sâu vào chi-tiết, mà chỉ tổng-quát đưa ra vài giòng ý-kiến trên mà thôi. Mà cũng phải, gà đồng thì làm sao so-sánh được …

    • Théc Méc says:

      Đúng vậy. Những bài trước đây rất ” thẳng” và rất ” thật ” Giao Chỉ !

      Còn bài nầy có vẻ….chữa cháy….Hỏa Hoạn công luận ! ?

  6. BUILAN says:

    Giờ nầy mà không đóng góp ý kiến về Cụ PHAM, thì sẽ không bao giờ ! Không nên.. khi Cụ đã YÊN PHẦN dưới ba tấc đất ! Tôí nay SAIGON ! Kính bái .

    Tôi hân hạnh dược đọc một bài viết – luân lưu trên ACE MAIL ! Có thê goị là baì AI ĐIẾU đầy trung thực & nhân hâu !

    XIN MỜI
    Kính chuyển bài viết rất hay và thật cảm động !

    130230 – PHẠM DUY
    Khi Trịnh Công Sơn chết, tôi không viết chữ nào. Không viết, vì không có gì để viết thêm.
    Khi các anh Giang Châu, Trầm Tử Thiêng rồi Ngô Mạnh Thu qua đời, tôi chưa viết được gì vì nghĩ rằng một vài đoạn hay một bài viết ngắn không đủ để nói về họ, với những gì họ đã đóng góp cho văn học nghệ thuật, bên cạnh những kỷ niệm, ơn nghĩa, tình riêng.
    Khi anh Nguyễn Đức Quang từ trần, tôi viết, vì anh gần tôi hơn, cả về tuổi tác lẫn sinh hoạt, và có với nhau những kỷ niệm ngộ nghĩnh.
    Phạm Duy, thì sao?
    Dĩ nhiên là không vui, nhưng cũng không buồn, chỉ bâng khuâng. Bâng khuâng, không vì sự vô thường của đời sống, vì anh năm nay 93 tuổi ta, chết như vậy là bình thường, tính theo tuổi thọ trung bình, còn dư được cả chục năm. Bâng khuâng, không vì sự thay đổi của đời người mà vì sự thay đổi của con người: con người của anh.
    Lớn lên là thanh niên trong thời loạn, anh vào khu kháng chiến. Đẹp lắm. Anh gọi đó là giai đoạn của lãng mạn cách mạng, vừa trả nợ non sông vừa được sống một cuộc sống cả phiêu lưu lẫn hào hùng theo lý tưởng của tuổi thanh xuân thời đó.
    Rồi anh bỏ kháng chiến, về thành. Cũng vẫn đẹp. Anh đi theo tiếng gọi của lòng mình, khi con tim nhỏ không còn ôm ấp hoài bão lớn, mà nó rung động theo những nhịp đập của tự nhiên.
    Chỉ trong một đêm, anh viết lại lời mới cho những bài hát cũ. Từ “Việt nam! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” thành “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu”, cũng vẫn hay. Anh nhìn thấy cái đẹp mới, cái đẹp hơn, thì anh theo. Không ai bắt anh ôm ấp mãi những cái đối với anh không còn đẹp nữa. Có chăng, là một sự ngạc nhiên của bạn bè, như Văn Cao, bật thốt lên: “Cái thằng, nó nhanh thật!”
    Anh gia nhập hàng ngũ quốc gia. Anh viết trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam, anh viết tâm ca “Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”, anh viết tục ca “Cầm c. cho nó đái”, anh viết “Đạo ca”, anh viết “Huyền sử ca một người mang tên Quốc”, anh viết cả nhạc phản chiến “Kỷ vật cho em”, anh viết bình ca, rồi sau 1975, anh viết “Tháng tư đen”, viết anh hùng ca “Võ Đại Tôn”, anh phổ nhạc ngục ca “sẽ có một ngày, con người hôm nay, vứt cùm vứt Đảng”,.. rồi đột nhiên anh về Việt Nam, xoay ngang vòng nạng oan khiên…
    Tôi không có nhiều kỷ niệm với anh.
    Biết anh vào khoảng 1963, đi hát chung với anh dăm ba lần trên sân khấu, CPS, trường Quốc Gia Âm Nhạc, du ca,.. Tôi đến nhà thăm anh mươi, mười lăm lần gì đó ở Phú Nhuận, lần đầu tiên với các anh Đỗ Quý Toàn và Đỗ Ngọc Yến. Anh bảo tất cả chúng tôi gọi anh bằng “anh”, đối xử với nhau như bạn vong niên. Anh uống trà bằng bình, hút từ vòi như người thiểu số uống rượu cần, uống xong xoay vòi qua mời khách, rồi lại uống tiếp. Anh mua bắp vườn mới nấu để đãi. Anh dùng xe gắn máy chở tôi đi ăn kem Broda ở góc Tự Do và Nguyễn Thiếp.
    Khi tôi còn nhỏ, anh khuyên tôi ba điều. Một là bỏ học đi hát. Anh bảo: “Càng học càng ngu, cái học làm cho mình bị gò bó, sáng tác không hay. Bỏ học, đi hát với thằng Duy Quang kiếm tiền sướng hơn.” Tôi không nghe anh, vì tôi không mê hát, không ham tiền và tôi không cho rằng “càng học càng ngu”, mà hiểu rằng càng học càng biết là mình ngu thì đúng hơn.
    Điều thứ hai anh khuyên tôi là đàn ông yêu vợ, phải biết nói dối vợ. Anh nêu thí dụ là ông Tạ Tỵ viết sách khai hết tất cả các mối tình lớn tình con của anh. Sách anh để ngay trên kệ. “Bà Hằng đọc mà không biết gì hết”, anh nói. Vì Thái Hằng bận chăm sóc cho cả một bầy con, chị không thể đọc một lèo từ đầu đến cuối, mà mỗi ngày chỉ đọc được vài trang rồi làm dấu để đó. Mỗi ngày anh theo dõi xem chị đọc tới đâu; khi chị sắp đọc tới chỗ “gay cấn”, anh dời cái dấu qua khỏi các trang nguy hiểm, thế là êm hết mọi bề. Anh còn đưa thêm bằng chứng, là “có lần bà Hằng bắt gặp anh đang nằm trên bụng con T. mà anh còn cãi được, anh bảo nó đau bụng đau bão nên anh phải giúp nó.” Tôi không tin là “bà Hằng” khờ tới mức đó; chị chỉ cần một lời giải thích để bỏ qua, thế thôi. Anh thường ca tụng Thái Hằng là “nữ thánh”, chắc vì lẽ đó.
    Điều thứ ba anh khuyên, hợp với sự giáo huấn của bà tôi và hợp với tâm tạng của tôi, nên tôi theo: “Đừng bao giờ tin người cộng sản, vì người cộng sản hễ nói là dối.” Tiếc là cuối đời, anh đã không làm được điều mà anh đã khuyên tôi lúc tôi hãy còn là một thiếu niên!
    Anh có thói nói tục và chửi tục. Ghét ai, anh bảo ngay nó là “thằng mặt l.” Tôi thật tình không hiểu tại sao người ta lại đem cái chỗ chúa dấu vua yêu ông nào cũng thích vào trong câu chửi, kể cả Việt Nam lẫn Ăng-lê!
    Có lần tôi cùng với Nguyên Hương tới nhà anh ở đường Chi Lăng. Anh đang bận phôn trên lầu, chúng tôi ngồi chơi dưới cầu thang, Duy Minh lúc đó mới 7, 8 tuổi gì đó, tò mò chạy tới làm quen với cô. Thấy cậu bé hay hay, Nguyên Hương tinh nghịch hỏi: “Bố có đánh không?” Minh cười, lắc đầu. Lại hỏi: “Thế bố có chửi không?” Cậu nhỏ gật đầu rất quả quyết. Hỏi tiếp: “Bố chửi thế nào?” Cậu nhỏ đáp ngay: – “Bố chửi địt mẹ.” Chúng tôi nhìn nhau tủm tỉm cười. Các cụ mình ngày xưa bảo “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” quả là hay. Trẻ con không biết nói dối…
    Tôi viết chung với anh bài hát “Màu dân chủ” phổ thơ Quách Thoại. Đúng ra là tôi viết, anh sửa rồi ký tên chung. Bài này yểu tử. Tôi vượt biển, không còn gì, chỉ nhớ trong đầu; hỏi anh, anh bảo còn giữ. Anh chưa lục ra và tôi cũng chưa chép ra.
    Ra hải ngoại lại hát chung với anh vài lần, nhất là khi anh vừa soạn xong các bài “ngục ca” và không còn sức để hát cho hay! Buổi sinh hoạt ấm cúng nhất có lẽ tại “Hầm Lú” ở Montreal, lần đầu tiên tôi phải nhìn vào bản thảo và hát ngay, không kịp tập dượt gì cả, may mà diễn tả được ý anh và ý tác giả các bài thơ.
    Rồi anh phổ nhạc một bài thơ tình mà tôi ký tên Cung Vũ, “Từ dạo ta buồn”. Bài này cũng yểu tử. Tôi quả không có duyên với anh. Bài hát vẫn còn nằm trong tập thơ “Cỏ biếc” và trên website của Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Tôi còn giữ audio file do chính anh tự đệm đàn và hát. Tôi chưa nghe lại, nhưng vẫn mường tượng tiếng đàn, tiếng hát của anh, và bâng khuâng, vì dù anh đi đâu, về đâu, còn sống hay đã chết, nó vẫn là những dấu chân còn in vết trên một đoạn đường chung.
    Tôi tiếc cho anh, nhưng nói cho thật đúng, là tiếc cho chính mình. Giá chỉ nhớ toàn kỷ niệm đẹp thì lòng mình nhẹ nhõm biết bao!
    Anh có nhiều khuyết điểm mà tôi không muốn nhớ hết, nhưng bất cứ lỗi lầm nào, kể cả sát nhân, bản án có định mức, dù là án tử hình. Người ta chỉ có thể giết phạm nhân một lần; nhưng một khi liên can tới phạm vi chính trị, lập trường, thì sự kết án kéo dài vô hạn.
    Với tôi, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy đã chết từ lâu, từ lúc họ tự dẫm lên phẩm cách của chính mình. Nhưng với một nghệ sĩ, khi tác giả chết, cái còn lại là tác phẩm, hay hoặc dở, đỏ hay vàng, bất tử hay yểu tử, mỗi tác phẩm tự nó có một bản sắc, một sinh mệnh, những lời bàn nhắm vào tác giả — nói trắng ra là tư cách của tác giả — có thể làm thay đổi mức độ tiếp nhận tác phẩm nhưng không làm thay đổi giá trị của tác phẩm. Rồi tôi lại nghĩ, có lẽ phải mất một thời gian khá lâu, có khi tới một hay hai thế hệ sau nữa, người ta mới có thể tách rời tác phẩm ra khỏi những dấu vết lấm lem của tác giả. Đó là lớp quần chúng không trực tiếp chịu ảnh hưởng những hệ luỵ chính trị của thời đại này.
    (nhn)

    • DâM Tiên says:

      Nguyễn Cao Kỳ, nếu ông muốn, đã giầu sang tại VN.
      NCK, nếu ông muốn, có thể làm…điều gì đó cho
      CS.

      NCK, ông chỉ là thượng khách của CSVN, và sau này
      là bá tước của Hoàng Gia Mã Lai Á.

      NCK,ông về VN, và đảng CS “chia rẽ Nam Bắc” với nhau
      nặng nề, NCK, ông thu hoạch được lòng dân nhân danh
      VNCH xưa kia. ( Cái chết của ông , và sự “hỏa táng”
      của ông, không đủ nói cho những kẻ hèn kém hiệu
      ra chút nào chăng?
      những đui mù hiểu ra so>)

    • Củ Lẫn says:

      “Người ta chỉ có thể giết phạm nhân một lần; nhưng một khi liên can tới phạm vi chính trị, lập trường, thì sự kết án kéo dài vô hạn. Với tôi, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy đã chết từ lâu, từ lúc họ tự dẫm lên phẩm cách của chính mình.”.

      Câu trước tác giả NHN cho phép kết tội “chính trị” nhiều lần, vô tận… Câu sau, NHN thực hiện nó bằng cách cho PD (và NCK) được đền tội lần nữa., qua câu Với tôi, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy đã chết từ lâu”.

      Những câu kết tội “lạnh lùng” đó đi theo nhau những kỳ niệm “dễ thương” của NHN với (gia đình) PD khiến người đọc mẫn cảm có thể rùng mình. Đúng là “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

      Nếu hồn PD còn phảng phất đâu đây và vẫn đọc được những hàng chữ này chắc hẳn cũng chỉ.. chửi thề vài tiếng là cùng!

      Viết thêm. Câu hỏi là: PD có “phạm tội” chính trị không? Theo tôi thì không, tác giả NHN cũng xác định như thế trong bài viết nhưng cuối cùng vẫn kết tội PD nặng nề…

  7. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Có lẽ công chúng VN ở thời điểm 40, 50, 60, 70…
    Còn…ngây thơ. Để bị dìu dắt bởi…huyền thoại.

    Nhưng công chúng sau thời Cộng chiếm miền Nam, cái gì cũng đã…thấy rỏ. Không dể bị xõ mũi như những năm xưa…

  8. Nếu bảo Pd là thiên tài, thiên tài phải có trí, nhận thức con đường đúng sai. Thiên tài mà nhảy vào đống cức VC sau đó bị hôi hám suốt đời, bị người đời khinh bỉ, người ấy sao gọi thiên tài. Lời nói đi đôi với việc làm, nói một đàng làm một nẽo, không khác gì tên ăn trộm giết người, tay dính máu mà cứ không chịu nhận tội. Nếu ông về VN sống, đó là quyền tự do của ông, nhưng không được tuyên bố ồn ào. Chính cái miệng ba hoa của ông, đã giết chết danh giá của ông. Người ta bảo người hải ngoại lên án ông, điều đó sai. Người lên án ông chính là giới yêu nhạc, vì họ không tìm thấy nơi ông là người mẹ già cuốc đất trồng khoai, mà thấy trong tim ông là con người dối trá, tuyên bố bất nhất, khi thì ca tụng chính quyền VC, khi thì lên án VC.Tướng Kỳ còn tệ hơn ông nữa. Nếu ông chết trên đất Mỹ thì thanh danh ông sẽ sống mãi trong lòng người Việt, nhưng tiếc thay, tâm hồn bà mẹ Gio Linh đã đi trật đường, đem thiên tài của mình để đổi lấy hư danh.

  9. nguoihaingoai says:

    Có người nói Pham Duy ghen tài với Văn Cao, Pham Duy sáng tác một lô nhạc Trường ca, Đạo ca, Tâm ca, Du ca rồi cuối cùng Tục ca….để vượt lên Văn Cao nhưng cuối cùng người ta đều nói nhạc Văn Cao vẫn siêu hơn nhạc Phạm Duy nhiều, thậm chí có người còn nói Văn Cao đáng thầy Phạm Duy, như thế không thể lấy lượng mà chọi với phẩm được
    NHN

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Date: Fri, 1 Feb 2013 14:51:31 -0800
      From: datnguyen2750@att.net
      Subject: Re: phạm duy : Con gà nó tức nhau cái tiếng gáy
      To: lmcuongadam@hotmail.com

      Con gà nó tức nhau cái tiếng gáy

      Có người nói Phạm Duy cứ tức mãi tại sao nhạc Văn Cao được chọn làm Quốc ca cho CSBV nên ông làm bản Việt nam việt nam để được chọn làm quốc ca cho VNCH nhưng VNCH vẫn không muốn đổi quốc ca vẫn giữ bản Tiếng gọi thanh niên có từ thời chính phủ Trần trọng Kim, (bản này nguyên gốc là nhạc Pháp do Lưu hữu Phước dịch lời Việt), cũng may là VNCH không xài bản Vietnam của Pham Duy nếu không thì bỏ bu rồi

      Pham duy mần một lô nhạc Trường ca, Đạo ca, Tâm ca, Du ca rồi cuối cùng Tục ca….để vượt lên Văn Cao nhưng cuối cùng người ta đều nói nhạc Văn Cao vẫn siêu hơn nhạc Phạm duy nhiều, như thế không thể lấy lượng mà chọi với phẩm được

      =====

      datnguyen says:
      31/01/2013 at 14:20

      Năm 1994 Pham duy nói một câu xanh rờn: đưa nào thích nhạc của tôi là ngu, tôi làm nhạc ở trong cầu tiêu bị nhiều người chửi, một nhà báo (Van nghê tiền phong) nói : may quá tôi chỉ thích nhạc cổ điển Tây phương Mozart, Schubert.. chứ không nghe nhạc Pham duy, so với nhạc cổ điển Tây phương nhạc của Phạm duy chỉ là con số không
      Thật vậy nhạc Pham duy chỉ có người mình nghe chứ người ngoại quốc chẳng ai biết tới, so với Văn Cao nhiều người vẫn cho là nhạc Văn Cao siêu hơn Phạm Duy
      DN

      ================

      nguoihaingoai says:
      01/02/2013 at 22:54

      Có người nói Pham Duy ghen tài với Văn Cao, Pham Duy sáng tác một lô nhạc Trường ca, Đạo ca, Tâm ca, Du ca rồi cuối cùng Tục ca….để vượt lên Văn Cao nhưng cuối cùng người ta đều nói nhạc Văn Cao vẫn siêu hơn nhạc Phạm Duy nhiều, thậm chí có người còn nói Văn Cao đáng thầy Phạm Duy, như thế không thể lấy lượng mà chọi với phẩm được
      NHN

      ====

      Lại Mạnh Cường:

      Theo tôi mỗi người có sở trường riêng, PD biết rõ điều đó, nên ông chả việc gì phải ganh tị với ai cả.

      Chẳng hạn hồi trẻ (1942), PD sáng tác bản nhạc đầu tay phổ từ bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính rất hay. Nhiều chục năm sau Hoàng Thanh Tâm cũng làm chuyện tương tự !
      Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi, ko thể là có sự so tài hay chi khác cả.
      Tôi khám phá ra sự việc này cũng là sự tình cờ, mà ko nghe ai trước đó bình luận chi hết.

      CÔ HÁI MƠ
      thơ Nguyễn Bính; diễn ngâm Hồng Vân
      http://www.youtube.com/watch?v=EXkSrmqHjto

      CÔ HÁI MƠ (Phạm Duy; ca sĩ Duy Quang)
      http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=DFOrB7I2ID

      CÔ HÁI MƠ
      Phạm Duy

      Thơ thẩn đường chiều, một khách thơ …
      Say nhìn xa rặng núi xanh mờ
      Khí trời trong sáng và êm ái
      Thấp thoáng rừng mơ cô hái mợ
      Hỡi cô con gái hái mơ già!
      Cô chửa về ư ? Đường còn xa
      Mà ánh chiều hôm dần sắp tắt
      Hay cô ở lại về cùng tạ
      Nhà ta ở dưới gốc cây dương
      Cách Động Hương Sơn nửa dặm đường
      Có suối nước trong tuôn róc rách
      Có hoa bên suối ngát đưa hương.
      Cô hái mơ ơi !
      Không trả lời tôi lấy một lờị
      Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng
      Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơị

      CÔ HÁI MƠ (Hoàng Thanh Tâm) – ca sĩ ÁNH TUYẾT & Tốp Ca Nữ ATB
      http://www.youtube.com/watch?v=AjoROqrpvB4

      CÔ HÁI MƠ (ST: Hoàng Thanh Tâm, thơ Nguyễn Bính)
      (Kô nhầm với bài cùng tên của Phạm Duy)

      Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
      Say nhìn xa rặng núi xanh mờ
      Khí trời êm ái và trong sáng
      Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ

      Hỡi cô con gái hái mơ già
      Cô chửa về ư, đường còn xa
      Mà bóng thiều dương dần sắp tắt
      Hay cô ở lại về cùng ta.

      Nhà ta ở dưới gốc cây dương
      Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
      Có suối nước trong tuôn róc rách
      Có hoa bên suối ngát đưa hương.

      Cô hái mơ chẳng nói một lời
      Cô hái mơ chẳng nói một lời
      Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng
      Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.

      Một trùng hợp khác nữa là Văn Cao phổ nhạc bài thơ TIẾNG SÁO THIÊN THAI của Thế Lữ thành THIÊN THAI !
      Sau này vào năm 1951, PD cho biết, sau khi bận bịu dọn nhà và ổn định đời sống khi di chuyển vào Nam, rồi lại bị tù oan uổng trong bốn tháng ở khám đường tại Catinat, ông mất cảm hứng sáng tác, ngoài việc phổ nhạc bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ nói trên.
      PD thố lộ tiếp, để áp ứng nhu cầu song ca của chị em danh ca Thái Thanh và Thái Hằng nên ông đã dùng điệu Tango vui tươi cho bài hát này.
      Và ta thấy rõ là mỗi bài có cái hay riêng. Riêng tôi thích bài PD với hình ảnh Tiên Nga tắm sau đồi ….

      Tiếng Sáo Thiên Thai (thơ Thế Lữ; nhạc Phạm Duy)http://www.youtube.com/watch?v=hETsEpsvFJY

      Thiên Thai (thơ Thế Lữ; nhạc Văn Cao; ca sĩ Hồng Nhung)
      http://www.youtube.com/watch?v=mSD20fwQdkE
      Uploaded on Oct 18, 2010
      Live show Văn Cao “Thiên Thai” tại Nhà hát lớn Hà Nội (1999)

      Thiên Thai (thơ Thế Lữ; nhạc Văn Cao; ca sĩ Lê Dung hát hay hơn đàn em Hồng Nhung)
      http://www.youtube.com/watch?v=pjmVmOchwAM

      Uploaded on Jun 6, 2010
      Sáng tác : Văn Cao – Biểu diễn : NSND Lê Dung
      Bản thu hay nhất của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

      Thiên Thai qua Anh Ngoc_Mai Hương_Kim Tước_Quỳnh Giao – Dangkhanh_VOVN Concert.1992
      http://www.youtube.com/watch?v=tCRvrHukShw

      Uploaded on Feb 9, 2010
      http://www.dangkhanhmusics.com
      Thien Thai,music by Van Cao,performed by Ban Tieng Nhac Tam Tinh-Anh Ngoc-Mai Huong-Kim Tuoc-Quynh Giao-Ha Thanh and The Quintet Of Mozart Institute Of Music in Houston.Texas @ Clear Lake University.1992

      LMCường:
      Anh Ngọc xứng đáng đệ nhất danh ca miền Nam trước 1975. Tôi thích giọng ca của ông hơn là ca sĩ Duy Trác (có người lại cho DT hạng nhất; AN hạng nhì; Sĩ Phú hạng ba; Ngọc Long hạng tư ….)

    • chouchou says:

      “Có người nói”…”cuối cùng người ta nói”…”thậm chí có người còn nói…”

      Vậy comment này toàn là người ta nói chứ đâu phải bạn nói. Có vẻ như bạn bình phẩm mà chưa hề thử tự nghe + đánh giá thì phải.

      Tôi không bảo là nhạc của ai cao hơn ai. Nhưng những vấn đề mang tính cảm nhận, có thực cao siêu hay không, có thực là “lượng chọi với phẩm” hay không, bạn phải tự nghe và đánh giá chứ :) Tùy theo tuổi đời, kinh nghiệm và quan niệm sống của mỗi người mà có cảm nhận riêng.

      Tôi cũng thích nhạc VC. Tuy nhiên, đối với PD, khách quan mà nói, không thể nào chỉ vì ghen tỵ mà có thể viết được những tuyệt tác để đời như bạn đã liệt kê đâu.

  10. Tien Pham says:

    “Ông chuyên nói vung vít cho người ta ghét. Nhưng tất cả chỉ là mặt ngoài. Lời ca của Phạm Duy mới thực là tâm sự của một nghệ sĩ phản ảnh cuộc đời với tình yêu nước chứa chan.”

    Kô dám đâu!

    Tôi thông cảm cho những người nghệ sĩ, những người phải về VN để sống, và để phát triển cái đã làm nên phần nghệ sĩ tính của mình (chắc chắn kô phải là “kịch tính”.) Ông Phạm Duy (PD) cũng vậy. Nhưng nếu về VN để sống (và viết nhạc) kô thôi thì kô có gì đáng nói, đàng này PD, một cách công khai, “vài lời tâng bốc” với nhà cầm quyền đương thời tại VN.

    Sau 30-4-1975, PD chạy qua Mĩ. Tại đây, PD đã soạn nhiều “lời ca” chống Cộng. Bài một ngày 54, một ngày 75 gì gì đó là 1 thí dụ đìển hình. Sau này về VN, ông PD, công khai “tâng bốc” người mà mình đã chối bỏ tới 2 lần. Lần đầu, có thể là do tư duy non nớt, chưa chín. Lần thứ 2 thì chắc chắn là kô phải như thế. Tráo trở như vậy để có lợi cho mình, mới đích thực là con người PD, chứ kô phải là vấn đề “mặt ngoài” như ông (Giao Chỉ, GC) đã bàn. Về mặt này, tôi nghĩ, ít ra ông Trịnh Công Sơn hơn hẳn. Thậm chí ông Nguyễn Cao Kỳ (NCK), người đã từng chủ trương “bắc tiến” khi còn ăn ngon nói mạnh trong chính quyền VNCH. Người mà ông (GC) khi dễ, người cũng di cư 2 lần như PD, cũng về VN như PD. Nhưng ít ra, NCK kô có tư lợi cho mình như PD. Có phải vì kô có “đối thoại có thu lại” với NCK nên ông (GC) dị ứng với ông ta (NCK) chăng?

    Tôi kô “chửi” PD khi về VN. Tôi kô “chửi” PD vì những lí do chính trị. Tôi chỉ cảm thấy con người ông ta kô xứng đáng được vinh danh. Nhưng về lãnh vực âm nhạc, có thể ông (GC) nói đúng; PD xứng đáng để cho ông gọi là “thiên tài,” cũng như HCM là người có tài về mặt chính trị, nhưng con người ông ta vô cùng xảo quyệt và tráo trở.

    Qua những lời “đối thoại” giữa ông (GC) và PD, PD có lẽ kô cần phải “tâng bốc” khi về VN!

    • tudo says:

      Nếu được ! xin NGƯỜI viết tiếp để ….” vinh danh ” cây cổ thụ ! của làng nhạc VN gần …gần….vào TOP nhạc quốc tế như : Bethoven + Mozart + Schubert…..vân..vân…,thì…thì…được…? ( ! )

    • Lão Ngu says:

      Hôm trước NCK theo VNCH chửi VC
      Hôm sau NCK theo VC chửi VNCH, công luận cho là…đĩ..lãnh tụ !

      Năm trước PD…hát VNCH là chính nghĩa
      Năm sau thì PD…ca VC là…két mạng, công luận cho là…đĩ…âm nhạc !

      Bác Hò…giết đồng chí, bán người yêu nước
      Bác..bán luôn Biển, Đảo để trở thành…Tũ Lạnh, thiên hạ cho đó là..Ma Cô..Lãnh Tụ !

      Thiên hạ bàn, Lão Ngu buồn biết nói sau đây ! ?

Phản hồi