WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân sĩ trí thức tới Quốc Hội, đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp

Phái đoàn nhân sĩ trí thức do ông Nguyễn Ðình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp CSVN dẫn đầu đến Quốc Hội trao bản thỉnh nguyện 7 điểm về sửa hiến pháp. (Hình: Ba Sàm)

Phái đoàn nhân sĩ trí thức do ông Nguyễn Ðình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp CSVN dẫn đầu đến Quốc Hội trao bản thỉnh nguyện 7 điểm về sửa hiến pháp. (Hình: Ba Sàm)

HÀ NỘI (NV) – Một phái đoàn gồm 16 nhân sĩ trí thức đã đến Quốc Hội CSVN trao bản kiến nghị 7 điểm yêu cầu sửa đổi hiến pháp cũng như trao bản hiến pháp mẫu do họ soạn thảo.

Họ đại diện cho 72 người đầu tiên ký tên trên bản kiến nghị mà hiện nay đã có trên 2,000 người tham gia (sau hai tuần lễ vận động ký tên) kêu gọi chế độ Hà Nội trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân.

Trong số những người tới Quốc Hội trao kiến nghị sáng Thứ Hai, có các đảng viên CSVN kỳ cựu và giữ các chức vụ quan trọng như nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc mà ông cũng từng là đại biểu Quốc Hội, ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ tại Thái Lan, thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc Hội, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc…

Ðáng chú ý trong số này là nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc. Ông từng là trưởng ban biên tập Hiến pháp 1992, trưởng ban soạn thảo Bộ luật Dân sự.

Trong bản tin ngắn sơ khởi kèm danh sách 16 người của phái đoàn, có một đoạn video hơn 6 phút lời phát biểu của Giáo Sư Tương Lai, thành viên của phái đoàn.

“Trên thực tế, hiện nay chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do”. Lời ông Tương Lai phát biểu. Ông là một giáo chức nổi tiếng từng là viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, cố vấn cho hai đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Ông cho rằng “Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì.”

Ông đả kích cái tư duy “chuyên chính vô sản” nay đã lỗi thời mà ông kêu gọi phải gạt bỏ. Nếu không, sự sửa đổi hiến pháp mà chế độ Hà Nội đang tuyên truyền ồn ào chỉ để sửa những cái râu ria phụ thuộc mà ông nói “đều trở nên vô nghĩa”.

Chỉ thấy một tờ báo nhà nước duy nhất là tờ Người Lao Ðộng có bản tin về cuộc tiếp xúc nói trên, thuật lời ông Phạm Duy Hiển, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Ðà Lạt nói “Chúng tôi kỳ vọng nhận được phản hồi đối với bản kiến nghị và Hiến Pháp mẫu”.

Trong bản kiến nghị gồm 7 điểm kêu gọi chế độ Hà Nội sửa hiến pháp, nổi bật nhất là họ đòi bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản và trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân.

Trong bản tin của báo Giáo Dục Việt Nam hôm 4 tháng 2 năm 2013, ông Nguyễn Minh Thuyết vạch ra cho thấy bản dự thảo hiến pháp mới của ban soạn thảo của Quốc Hội CSVN thấy công bố trên Internet đã xiết chặt hơn nữa quyền của người dân.

“Trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam, G.S-T.S. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Niên, Thiếu Niên và Nhi Ðồng của Quốc Hội tiếp tục chỉ ra một số điểm mà ban soạn thảo Hiến pháp cần lưu ý để có điều chỉnh cho phù hợp.

Cụ thể, Ðiều 71 của Hiến pháp 1992 viết rõ: ‘Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật’.

Dự thảo chuyển Ðiều 71 thành Ðiều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện) đã bị xóa. ‘Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ ràng như vậy mà vẫn còn có những trường hợp bị bắt và giam giữ tùy tiện. Nếu quy định này mà bị gạch khỏi Hiến pháp thì thì sẽ có nhiều vấn đề bất cập xảy ra?’ GS Thuyết nói”, báo GDVN kể lại.

Tiến Sĩ Hoàng Xuân Phú, giáo sư tại Việt Toán Học ở Hà Nội, cũng là một trong những người tới Quốc Hội Hà Nội sáng Thứ Hai, từng viết một bài phân tích và bình luận về dự thảo hiến pháp CSVN nói dành độc quyền lãnh đạo đất nước và cướp quyền sở hữu đất đai của người dân là hai tử huyệt của chế độ.

Trên báo điện tử VietNamNet ngày 2 tháng 2 năm 2013, Luật Sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội CSVN cho rằng dự thảo hiến pháp của nhà nước soạn thảo “vẫn phản ánh sự áp đặt ý chí, quan niệm cũ về Hiến pháp, quan tâm nhiều đến sự ổn định chế độ hơn là tự do và hạnh phúc của nhân dân và một số điều khoản mang tính tuyên ngôn thiếu nội hàm cụ thể”.

Trong số hơn 2 ngàn người đã ký tên trên bản kiến nghị, hàng trăm người là đảng viên đảng CSVN, cùng với rất nhiều chức sắc Công Giáo Việt Nam gồm cả một vị tổng giám mục, hai giám mục, hơn 100 linh mục và nữ tu, chưa kể giáo dân. (T.N.)

34 Phản hồi cho “Nhân sĩ trí thức tới Quốc Hội, đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp”

  1. Trung Kiên says:

    Trích… “Dự Thảo Hiến Pháp 2013″:

    Điều 11. Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô
    1. Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
    2. Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    3. Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
    4. Ngày Quốc khánh là Ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
    5. Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Hà Nội
    “.

    Phần này xem chừng đa phần là… bình mới nhưng rượu cũ…!

    Thiển nghĩ, một chính thể mới thì cũng cần phải có những phần mới mẻ về Quốc Kỳ, Quốc Ca, Quốc Huy…(Do Quốc Hội đề xướng, biểu quyết, hoặc qua trưng cầu dân ý) thì tốt hơn…

    1) Đừng quên rằng: Còn Cờ Đỏ Sao Vàng thì không bao giờ có độc lập, Tự do…

    3…Vẫn là bài quốc ca sắt máu, biến thời bình thành chiến tranh?

    Thiển nghĩ…Bài “Tiếng gọi công dân” vừa hoành tráng và có ý nghĩa hơn nhiều:

    Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. (*)
    Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
    Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
    Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
    Thù nước, lấy máu đào đem báo.
    Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
    Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
    Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

    Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
    Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
    Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
    Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng

    (*) Hoặc là: Này Công Dân ơi! Đứng lên đáp lời sông núi…

    4) Ngày Quốc Khánh nên dùng ngày “khai sinh chế độ mới” hoặc là…Ngày ban hành Hiến Pháp mới…thì có ý nghĩa hơn!

  2. vong quốc dân says:

    một vài tháng mà sọan thảo HP là không đủ thời gian tuy nhiên cũng có thể thay đổi các hiến định quan trọng như; loại ngay điều 4 của HP hiện hành ,phải tách rời quân đội công an ra khỏi đảng chỉ phục vụ cho dân và chính phủ,tam quyền phân lập rất cần thiết nhưng phải tránh trình trạng lạm quyền mặc dù có tách ra ,thủ tướng không quyền làm tư nhân ,phải bảo vệ đảng đối lập tôi đa không thể xảy ra ám sát hay ám hại .bầu cử phải công bằng nhờ cao uỷ giám sát bước đầu, phải là thể chế đa đảng đa nguyên nhưng phải cần ghi rỏ chi tiếc quyền lợi và quyền lực để vào khuôn khổ nếu không sẻ lọan .dù muốn hay không ,bạn hay thù vì lợi ích chung của đất nước chúng ta nên bỏ qua ,không hận thù hay tra tấn chuyện đã qua kể từ khi HP mới được chấp nhận.thả tất cả tù lương tâm nhưng tù hình sự vẫn tiếp tục thi hành .đcsvn phải xin lổi nhân dân đã làm nhiều sai lầm ,tôi tin rằng tất cả hai bên có thể làm được những chuyện nhỏ mọn này thì sẻ làm được chuyện đại sự.
    mong muốn thay .

  3. thai le says:

    -Nhìn thấy mấy vị trong phái đoàn trang phục nghiêm chỉnh,tươi như hoa,hăm hở mang hồ sơ “kiến nghị”, thực sự là “đi xin” trong khi những người yêu nước quyết tâm “đòi lại” không được đã vào tù,lâu nay,thực tế các ông,bà này đa số là người trong đảng,lâu nay cũng phát biểu tùm lum….mà không bị ” nhân dân tự phát “làm phiền,dân chủ cuội trong đảng là vậy,và đảng đã bố thí có mức độ ,1 là họ vẫn còn bổng lộc từ bản thân,gia đình, 2 là đảng chả rụng cọng lông nào,2 bên biết ơn lẫn nhau,chỉ có dân tộc vẫn mang bộ mặt hoen ố không giống ai?
    -Vì sự sống còn,những hài kịch bắt buộc đảng sẽ tung ra theo thời gian đã có sẳn như đạo diễn tài danh chuẩn bị kịch bản cho những bộ phim tiếp theo,trong đó điều 4 không chừng sẽ được lắt léo theo ngôn ngữ độc tài,ngụy trang tinh vi bởi hệ thống truyền thông lề phải khổng lồ,không hạn chế tiền bạc vì bao nhiêu cũng phải bóp cổ dân cho bằng được….những người hiểu rõ bản chất dối trá của CSVN không bao giờ tin tập đoàn tội lỗi này sẽ thật lòng với dân,chỉ cần vất bỏ điều 4 vào thùng rác thì đảng sẽ chết không đất chôn,điều này xem ra hoang tưởng, thân hào nhân sĩ lâu nay vắt não ,cùng nhau tin tưởng rồi đây đảng sẽ biết lắng nghe ý dân…,nhưng 2/3 đảng viên dốt nát,man rợ sẽ làm gì ?trốn đi đâu bởi lòng căm thù của nhân dân?,có đánh lừa bằng cách đổi tên đảng thì trẻ con cũng chả tin,điều quan trọng nhất hãy hỏi Tầu cộng có O.K hay không?
    -Kính chúc quí vị sống lâu để miệt mài “kiến nghị”,đảng lúc nào cũng hân hoan chào đón những con lừa…..

  4. LuânHồiNhânQuả says:

    Đã đến lúc Đảng cần nhượng bộ!
    Nếu bằng không, mai mốt chết ko mồ!!!
    Hơn thế nữa, e cả nhà tan nát,
    Bởi vì câu ”nhân quả chẳng hồ đồ” …

    Nhớ nhà Ngố?

  5. Trung Kiên says:

    Rất vui khi thấy nhiều nguời quan tâm đến việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp, sao cho phù hợp tiến trình xã hội hiện nay!

    Đã đến lúc Đảng cần nhượng bộ!

    Trên đây là phát biểu của giáo sư Toán học Nguyễn Tiến Dũng từ Đại học Toulouse, Pháp cho rằng đã đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam nên có những “nhân nhượng” để chuyển giao quyền lực cho nhân dân.

    TK đồng ý với GS Nguyễn Tiến Dũng!

    Thiển nghĩ…Những nguời đang phục vụ trong chế độ csvn hiện nay sẽ không bị truy tố (nếu không ngoan cố). Ngược lại, những ai góp phần xây dựng DÂN CHỦ sẽ được trọng dụng và tuyên dương…

  6. Lão Ngoan Đồng says:

    Trước tình hình trên, tôi xin tạm nhận định như sau:

    1/
    Đã có những manh nha đòi hỏi thay đổi chính trị.
    Có hai khuynh hướng khá rõ rệt hiện nay:

    - một là theo kiểu Dương Trung Quốc, đòi hỏi CS thoái bộ về thời điểm trước 1975, tức trở lại thời VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA !

    - hai là theo kiểu của các thinktank trong nhóm Nguyễn Quang A, xin tạm gọi là NHÓM 72, bởi gồm 72 vị trí thức ký tên đầu tiên vào kiến nghị tu chính hiến pháp 1992, đã đòi hỏi mạnh tiến về phía trước, tức dân chủ đa nguyên, thông qua bãi bỏ độc đảng, tách chính trị ra khỏi quân đội, tôn trọng triệt để nhân quyền và quyền tư hữu đât đai, chấp nhận quyền biểu tình và áp dụng trưng cầu dân ý !

    2/
    Theo nhận xét riêng, tôi thấy hiện nay phía đối lập dân chủ trong nước đã đạt được những bước tiến thật dài. Xin minh chứng một số sự kiện nhé:

    2.1/
    Cù Huy Hà Vũ hồi mấy năm trước đòi kiện thủ Dzũng mà bị trả thù và ở tù mút mùa đến giờ.
    Giờ đây thiên hạ chửi thẳng mặt thằng đồng chí X trong Bộ Chính trị ra rả ngày đêm; rồi chửi lan ra các cơ quan quyền lực cao nhất nước là BCT, Trung ương đảng …. Cứ lượn vào các blogger lề trái trong nước mà xem thì rõ

    2.2/
    Xưa nay chưa ai dám đặt vấn đề loại bỏ điều bốn hiến pháp thật công khai. Giờ người ta dám đụng đến điều cấm kỵ này rồi đó.
    Mà chẳng phải một điều bốn, còn tùm lum điều mấu chốt khác, như về nhân quyền, vai trò quân đội (tách đảng ra khỏi quân đội), quyền biểu tình, quyền trưng cầu dân ý (có lẽ dọn đường cho chuyện trưng cầu dân ý về việc sau khi đã sửa đổi song hiến pháp; kiểu như ở Ai Cập cách đây vài tháng), sửa đổi lại luật đất đai …

    Chỉ cần nhìn kỹ vào hai điều trên là ta thấy rõ, trí thức Việt ngày một dấn thân nhiều trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
    Các vị trong phái đoàn đưa kiến nghị toàn là những ông già bà cả, nhưng có quá trình nắm các chức vụ quan trọng về chuyên môn (làm luật và soạn thảo hiến pháp), có cống hiến nhiều cho nhà nước và đảng CS.
    Đó là những người CS tiến bộ, đã trải qua một tiến trình PHẢN TỈNH, nay PHẢN KHÁNG lại sự chuyên quyền của đảng CS. Nói vắn tắt, họ chọn đứng trong hàng ngũ dân, thay vì đảng CS.

    Lão Ngoan Đồng

  7. Mừng Xuân Mới says:

    http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietthanhuu/23636
    Chuyện lạ đường xa, mỗi người cần xem để biết!

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    Trong không khí phấn khởi của những người Việt hải ngoại chống Cộng, cũng như phe dân chủ đối lập Cộng Sản trong nước, về những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, đang thu lượm được những kết quả khả quan, ít ra trên mặt trận thông tin tuyên truyền, thì một số luật gia có tiếng trong nước lại tỏ dấu hoài nghi rất nhiều từ vài tháng trước đây.

    Dưới tựa đề “phản cảm” “QUỐC HỘI CHỈ SỬA HIẾN PHÁP LẶT VẶT” đăng trên BBC ngày thứ năm 08 tháng 11 năm 2012, các vị này đã cảnh giác : “Lần tu chính hiến pháp mà kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 đang bàn thảo chỉ sửa đổi về mặt kỹ thuật, hình thức của ‘đạo luật gốc’ là chính mà không đề cập các vấn đề cơ bản như điều chỉnh hệ thống, thể chế chính trị, cùng các quyền cơ bản của người dân, theo một số chuyên gia từ trong nước.”

    Đi vào chi tiết, bài báo trên đã dẫn chứng cho thấy rõ hơn bao giờ hết một số điểm quan trọng

    [trích]
    Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/11/2012, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Hợp, chuyên gia luật hành chính từ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói ông tin rằng các sửa đổi đều nằm trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng, do đó sẽ không có sửa đổi gì lớn:
    “Tôi cho rằng lần này sửa hiến pháp, thì đảng và nhà nước vẫn chưa có quyết định gì lớn.
    “Hầu như các vấn đề lớn và cơ bản vấn giữ nguyên. Các sửa đổi là rất nhỏ.”
    “Cái gì cần thiết lắm thì mới sửa, còn cái gì chưa thực cần thiết mà chưa có cản trở gì, thì vẫn để tiếp tục. Chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, còn theo tôi không có sửa gì nhiều lắm.”

    Về khả năng hiện thực và thời điểm được đưa ra bàn thảo của vấn đề tăng cường hay không quyền lực của Chủ tịch nước, ông Hợp nói:
    “Cũng có một số ý kiến lần này cho rằng cần tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, nhưng tôi cho rằng chưa chắc Quốc hội quyết định như thế.”

    Chuyên gia này không cho rằng Việt Nam trong thời gian tới đây có thể đặt vấn đề về điều chỉnh chế độ chính trị theo hình thức Tổng thống chế.
    (…)

    Phó Giáo sư Nguyễn Cảnh Hợp cho biết thêm lần sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ không bàn nhiều về vấn đề phúc quyết Hiến pháp, một quyền hiến định từng được quy định ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cũng như chưa thể bổ sung về vấn đề trưng cầu dân ý.
    “Theo tôi lần bàn (về sửa) Hiến pháp lần này sẽ không bàn điều đó nhiều.”
    “Còn về trưng cầu dân ý, thì bây giờ chúng ta phải làm luật về trưng cầu dân ý. Cái đó chúng ta chưa làm.”

    Về khả năng sửa đổi hay không trong lần bàn thảo tu chính hiến pháp lần này về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, ông Hợp nói: “Cái này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trên các diễn đàn người ta cũng đã bàn rất nhiều, nhưng theo tôi, ở Việt Nam chưa nên bàn về vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai. Có khi còn phức tạp hơn.
    “Cho nên quan điểm của đảng và nhà nước vẫn để như là trong hiến pháp quy định hiện nay, tức là không có sửa gì cả.”

    Còn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, cho rằng lần sửa đổi này vẫn chưa có tính đột phá vì chưa đảm bảo được yêu cầu của việc cải cách chính trị đi cùng với cải cách kinh tế, đặc biệt là đảm bảo một số nhu cầu và quyền cơ bản của công dân trong xã hội.

    Ông nói với BBC hôm 08/11:
    “Cái người ta chờ đợi là phải sửa đổi trên nền của bản hiến pháp 1946 bởi vì những cái được chờ đợi rất lâu, trong (sửa đổi) hiến pháp lần này vẫn chưa đi vào khâu đột phá.
    “Đó là những vấn đề dân chủ, vấn đề nhân quyền và ví dụ như vấn đề mà người ta khao khát như quyền được biểu tình, tự do ngôn luận, tự do trình bày ý kiến của mình.
    “Về các công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền dân sự mà Việt Nam đã phê chuẩn, thì đã có các quyền đó, nhưng những quyền đó vẫn không thể hiện rõ trong hiến pháp của mình.
    [hết trích]

    Tuy nhiên vẫn chưa gọi là hết hy vọng, hay “hết thuốc chữa” trong lần này, bởi đảng muốn là một chuyện, nhưng xem ra các đại biểu quốc hội kỳ này cũng có ý kiến riêng. Bằng chứng cũng trong bài báo trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập Pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo đã cho biết:

    [trích]
    Khác với quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, TS Thảo nhấn mạnh lần sửa Hiền pháp này so với trước đây là sửa đổi, bổ sung “không bị đóng khung” hoặc giới hạn trước. Ông nói:
    “Nếu qua tổng kết, thấy rằng những quy định trước đây hiện nay không còn phù hợp, hoặc trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa, và những điều đã rất rõ, và có sự đồng thuận cao của nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực và lập hiến, mà nhân dân thấy cần phải sửa nhiều, thì cũng sẵn sàng, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ chuẩn bị các hướng đó.
    “Còn nếu nhân dân nói, như hiện nay, tức là như Hiến pháp hiện hành, cũng đã phù hợp rồi, thì không cần phải sửa nhiều nữa, mà chỉ sửa những gì thực sự cấp bách, thực sự cần thiết và thấy nó không còn phù hợp, thì sẽ có quyết định. Lần này khác với những lần sửa đổi trước, tức là không bị đóng khung vào việc giới hạn là chỉ được làm cái này, mà không được làm cái kia.”
    [hết trích]

    Không ít đại biểu quốc hội khác cũng tỏ ra đồng quan điểm với TS Thảo:

    [trích]
    Được biết, trong đợt bàn thảo về tu chính Hiến pháp lần này, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội cân nhắc sửa đổi một số điểm trong bản Hiến pháp năm 1992 liên quan tới tăng cường vai trò của Chủ tịch Nước, xem xét vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan công quyền bởi công dân.
    Một số đại biểu cũng đặt vấn đề xem xét ra quy định cụ thể để thể chế hóa các quyền bầu cử, ứng cử và trưng cầu dân ý, cũng như quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân và nhiều nội dung khác.
    [hết trích]

    Có lẽ đây là động lực mạnh mẽ đã khiến cho một số trí thức trong nước đã mạnh dạn đưa ra kiến nghị đòi hỏi có những thay đổi sâu rộng trong lần tu chính hiến pháp 1992.
    Còn đại biểu Dương Trung Quốc, đang nằm trong chăn, biết chăn có rận ra sao, nên còn ngần ngại, chỉ chủ trương nên trở về thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của thời trước 1975

    Tuy nhiên nếu quan sát kỹ tình hình hiện này, ta thấy còn có những yếu tố khác tác động vào. Đó là của Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như trong nội bộ đảng CSVN

    Theo BBC đưa tin ngày 07 tháng 11 năm 2012 như sau:

    [trich]
    Trong khi Quốc hội Việt Nam có dự kiến bàn về sửa đổi luật đất đai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu quốc tế về luật đất nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
    Thông cáo báo chí về Khuyến nghị Chính sách Đất đai chung của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh:

    “Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam.”
    “Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam” bà Pratibha Mehta cho biết.
    Tương tự, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cũng nói tới tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
    “Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả , công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm.”
    [hết trích]

    BBC cũng đưa tin hôm 01 tháng 02 vừa qua một diễn ra một hội thảo ‘xây dựng Đảng’, để chẩn bệnh cho hệ thống chính trị hiện hành, giữa các trí thức trong đảng, nhưng bị các báo chí lề phải “lơ là” đưa tin !

    [trích]
    Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
    “Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ.”

    Một quan chức Đảng khác từ cùng Học viện, tiến sỹ Mạch Quang Thắng thì nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.
    Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
    “Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện.”
    Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
    “Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,”
    Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo “còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm”.

    Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng “Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài”, theo trích dẫn trên VietnamNet.
    “Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo.”
    Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:

    Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.

    Đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng “nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực”.
    (…)

    Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
    Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
    Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị – kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
    Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu ‘xây dựng nhà nước pháp quyền’ để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
    Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.
    [hết trích]

    Tóm tắt, áp lực trong ngoài đã khiến cho quốc hội phải có thái độ quyết liệt hơn trong lần này, tôi vẫn thầm hy vọng như các nhà tranh đấu dân chủ trong nước đang kiên trì đưa kiến nghị đòi thay đổi hiến pháp 1992 tận gốc rễ.

    Kính cáo
    Lại Mạnh Cường

  9. Khinh Binh says:

    “Trên thực tế, hiện nay chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do”. Lời ông Tương Lai phát biểu. Ông là một giáo chức nổi tiếng từng là viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, cố vấn cho hai đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

    Ông cho rằng “Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì.”

    Không biết ngu hay nói lấy lòng đảng vẹm đây?

  10. Kẻ Chợ says:

    Một chỉ dấu đáng ghi nhớ cho đất nườc khi hàng ngủ trí thức nhập cuộc. Vấn đề là đảng cs có đủ can đãm từ bỏ quyền lực hay không. Mời xem đầy đủ chi tiết qua các video sau đây:

    http://www.youtube.com/watch?v=YUrVOQs8jUc
    http://www.youtube.com/watch?v=hfVgSSN4S3E
    http://www.youtube.com/watch?v=Z5LycQHSMPY
    http://www.youtube.com/watch?v=4ZfFvy2YZDw

Phản hồi