Làm sao cho người Việt tin nhau?
Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.
Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.
Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”
Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì sao người Việt không tin nhau?”
Mình không cần nhắc đến tên Việt Nam trong câu hỏi này. Ở nhiều nước khác người ta cũng không ai tin ai cả. Nên đặt câu hỏi là: “Trong những xã hội như thế nào thì người ta dễ tin nhau? Còn những xã hội người ta không tin nhau thì nó sống thế nào?”
Mình không nên nghĩ oan cho giống dân Việt. Có lần tôi kể chuyện những thành phố người ta bỏ xe đạp ngoài đường qua đêm, không khóa; như ở Dubuque, Iowa; hay ở Helsinki, Phần Lan (trước khi di dân Ðông Âu qua). Họ không lo mất xe, vì tin là mọi người chung quanh đều lương thiện. Nhiều độc giả đã viết thư nhắc nhở rằng xưa kia ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có ai đánh rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn mới mua được kính mát loại sang như vậy.
Người Việt Nam vốn đã tin nhau chứ chẳng phải không. Vì ông bà chúng ta vẫn dạy dỗ con cháu sống theo đạo lý, và chính họ sống làm gương. Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu, dài hạn, hết đời này sang đời khác. Các xã hội Á Ðông theo truyền thống Nho Giáo đều có những “hợp đồng hiểu ngầm” như vậy. Ra đường gặp ai là có thể tin đến 99% rằng người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Ngay cả sau khi nước ta bị Pháp đô hộ, bản Hợp Ðồng Tín Nghĩa vẫn được giữ gìn. Cách sống của Phan Châu Trinh cũng không khác lối cư xử của Nguyễn Ðình Chiểu hay Hoàng Diệu. Tư cách đó vẫn truyền qua đến Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn An Ninh, hay Phan Văn Hùm. Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”
Tại sao các nước Á Ðông khác, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, vẫn giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này sang đời khác trong hai ngàn năm?
Phân tích theo lối kinh tế học, thì lý do chính là: Tín Nghĩa là một cách sống có lợi về lâu về dài. Không ai muốn làm sai bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị xóa bỏ, chính mình sẽ bị thiệt thòi. Nói rõ hơn: Cuộc sống của mỗi người sẽ “tốn kém” hơn! Mức tốn kém tăng lên từ một khoản chi tiêu mà các nhà kinh tế gọi là “phí tổn giao dịch” (transaction costs). Hãy lấy những thí dụ mà ông Giáp Văn Dương nêu ra. Một người vào siêu thị mua hàng, trả tiền, được mang thức ăn về nhà. Trong “giao dịch” kinh tế này, siêu thị cũng phải trả tiền khi mua hàng, khi thuê mướn cửa hàng, thuê nhân viên, vân vân. Người mua trả một số tiền lớn bằng số chi phí của siêu thị, cộng với tiền lời mà nếu không có thì không ai mở siêu thị.
Nhưng trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì siêu thị phải lo đặt hệ thống báo động, phải thuê thêm người canh gác, thêm người kiểm soát lần thứ hai bên ngoài quầy trả tiền. Tất cả những chi phí mới đó, tất nhiên, chủ nhân họ tính ngay trong giá bán. Ðó là một thứ phí tổn giao dịch phụ trội; mà nếu trong xã hội mọi người tin nhau thì không cần. Nhìn rộng ra, trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì phí tổn giao dịch sẽ tăng vọt trên khắp mọi mặt. Cả xã hội phải chịu. Thử nhìn vào số lượng công an, cảnh sát ở nước ta. Tại sao một nước cần nhiều công an như vậy? Vì người ta nghi ngờ nhau. Chính quyền nghi ngờ dân. Nếu mọi người tin nhau thì mấy trăm ngàn công an cảnh sát có thể giải ngũ. Những người đó có thể đi làm những việc hữu ích hơn về kinh tế, như làm kỹ sư, đi kinh doanh, làm ca sĩ, hay trồng cây ăn trái bán. Bởi vì trong nước vẫn cần rất nhiều kỹ sư, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà nông có tài. Lực lượng công an thu hút mất bao nhiêu người ưu tú, đó là một thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế quốc dân.
Làm cách nào để xã hội cùng theo những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào để mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì thì trước hết hãy tin đó là lời nói thật? Có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn hay không?
Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong trường học, dù đó là một việc chắc chắn phải làm. Nên tìm ra những giải pháp thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có thể tính toán theo lối kinh tế học. Theo lối nhìn kinh tế học thì muốn người khác tin mình tốt nhất là làm sao cho người ta biết nếu mình không làm đúng lời hứa hẹn, thì chính mình sẽ bị thiệt hại rất lớn. Mình có hai đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng cũng có thể không bị thiệt; ngược lại, nếu sai lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác suất 100%!
Nếu mọi người trong một xã hội đều biết như vậy thì hầu hết sẽ cố giữ Tín Nghĩa, xã hội sẽ thay đổi. Quy tắc này vẫn được sử dụng trong đời sống kinh tế: Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin,” ghi rõ trong hợp đồng. Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát hơn gấp bội!
Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Trong các xã hội hoang dã, việc thi hành hợp đồng là do mỗi người tự làm lấy. Họ dùng vũ lực để thi hành các bản hợp đồng. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao, hay một phát súng; vì Mafia không thể ký những hợp đồng hứa hẹn cùng đi ăn cướp hoặc giết người, ai làm sai sẽ bị kiện!
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước.
Giữ cho guồng máy nhà nước trong sạch là bước đầu tiên để tái tạo niềm tin. Những người đi hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận với nhau. Không những họ làm người dân đút lót mất tiền, mà họ còn phá nát đạo lý xã hội. Cũng giống như khi có người lái xe ngoài đường mà bất chấp luật lệ vậy. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái xe như thế mãi, thì cả thành phố hay cả nước sẽ không còn luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé rồi, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý cả xã hội, chưa kể nó làm cho kinh tế không tiến được đúng tiềm năng.
Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội để ăn hối lộ mà biết trước mình có thể bị thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng cao thì càng bớt tham nhũng. Án trừng phạt càng nặng, thì càng bớt. Nếu một hệ thống chính trị cứ để cho xác suất bị bắt thấp, mà việc trừng phạt cũng nhẹ, thì sẽ nuôi đầy tham nhũng, hối lộ.
Phải làm sao cho xác suất tội tham nhũng bị tố giác càng cao càng tốt, đó là một cách giảm bớt tham nhũng và tạo niềm tin trong xã hội. Muốn vậy thì ngoài guồng máy tư pháp công minh chính trực cần phải có nhiều “bộ máy tư nhân” tình nguyện tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Số hội đoàn, trong xã hội công dân càng phát triển thì càng nhiều người tự nguyện làm công việc đó. Nhiều người còn sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo, khi họ được tự do. Nhà báo nào điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin tức đó. Còn nếu nhà báo đi điều tra rồi lại bị tù thì hết nói!
Khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó dễ, xây dựng lại rất khó. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. Phải thiết lập một chế độ tự do dân chủ, quyền tư pháp độc lập, xã hội công dân phát triển, mọi người có quyền tự do hội họp, tự do phát biểu. Cứ như thế, trong một vài thế hệ, sẽ không ai cần đặt câu hỏi: Tại sao người Việt không tin nhau?
© Ngô Nhân Dụng
Nguồn: NV
Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. (NND)
“Chúng ta” đây chắc là có mặt những người ở Hải Ngoại. Thật ra, nếu điểm lại những việc làm ở Hải Ngoại quý vị sẽ ngạc nhiên là không phải họ chưa làm, mà họ đã làm từ khá lâu nay. Nếu lấy mốc 1995 là năm Mỹ bỏ cấm vận VN thì thời gian cũng lâu đến 21 năm. Nhưng quý vị quên một điều là tất cả hành động của quý vị đều trong thế yếu hơn VC gấp trăm lần. Vì dù muốn dù không, VC sở hữu khối vật chất, tiền bạc, phương tiện, nhân lực khổng lồ (so với những người Hải Ngoại) hiện nay ở VN. Kết quả là gì:
- Hải Ngoại chủ trương đem chất xám về VN để xây dựng một thế hệ trẻ lên thay thế thế hệ già nua giáo điều VC. Kết quả: chính VC đã lợi dụng tri thức Âu Mỹ để đào tạo con ông cháu cha tiếp tục cai trị VN hiệu quả hơn
- Hải Ngoại chủ trương đem tiền bạc về xây dựng làm ăn với VC để phát triển kinh tế nhằm cải thiện đời sống dân chúng và đem lại Tự Do Dân Chủ. Thời gian đã chứng minh không ít người Việt đầu tư với VC đã chỉ còn cái quần … xà lõn chạy trở về. Trong khi VC ngày càng giàu sụ, dân ngày càng cực khổ càng bị bóc lột áp bức.
Đó là vài thí dụ, thực tế còn rất nhiều hoạt động của Hải Ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn học, … nhưng tất cả đều giúp cho VC hùng mạnh thêm thay vì tiêu diệt hoạ CS. Vì sao ? Vì như tôi đã trình bày, VC trong thế hùng mạnh bạo lực, tiền bạc, phương tiện, nhân lực hơn anh Hải Ngoại gấp trăm lần, nên những “chi viện” của anh vô tình tìm đường chạy thẳng vào cửa VC cách này hay cách khác! Cơ thể đang nhiễm trùng mà anh bơm “thuốc bổ” vào thì anh nuôi ai ???
Thật ra, trong đấu tranh bất cân xứng, con người vẫn còn vài phương cách rất hiệu quả . Như tẩy chay – boycott hoặc bất hợp tác – non cooperation v.v… Nhưng nói chung những người hoạt động ở Hải Ngoại không có đủ tinh thân và niềm tin sắt thép của tinh thần BBĐ. Căn bản đã không tin thì làm sao có đủ nội lực để hành động. Quan sát một đứa bé bị ức hiếp sẽ thấy sức mạnh về sự tẩy chay. Đứa bé rất yếu so với người lớn, nhưng một khi nó bất mãn, nó nói KHÔNG thì những người lớn cũng không làm gì được để thay đổi ý nó. Sức mạnh của nó là sức mạnh ý chí của tinh thần và lòng tin vào lẽ phải.
Tóm lại, người Hải Ngoại làm nhiều nhưng kết quả được rất ít. Giúp người dân và đất nước VN thì ít nhưng vô hình trung cộng tác hay thoả hiệp với VC thì nhiều. Trong nghệ thuật quản lý và điều hành công việc, hiệu quả công tác như thế thì người ta cũng nên … vất đi và thay đổi cách khác.
Trích câu kết bài chủ:
(Trong nghệ thuật quản lý và điều hành công việc, hiệu quả công tác như thế thì người ta cũng nên … vất đi và thay đổi cách khác.).
Cách dễ nhất, chắc ăn nhất, ai cũng biết là, các cháu trẻ trong nước phải vùng lên, xông thẳng vào tụi tư bản đỏ, sống chết với chúng nó.
-Một cuộc xuống đường lớn, mấy trăm ngàn người, có thể đưa Việt Cộng vào dĩ vãng.
-Một đơn vị xe tăng chỉ vài chục chiếc xông thẳng vào giữa buổi họp của BCH Trung Ương, ủi sạch, cộng sản coi như bị lật đổ.
-Một vài chiến binh cảm tử ôm bom cực mạnh lao vào các đồng chí đại biểu quốc hội cũng có thể làm cộng sản lung lay.
Tôi bảo đảm với ngài Thiến Heo:
Với cộng sản VN, cách hay nhất để chơi với họ là, LIỀU MẠNG!
Ngoài ra, uốn éo theo chính sách của Mỹ đặng mượn gió bẻ măng, chỉ tốn thời gian, chẳng có mà rụng được cái lông chân nào của Việt Cộng.
Kính!
Thưa chú Thiến Heo,
Tôi là kẻ hậu sinh không tận mắt với thực tế nhưng tận mắt với sách sử, không phải sách sử bịp bợm ca ngợi Lê Văn Tám hư vô hay ca ngợi bọn khủng bố VC cài lựu đạn, đặt chất nổ, … tàn sát sinh linh mà sách sử, tôi tin, là đồ thiệt, chánh đáng. Thí dụ: VN sử lược của Trần Trọng Kim, VN Pháp thuộc sử của Phan Khoang. Tôi biết Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh), trong khi hai người chú bị quân Tây sơn bắt được và bị giết, đã chạy thoát khỏi lưỡi gươm của quân thù và ngày đêm nung nấu ý chí khôi phục giang sơn. Sau đó Nguyễn Vương lưu vong sang Xiêm La (Thái Lan) và phải trải qua bao lần khốn đốn, hiểm nguy trên bước đường kháng chiến nhưng cuối cùng Trời không phụ lòng kẻ bền chí, kiên gan: Nguyễn Vương phá tan Tây Sơn, lập ra một triều đại mới, Triều Nguyễn. Thua này, bày keo khác và phải biết rằng thời cơ hay ông Trời luôn luôn rộng mở cánh tay với bất kỳ ai có ý chí bền bỉ. Tôi nghĩ một điều tối cần thiết là không được nản lòng, buông xuôi và tin rằng nơi quê nhà còn có người dân mong đợi như đã mong đợi chúa Nguyễn năm xưa.
“Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có ai đánh rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn mới mua được kính mát loại sang như vậy…”
Đọc xong đoạn này càng thấy chán cho người VN và văn hoá VN…!!! Té ra chỉ có thời thực dân Pháp cai trị nước ta và thời cái chế độ “độc tài Ngô Đình Trị” theo cách nói của mấy ông hủ lậu Ấn Quang thì nước ta mới yên vui, hạnh phúc như vậy sao? Than ôi, CÁCH MẠNG Việt Nam đã mang tới cho người VN những gì ngoài máu chảy lệ rơi, tang thương đau khổ, điêu linh, nô lệ, lạc hậu và phân hoá giữa người VN.
Việt Nam hôm nay không còn yên vui, hạnh phúc như thời thực dân Pháp hồi đó nữa đâu các đồng chí ơi. Ngay từ thời Mỹ Thiệu, sau khi mấy ông thầy Ấn Quang nổi dậy cho tới khi VC tiến vào SG là tôi đã mất hết vài chiếc xe đạp và một chiếc Honda Dame ở SG rồi. Riêng chiếc Honda Dame, tôi vừa để ở Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên (4 Duy Tân SG) chưa đầy 10 phút, quay trở lại canh chừng thì đã biến mất rồi.
Sau 75 thì còn kinh khủng hơn nhiều, đeo đồng hồ trên tay đang đạp xe đạp mà nó chạy xe Honda ép sát xe tôi, thằng ngồi phía sau chụp cổ tay tôi kéo mạnh rồi giựt luôn chiếc đồng hồ Citizen của tôi làm cho tôi sút té nhào. Quý vị thấy ăn cắp XHCN còn kèm theo “bạo lực CÁCH MẠNG” nữa đó. Việt Nam dưới thời phong kiến chỉ thấy trong có vài bài thơ của vua Lê Thánh Tôn là mô tả cái thời yên vui và phồn thịnh của nước ta trong chế độ của ông ta, nhưng nghe nhiều nhà phê bình nói rang thơ đó là thơ gio^ng’ như là tác giả Trần Dân Tiên viết để ca ngợi Hồ Chủ Tịch vậy, nhưng đây là thơ của 1 ông vua làm để ca ngợi một chế độ do chính mình cai trị. Khó tin lắm, nhưng cũng coi như hồi đó có lẽ dân VN được thoải mái nhất so với tất cả các thời phong kiến khác từ Ngô Quyền cho tới vua Tự Đức .
Tôi không tranh cãi với những tài lieu chính trị (nhất là của mấy ông “yêu nước”) vì không thể tin thằng nào làm chính trị được; chỉ xin đem thơ văn, văn hoá VN ra để chứng minh thực tế chính trị mà thôi, tôi thấy dân VN chỉ thoải mái một chút thời vua Lê Thánh Tôn, rồi chìm ngập trong đau khổ điêu linh và áp bức cho tới thời Thực Dân Pháp và thời chế độ “độc tài Ngô Đình Trị” là hết. Tới Mỹ dzô thì phải đi lính, rồi đánh nhau liên mien, dân ở nhà thì sợ khủng bố, pháo kích. Sau năm 63 TT Diêm bị giết, trùm công an của TT Diệm là Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn cũng bị xử tử, mấy thầy Ấn Quang thoải mái đưa giòng họ VC; thoải mái vào SG, mấy ông Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thì lo tranh giành quyền hành với đám đảng phái, Đại Việt và Quốc Dân Đảng… Họ lo tham nhũng và loại bỏ những người có tâm huyết với quốc dân ra ngoài guồng máy cai trị cho nên làm sao VNCH được an ninh như dưới thời “độc tài Ngô Đình Diệm”? Người dân ai còn dám tin ai? Muốn nhờ cảnh sát chuyện gì thì phải có trà nước…. như thế thì làm sao mà chống cộng nổi, nên nó dẫn tới mất nước.
Tới thời VC ngày nay nó như thế nào thì tôi khỏi cần nói nữa, mọi người đều thấy cả rối. Nhiều đồng chí VC tập kết còn ngốc không biết thì đến khi VC nó bang giao với tư bản thì mấy đồng chí đó mới vỡ lẽ ra là các đồng chí của mình chỉ toàn lường gạt xương máu nhân dân, thằng nào cũng tham lam, tàn ác, độc tài và gian trá cả. Cuối cùng thì VC nó cũng lo vơ vét tài sản ở VN để tuồn sang Mỹ. Chính tụi mó mới là tay sai thứ thiệt của tư bản Mỹ. Cứ điều tra giòng họ Nguyễn Tấn Dũng thì biết, Nên chẳng có gì khó hiểu tại sao Mỹ muốn bang giao với VC và that là ngớ ngẩn khi viết cái bài VC có thể được vào nước Mỹ không? Chúng ta cần hiểu một quy luật là chính phủ Mỹ chỉ muốn ủng hộ những kẻ họ có thể lèo lái được mà thôi; những lãnh tụ VN thực sự yêu nước sẽ bị họ tìm cách tiêu diet, kể cả những nhân vật trong cộng đòng VN ở Mỹ.
Nếu quý vị thích nền văn học nghệ thuật VN thời tiền chiến, những bài hát thính phòng của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, những tác phẩm tả chân của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài… và thơ văn lãng mạn ca ngợi tình yêu của Xuân Diệu, Huy Cận,…thì quý vị phải cám ơn thời thực dân Pháp; chứ nếu không có họ thì nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại và chúng ta sẽ phải phục vụ nền văn hoá Khổng Nho để làm nô lệ cho người bản xứ của mình, bọn này luôn độc tài, man rợ và tàn ác hơn người Tây Phương nhiêu. Chính cái văn hoá Á Đông có làm cho người VN không còn dám tin nhau nữa.
Thật là mỉa mai, tại sao thanh niên ở VN hôm nay có thể tin ông tổng thống Obama, nhưng không bao giờ dám tin ngài tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của họ. Cứ coi việc làm của 2 người đó chúng ta có thể hiểu được vì sao?
Xin thưa : Đây là điều-kiên và phương-tiên để hồi-phục đức tin giữa người Việt với nhau. Cấp-bách thay đổi chế-độ Việt-Cọng bằng thể-chế dân-chủ thực quyền. Gấp-rút cải-tổ giáo-dục (Toàn dân phải triệt-để học-tập lại đạo-đức chính-thống thuần-tuý của Tổ-tiên Dân-Tộc Việt) Loại bỏ tức-khắc sự giáo-dục áp-dặt “Đạo-đức cách-mạng cọng-sản” Chính Việt-cọng muốn Người Việt không tin nhau. Đây là cách kiểm-soát quần-chúng hữu-hiệu nhất. Tổ-Tam-Chế trong tất cả Tổ-chức ngoài xã-hội. Trong Chính-quyền. Trong Quân-Đội. Ngay cả trong tù. (Nhất là trong tù cải-tạo) Ngay trong gia-đình vợ chồng cũng âm thầm ngờ vực ! Việt-cọng đã thành-công trong tổ-chức “TAM-CHẾ” đã biễu-hiện thành-tích ổn-định chính-tri trong quần-chúng. Phát hiện triệt-tiêu nhanh những thành-phần có tư-tưởng giao-động (chống dối, phản-động). Đàn-áp thành-công các cuộc biểu-tình của Nhân-dân…….Nhìn xem. Chổ nào cũng có “BẢO-VỆ” làm sao tin nhau được !
CƠ SỞ CỦA NIỀM TIN (HAY CHỮ TÍN) LẪN NHAU TRONG THẾ GIỚI XÃ HỘI CON NGƯỜI
Thế giới loài vật thì không có cơ sở niềm tin nào cả. Chúng chỉ sống bằng kinh nghiệm mà không phải sống bằng sự phán đoán của lý trí. Con người tin con chó của mình hay con chó tin ở chủ của mình, hay trong bầy đàn các loài vật tin với nhau cũng là như thế.
Trái lại giống người vượt lên trên loài vật là nhờ có tình cảm nhân văn và nhờ có lý trí con người, nên ngay từ thời cổ đại, nhà hiền triết phương Đông vĩ đại là Khổng tử hô hào nhân, lễ, nghĩa, trí, tín chính là vì vậy. Ý nghĩa của chữ tín, tức con người tin nhau, là ở nền tảng văn hóa mà không ở nơi nào khác.
Không có văn hóa, đương nhiên không thể có chữ tín, ngay cả có kinh tế cũng thế. Cả bạo lực, cả kinh tế đều không buộc được người ta có chữ tín, bởi vì chữ tín chỉ có được khi có tình cảm nhân văn, khi có văn hóa đúng nghĩa thế thôi. Những dân tộc thời xa xưa, ngay cả nơi các bộ lạc, chữ tín lẫn nhau trong nội bộ vẫn thường có, bởi vì văn hóa của họ là văn hóa hồn nhiên, ngây thơ, dầu chưa phát triển trên bình diện tinh tế, nâng cao về vật chất, nhưng tuyệt đối vẫn không phải giả tạo hay xạo xự.
Người Việt Nam trong các thời kỳ trước kia, dầu còn lạc hậu nhiều về đời sống kinh tế, nhưng lại phát huy đầy đủ truyền thống văn hóa cổ, tức văn hóa hồn nhiên, nhất là một phần được ảnh hưởng bởi học thuyết Khổng tử, nên chữ tín vẫn được giữ vững lẫn nhau đa phần trong cuộc sống. Đó là tâm lý sống dễ chịu, thoải mái, tin cậy lẫn nhau, lửa tắt đèn có nhau mà từ thời xa xưa dân tộc ta vẫn luôn luôn tôn trọng.
Nhưng từ khi chủ thuyết Mác đưa vào Việt Nam, vì quan niệm đấu tranh giai cấp quá nghiệt ngã, người ta chỉ còn thấy yếu tố giai cấp, thấy mục đích vô sản, tức chỉ còn thấy ý nghĩa chính trị ảo tưởng mà không còn thấy truyền thống đạo lý cổ điển. Ngay bản thân Mác cũng cho rằng đạo đức truyền thống chỉ là đạo đức tư sản, thế thì làm sao còn có ý nghĩa chữ tín theo bản chất kinh điển nữa. Đó cũng là đầu mối quả quan điểm chính trị khốc liệt, cứu cạnh biện minh cho phương tiện, nên chữ tín bị chà đạp, lạc loài hay bị rơi vào quên lãng. Nhưng đó là mặt nguyên tắc, còn mặt thực tế, chính xã hội không lên được măt kinh tế, trở nên nghèo nàn, con người trong xã hội cần tranh lấy cái sống trước mắt cho bản thân, thế thì chữ tín lẫn nhau còn làm gì có cửa nữa.
Tóm lại, chữ tín không phải nói suông mà nó phải tùy thuộc vào bản chất của cá nhân, tức bản chất đạo đức tự nhiên, tùy vào truyền thống văn hóa, tùy vào năng lực nhận thức cá nhân, và tùy vào hoàn cảnh xã hôi. Nếu quan niệm chính trị chỉ là cứu cánh biện minh cho phương tiện, người điều khiển chính trị cao nhất chẳng cần gì chữ tín, mọi hàng cán bộ thừa hành bên dưới cùng hùa theo cùng cách đó, toàn thể người dân cũng phải chịu trận kiểu đó, dĩ nhiên chữ tín trong xã hội cũng hoàn toàn không có chỗ đứng, và thiệt hại là thiệt hại chung cho tất cả mà không phải thiệt hại cho riêng ai cả. Quan niệm chủ nghĩa xã hội giả tạo hoàn toàn thay cho quan niệm chủ nghĩa xã hội tự nhiên và đích thực chính là như vậy.
Nên chỉ cần nhìn vào tuyên truyền chính trị người ta có thể biết xã hội và con người của xã hội đó có chữ tín hay không. Điều này phát xuất tử Liên Xô cũ và từ Trung Quốc ngay từ thời Mao Trạch Đông, tức là kiểu tuyên truyền thuần bằng ngôn ngữ và ý nghĩa giả tạo, thuần bằng sự dối gạt quần chúng thì còn làm gì có ý nghĩa chữ tín được nữa. Tuyên truyền như thế thì chính mọi cán bộ chính trị đều thấy rõ hết, nhân dân đều thấy rõ hết, chữ tín đành đội nón ra đi hay đành bị triệt tiêu cả, đó là điều mà Khổng tử từng nói thượng bất chính hạ tắc loạn là như thế. Xã hội không còn chữ tín thì cũng không còn xã hội đúng ý nghĩa con người nữa, mà bát nước đã bị hắt đi rồi thì khó thu hồi lại được như cũ, ôi bài học của lịch sử thật chua xót và vô phương thay, và lối ra hay lối giải quyết cũng phải khiến mọi người cần nên suy nghĩ. Bởi xã hội mà chạy theo huyễn tưởng, cuối cùng thành mất cả chì lẫn chài chỉ là như thế.
THƯỢNG NGÀN
(14/8/16)