WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến pháp và dân chủ

Có một cái mốt hiện nay là các nước hay mang bản hiến pháp ra sửa hay làm mới mỗi khi có sự thay đổi chính trị hoặc giới cầm quyền thấy tình thế buộc phải thay đổi, không thể như trước. Từ các nước biến động như Libi, Ai Cập,… hoặc bình yên như Việt Nam.
Ở Việt Nam, kể từ năm 1946 bản hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, nước Việt Nam (miền Bắc từ 1946 đến 1975, cả hai miền Nam – Bắc sau 1975), đã công bố và đưa vào thực thi 4 bản hiến pháp. Đó là những bản hiến pháp ra đời vào các ngày: 09/11/1946; 31/12/1959; 18/12/1980; 15/04/1992. Hiến pháp có nhiều nhưng không vì thế mà Việt Nam thành nước dân chủ và giàu mạnh. Vì sao vậy?

1. Hiến pháp đẹp chưa chắc có dân chủ

Có một bài học cho chúng ta suy ngẫm: sau thất bại thế chiến 1, nước Đức chuyên chế trở thành nước Đức dân chủ, với bản hiến pháp “đẹp như mơ” – Hiến pháp Weimar – tuy nhiên bản hiến pháp đó cũng không ngăn cản được sự bước lên nắm quyền của trùm chuyên chế phát xít Hitler, sau khi y khôn ngoan quốc hữu hóa, kiểm soát tất cả nền kinh tế nước Đức. Trong khi đó một đất nước là cái nôi của nền dân chủ – nước Anh – lại không có một bản hiến pháp thành văn như các quốc gia ta thường thấy. Nước Anh chuyển biến dần sang nền dân chủ với Đại hiến chương Magna Carta được ban hành năm 1215, nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người, trong đó quan trọng nhất là quyền tư hữu ruộng đất của chủ đất. Hàng loạt nước có hiến pháp tốt như Nga, Venezuela, Pakistan,…. cũng không có nền dân chủ mạnh, xã hội cũng không thịnh vượng. Nguyên nhân là kinh tế nhà nước chiếm phần lớn ở đây. Với quyền lực chính trị được hiến định, nếu để nhà nước nắm kinh tế thì nhà nước trở thành siêu quyền lực và bản hiến hiến pháp trở thành vô dụng là điều dễ hiểu.

2. Quyền lợi là cái gốc của vấn đề

Hiến pháp được xem như luật mẹ, là bản khuế ước giữa những người công dân với người nắm quyền để cùng nhau xây dựng nên nhà nước. Trong cuộc sống, không chỉ có giữa người dân với người nắm quyền có thỏa thuận, có ký kết thành văn bản. Chúng ta thấy rất nhiều mối quan hệ cũng cần có sự thỏa thuận và ký kết thành văn bản: giữa nhà nước với nhà nước với các hiệp định; giữa công ty với công ty với hợp đồng,… Các hợp đồng, các giao kèo giúp cho các điều khoản thỏa thuận được tôn trọng, thực thi, giúp cho mối quan hệ giữa hai “đối tác” được tốt đẹp. Tuy nhiên đó không phải là tất cả.
Chúng ta thấy giữa các quốc gia với nhau, sau một thời gian đàm phán gian truân, các hiệp định, các hiệp ước vừa ký kết long trọng nhiều khi chưa kịp ráo mực đã bị chà đạp hoặc xóa bỏ (hiệp ước Xô-Đức; hòa đàm Nhật Mỹ trong thế chiến 2).

hào nước trước cửa siêu thị điện máy Việt Long

Hào nước trước cửa siêu thị điện máy Việt Long

Phân tích một trường hợp gần đây: Siêu thị điện máy Việt Long thuê mặt bằng của công ty Vinaconex, hợp đồng ký kết tới năm 2014 nhưng bắt đầu từ tháng 8/2011, siêu thị điện máy Việt Long (bên thuê) đã bị Vinaconex (bên cho thuê) đòi lại mặt bằng. Vì hợp đồng ký kết không thể xé bỏ dễ dàng nên công ty Vinaconex đã dùng đến nhiều tiểu xảo như: cúp điện, đào hào, tập kết vật liệu trước cửa hàng điện máy,…. với cách đó chắc chắn Việt Long sẽ thúc thủ vì thua lỗ, không buôn bán kinh danh được. Rõ ràng khi quyền lợi không được thỏa mãn thì con người ta luôn có nhiều cách để phá bỏ hay lách qua qui định mà mình đã cam kết trước đó. Con người-trong mối quan hệ công dân hay mối quan hệ chính quyền-chỉ thực hiện cam kết khi điều đó có lợi cho mình, hoặc buộc phải thực hiện nếu không sẽ bị thiệt hại.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, chỉ có quyền lợi hai bên thỏa mãn và thực lực hai bên bảo đảm để thực thi thì thỏa thuận mới được tôn trọng và thực thi nghiêm túc. Nếu một bên có sức mạnh vượt trội, một bên quá yếu thì dù giữa họ có sự thảo thuận đẹp, bình đẳng, hợp đạo lý đến đâu thì nguy cơ bị xé bỏ hay bóp méo, trốn tránh thực thi thỏa thuận là luôn hiện hữu. Việc lập hợp đồng rồi phá bỏ hợp đồng cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống, nếu một bên ở thế mạnh và thấy rằng việc thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình.

3. Đề xuất giải pháp

Từ nhận thức trên, thay vì chúng ta chăm chú vào các điều khoản, các lý lẽ hay chữ nghĩa của bản hiến pháp. Chúng ta nên tập trung vào khả năng thực hiện của bản hiến pháp trong cuộc sống. Chú ý đến việc kiến tạo vị thế, nguồn lực của công dân để công dân có thực quyền. Khi đó dù có tráo trở đến mấy thì những người cầm quyền cũng không thể lắt léo, hay nuốt lời trong việc thực thi hiến pháp.

Suy cho cùng, làm ăn, kinh tế, quyền lợi là cái gốc của vấn đề. Chỉ khi nào người dân nắm kinh tế thì mới có thực quyền. Bất cứ ai khi đọc cuốn sách “đường về nô lệ” của Hayek đều biết rằng, trong một đất nước mà nhà nước nắm kinh tế thì tất yếu dân chúng sẽ trở thành nô lệ. Nắm bầu bao, nắm dạ dày là nắm tất cả. Cái quốc nạn hiện nay Việt Nam đang đối diện không chỉ là chuyện độc quyền lãnh đạo của một đảng mà còn là kiểu kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng quá lớn. Từ điện nước, xăng dầu, hàng không, bến cảng, khoáng sản,….đến giáo dục, y tế,… đều đo nhà nước nắm giữ.

Chúng ta hãy cùng nhau hiến định một điều dứt khoát rằng “tự do kinh tế là quyền thiên liêng, bất khả xâm phạm, tự do kinh tế là mạch máu của các loại tự do” và cuối cùng tự do kinh tế có được khi nền kinh tế do tư nhân nắm giữ hoạt động qua cơ chế thị trường, nhà nước chỉ có vai trò duy nhất là giữ luật và thực thi luật. Kinh tế đúng thì mọi việc còn lại sẽ đúng theo.

Với một nguồn lực ít ỏi và thời gian không nhiều, chúng ta cần tập trung tranh đấu cho đúng mục tiêu. Bức tranh nước ta hiện nay không khác gì Liên Xô năm 1990, thời điểm mà các tập đoàn nhà nước sụp đổ và quá trình tái cơ cấu, bán tháo tài sản nhà nước bắt đầu. Rồi đây không khéo bài học đau thương của Liên Xô lại lặp lại với chúng ta là sau một đêm tất cả các tài sản của nhà nước được chuyển vào tay những ông chủ mới biết chớp thời cơ, biết bắt tay quan chức mua rẻ như cho. Khi đó dù có bản hiến pháp đẹp như tiên thì dân chủ vẫn mãi còn xa vời.

Hãy chú ý vào mục tiêu duy nhất “kinh tế là mạch máu-nắm lấy kinh tế là nắm lấy tất cả”. Hiến pháp cũng thành đồ mã khi nền kinh tế do nhà nước hay do một nhóm nhỏ thao túng. Muốn làm ông chủ, bạn phải có tiền; muốn có dân chủ, dân phải nắm kinh tế.

Người ta cứ trau chuốt, tranh cãi từng câu chữ trong bản hiến pháp, như thể một hiến pháp hoàn hảo sẽ giải quyết được những ung nhọt của cuộc sống nói chung và chính trị nói riêng vậy. Đó là một bệnh và một sai lầm thường thấy của nền chính trị salon. 

19 Phản hồi cho “Hiến pháp và dân chủ”

  1. HOÀNG SA VN says:

    Xin chuyển tiếp Thư bạn đọc – “Nỗi sợ hãi trong tôi

    Tôi nói: – Bố phải giải thích cho con chứ? Bố thấy đảng ta thế nào, chủ nghĩa xã hội thế nào? Cái Hiến pháp đó có được không? Đất nước có trước hay đảng có trước? Đảng có 3 triệu người nhưng có đến 90 triệu dân, tại sao quân đội trung thành với đảng mà không trung thành với đất nước và nhân dân? Bảo vệ chế độ là bảo vệ ai? Bảo vệ đảng, bảo vệ lãnh đạo, bảo vệ cái ghế của lãnh đạo chính là bảo vệ một lũ quan tham hả bố?

    Bố: – Không được, làm thế ảnh hưởng đến cả gia đình, ảnh hưởng đến vợ con, …

    Tôi: – Nhưng điều đó có phải là tham ô tham nhũng gì đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức thuần phong mỹ tục gì đâu, con có làm gì sai đâu?

    Bố: – Không sai nhưng làm vợ con khổ và ảnh hưởng đến gia đình là không được.

    http://boxitvn.blogspot.ch/2013/03/thu-ban-oc-noi-so-hai-trong-toi.html#more

  2. Ya Ha says:

    Chính cách mấy ông chống phá mới làm cho đất nước VN này lạc hậu, tối ngày đọc ba cái thứ linh tinh làm cho lu cái não, mọi người đều có quyền trở thành lãnh đạo nếu có năng lực, nói lãnh đạo VN tệ ntn thì tôi không biết chứ mấy ông VNCH về thì chắc còn tệ hơn vì quá khứ thì mất cái nước bây giờ thì ngay cái cộng đồng bé bằng cái lỗ mũi còn quản lý không xong, sao không tự mình nhìn lại mình mà tối ngày ăn cơm nhà lo chuyện thiên hạ!

    • Bút Thép VN says:

      Người dân mà nghĩ đến đất nước là những công dân tốt.
      Cộng động người Mỹ gốc Việt da dạng và đa nguyên nên mỗi cộng động chỉ có thể tự do sinh hoạt trong phạm vi của mình.

      Đất nước không có Hiến pháp, luật pháp thì thành loạn. Dù có hiến pháp chăng nữa mà độc đảng cai trị như CSVN, thì họ sẽ ngồi chồm hổm trên hiến pháp và luật pháp, do vậy mà xã hội xảy ra đầy dẫy bất công do nhà nước gây nên, công an lộng hành, được bao che để đánh chết dân:
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130324_chet_nguoi_o_dak_nong.shtml

      Anh Hoàng Văn Ngài, người dân tộc H’Mong sinh năm 1974, khi đến đồn CA thì khoẻ mạnh, ngày hôm sau chết vì bị CA đánh rồi vu là tự tử!

  3. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Siêu thị điện máy Việt Long thuê mặt bằng của công ty Vinaconex, hợp đồng ký kết tới năm 2014 nhưng bắt đầu từ tháng 8/2011, siêu thị điện máy Việt Long (bên thuê) đã bị Vinaconex (bên cho thuê) đòi lại mặt bằng. Vì hợp đồng ký kết không thể xé bỏ dễ dàng nên công ty Vinaconex đã dùng đến nhiều tiểu xảo như: cúp điện, đào hào, tập kết vật liệu trước cửa hàng điện máy,…..

    Ở những nơi “LUẬT PHÁP” không được tôn trọng như ở VN mới có những chuyện tréo cẳng ngỗng xảy ra như thế!

    Những vụ cán bộ chính quyền “chà đạp luật pháp”, lạm dụng chức quyền để chiếm đất, cướp tài sản của nhân dân như ở Tiên Lãng Hải Phòng (gia đình Đoàn Văn Vươn, ở Văn Giang, và nhiều nơi khác ở VN) đã tạo ra khối dân oan ngày một to lớn!

    Hẳn lãnh đạo của Vinaconex là những cán bộ có máu mặt, nên mới “coi thường luật pháp” và hiếp đáp Siêu thị điện máy Việt Long như thế!!!

    Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông

    Ở một xã hội đầy bất công như VN hiện nay, nhất là cán bộ chính quyền coi thường và chà đạp luật pháp, (xài luật rừng) thì việc đòi CÔNG LÝquả là nhiêu khê, con kiến mày kiện củ khoai!!!

  4. Thanh Hải says:

    Tự do, dân chủ, nhân quyền … chỉ là cái cớ để nước Mỹ xâm phạm đến độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền của nước khác; Nước Mỹ sống và phát triển trên xác chết và máu của nhân loại, TK 20 là đỉnh điểm của sự phát triển mọi mặt của Hoa Kỳ và trong Thế kỷ này hầu như tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều do người Mỹ gây ra (hoặc do họ xúi dục, tài trợ,…). Việt Nam quá thấu hiểu cái khẩu hiệu đầy máu và nước mắt này.

    Nực cười thay: những tên buôn súng, bán bom lại là những tên đang ngày rêu rao cái thứ tự do rừng rú, nhân quyền mà chúng đã và đang sẽ cướp trên toàn cầu… Chỉ những con bò, những thằng Việt gian bán nước mới nghĩ ra được cái sự cao quý và tôn thờ những thằng tư bản uống máu dân tộc khác để phát triển.

  5. Halie Nguyen says:

    Bai viet that xuat sac mong co dia chi va so dien Thoai cua tac gia

  6. bùi Lễ says:

    việ.t co6.ng thấy người ta có hiến pháp nên bọn họ bắt chước có hie6′n pháp cho vui
    chứ thật ra họ có bie6′t hiến pháp là gì đâu :-)) Nếu họ bie6′t thì họ đâu để đảng việt
    co6.ng ngồi trên đầu hiến pháp . Cú xem o^ng luật sư tân phê bình về tam quyền
    thì biết rỏ sự hiểu biết của họ

  7. Bạn người Việt says:

    Gủi anh Thạnh,
    Nhưng làm sao dân nắm được kinh tế khi không có tự do dân chủ?. Mà Hiến pháp là nền tảng để thực thi,,,?

  8. Trần Tưởng says:

    Trich:”Hãy chú ý vào mục tiêu duy nhất “kinh tế là mạch máu-nắm lấy kinh tế là nắm lấy tất cả”. Hiến pháp cũng thành đồ mã khi nền kinh tế do nhà nước hay do một nhóm nhỏ thao túng. Muốn làm ông chủ, bạn phải có tiền; muốn có dân chủ, dân phải nắm kinh tế.”

    Làm sao”dân nắm được kinh tế ”,khi đảng còn ”lãnh đạo ” và ”quản
    lý ” trên mọi lãnh vực kể cả kinh tế ,chính trị …

    Kiểu lý luận nầy đưa người ta vào con đường lẩn quẩn, giống như
    kiểu nói :  ”con gà có trước ,hay là cái trứng gà có trước ”

  9. Nguyễn Văn Thạnh says:

    Thời bao cấp, tự do kinh tế của người dân gần như số 0. Khi đó dù có lương tri người ta cũng không dám lên tiếng, vì nhà cầm quyền chỉ cần cắt phiếu gạo hay không cấp ruộng là nắm chắc chết đói, cả gia đình trở nên khốn khổ. Văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo, nhà quay phim,….tất tần tật đều do nhà nước bao cấp kinh tế, trong hoàn cảnh đó dù có khuyến khích phát biểu, cũng không ai dám mở miệng nói điều khó nghe với chính quyền. Nhiều hội đoàn sinh ra cũng chỉ để làm cảnh vì chẳng ai có động lực để đấu tranh.
    Ngày hôm nay người dân được chút tự do làm ăn hơn: được mở công ty, cửa hiệu, xí nghiệp,….nhiều người có tầm nhìn ngắn tưởng rằng như vậy là tự do kinh tế. Thực tế thì vẫn chưa có tự do kinh tế. Bạn không thể thoát được các món chi phối như: điện, nước, ngân hàng, xăng dầu, viễn thông, giáo dục, bệnh viện,…do nhà nước nắm giữ. Bạn có thể có lý nhưng người cầm quyền chỉ cần lấy một lý do gì đó cúp điện thì bạn cũng phải van lạy. Vài đại gia, dù là đại biểu quốc hội, chỉ mới lên tiếng chất vấn chính phủ, liền bị bóp chết qua việc ngăn chặn nguồn vốn.
    Khi có tự do kinh tế: tự do điện, nước, xăng dầu, báo chí, phim ảnh, viễn thông, y tế, giáo dục,…thì tất yếu các tự do khác sẽ xuất hiện. Không nắm kinh tế, không giữ được nguồn lợi thì người cầm quyền cũng chẳng có lý do gì ngăn cản dân chủ.
    Bạn nên dùng sự suy luận để thấy vấn đề nó sâu sắc hơn.
    Acsimet đã nói “hãy cho tôi một điểm tựa…..”, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một điểm tựa để thay đổi tất cả.

    • kbc3505 says:

      Quan niệm của bạn, nó chỉ áp dụng với chế độ cộng sản Bắc Hàn ngày nay hay Việt Nam thời bao cấp, nó không còn hợp với thời nay.

      Bạn viết: “Bạn có thể có lý nhưng người cầm quyền chỉ cần lấy một lý do gì đó cúp điện thì bạn cũng phải van lạy. Vài đại gia, dù là đại biểu quốc hội, chỉ mới lên tiếng chất vấn chính phủ, liền bị bóp chết qua việc ngăn chặn nguồn vốn.”

      Chính vì vậy nên người dân mới cần có tự do dân chủ. Dân chủ là người dân làm chủ, nó khác với nhà nước làm chủ. Chính vì nhà nước làm chủ nên mọi thứ bị bóp nghẹt.

      kbc

    • Trung Kiên says:

      Trích:..”Bạn có thể có lý nhưng người cầm quyền chỉ cần lấy một lý do gì đó cúp điện thì bạn cũng phải van lạy. Vài đại gia, dù là đại biểu quốc hội, chỉ mới lên tiếng chất vấn chính phủ, liền bị bóp chết qua việc ngăn chặn nguồn vốn.

      Chào bạn Nguyễn Văn Thạnh

      Thiển nghĩ, những gì Bạn viết trên chỉ có thể xảy ra ở những nước độc tài cs như Việt Nam, TQ, Bắc Hàn….

      Còn như ở những nước tự do dân chủ thì Hiến pháp và luật phép không cho phép chính quyền tự tung tự tác và lộng hành như vậy!

      Bạn viết:…”Khi có tự do kinh tế: tự do điện, nước, xăng dầu, báo chí, phim ảnh, viễn thông, y tế, giáo dục,…thì tất yếu các tự do khác sẽ xuất hiện. Không nắm kinh tế, không giữ được nguồn lợi thì người cầm quyền cũng chẳng có lý do gì ngăn cản dân chủ“.

      Nói thì dễ, nhưng chừng nào chế độ độc tài csvn còn trên ghế lãnh đạo, thì những điều Bạn viết ở trên chỉ là ảo vọng và là lý thuyết suông mà thôi.

      Muốn có “tự do kinh tế” thì cần phải dẹp bỏ độc tài, xây nền DÂN CHỦ trước đã. Nhưng làm cách nào để dẹp bỏ độc tài csvn (cách bất bạo động) mới là điều cần phải suy nghĩ…

      Hẳn là các vị nhân sĩ, trí thức VN, (ở trong nước cũng như hải ngoại), và các vị lãnh đạo các tôn giáo cũng rất bận tâm về việc này….

      Vì vậy các vị đã mạnh mẽ lên tiếng góp ý sửa đổi HP (bản kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức. Thơ góp ý của HDGMVN, của GHPGVNTH, Tuyên bố của công dân tự do…) sao cho phù hợp với lòng dân hơn, và từ đó sẽ dần dần xây dựng nền DÂN CHỦ…

      Nói tóm lại, ở đâu thì không biết, nhưng ở VN hiện nay thì “Hiến pháp và dân chủ” là hai điều song hành, và là điều cần thiết để DÂN CHỦ hoá Việt Nam.

  10. kbc3505 says:

    Tự do kinh tế? Thế nào là tự do kinh tế? Cho người dân được tự do làm ăn buôn bán không phải là tự do kinh tế sao? Hay là dẹp bỏ doanh nghiệp nhà nước để tư nhân làm chủ? Nó có gì khác nhau? Có thể sẽ có lời vì biết đầu tư và không còn tham nhũng; nhưng nó vẫn chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu cần thiết nơi con người, nhất là quyền tự do tư tưởng của một con người trong một xã hội dân chủ.
    Kinh tế chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất, tuy rất cần thiết, nhưng ngoài vật chất con người còn cần nhiều thứ về mặt tinh thần. Thử nghĩ nước Mỹ giầu có, người dân có mọi tiên nghi về vật chất nhưng nếu thiếu tự do dân chủ thì xã hội Mỹ sẽ ra sao? Bạn không thể ngồi nhà ăn cao lương mỹ vị mà thiếu mọi tự do khác.

    Ở Việt Nam bây giờ chính quyền có cấm người dân làm giầu? Giới trẻ tha hồ ăn chơi, họ được quyền làm mọi chuyện ngoài chuyện tham gia hoạt động chính trị lật đổ nhà nước. Nghĩa là cho bạn hưởng tự do vật chất nhưng cấm bạn đòi hỏi tự do dân chủ.

    Tự do dân chủ tự nó sẽ đẻ ra nhiều tự do khác, trong dó có tự do kinh tế.
    Chỉ khi đói bạn mới cần miếng ăn. Sau thời bao cấp, đổi mới cho tự do làm ăn buôn bán, nhu cấu miếng ăn đã tạm coi như không chết vì đói. Cái nhu cầu của người dân Việt Nam ngày nay là tinh thần.

    Ăn một bữa ngon chỉ bổ dưỡng được một ngày
    Đọc một cuốn sách hay bổ dưỡng cả một đời.

    Nói thế để thấy món ăn tinh thần cũng quan trọng và đôi khi quan trọng hơn cả vật chất.

    kbc

Leave a Reply to Bạn người Việt