WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến pháp và dân chủ

Có một cái mốt hiện nay là các nước hay mang bản hiến pháp ra sửa hay làm mới mỗi khi có sự thay đổi chính trị hoặc giới cầm quyền thấy tình thế buộc phải thay đổi, không thể như trước. Từ các nước biến động như Libi, Ai Cập,… hoặc bình yên như Việt Nam.
Ở Việt Nam, kể từ năm 1946 bản hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, nước Việt Nam (miền Bắc từ 1946 đến 1975, cả hai miền Nam – Bắc sau 1975), đã công bố và đưa vào thực thi 4 bản hiến pháp. Đó là những bản hiến pháp ra đời vào các ngày: 09/11/1946; 31/12/1959; 18/12/1980; 15/04/1992. Hiến pháp có nhiều nhưng không vì thế mà Việt Nam thành nước dân chủ và giàu mạnh. Vì sao vậy?

1. Hiến pháp đẹp chưa chắc có dân chủ

Có một bài học cho chúng ta suy ngẫm: sau thất bại thế chiến 1, nước Đức chuyên chế trở thành nước Đức dân chủ, với bản hiến pháp “đẹp như mơ” – Hiến pháp Weimar – tuy nhiên bản hiến pháp đó cũng không ngăn cản được sự bước lên nắm quyền của trùm chuyên chế phát xít Hitler, sau khi y khôn ngoan quốc hữu hóa, kiểm soát tất cả nền kinh tế nước Đức. Trong khi đó một đất nước là cái nôi của nền dân chủ – nước Anh – lại không có một bản hiến pháp thành văn như các quốc gia ta thường thấy. Nước Anh chuyển biến dần sang nền dân chủ với Đại hiến chương Magna Carta được ban hành năm 1215, nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người, trong đó quan trọng nhất là quyền tư hữu ruộng đất của chủ đất. Hàng loạt nước có hiến pháp tốt như Nga, Venezuela, Pakistan,…. cũng không có nền dân chủ mạnh, xã hội cũng không thịnh vượng. Nguyên nhân là kinh tế nhà nước chiếm phần lớn ở đây. Với quyền lực chính trị được hiến định, nếu để nhà nước nắm kinh tế thì nhà nước trở thành siêu quyền lực và bản hiến hiến pháp trở thành vô dụng là điều dễ hiểu.

2. Quyền lợi là cái gốc của vấn đề

Hiến pháp được xem như luật mẹ, là bản khuế ước giữa những người công dân với người nắm quyền để cùng nhau xây dựng nên nhà nước. Trong cuộc sống, không chỉ có giữa người dân với người nắm quyền có thỏa thuận, có ký kết thành văn bản. Chúng ta thấy rất nhiều mối quan hệ cũng cần có sự thỏa thuận và ký kết thành văn bản: giữa nhà nước với nhà nước với các hiệp định; giữa công ty với công ty với hợp đồng,… Các hợp đồng, các giao kèo giúp cho các điều khoản thỏa thuận được tôn trọng, thực thi, giúp cho mối quan hệ giữa hai “đối tác” được tốt đẹp. Tuy nhiên đó không phải là tất cả.
Chúng ta thấy giữa các quốc gia với nhau, sau một thời gian đàm phán gian truân, các hiệp định, các hiệp ước vừa ký kết long trọng nhiều khi chưa kịp ráo mực đã bị chà đạp hoặc xóa bỏ (hiệp ước Xô-Đức; hòa đàm Nhật Mỹ trong thế chiến 2).

hào nước trước cửa siêu thị điện máy Việt Long

Hào nước trước cửa siêu thị điện máy Việt Long

Phân tích một trường hợp gần đây: Siêu thị điện máy Việt Long thuê mặt bằng của công ty Vinaconex, hợp đồng ký kết tới năm 2014 nhưng bắt đầu từ tháng 8/2011, siêu thị điện máy Việt Long (bên thuê) đã bị Vinaconex (bên cho thuê) đòi lại mặt bằng. Vì hợp đồng ký kết không thể xé bỏ dễ dàng nên công ty Vinaconex đã dùng đến nhiều tiểu xảo như: cúp điện, đào hào, tập kết vật liệu trước cửa hàng điện máy,…. với cách đó chắc chắn Việt Long sẽ thúc thủ vì thua lỗ, không buôn bán kinh danh được. Rõ ràng khi quyền lợi không được thỏa mãn thì con người ta luôn có nhiều cách để phá bỏ hay lách qua qui định mà mình đã cam kết trước đó. Con người-trong mối quan hệ công dân hay mối quan hệ chính quyền-chỉ thực hiện cam kết khi điều đó có lợi cho mình, hoặc buộc phải thực hiện nếu không sẽ bị thiệt hại.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, chỉ có quyền lợi hai bên thỏa mãn và thực lực hai bên bảo đảm để thực thi thì thỏa thuận mới được tôn trọng và thực thi nghiêm túc. Nếu một bên có sức mạnh vượt trội, một bên quá yếu thì dù giữa họ có sự thảo thuận đẹp, bình đẳng, hợp đạo lý đến đâu thì nguy cơ bị xé bỏ hay bóp méo, trốn tránh thực thi thỏa thuận là luôn hiện hữu. Việc lập hợp đồng rồi phá bỏ hợp đồng cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống, nếu một bên ở thế mạnh và thấy rằng việc thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình.

3. Đề xuất giải pháp

Từ nhận thức trên, thay vì chúng ta chăm chú vào các điều khoản, các lý lẽ hay chữ nghĩa của bản hiến pháp. Chúng ta nên tập trung vào khả năng thực hiện của bản hiến pháp trong cuộc sống. Chú ý đến việc kiến tạo vị thế, nguồn lực của công dân để công dân có thực quyền. Khi đó dù có tráo trở đến mấy thì những người cầm quyền cũng không thể lắt léo, hay nuốt lời trong việc thực thi hiến pháp.

Suy cho cùng, làm ăn, kinh tế, quyền lợi là cái gốc của vấn đề. Chỉ khi nào người dân nắm kinh tế thì mới có thực quyền. Bất cứ ai khi đọc cuốn sách “đường về nô lệ” của Hayek đều biết rằng, trong một đất nước mà nhà nước nắm kinh tế thì tất yếu dân chúng sẽ trở thành nô lệ. Nắm bầu bao, nắm dạ dày là nắm tất cả. Cái quốc nạn hiện nay Việt Nam đang đối diện không chỉ là chuyện độc quyền lãnh đạo của một đảng mà còn là kiểu kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng quá lớn. Từ điện nước, xăng dầu, hàng không, bến cảng, khoáng sản,….đến giáo dục, y tế,… đều đo nhà nước nắm giữ.

Chúng ta hãy cùng nhau hiến định một điều dứt khoát rằng “tự do kinh tế là quyền thiên liêng, bất khả xâm phạm, tự do kinh tế là mạch máu của các loại tự do” và cuối cùng tự do kinh tế có được khi nền kinh tế do tư nhân nắm giữ hoạt động qua cơ chế thị trường, nhà nước chỉ có vai trò duy nhất là giữ luật và thực thi luật. Kinh tế đúng thì mọi việc còn lại sẽ đúng theo.

Với một nguồn lực ít ỏi và thời gian không nhiều, chúng ta cần tập trung tranh đấu cho đúng mục tiêu. Bức tranh nước ta hiện nay không khác gì Liên Xô năm 1990, thời điểm mà các tập đoàn nhà nước sụp đổ và quá trình tái cơ cấu, bán tháo tài sản nhà nước bắt đầu. Rồi đây không khéo bài học đau thương của Liên Xô lại lặp lại với chúng ta là sau một đêm tất cả các tài sản của nhà nước được chuyển vào tay những ông chủ mới biết chớp thời cơ, biết bắt tay quan chức mua rẻ như cho. Khi đó dù có bản hiến pháp đẹp như tiên thì dân chủ vẫn mãi còn xa vời.

Hãy chú ý vào mục tiêu duy nhất “kinh tế là mạch máu-nắm lấy kinh tế là nắm lấy tất cả”. Hiến pháp cũng thành đồ mã khi nền kinh tế do nhà nước hay do một nhóm nhỏ thao túng. Muốn làm ông chủ, bạn phải có tiền; muốn có dân chủ, dân phải nắm kinh tế.

Người ta cứ trau chuốt, tranh cãi từng câu chữ trong bản hiến pháp, như thể một hiến pháp hoàn hảo sẽ giải quyết được những ung nhọt của cuộc sống nói chung và chính trị nói riêng vậy. Đó là một bệnh và một sai lầm thường thấy của nền chính trị salon. 

19 Phản hồi cho “Hiến pháp và dân chủ”

  1. Ý kiến says:

    Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá. Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu tìm hiểu về quê hương, chủ yếu là qua internet. Thời gian đầu tôi tin vào điều các “nhà dân chủ” đã nói, vì tôi nghĩ đất nước như thế thì ba mẹ tôi mới ra đi. Tôi liên lạc với họ, về nước tôi gặp vài người. Tiếp xúc rồi, tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước. Muốn đất nước phát triển mỗi người đều phải làm việc, ở đâu cũng vậy, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Mỗi năm về nước vài lần, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào. Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: “Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?”. Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: “Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi”. Tôi kể lại chuyện của mình vì qua đây tôi muốn tâm sự một điều, Tổ quốc là của mọi người, nhưng mỗi người chỉ có quyền tự hào về Tổ quốc khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh, hùng cường. Nhân đây xin được hỏi các “nhà dân chủ” và “nhân sĩ, trí thức” đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa? Chẳng nhẽ chỉ vì cái danh hão được làm “người hùng trên mạng” mà họ cho mình quyền miệt thị người khác không yêu nước như họ? Làm “người hùng trên mạng” như thế sẽ chẳng có gì đáng để tự hào, bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”.

    TUYÊN TRẦN

    • Bút Thép VN says:

      Chỉ cần đọc câu: “suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước, thì tôi đã hiểu Tuyên Trần là hạng người nào và trình độ ra sao rồi!

      Sang Mỹ khi 17 tuổi, sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh khấm khá thì đâu phải là hạng người “dân trí thấp”?

      Thế mà vẫn không phân biệt đuợc “đất nước – nhà nước” thì rõ ràng là tên cò mồi đặc cán mai mượn danh Việt Kiều Mỹ?

  2. VK Mỹ says:

    Tôi đồng ý với bài của ông bạn vn dưới đây:

    Dân chủ là gì?

    Mỹ đem ánh sáng “dân chủ” cho IRaq, cho Apganistan, cho Liby…và nay thì ở các nơi đó nội chiến, thỉnh thoảng Bom lại nổ/, chết chóc? có thương tâm không? Bao giờ thì người dân ở đây có dân chủ???

    VN mà cho dân chủ kiểu này thì không kém gì Trung Đông. Hãy thử xem gương người VN được tự do dân chủ tại Hoa Kỳ ra sao? Hết đảng này phái nọ đánh chửi nhau tùm lum, tố cáo nhau là tay sai CSVN này nọ (37 năm nay hô hào chống CSVN nhưng kết quả ra sao? Toàn là chửi bới lẫn nhau chứ chống cộng cái quái gì đâu?) ???? Ông nghị viên thành phố Houston vừa mới tiếp xúc với phái đoàn ngoại giao VN thì “các bác dân chủ việt kiều” đã “đăt bom” ngay nhà ông ta? Chán! (Mồm nói dân chủ nhưng hành động lại cực kỳ độc ác). Dân trí thấp thì dân chủ thấp, Mức độ dân chủ cần thiết phải phù hợp với trính độ dân trí. Đó là nguyên lý “bất di bất dịch”

    Vậy VN ta dân trí còn thấp thì mức độ dân chủ cũng vừa phải thôi. Cho tự do kiểu Mỹ có mà ‘đại loan”./.

    ****Tái but: Xin ví dụ đơn giản thôi: một nhà có 2 người con. Thằng anh chăm chỉ ngoan ngoan thì bố mẹ để cho nó tự do, tự quyết nhiều. Thằng em thì bố láo, lười học thì phải quản lý chặt. Cho nó tự do sao được? Dân VN ta nhìn chung tính tự giác còn thấp, cho tự do là loạn ngay. Tôi đông ý với ví dụ về mấy ổng CCCĐ mang nhãn mác VK Mỹ nhưng dân trí thấp nên sông dưới sự tự do ở My 40 năm nay mà vẫn không khá lên được . Hở ra là làm loạn xì ngầu.

    • Austin Pham says:

      Chịu nổi hôn trời!
      Kiếm cơm thôi mà, đâu có cần tự hành hạ mình như vậy “Việt kiều Mỹ” à. Ra ngõ cũng có cà rem phơi đầy đường để lượm ăn rồi. Không tin cứ hỏi bu nhá!

    • Trung Kiên says:

      Mỹ đem ánh sáng “dân chủ” cho IRaq, cho Apganistan, cho Liby…và nay thì ở các nơi đó nội chiến, thỉnh thoảng Bom lại nổ/, chết chóc? có thương tâm không? Bao giờ thì người dân ở đây có dân chủ???” (vn)

      Chào bạn vn

      “Bình luận” này của Bạn đã được nhiều người khác và cả TK đã phản hồi, giải thích rồi mà, sao vẫn xử dụng nơi đây như chiếc băng rè vậy?

      Hay là như Bạn đã thừa nhận rằng: “VN ta dân trí còn thấp, mà Bạn là một trong số những người “dân trí còn thấp” đó, nên vẫn chưa hiểu, chưa thu đạt được?

      Bạn chỉ nghĩ đến chiến tranh ở những nước khác, mà quên rằng ở VN ta cũng đã từng một thời có chiến tranh (1955-1975) và những tội ác mà “Bên Thắng Cuộc” đã gây ra cho bên thua cuộc đã đuợc nhà báo Huy Đức viết thành sách, đang được bạn đọc từ nhiều phía đón nhận…

      Sống ở những nước độc tài, muốn có DÂN CHỦ thì phải đấu tranh. Nói đâu xa, ngay như ở VN của mình, nhà nuớc csvn vừa độc tài thối nát, vừa ác với dân, nhưng lại rất hèn với TQ là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mình…

      VIDEO KINH ĐỘNG: CÔNG AN DƯƠNG NỘI BAO CHE BẢO KÊ NHÀ THẦU DÙNG MÃ TẤU RƯỢT CHÉM NÔNG DÂN

      Bạn đã quên rằng, chính quyền độc tài Miến Điện đã phải nhường bước để DÂN CHỦ có cơ hội triển khai. Nếu nhà nước độc tài cố tình ngăn cản DÂN CHỦ khiến chiến tranh xẩy ra, thì đó là lỗi của bọn độc tài, bạn ạ!

      Đất nước VN không phải là của riêng ai, mà là của ANH, của TÔI và CỦA MỌI NGƯỜI!

      Đảng csvn với hơn 3 triệu đảng viên cũng chỉ là một phần (chưa đầy 4%) của dân tộc VN. Vậy thì lấy quyền gì để đòi độc quyền lãnh đạo Việt Nam trường kỳ với điều 4 Hiến Pháp?

      Nay, nếu nhân dân với 96% đứng lên đòi “quyền làm chủ” mà bạo quyền csvn chống lại, thì lỗi đó đâu phải tại nhân dân, mà chính là do bạo quyền csvn, đúng không?

Leave a Reply to Ý kiến