WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến lược quyền con người

 Quyển sách Câu Chuyện Về Quyền Con Người và bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là hai tài liệu chánh cho việc tổ chức Hội Luận trong buổi Dã Trại tại các công viên ở Hà Nội - Sài Gòn - Nha Trang - Hải Phòng . . .(photo by: danlambao)

Quyển sách Câu Chuyện Về Quyền Con Người và bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
là hai tài liệu chánh cho việc tổ chức Hội Luận trong buổi Dã Trại tại các
công viên ở Hà Nội – Sài Gòn – Nha Trang – Hải Phòng . . .(photo by: danlambao)

Có thể nói con đường dân chủ hoá Việt Nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng – giai đoạn mà mục tiêu quyền con người nổi lên mạnh mẽ và trở thành mục tiêu tranh đấu chung. Vì vậy đây cũng là một giai đoạn quan trọng có tính quyết định. Trong lịch sử trước đây, ngoại trừ một giai đoạn được cổ vũ bởi nhà yêu nước Phan Chu Trinh thì quyền con người chưa bao giờ là mục tiêu tranh đấu thực sự của các cuộc cách mạng ở Việt Nam. Thực chất của các cuộc đấu tranh, chiến tranh ở Việt Nam hầu hết là sự tranh giành ý thức hệ và quyền lợi của cá nhân hoặc phe nhóm và được che đậy dưới các danh nghĩa “độc lập”, “giải phóng”, “thống nhất”, v.v… Chính vì vậy mà đất nước triền miên đau khổ, lạc hậu, nô lệ. Đó cũng chính là lý do mà công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước bằng mục tiêu giải trừ chế độ cộng sản đã kéo dài nhiều năm vẫn chưa có kết quả. Cho dù là bạo lực hay bất bạo động thì chính quyền Cộng sản cũng phá được nếu các hành động này hướng đến xoá bỏ chế độ Cộng sản. Thậm chí những hành động ôn hoà nhất nhằm hướng đến những cải cách kinh tế, xã hội tiến bộ cũng bị quy chụp là lật đổ chính quyền “nhân dân” bằng “diễn biến hoà bình” rồi dùng điều 79 để kết án. Cộng đồng quốc tế cho dù có thể lên án mạnh mẽ những sự đàn áp thô bạo này thì vẫn rất khó để lên tiếng ủng hộ cho những mục tiêu thay đổi chế độ. Do vậy, dù sự vi phạm và chà đạp nhân quyền ở Việt Nam là rất trầm trọng trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc dân chủ hoá.

Nhưng tình hình đang khác đi nhanh. Gần một năm qua người dân đã mạnh dạn hơn, nói về quyền con người nhiều hơn, ý thức và đòi hỏi quyền chính đáng của mình mạnh mẽ hơn. Các phong trào đòi quyền như Con đường Việt Nam, Kiến nghị 72 về Hiến pháp, yêu cầu về Hiến pháp của Hội đồng Giám mục, Công dân tự do, Liên minh tôn giáo tuyên bố về sửa đổi hiến pháp, Dã ngoại nhân quyền v.v… đều được tổ chức công khai và bài bản. Tôn chỉ công khai đã tạo nên sức mạnh to lớn cho các cuộc đấu tranh này. Cùng với sự chính nghĩa không thể phủ nhận của mục tiêu quyền con người, sức mạnh này đang tạo nên một bước ngoặt quan trọng. Thứ nhất nó đẩy an ninh của chính quyền Cộng sản vào thế bị động. Tìm ra một nguyên cớ để kết tội các hoạt động này là không dễ dàng chút nào. Các điều 79, 88 gần như bị vô hiệu hoá trước sự công khai và chính nghĩa. Trong tình thế mà đảng Cộng sản Việt Nam bị phân rã mạnh mẽ như hiện nay, tìm được sự đồng thuận về một chủ trương đàn áp chính thức cho các hoạt động nhân quyền này là điều không thể. Do đó chiến thuật của an ninh Việt Nam bây giờ chủ yếu là lén lút, ném đá giấu tay, hành hung, doạ nạt hoặc bôi xấu hình ảnh những nhà hoạt động nhân quyền giống như đang diễn ra trên trang tusangnhamhiem. Chứ không thể chính thức khởi tố được những người này. Hơn nữa, những hành động chính thức như vậy sẽ càng đẩy dư luận quốc tế lên thành cao trào phản đối mạnh mẽ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Đây chính là lý do thứ hai tạo nên bước ngoặt nói trên. Chưa bao giờ EU, Mỹ, Anh, Pháp… lại quan tâm và sẵn sàng can thiệp mạnh về nhân quyền ở Việt Nam như hiện nay. Kết quả này là nhờ sự tập trung vào mục tiêu Quyền Con Người của các lực lượng trong lẫn ngoài nước vừa qua. Ngoài ra, cũng còn nhờ sự đóng góp và hy sinh của các anh chị Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần để nhận lấy những bản án khủng từ 7 đến 16 năm tù khiến dư luận quốc tế căm phẫn. Mặt khác, mong muốn có một ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và việc bị đánh giá định kỳ toàn diện (UPR) về nhân quyền của Hội đồng này trong năm tới, khiến cho Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành tâm điểm quốc tế. Có thể nói lực lượng an ninh Việt Nam chưa bao giờ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như trước giai đoạn bước ngoặt này. Nếu không đàn áp được các phong trào này thì chúng sẽ nhanh chóng lớn mạnh. Nhưng nếu liều lĩnh ra mặt đàn áp chính thức thì chắc chắn sẽ làm dấy một phong trào quốc tế phản đối chính quyền Cộng sản Việt Nam. Đàng nào cũng sẽ làm cho con đường dân chủ hoá Việt Nam tiến thêm một bước vững chắc. Quả thật Quyền con người là chiến lược. Đó vừa là sức mạnh, là chính nghĩa của công cuộc đấu tranh vì dân chủ thịnh vượng của Việt Nam, vừa là điểm yếu chết người của chính quyền toàn trị.

Quyển sách Câu Chuyện Về Quyền Con Người do Phong Trào Con Đường Việt Nam thực hiện và phát hành kín trong nước. Photo by PTCĐVN

Quyển sách Câu Chuyện Về Quyền Con Người do Phong Trào Con Đường Việt Nam
thực hiện và phát hành kín trong nước. Photo by PTCĐVN

Ngay từ lúc ra đời vào tháng 6 năm ngoái, phong trào Con đường Việt Nam đã tập trung vào 2 hoạt động Khai Dân Trí là cuộc thi “Quyền Con Người và Tôi” và biên soạn và phát hành quyển sách “Câu chuyện Quyền Con Người”. Những thành viên Phong trào trong nước liên tục bị an ninh Việt Nam sách nhiễu vì hai hoạt động này dù rằng chính họ cũng phải thừa nhận rằng đó là những việc làm không có mục đích xấu. Đặc biệt quyển sách này được ông Lê Thành Ân – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn yểm trợ phát hành. Anh Lê Thăng Long, người phát động phong trào Con đường Việt Nam liên tục bị truy vấn và gây sức ép buộc phải hủy bỏ việc phát hành sách này. Mới đây anh Hoàng Dũng còn bị hạch sách chỉ vì anh Dũng có nhận được mấy cuốn sách đó và tặng nó cho một vài người khác. Cũng liên quan đến việc này mà anh Dũng bị công an đánh đập. Điều đó cho thấy chính quyền Cộng sản sợ quyền con người đến thế nào. Còn hơn thế nữa, ngày 30/12/2012, ông Bộ trưởng Công An Việt Nam đích thân gặp ông Ân và đề nghị ông Ân tổ chức họp báo thông báo rút lại lời yểm trợ cho quyển sách này. Nhưng ông Tổng Lãnh Sự đã từ chối và nói rằng Hoa Kỳ luôn ủng hộ Quyền con người.

Hôm nay, các cuộc Dã ngoại Nhân quyền tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Hải Phòng cũng bị an ninh ngăn chặn và bắt giữ người trái phép. Điều này càng chứng minh cho “nỗi sợ hãi” của chính quyền toàn trị đối với quyền con người. Nhưng sẽ khác với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, các hoạt động off-line này sẽ dần phát triển và bùng nổ trong thời gian tới. Cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ mạnh mẽ những hoạt động này và sẽ có những hành động cần thiết nếu chính quyền đàn áp mạnh tay các hoạt động đó.

Quyền con người quả thật là một chiến lược tuyệt vời.

© Nguyễn Xuân Ngãi

 

1 Phản hồi cho “Chiến lược quyền con người”

  1. NON NGÀN says:

    THỰC CHẤT VỀ “QUYỀN CON NGƯỜI” LÀ GÌ ?

    Con người ai cũng muốn sống, nhưng sống là sống như tính cách của con người, không phải chỉ sống để mà sống. Cây cỏ, loài vật cũng sống, cũng ham sống, nhưng đó vẫn là cái sống của cây cỏ, của loài vật, tức là cái sống bậc thấp, không phải cái sống bậc cao. Sống bậc cao chỉ có nơi con người, nơi xã hội con người, đó là cái sống có ý nghĩa, có giá trị, có tinh thần, có tính chất, có mục đích, nghĩa là cái sống của đúng con người.
    Nhưng cái sống của đúng con người thì phải đi theo với quyền con người, hay phải có quyền của con người. Quyền con người cao nhất, rõ ràng nhất, đó chính là quyền về tinh thần, quyền về ý thức, quyền về ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống cá nhân cũng như xã hội. Quyền đó chính là quyền bình đẳng, dân chủ, tự do, không bị khống chế, không bị áp bức, hay không bị lệ thuộc vào bất kỳ đâu, người nào, tập thể nào, hay bất kỳ cái gì phản lại con người và quyền con người hết. Bình đẳng thì không bất kỳ ai có quyền ngồi lên đầu ai, bởi bình đẳng là ngang giá trị và ý nghĩa nhau, ngang quyền làm người như nhau, nên bình đẳng thì không thể có áp bức, bất công một cách sai trái. Mà bình đẳng thì không thể có bất kỳ sự độc tài, độc đoán vô lý nào giữa người và người trong xã hội, đó là ý nghĩa và nền tảng của quyền dân chủ, tự do. Dân chủ có nghĩa mọi cá nhân đều bình đẳng, ngang nhau về quyền làm người, quyền công dân trong xã hội, như thế dân chủ cũng có nghĩa là quyền tự do. Từ đó cũng chính tự do là mục đích của quyền làm người cao nhất. Tự do có nghĩa được sống trọn vẹn quyền làm người một cách cao nhất, không thể bị bất kỳ ai vi phạm một cách bất công hay sai trái. Như thế tự do cũng có nghĩa không thể bị người khác áp chế, bạo ngược một cách thô bạo, phi lý cho dù nhân danh bất kỳ lý do hay mục đích gì. Vậy rõ ràng quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng tự nhiên, khách quan, vốn có của con người, là quyền làm người tự nhiên và đầu tiên nhất. Đó là lẽ công bằng khách quan, là nguyên tắc, là giá trị, và cũng là ý nghĩa nền tảng, cơ sở nơi bản chất của quyền làm người.
    Quyền làm người đối với cá nhân hay phương diện cá nhân, đó là quyền sống như con người, quyền kinh tế bình đẳng, quyền chính trị bình đẳng, quyền văn hóa bình đẳng, quyền được hạnh phúc cá nhân một cách bình đẳng, quyền tinh thần, hiểu biết, ý thức bình đẳng với tất cả mọi cá nhân khác trong xã hội và ngay cả sự bình đẳng đối với toàn xã hội.
    Quyền làm người đối với xã hội đó chính là quyền tự do, dân chủ, bình đẳng khách quan trong xã hội. Tức không cá nhân nào, tập thể nào có thể nhân danh bất kỳ điều gì, ý nghĩa gì, mục đích gì mà đi ngược lại quyền dân chủ, tự do tự nhiên của mọi cá nhân, bắt mọi người phải tuân hành hoặc làm theo ý chí, ý muốn riêng của mình một cách độc tài, độc đoán hoàn toàn thiếu cơ sở chính đáng, khách quan và phi lý.
    Quyền dân chủ, tự do trong xã hội như vậy căn bản chính là quyền mỗi người dân một lá phiếu hoàn toàn khách quan, chính đáng, thực chất trong mọi ý nghĩa hay vấn đề lớn đặt ra của xã hội nói chung.
    Quyền bầu cử, ứng cử tự do, chính đáng, đúng nghĩa của mọi công dân trong xã hội, đó chính là quyền làm người căn bản và thực tế nhất trong xã hội. Tức quyền chính trị đúng đắn, tự do, chân chính, đó cũng chính là quyền làm người thiết yếu, cần thiết, cụ thể và khách quan nhất của mọi cá nhân con người trong xã hội không thể bị ai phủ nhận.
    Cũng chính trong ý nghĩa toàn thể của quyền làm người như thế, mà những tiêu chí cụ thể và bó buộc thực tế của quyền làm người trong xã hội chính là quyền được thông tin chính đáng và quyền được phát biểu, trình bày chính đáng. Đây rõ ràng là hai quyền làm người căn bản và đầu tiên nhất về mặt xã hội của quyền làm người. Quyền được thông tin chính đáng, đó là quyền được hiểu biết đầy đủ, khách quan mọi điều gì thực tế đang có trong xã hội. Đó chính là quyền tự do báo chí. Bởi nếu không được thông tin đầy đủ, đúng đắn thì quyền làm người đã bị xâm phạm vì quyền thông tin đã bị bưng bít, ngăn trở, bị nhiễu loạn hay bị xuyên tạc. Ngoài quyền được thông tin thì quyền phát biểu cũng là quyền quan trọng không kém. Bởi phát biểu là quyền được bày tỏ, được nói lên sự hiểu biết, nguyện vọng, ý muốn chính đáng, cần thiết của tất cả mọi người. Quyền được thông tin và quyền được phát biểu rõ ràng là hai quyền gắn kết và đòi hỏi lẫn nhau, mà phổ biến, bao quát cũng như cần thiết nhất cho cả hai quyền này đó lại chính là quyền tự do báo chí.
    Cũng bởi những cơ sở thiết yếu và cần thiết muôn đời như thế của quyền làm người tự nhiên mà chính quyền làm người đã được long trọng ghi nhận và công bố vào trong chính Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Mà rút lại, quyền làm người cao nhất, quyết định nhất trong xã hội con người nói chung luôn luôn chính là quyền chính trị được biểu hiện ra trong các tiêu chí chính trị chính đáng nhất rõ ràng là quyền bình đẳng, quyền dân chủ, quyền tự do, quyền thông tin phát biểu (trong đó quyền phát biểu tập thể, công khai và chính đáng nơi công cộng của nhiều người, được gọi là quyền biểu tình), hay nói chung là quyền báo chí. Cũng chính trong ý nghĩa đó mà quyền báo chí thường được gọi là quyền thứ tư là như thế. Có nghĩa chính bốn quyền này là căn bản và tiêu biểu nhất về quyền làm người hay quyền con người trong xã hội. Chúng đều là điều kiện lẫn nhau, cần thiết cho nhau, và đòi hỏi bắt buộc cùng nhau phải có. Bởi vậy cứ nhìn vào thực tế một xã hội, một chính thể, một thể chế hay một nhà nước nào đó các quyền chính đáng và quyết định về chính trị này có hay không thì cũng thừa nhận được là quyền làm người ở đó thực chất là có hay không. Tức là sự tương quan hay quan hệ nhau của con người trong xã hội không phải là những danh từ, những khái niệm suông, mà chính là những ý nghĩa hay sự thực khách quan như thế trong xã hội.
    Quyền làm người hay quyền con người như vậy rõ ràng là quyền thiêng liêng nhất và thiết yếu nhất của con người trong xã hội. Mọi sự vi phạm quyền làm người hẳn nhiên nhất thiết đều sai trái và không bất kỳ lý lẽ hay mục đích gì có thể biện minh, bảo vệ cho sự vi phạm đó được. Thực chất nó chỉ nói lên tính chất bất chính của kẻ vi phạm và tính cách bị làm mất phẩm giá, nhân cách của người bị vi phạm. Sự tương quan giữa chủ thể và đối tượng trong thực chất quyền làm người hay quyền con người nó chính là như thế. Quyền làm người, quyền con người, không những là ý nghĩa, tính cách, mà còn là giá trị quyết định nhất của chính bản thân mỗi con người. Cuối cùng, nói chung lại, quyền con người, hay quyền làm người trong xã hội nói cách khác đi cũng gọi là nhân quyền và dân quyền. Cơ sở của dân quyền chính là nhân quyền, thực tế của nhân quyền chính là dân quyền. Bởi quyền làm người nói chung của toàn nhân loại đó là nhân quyền, còn quyền làm người nói riêng nơi từng quốc gia, đất nước, dân tộc hay xã hội, đó chính là dân quyền. Phải có dân quyền mới có nhân quyền hay ngược lại, nên chủ yếu của mọi vấn đề, hay hệ quả từ đó trở đi trong ý nghĩa và kể cả giá trị của mọi vấn đề có liên quan khác nói chung, đều cũng chỉ có thể là như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (10/5/13)

Phản hồi