WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghị Viên Hùng thiện chí hay ngây thơ?

D-HungHoàng Duy Hùng, nghị viên thành phố Houston đã về Việt Nam từ 22 Tháng Ba đến 7 Tháng Tư theo lời mời của thứ trưởng ngoại giao, kiêm chủ tịch Ủy Ban Nhà Nước về Người Việt ở Nước Ngoài Nguyễn Thanh Sơn.

Những phát biểu trong và sau cuộc công du của Hoàng Duy Hùng đã gây nhiều tranh cãi.

Trong suốt chuyến công du, ông Hùng đã không hề gặp gỡ nói chuyện với ai trong những người được xem là bất dồng chính kiến với chế độ. Ông được đưa rước “chỉn chu” tới những nơi cần thăm, trong đó có cuộc ghé tư gia của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Trên tờ Thanh Niên, ông Hùng nói:

“Tôi thấy Việt Nam đang phát triển vùn vụt, dầu còn thua Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Hàn Quốc, nhưng quả thật đang thay da đổi thịt, đang phát triển thật sự. Sài Gòn nay đã phát triển thành một khu vực đô thị với nhiều nhà chọc trời, và khu vực đô thị hóa của Sài Gòn bây giờ rộng có lẽ gấp 10 lần trước năm 1975”.

Ông Hùng thoạt nhìn bề ngoài nên ngợp, không thấu hiểu bản chất của sự thay đổi này.

Chỉ trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư công khoảng 286 nghìn tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; giai đoạn 2006-2010 ước đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Ngoài ra đầu tư công, 38 năm qua, đầu tư từ vốn phát triển DOA, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI và tiền của bà con ở nước ngoài gửi về đã lên tới 10 tỷ USD/năm. Không thay đổi như thế thì mới là lạ.

Ðầu tư công đã chứng tỏ kém hiệu quả, dàn trải, lãng phí, thất thoát, làm tăng nhanh nợ nần của đất nước, mà Vinashin, Vinalines là những điển hình. Nếu như cuộc xây dựng không bị hệ thống đặc quyền, đặc lợi, quan liêu, tham nhũng chi phối, không bị rút ruột công trình, trong xây dựng tới 30-40%, thì Việt Nam còn phát triển hơn gấp nhiều lần so với hiện tại. Ðây chẳng phải là sự tài giỏi gì của đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), mà ngược lại, chính họ đã trục lợi trong các dự án đầu tư, làm hao kiệt tiềm lực của đất nước.

Dù thay đổi nhiều so với thời gian cách đấy mấy chục năm (tất nhiên!) nhưng Việt Nam vẫn là một xã hội nghèo nàn và lạc hậu so với các nước trong khu vực, là thực tế rõ ràng nhất. Ðất nước bị cai trị bởi một băng đảng độc quyền, với đặc quyền, đặc lợi, phản bội lại lợi ích của người lao động và chủ quyền an ninh của đất nước bị Trung Cộng đe dọa.

Cũng trên tờ Thanh Niên ông Hùng nói về Cồn Dầu:

“Tôi tiếp xúc với Ðức Cha Châu Ngọc Tri của Ðà Nẵng và Linh Mục Vũ Dần là lãnh đạo của giáo xứ Cồn Dầu thì tôi được thông tin không có vấn đề đàn áp tôn giáo trong vụ Cồn Dầu mà chỉ là tranh chấp giá cả đền bù đất đai. Thông tin này rất quan trọng đối với tôi vì Houston kết nghĩa với Ðà Nẵng mà thành phố kết nghĩa lại có đàn áp tôn giáo thì còn mặt mũi nào cho Houston.”

Ðây là một cách nhìn sai lệch. Ðúng là tranh chấp đất đai, nhưng đất đai này của bà con giáo dân từ lâu đời. Ðặc biệt là nghĩa trang Cồn Dầu, tồn tại 100 năm nay, có nguy cơ bị xóa số, trong khi nhiều giáo dân có chủ quyền sở hữu. Ðàn áp, cưỡng chế, thu hồi đất đai, buộc những người giáo dân phải lìa bỏ mảnh đất của họ ra đi, không phải là đàn áp tôn giáo ư?

Ông Hùng không gặp những người giáo dân bị đánh đập tàn nhẫn, mà đi gặp lãnh đạo giáo xứ Cồn Dầu thì làm sao biết được thực tế, chưa nói là lãnh đạo giáo xứ rất có thể đã bị quốc doanh hóa hoặc bị khống chế.

Về hòa hợp hòa giải dân tộc, ông Hùng nói:

“Ðúng, cuộc chiến đã chấm dứt năm 1975, gần 4 thập niên rồi, nhưng lòng người vẫn không thống nhất. Ðiều cản trở người ta không mở lòng ra với nhau vì ai cũng cho rằng mình đúng, mình có chính nghĩa, bên kia sai, và bên kia không có chính nghĩa. Thật ra, cuộc chiến Quốc-Cộng là một tai nạn đau thương trên mảnh đất hình chữ S của Việt Nam và đã đến lúc chúng ta cần tìm một giải pháp để khép lại chương sử đau thương đó.”

Vẫn lời ông Hùng: “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cả hai nên nói chuyện để tìm ra một giải pháp dung hòa, và phe chống đối không nên chỉ khai thác tối đa mặt trái mà không chịu công nhận những giá trị tích cực khác của đảng cầm quyền. Nếu phe chống đối cứ tiếp tục con đường đó thì tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền sẽ không bao giờ chịu nhường bước đối thoại vì họ đang ở thế mạnh nên nhu cầu để đối thoại với người bất đồng không có là bao. Phe chống đối nói rằng đã thế thì họ cứ chống và tìm cách lật đổ”.

Tiếp tục: “Câu hỏi được đặt ra đó là có lật đổ nổi không? Cả Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ hỗ trợ đàng sau cũng không làm nổi, huống chi tình thế thay đổi và Mỹ lại hỗ trợ cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay! Giai đoạn 1975-1993 là thời gian Việt Nam chưa phát triển và còn bị bao vây tứ bề, dân ở trong nước có gốc gác Việt Nam Cộng Hòa còn chống đối dữ dội, năm 1989 Ðông Âu và năm 1991 Liên Xô sụp đổ, ấy thế chế độ Việt Nam vẫn vững mạnh, thì bây giờ phe chống đối lấy gì mà lật đổ? Lòng dân ư? Tôi tiếp xúc và tôi thấy đa phần dân chúng ở Việt Nam chỉ muốn yên ổn phát triển làm ăn và họ muốn ôn hòa đối thoại để cải tiến những mặt trái của chính trị và xã hội”.

Khép lại đau thương, không ai khác, thuộc về chế độ Cộng Sản. Họ vẫn mừng vui chiến thắng “giải phóng” miền Nam ầm ĩ với cờ hoa bạt ngàn những dịp 30 Tháng Tư đó sao?

Giữa người Việt ba miền không hề có khoảng cách, không cần bất cứ một sự hòa giải nào cả, người ta vẫn sống với nhau bình thường.

Người Việt ở nước ngoài cũng vậy, không hề có mâu thuẫn gì với đồng bào trong nước. Hàng trăm ngàn người hàng năm vẫn về thăm quê hương. Giữa họ và người trong nước không cần hòa giải. Họ chỉ đối kháng với ý thức hệ và cách suy nghĩ giáo điều, bảo thủ của nhà nước Cộng Sản. Nếu có dân chủ, tự do, người ta sẽ sống hòa hợp, dù vẫn tồn tại bất đống chính kiến. Không bao giờ hết bất đồng chính kiến trong một xã hội, nhưng phải có môi trường tự do, dân chủ để thể hiện.

Còn đối thoại? Sự “đối thoại” của những người Cộng Sản chỉ nhằm thực thi chính sách tuyên truyền, có lợi cho chế độ. Ðã 38 năm rồi mà họ vẫn bên ta, bên “ngụy”, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, “thế lực thù địch” nên mới tạo ra chia rẽ, hận thù.

Những người Cộng Sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Rất nhiều trí thức trong nước đã có ý kiến, can ngăn, ví dụ dự án bauxite Tây Nguyên, nhưng họ đã bỏ ngoài tai, vẫn tiến hành và bây giờ hậu quả là bao nhiêu bê bối, chẳng biết bao giờ có lãi. Trong khi đó người Trung Quốc “nằm vùng” trên mảnh đất chiến lược.

Quan điểm phải hợp tác với Cộng Sản để thuyết phục, làm thay đổi cộng sản, tìm cách nói cho Cộng Sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm Cộng Sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau.

Từ Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường thời kháng chiến chống Pháp, tới các trí thức miền Nam như Nguyễn Hộ, tới Lê Hiếu Ðằng, Huỳnh Nhật Tấn… đã cho thấy sự phản bội, lật lọng của chế độ Cộng Sản hôm nay.

Những Việt kiều về Việt Nam đầu tư như Trịnh Vĩnh Bình (Hòa Lan), Trần Trường (Mỹ)… đã vỡ mộng. Ông Nguyễn Cao Kỳ ước vọng sau khi chết được chôn ở quê nhà Sơn Tây cũng đã bị bác bỏ.

Tiến Sĩ Nguyễn Ðăng Hưng, Việt kiều Bỉ đã viết:

“Tôi là người luôn lạc quan và luôn tìm cách vận động Việt kiều về xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sau 10 năm đúc kết Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có thể thấy việc thu hút Việt kiều về xây dựng đất nước chỉ còn là một khẩu hiệu thiếu thực chất, thiếu nội dung…”

Ông Hùng cũng nói về mô hình ÐCSVN tách ra làm hai đảng trong một thể chế phân quyền tam lập, như là một liệu pháp dân chủ.

Sống tại Mỹ mà ông Hùng chẳng hiểu gì về việc lưỡng đảng của chế độ dân chủ của Mỹ. Có rất nhiều đảng phái hoạt động trong xã hội Mỹ, song song với các tổ chức phi chính phủ. Quá trình dân chủ của xã hội dân sự Mỹ đã sàng lọc và lựa chọn qua bầu cử tự do hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, những đại diện có lá phiếu cao nhất vào Quốc Hội.

Cũng như ở Ba Lan, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, có tới hơn một ngàn đảng phái chính trị đăng ký hoạt động. Nhưng khi bầu cử, mỗi đảng phải tuân thủ thể lệ bầu cử. Tại các khu vực bỏ phiếu, người của mỗi đảng phải có ít nhất năm ngàn phiếu cử tri ủng hộ thì mới được ghi danh. Qua hơn hai thập niên dân chủ, sự chọn lựa của cử tri đã loại dần các đảng phái nhỏ, không có chương trình hành động. Rốt cuộc trong hơn 80 đảng phái còn hoạt động, chỉ ba đến năm đảng được bầu vào Quốc Hội.

Tách ra hai đảng mà thực chất vẫn duy trì một bộ máy cầm quyền độc tài, chuyên chế thì chẳng phải là một xã hội dân chủ, dù được trang bị bằng đủ các ban bệ. Như nước Nga của Putin. Không có bầu cử tự do và báo chí tự do, mọi cấu trúc dân chủ đều là giả hiệu.

Tóm lại, cái nhìn của ông Hùng có thể có thiện chí nhưng phiến diện, nếu không nói là ngây thơ.

Chỉ khi nào có một phong trào tranh đấu quần chúng trong nước đủ lớn mạnh, khi đó mới có thể nói đến đối thoại. Cộng Sản chỉ nhân nhượng và đối thoại khi bị áp lực dồn vào chân tường.

Nguồn: Người Việt

 

32 Phản hồi cho “Nghị Viên Hùng thiện chí hay ngây thơ?”

  1. vu doan says:

    ” Trên tờ Thanh Niên, ông Hùng nói:“Tôi thấy Việt Nam đang phát triển vùn vụt,…” – Trích .
    Việt nam phát triển vùn vụt những gì ?

    “Phố Tàu” xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam
    18/09/2012

    Không phải những khu phố Hoa kiều đượm màu thời gian với những nét sinh hoạt truyền thống quen thuộc nơi khu vực quận 5, quận 6 ở TP. HCM, giờ đây những khu phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Nam ra Bắc đang gây bao sự lộn xộn, hỗn loạn do thói ăn ở, sinh hoạt bừa bãi của hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc, cho đến chiêu kinh doanh kiểu tận thu, tận diệt của các doanh nghiệp nước này.
    Thậm chí, cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km cũng vừa hiện diện cả một “phố Trung Quốc” ở Bắc Ninh: dãy phố Phù Khê Thượng treo toàn biển tiếng Trung Quốc với mục đích thu mua gỗ trắc để xuất sang Trung Quốc.
    Cũng chẳng đâu xa, ngay tại Hà Nội, hiện các cây rút tiền tự động ATM của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang được mặc định bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Như vậy, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam cũng đã thừa nhận khả năng người Trung Quốc sẽ sinh sống và làm việc ở Hà Nội là rất nhiều, tới mức phải bổ sung cả ngôn ngữ riêng cho họ sử dụng trên các cây rút tiền.
    Điều đáng quan ngại là các hoạt động kinh tế có liên quan đến người Trung Quốc thường hay dẫn đến những hệ lụy không mấy tích cực. Ở Thanh Hóa, Đak Nong, người dân sống xung quanh khu vực có lao động phổ thông Trung Quốc thường xuyên bị các đối tượng này quấy rối bởi lối sinh hoạt bừa bãi, thiếu văn hóa. Tình trạng lao động Trung Quốc gây gổ và hành hung người Việt Nam ở đây không còn là chuyện hiếm.
    Trong khi cả triệu thanh niên Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và rơi vào những thảm cảnh như nạn buôn người, lao động xuất khẩu cưỡng bức, bỏ xác nơi xứ người hoặc lâm vào tệ nạn xã hội… thì hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc vẫn tự do hoạt động trên thị trường việc làm ở nước ta. Trong khi tài nguyên ngày một cạn kiệt bởi nạn khai thác tràn lan dưới sự quản lý yếu kém của các cơ quan hữu quan thì gỗ quý, than, cát sỏi cùng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác hằng ngày vẫn “chảy” về Trung Quốc. Trong lúc Biển Đông vẫn chưa thôi dậy sóng thì Quảng Ninh lại mở toang cửa mời gọi người Trung Quốc làm ăn với nhiều biệt đãi.

  2. vu doan says:

    ” Trên tờ Thanh Niên, ông Hùng nói:“Tôi thấy Việt Nam đang phát triển vùn vụt,…” – Trích .

    Việt nam phát triển vùn vụt những gì ?

    Từ vài năm nay, tượng Hồ Chí Minh được đặt cùng với tượng Phật tại cơ sở tín ngưỡng ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với tên gọi là Ðại Nam Quốc Tự, đã làm nóng dư luận.

    Ðưa tượng Hồ vào ngồi cùng tượng Phật, những người cộng sản hôm nay hủy diệt một cách ma giáo truyền thống văn hóa của dân tộc, đời sống tâm linh bình thường, tập quán thờ phượng lâu đời, thay vào dòng chảy sinh hoạt tín ngưỡng một thứ tôn giáo mang sắc màu dị hợm, đi ngược với cái Thiện của nhà Phật, đánh lừa những con người nhẹ dạ, mù lòa về thông tin và các thế hệ sinh ra sau chiến tranh. (Lê Diễn Ðức )

  3. Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này làm nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, có hai nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại cũng trở về Việt Nam và cũng gây đình đám, đó là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Cả hai vị này lúc đó đều kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong những lần về nước của các nhân vật này đều xuất hiện những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ cả hai phía: chính quyền trong nước (tạm gọi là Việt cộng) và cộng đồng người Việt hải ngoại (tạm gọi là Việt kiều).

    Có một điều trùng hợp là, cả hai lần trở về này đều diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để gia nhập các tổ chức quốc tế, WTO – ở lần trước và TPP ở lần này. Và một điều trùng hợp nữa là đối tượng đàm phán chủ yếu của cả hai lần gia nhập, đều là nước Mỹ.

    Để được Quốc hội Mỹ xem xét, thông qua việc Việt Nam gia nhập TPP thì Việt cộng phải đạt được tiến bộ về dân chủ, nhân quyền. Đây là điều mà Việt cộng sẽ bao giờ nhượng bộ. Vậy để tháo gỡ bế tắc thì Việt cộng phải nhượng bộ ở khía cạnh chiến lược. Đó là tiếp tục “bổn cũ soạn lại”, diễn lại tuồng “hòa hợp, hòa giải dân tộc” để cho phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi để trở thành đồng minh của Mỹ.

    Vậy là màn kịch cũ được diễn lại với diễn viên mới là ông Hoàng Duy Hùng. Không biết ông Hùng có biết chiêu trò này không hay ông cố tình không biết.

    Những lúc như thế này, câu nói nổi tiếng của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại văng vẳng vang lên trong đầu chúng ta: “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì cộng sản làm”.

    Câu này không chỉ nhắc nhở cho cộng đồng Việt kiều, người Việt Nam trong nước mà cả cho phía Mỹ.

    Đọc giả có thể xem chi tiết bài phân tích tại Blog Huỳnh Ngọc Chênh:

    http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/05/nuoc-my-va-van-e-hoa-giai-dan-toc-cua.html

    • SUỐI NGÀN says:

      THẬT KHÓ !

      Một bên cộng sản mút mùa
      Một bên chống cộng chẳng thua chút nào
      Chiến tranh dầu đã qua rồi
      Ba mươi năm lẻ vẫn còn kình nhau
      Lỗi này thử hỏi tại sao
      Vì đâu nên nỗi con người Việt Nam ?
      Anh luôn cộng sản đỏ lòm
      Anh đòi dân chủ mãi gào không thôi
      Hai đàng đều hiểu trái nhau
      Kiểu này nào biết trên đầu có ai
      Vì dân sao cứ cộng hoài ?
      Còn vì hòa giải sao toàn chưởi nhau !
      Không nhìn bốn bể năm châu
      Người ta không cộng bộ rầu hết sao
      Cho nên những chuyện tào lao
      Dẹp đi mới tõ hướng nào khơi ra
      Nên chăng mẫu số cộng hòa ?
      Cùng lòng yêu nước mới là hay thôi !

      GIÓ NGÀN
      (16/5/13)

  4. Khó Hiểu says:

    Mỗi người có cách riêng của họ, ở nước tự do sao không suy nghĩ tự do một chút, muốn ai cũng chống cộng y nhự kiểu của mình? Thảo nào 40 năm chống cộng quý vị lẩn quẩn như chống chính mình.

  5. Võ Đình Tuyết says:

    Cậu Hoàng Duy Hùng chẳng thiện chí và cũng không ngây thơ.Cậu chỉ là người giảo hoạt,mưu mẹo,kiếm lợi.Công việc của cậu từ xưa cho tới bây giờ là vậy.
    Nếu người Việt hải ngoại đêm lòng tin vào cậu chẳng khác gì tin vào kẻ bán lúa giống.
    Hảy trả cậu về…với người …Mỹ.Cậu đang làm việc cho Mỹ và cũng đang đi tìm mối lợi cho mình.
    Chúc cậu thành công trên con đường ham lợi.

    • nguoisaigon california says:

      sao nhe. nha`ng the””…gia di`nh hoa`ng duy hung duo.c congsan vietnam ga`i qua My~ mu`a di tan 1975……..nay ch’inh thu’c ve` vietnam de? nha.n chi? thi. cua bo chi’nh tri…..in Houston in Texas bao la ca’n bo. congsan vietnam…dang thi hoa`ng ye’n…dang tha`nh tammm…nguyen thanh son chi? la` ca`u noi ke’t cu?a da?ng qui? vietnam congsannn

  6. Thatphu says:

    Toi khong nghi la 1 nha tri thuc co hoc,co chuc vu trong chinh quyen cua Meo ma lai tuyen bo mot cach khong hieu biet nhu the… 1 ke that-phu

  7. Choi Song Djong says:

    Vậy là gia đình ông nghị này “tam đại đồng đường” bị cộng sản gạt.Hy vọng rằng những đứa con của ông biết bỏ của chạy lấy người.Buồn thật khi ông làm loa tuyền truyền miễn phí cho bọn máu me.

  8. Trần Việt Nam says:

    Lời nói của một kẻ có ăn học như tên luật sư Nguyển Duy Hùng chỉ có một câu:” Có học nhưng không có hạnh”. Thay vì dùng cái vốn liếng luật sư của mình để giúp kẻ cô thế bị đàn áp mất cả dân chủ, tự do, lại dùng miệng lưởi để nịnh bợ, lủ cầm quyền cộng sản Việt Nam, lủ hèn với giặc, ác với dân, người ta chỉ phỉ nhổ, khinh bỉ tên luật sư này.

  9. Hồng Lĩnh says:

    Tui nghĩ ông Hùng vừa có thiện chị vừà ngây thơ …
    Làm chính trị mà không chịu nghiên cứu lịch sử – nhất là khoảng thời gian 1930-1954
    Hòa hợp với cộng sản mà không đọc kinh nghiệm sống và làm việc với cộng sản của những đảng viên lão thành (đã bỏ đảng, hoặc bị thanh trừng, bị giết, bị tù ….) cũng như những người quốc gia chân chính .

    Ông Hùng chỉ là một con cừu chính trị …tưởng rằng mình sẽ hoán cải được Bộ Chính Trị !!!

  10. ĐẠI NGÀN says:

    THẾ NÀO GỌI LÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM HIỆN NAY

    Giải bài toán này trước hết phải hỏi có cần giải pháp nào không hay chẳng cần giải pháp nào. Nếu trả lời không cần giải pháp nào, có nghĩa hoàn toàn bằng lòng với thực tại. Nếu trả lời cần giải pháp, có nghĩa chưa bằng lòng với thực tại và muốn một hiện thực dẫn tới một tương lai tốt hơn. Và ai trả lời câu hỏi này, rõ ràng là những người cộng sản và những người không cộng sản.
    Nhưng phân biệt hai tồn tại dạng người như vậy liệu có ổn không ? Phải chăng duy nhất chỉ có người VN mà không có sự phân định ra hai loại dạng trên ? Những người CS thì muốn và muốn hiểu mọi người trong nước đều là người của mình. Những người ngoài nước và những người không CS thì tách biệt người CS là người đang nắm quyền, và số hầu hết còn lại đều chỉ là nhân dân, tức là người VN thuần túy nói chung.
    Đấy cái dị biệt sơ khởi nhất cũng là chính ở chỗ đó.
    Có nghĩa khi tất cả mọi người đều thấy mình chỉ là người VN thì mới không có vấn đề, và vấn đề câu hỏi ngay từ đầu, tức là giải pháp hiện tại mới được đặt ra. Ngược lại thì không ai chịu thua ai và mọi sự sẽ cứ mãi còn nguyên như cũ. Nhưng đối với mọi người không CS thì không có gì đáng nói. Trái lại đối với người CS thì lại có nhiều ý nghĩa được đặt ra. Mà luận giải ý nghĩa hay giải pháp này cần phải nghiêm túc, trung thực, khách quan, thẳng thắn, thực tế, thiện chí, sáng suốt, không thể chỉ nghĩ càng, nói càng, làm càn theo thói quen, cảm tính hoặc các não trạng xơ cứng, bảo thủ, lạc hậu, chậm tiến, ngoan cố, cố chấp nào đó.
    Nói cụ thể, nếu tự cho mình là CS thì cần hỏi CNCS trên toàn thế giới hoặc tại nước ta ngày nay có còn thực hiện được không ? Nếu trả lời có thì phải giải thích cụ thể, chính xác làm sao. Nếu trả lời không, câu hỏi đặt ra liệu còn cần phải cứ tiếp tục theo đuổi nó nữa hay không ? Đó là các vấn nạn đặc biệt để cho ra một kết luận cần thiết phải có.
    Giả dụ nếu cho mình chỉ là người yêu nước thuần túy mà không phải là CS, tức không còn đeo đuổi gì CNCS nữa, bởi mặt lý thuyết nó không còn thực tế nữa, mặt hiện thực nó chỉ gây thêm ảo tưởng và phí phạm nhiều mặt, thì vấn đề trở thành đơn giản, chẳng cần chi phải bàn cãi nữa. Như vậy vấn đề còn lại chỉ còn là ý nghĩa chính quyền và phát triển đất nước.
    Một chính quyền hiệu quả trong mọi nhiệm vụ thiết yếu phải có của nó. Đó là ý nghĩa đầu tiên phải nói đến. Ngoài ra có nên cải cách dân chủ hay tiếp tục độc đoán theo kiểu một chiều là ý nghĩa tiếp theo cần suy tính. Thứ hai là việc phát triển xã hội, đất nước làm sao cho kết quả nhất. Dĩ nhiên sự đánh giá này là phải so sánh giữa cự ly hiện tại của mình và các nước khu vực cùng thế giới, không phải chỉ kiểu mèo khen mèo dài đuôi tức chỉ hoàn toàn chủ quan, thiển cận và tự mãn.dân
    Từ hai vấn đề trên, rõ ràng ý nghĩa tiếp theo là vấn đề nhân sự và đời sống toàn dân. Tất nhiên vấn đề này cùng vấn đề trên không hề tách ly nhau mà chúng lôi kéo, làm điều kiện, và nối kết hay ràng buộc với nhau. Có nghĩa giữ chính quyền trong độc đoán hay giữ chính quyền trong dân chủ ? Giữ chính quyền trong hiệu quả phát triển hay giữ chính quyền bằng mọi giá theo nghĩa chỉ cố bám quyền lợi và quyền lực nói chung. Điều đó cũng có nghĩa chính quyền nhằm phục vụ dân tộc, nhân dân, đất nước, hay chính quyền chỉ phục vụ cá nhân, phe nhóm, đảng phái hoặc nhóm lợi ích ? Trả lời câu hỏi chính yếu đó sẽ giải tỏa được mọi chủ quan và tính cách khách quan tự nhiên phải đến. Thế thì vấn đề chỉ còn là lựa chọn giữa tự do dân chủ đúng nghĩa và độc tài chuyên đoán đúng nghĩa, cái gì hữu lý, đúng đắn, phù hợp với quyền lợi chung của đất nước, xã hội hơn. Tất nhiên ý nghĩa cũng có thể chỉ nói trong hiện tại và nói cả tương lai. Nhưng rõ ràng ý nghĩa hiện tại quyết định cho tương lai cũng như bài toán tương lai không thể nào hoàn toàn tách biệt với chính bài toán phải giải quyết trong hiện tại. Mọi sự tiến bộ và phát triển phải tính trong dài hạn, dài ngày, không thể chỉ nhìn củn cỡn theo cách nào đó.
    Nếu thấy ra được tất cả ý nghĩa đó hay chấp nhận các ý nghĩa đó thì giải pháp cũng không còn là vấn đề. Bởi vì muốn phát triển xã hội và đất nước phải cần chính giải pháp khoa học căn cơ, bao quát mà không thể chỉ những giải pháp tình thế bị động, nông cạn. Có nghĩa vấn đề chính sách phát triển, vấn đề nhân sự phát triển là đầu vào cho lực lượng, sức mạnh phát triển, đồng thời là điều kiện tạo đầu ra cho kết quả phát triển là triễn vọng đi lên của xã hội, của đất nước và hạnh phúc của toàn dân. Ý nghĩa của nhân sự chính là ý nghĩa của đào tạo, của giáo dục, tập hợp, sử dụng, khai thác, và ý nghĩa của hiệu quả hay kết quả là ý nghĩa của mọi giải pháp khoa học trong tính toán và thực hành nói chung.
    Ý nghĩa dân chủ tự do đích thực, ý nghĩa khoa học và thực tế, ý nghĩa hiệu quả và thành công, ý nghĩa của chiến lược và chiến thuật, ý nghĩa của tổ chức và chính sách, ý nghĩa của chủ trương và quy định, ý nghĩa của áp dụng và khuếch trương, ý nghĩa của tập hợp và tổng hợp, ý nghĩa của thiện chí và sáng suốt, hay nói chung lại ý nghĩa về giá trị và tính cách của mọi vấn đề có liên quan đến con người cũng như thể chế nói chung đều chính là ở đây.

    Võ Hưng Thanh
    (14/5/13)

Leave a Reply to Hồng Lĩnh