WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một con đường cải tổ

Nguyễn Đắc Kiên

DemocracyChương 1

Tình thế hiện nay

1. Nhận diện nhóm cấp tiến

Hội nghị Trung ương 6 và 7 của Đảng cho thấy phe bảo thủ, muốn kiên trì định

hướng XHCN theo học thuyết Marx-Lenin đang ở thế yếu.

Cuộc vận động tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong quần chúng cho

thấy, một bộ phận không nhỏ người dân đã ý thức mạnh mẽ về quyền lực chính trị

của mình. Họ sẵn sàng là lực lượng đi đầu thúc đẩy tiến trình dân chủ, tự do cho

đất nước.

Nhưng sẽ là quá lạc quan nếu ai đó, đưa ra một dự đoán nhất quyết về một cuộc cải

tổ trong tương lai ngắn hạn ở VN.

Tình thế hiện nay, trong nội bộ ĐCS, nhóm lợi ích đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn

nhóm bảo thủ. Nhưng cả hai nhóm này đều sẽ là trở lực cho tiến trình dân chủ.

Nhóm lợi ích đôi khi tỏ ra cấp tiến, tuy nhiên những người theo dõi chính trường

VN đã quá quen với những thủ đoạn, những trò lật lọng của nhóm này. Sẽ chẳng ai

ngạc nhiên nếu khi nhóm này đã đạt được mục đích thâu tóm quyền lực sẽ quay

mũi giáo, chống lại nhân dân, đàn áp lực lượng dân chủ.

Lực lượng bảo thủ trong đảng, nhóm lợi ích cùng với thế lực bành trướng Bắc

Kinh rõ ràng sẽ là những trở lực lớn nhất cho dân chủ, cũng là hiểm hoạ lớn nhất

đẩy VN vào đêm dài lạc hậu, suy thoái, thậm chí hỗn loạn.

Sự đối đầu giữa phe bảo thủ và phe nhóm lợi ích, đặc biệt trong hai Hội nghị Trung

ương vừa qua làm người ta nhầm tưởng rằng trong chóp bu ĐCS hiện chỉ có hai

lực lượng này. Tuy nhiên, ngày càng có những chỉ dấu rõ ràng cho thấy, trong

thượng tầng nội bộ đảng còn có nhóm thứ ba – nhóm cấp tiến. Việc Hội nghị Trung

ương 6 không kỷ luật “đồng chí X”, Hội nghị Trung ương 7 không bầu hai ông

Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai ứng cử viên do Bộ Chính Trị giới thiệu

có thể coi là một chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ về ý thức dân chủ của các uỷ viên

trung ương. Việc hai ông Thanh và Huệ không trúng ghế ủy viên BCT chưa chắc

đã là do nhóm lợi ích mạnh. Nhóm lũng đoạn có thể chỉ làm một động tác phá quấy là đưa thật nhiều ứng viên ra tranh cử, sau đó các Ủy viên Trung ương, với ý

thức đã tiến bộ về quyền lực của mình làm nốt phần việc còn lại là loại ông Thanh

và ông Huệ. Việc các Ủy viên TƯ không bỏ phiếu cho hai ông này, cũng không thể

quy kết ngay cho họ là ủng hộ nhóm lợi ích. Họ chọn ông Nguyễn Thiện Nhân và

bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể đơn giản chỉ là do họ thấy những vị này thích

đáng hơn.

Những đảng viên cấp tiến, có thể ngay ở trong Bộ Chính Trị, ngay trong các vị Ủy

viên TƯ có thể tạo ra những diễn tiến bất ngờ khi họ bỏ tấm mạng che bước ra ánh

sáng chính trường.

2. Phe dân chủ ngoài Đảng thiếu một lực lượng vật chất

Việc nhận diện ra lực lượng thứ ba, lực lượng tiến bộ trong nội bộ nhóm lãnh đạo

của ĐCS hiện nay là rất quan trọng. Nếu có thể vận động được lực lượng này gắn

kết lại với nhau, cùng với lực lượng tiến bộ ngoài đảng tiến hành cải tổ đất nước thì

đây có lẽ sẽ là phương án ít mạo hiểm có thể thu được các bước tiến vững chắc

nhất.

Không khó để nhận thấy lực lượng dân chủ ngoài đảng cả trong và ngoài nước hiện

nay phân tán. Nếu có thể quy tụ lại cũng dễ tan vỡ. Lực lượng trong nước thì gặp

cản trở từ phía chính quyền, định kiến xã hội. Lực lượng ngoài nước có môi trường

thuận lợi hơn nhưng lại dễ bị chia rẽ, thậm chí xung đột.

Sự phân tán này sẽ hiển hiện khi ta đặt câu hỏi: Lực lượng vật chất nào? Khối quần

chúng nào có đủ sức mạnh đối kháng thách thức quyền lãnh đạo ĐCS hiện nay?

Tìm kiếm sự hỗ trợ vật chất từ các nước phương Tây cũng là một sự lựa chọn mạo

hiểm và khó khả thi trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Hơn nữa, một mang

một lực lượng đối kháng đủ mạnh để đương đầu với chính quyền hiện hành luôn

mang theo nguy cơ bạo loạn, tốn xương máu mà chính quyền mới được dựng lên

nếu có thể cũng không có gì đảm bảo là sẽ ít độc tài hơn chính quyền cộng sản

hiện nay.

Vận động để nhóm cấp tiến trong nội bộ ĐCS lên nằm quyền và tiến hành cải tổ có

thể là lựa chọn sáng suốt nhất trong tình hình hiện nay. Nhận định này nhiều khả

năng sẽ ngay lập tức bị phản đối với những người có nhiều ân oán với cộng sản cả

trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu điềm tĩnh lại để suy nghĩ thì họ sẽ thấy lựa chọn này thật sự không tồi. Và bản thân những định kiến của họ cũng không phải

là không thể vượt qua. Rào cản lớn nhất, lâu dài nhất, ám ảnh dai dẳng nhất có lẽ là

rào cản ý thức hệ. Rào cản do cả hai phe Quốc gia và Cộng sản đã cố công dựng

lên đến giờ vẫn như bóng đen bao trùm, cản trở mọi nỗ lực cải tổ, hoà hợp.

3. Ngọn cờ dân tộc thống nhất

Có thể còn một số ít người trong phe bảo thủ vẫn thực lòng muốn bảo vệ học

thuyết cũ. Với phe nhóm lợi ích học thuyết cũ cũng có giá trị khi nó còn giúp họ

núp bóng, trục lợi, vì thế họ cũng có lí do để lớn tiếng bảo vệ ĐCS khi cần phải

chống lại nhóm cấp tiến.

Nhóm cấp tiến, cách gọi có thể khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn trong thời

điểm hiện nay khi hình thù của nó vẫn mờ mịt, những đại diện của nó vẫn lặng câm

trong bóng tối. Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài uy thế lấn lướt của nhóm bảo thủ và

nhóm lợi ích, những người cấp tiến trong ĐCS hiện nay, tự bản thân họ cũng phải

vượt qua rào cản ý thức hệ. Cũng như những người Quốc gia không dễ gì xoá bỏ

định kiến ý thức hệ Cộng sản, những người cấp tiến trong đảng hiện nay cũng

không dễ gì tuyên bố thẳng thừng việc rời bỏ con đường Marx – Lenin, dù họ có

biết chắc chắn con đường đó chỉ dẫn dân tộc đến lạc hậu, tăm tối, bại vong. Cũng

như những người chống cộng cực đoan, họ cần sự trợ giúp.

Đây có thể chính là thời điểm để khối quần chúng tiến bộ trong và ngoài đảng thể

hiện vai trò vận động của mình. Đây có thể là thời điểm thích hợp nhất để ngọn cờ

dân tộc thống nhất một lần nữa lại cần phất lên. Lực lượng tiến bộ trong hay ngoài

đảng, quần chúng hay lãnh đạo, đương chức hay đã nghỉ hưu, trong hay ngoài

nước… cần đứng lại với nhau, cùng một chiến tuyến, không phân biệt người Quốc

gia, người Cộng sản, bỏ hết mọi định kiến ý thức hệ, chỉ hướng đến một ngọn cờ

duy nhất, ngọn cờ dân tộc thống nhất, vì một nước Việt Nam thống nhất phát triển.

Sự vững vàng về mặt an ninh quốc gia hiện nay cần được xem như một lợi thế để

tiến hành cải tổ. Tình hình có thể sẽ xấu đi khi nhóm lợi ích ra tay hành động, gây

hỗn loạn để thừa nước đục thả câu, sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu có thêm bàn tay can

thiệp của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Chương 2

Cải cách kinh tế

1. Loại bỏ sự thao túng của nhóm lợi ích

Tình trạng nền kinh tế VN hiện nay khá giống với Đài Loan những năm 1940-1950

(khi đó Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc). Nền kinh tế Đài Loan khi

đó nằm trong tay nhóm lợi ích của Khổng Tường Hy và Tống Tử Văn. Cũng giống

như Việt Nam hiện nay, nhóm lợi ích của Khổng, Tống lộng quyền, tham ô, hết

thao túng các công ty quốc doanh, tài nguyên quốc gia vơ vét vào túi riêng đến

nắm các ngân hàng, “chuyển trọng tâm tư bản nhà nước sang kinh doanh tiền tệ

vàng bạc và đầu cơ”. Nhóm Khổng, Tống khi đó cũng áp dụng các chính sách vơ

tận, vét sạch, phát hành trái phiếu, “vay nợ nước ngoài một số tiền lớn để ăn chiết

khấu và trưng thu đủ các loại thuế, cưỡng bức vơ vét tài sản của dân”. Nền kinh tế

Đài Loan khi đó cũng bị khủng hoảng trầm trọng. Chỉ sau khi Khổng Tường Hy và

phe nhóm của ông ta tháo chạy sang Mỹ, Trần Thành và Tưởng Kinh Quốc lên

nắm quyền mới tiến hành những cải cách căn bản, đặt nền móng cho một Đài Loan

cất cánh sau này (Tham khảo: Phùng Gia Thụ – Đài Loan tiến trình hóa rồng).

Cải cách của Trần Thành, Tưởng Kinh Quốc khi đó đặt trọng tâm vào hai chính

sách lớn: Thứ nhất cải cách ruộng đất; thứ hai nâng đỡ khối dân doanh.

Ruộng đất ở Đài Loan trước cải cách đa phần nằm trong tay địa chủ, chính quyền

Đài Loan đã đặt ra cơ chế hạn điền, buộc những điạ chủ chiếm nhiều đất hơn hạn

mức phải bán lại cho những nông dân không có ruộng. Tiền bán ruộng do người

mua trả dần, chính phủ cũng đứng ra hỗ trợ thu mua hỗ trợ nhưng không trả bằng

tiền mặt mà bằng cổ phiếu trong các doanh nghiệp quốc doanh. Cũng nằm trong

chiến lược nâng đỡ khối dân doanh ở Đài Loan khi đó, song song với cải cách

ruộng đất Đảng Quốc dân tiến hành “chuyển công doanh sang tư doanh”, đem bán

cổ phiếu của 4 ngành xi măng giấy, mỏ và nông lâm để trả thay tiền trưng mua

ruộng đất. Kết quả biến một số điạ chủ trước cải cách thành các nhà công nghiệp

lớn, mà nổi tiếng nhất là “tứ đại hào chủ”: Cố Chấn Phố, Lâm Do Long, Lâm Bá

Thọ, Trần Khởi Thanh.

Sau năm 1950 nguyên tắc chỉ đạo của chính quyền Đài Loan là “hết sức thu hẹp

phạm vi quốc doanh trong công nghiệp dân sinh”, “phân rõ phương hướng kinh

doanh khác nhau giữa nhà nước và nhân dân”. Theo đó doanh nghiệp nhà nước chủ

yếu kinh doanh ngành năng lượng, giao thông, công nghiệp quốc phòng, công

nghiệp chế tạo quy mô lớn, tiền tệ… Có quan hệ nhiều đến vận mệnh nền kinh tế và

đầu tư lớn, những ngành tư nhân không tiện kinh doanh. Còn những mặt hàng dân

dụng, trực tiếp quan hệ đến đời sống như: dệt, giấy, xi măng, đồ sinh hoạt hàng

ngày… Giao hết cho tư bản tư nhân kinh doanh.

Kết quả, đến năm 1985, tỷ trọng giá trị sản lượng các doanh nghiệp dân doanh đạt

86% giá trị tổng sản lượng ngành công thương nghiệp, quốc doanh chỉ chiếm 14%.

Hoàng Gia Thụ trong cuốn Đài Loan tiến trình hóa rồng đánh giá: “Sự phồn vinh

của tư bản tư doanh đã cung cấp sức sống mạnh mẽ cho việc chấn hưng kinh tế Đài

Loan”.

Tuy nhiên, việc thu hẹp quốc doanh và nâng đỡ dân doanh sẽ không thể nào đạt kết

quả nếu song song với quá trình đó không có một chiến dịch “bàn tay sạch” của

Đảng Quốc dân.

Đảng Quốc dân trước hết cách chức các giám đốc hữu danh vô thực, thay thế bằng

những người “thích thú với sự nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và khả năng thực tế

phụ trách”. Sau khi áp dụng biện pháp này, những người chỉ đứng tên ăn lương

nhờ quan hệ cá nhân làm giám đốc, chánh văn phòng… nhất là những người núp

sau Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy, Trần Quả Phu lần lượt bị đào thải.

Liên hệ với tình hình VN hiện nay, rõ ràng cần một người đủ sức mạnh, trí tuệ, sự

đảm lược và tinh thần vì dân tộc tiến hành thanh lọc, cải cách, loại bỏ những kẻ

ngồi không ăn bám trong các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, cần khôi phục Ban cố vấn của Thủ tướng trước đây, tập hợp các

chuyên gia trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu, tư vấn

và khuyến nghị chính sách.

Để tránh sự thao túng thị trường tiền tệ, tránh hiện tượng biến tài sản nhà nước

thành tài sản tư nhân của nhóm tư bản thân hữu, cần tham khảo một phương pháp

mà Đài Loan đã áp dụng là thành lập chế độ Hội đồng tài chính một cách nghiêm

khắc, tách rời quyền quản lý và quyền sở hữu ra. Ngân hàng nhà nước hiện nay cũng cần được cải tổ để trở thành ngân hàng trung ương đích thực, độc lập với

chính phủ, có thể thuộc quyền giám sát trực tiếp của quốc hội, không tồn tại như

một cơ quan của chính phủ như hiện nay.

2. Nâng đỡ khối dân doanh phát triển

Không giống như Đài Loan những năm 1950, VN hiện nay, không có nhu cầu cải

cách ruộng đất bức thiết, tuy nhiên, mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty CP

Bảo vệ thực vật An Giang cần được nhà nước hỗ trợ nhân rộng. Quy định sở hữu

toàn dân về đất đai hiện nay cũng cần phải thay đổi, theo đó cần quy định đa sở

hữu về đất đai với các chủ thể: Nhà nước, tư nhân, tổ chức, tập thể… làm thế vừa

tránh chuyện lạm dụng, tham ô đất công, vừa giúp người dân bảo vệ hiệu quả

quyền sở hữu tư nhân về đất đai của mình.

Một khía cạnh nữa trong nông nghiệp, có thể cũng cần bàn tay nhà nước đó là

“Lựa chọn nhóm hàng nông nghiệp mục tiêu – đẩy mạnh công nghiệp chế biến”.

Bởi vì việc lựa chọn nhóm hàng mục tiêu, đi liền với đầu tư về nghiên cứu, phát

triển, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi vốn lớn, thời gian lâu dài, các doanh nghiệp

tư nhân khó mà đảm đương trong một sớm một chiều.

Không chỉ trong nông nghiệp, đảm đương việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao

công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia cho khối dân doanh cũng cần được áp dụng

cho các khu vực sản xuất khác.

Hãy tham khảo một đoạn mô tả rất có ý nghĩa sau đây của Hoàng Gia Thụ về các

chính sách Đài Loan đã thực thi: “Đến những năm 70, Chính quyền Đài Loan lại

xúc tiến quá trình liên hợp của các xưởng cùng sản xuất một mặt hàng, tổ chức các

công ty mậu dịch lớn có một mạng lưới cơ sở sản xuất và bán sản phẩm. Như vậy,

vừa thống nhất được qui cách, chất lượng của các sản phẩm cùng loại, vừa mở

rộng được quy mô sản xuất, lại tránh được trong tỉnh tàn sát nhau để người nước ngoài hưởng lợi.

Để khuyến khích sự hợp tác kỹ thuật giữa các hãng tư doanh với ngoại thương,

chính quyền Đài Loan có đãi ngộ thích đáng đối với ngoại thương, cung cấp kỹ

thuật tiên tiến và license cho Đài Loan, đồng thời cấp những khoản tiền lớn cho

các hãng học tập và mua kỹ thuật mới. Thí dụ, để dẫn dắt cho sản phẩm nông

nghiệp xuất khẩu, chính quyền trước hết đầu tư cho cơ cấu nông nghiệp trồng thử

nào cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp FDI được vay vốn giá rẻ ở nước ngoài. Rào cản về tiền tệ này, chẳng khác nào chính sách ngăn sông cấm chợ cuối thời nhà Nguyễn mà hậu quả khi đó là nền kinh tế, thương mại rơi hết vào tay người Hoa, các thương gia VN bị bóp nghẹt đồng thời mở ra cơ hội cho người Hoa thâu tóm, trục lợi. Những thành quả gần 20 năm Đổi mới vừa qua, có bị cuốn trôi hết chỉ với một cơn khủng hoảng hiện nay nếu chúng ta không kịp thời cải tổ.

(Còn tiếp)

2 Phản hồi cho “Một con đường cải tổ”

  1. nguyen ha says:

    Hoang gia Thụ chỉ nhìn chính sách Đài loan qua các chính sách,thật sự Dài loan xây dung Dất nước bắt đầu từ giáo dục. Năm 196o,nhà nước VNCH có đề cử một phái đoàn giáo dục,cấp quốc gia đi thăm viếng và học hỏi giáo dục các nước lân bang,trong đó có nhật bản và Đài loan.Ô Nguyễn văn Hai,gs dại học Huế,một thành viên của đoàn. Sau khi thăm viếng về,GS Hai không ngớt ca tụng về giáo dục của Đài Loan.Cụ thể ,khi Ông đến thăm một trường tiểu học,chưa đến giờ mở Cổng trường,mặc dù bờ thành và cổng trường rất thấp,nhưng không có một em nào nhảy vào bên trong hoặc ngồi trên bờ thành. Trong lớp các em ngồi
    từng ghế một,đồng phục,rất tự tin. GS Hai đã từng là Giám đốc học chánh Trung phần,nhưng ông nhận xét mình(VNCH) còn thua xa!! Nói thế thì đủ biết,mọi việc phải bắt đầu từ Giáo -dục. Huống chi.với nền Giáo dục
    của CHXHCNVN (làm theo lời Bác) chỉ có đường “đi -ở-đợ”.! Hãy nhìn các tiến-sĩ(giây thì biết!
    Đừng mơ tưởng viễn vong,tất cả chỉ là đường đi không tới.Trừ khi thay đổi toàn bộ nền giáo dục đâm
    chém ,noi gương “Bác’.

  2. THƯỢNG NGÀN says:

    ĐẤT NƯỚC TA NGÀY NAY THỰC CHẤT ĐANG RẤT CẦN NHỮNG LOẠI NGƯỜI NÀO ?

    Loại người hiện nay đất nước đang thiếu nhất, và cũng là loại người đang phải cần tới nhất, đó là loại người có đầu óc và tư duy độc lập. Có đầu óc có nghĩa là không u trệ, mê muội. Có tư duy độc lập là có tự chủ và biết suy nghĩ độc lập. Loại người như thế không nhất thiết phải là trí thức chuyên môn mà là bất cứ ai. Con dân trong nước hiện nay cũng không phải chỉ là đảng viên đảng CS (nhiều lắm chỉ có 3 triệu), nhưng là toàn thể dân tộc (có hơn 90 triệu người tất cả). Dĩ nhiên mọi người có đầu óc thì không phân biệt là đảng viên hay không đảng viên. Bởi vì ý nghĩa chính yếu không phải đảng viên hay không đảng viên mà tất cả mọi người có đầu óc và tư duy độc lập dù họ có là đảng viên hay không. Dĩ nhiên với lối mòn đào tạo và hệ thống tổ chức theo kiểu khống chế, rất có có những đảng viên nào (kể cao Trung ương, tức cao cấp) có được tư duy độc lập. Bởi vì cứ mở miệng hay suy nghĩ điều gì là y như chỉ có công thức sáo mòn duy nhất, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Mác Lênin, sự trung kiên với Đảng. Mà thật sự ý thức xã hội, ý thức dân tộc, nghĩa vụ đối với đất nước nói chung đều không thấy đâu cả. Dĩ nhiên có người ngây thơ đồng hóa đó như tinh thần hay ý thức yêu nước. Nhưng đó chỉ là những người mù quáng. Còn bất cứ ai, kể cả đảng viên mà sáng suốt đều thấy không phải như vậy. Có nghĩa có loại nhân sự mà Đảng cần thì rất nhiều, nhưng nhưng loại nhân sự mà đất nước cần thì lại rất ít hay hầu như không có. Điều đó chỉ có nghĩa lực lượng đảng viên phần đông chỉ có lợi cho Đảng mà thật sự không hề có lợi cho nước. Điều này không phải nói ngoa, nhưng bất kỳ người đảng viên nào tự trong lòng mình hay bất kỳ người dân sáng suốt có ý thức nào cũng cho thấy điều đó. Điều đó đưa ra một kết luận như thế nào, đó là kết luận về ý nghĩa đào tạo và phương pháp đào tạo. Bởi cố Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói một câu mà bất cứ đảng viên, đoàn viên nào cũng đều biết, là trung với Đảng, hiếu với dân. Thật ra Trung với Đảng mà hiếu với dân có nghĩa là đã đồng hóa Đảng với dân rồi. Một sự đồng hóa hai điều hoàn toàn khác nhau, đó chính là sự suy nghĩ mang tính cách rất thiên lệch hay hời hợt mà người phán ra câu nói đó đã mắc phải. Cũng từ đó mà phương pháp đào tạo của Đảng lâu nay đối với đảng viên và học đường hoặc toàn dân nói chung cũng chỉ cốt đào tạo ra sự trung thành tuyệt đối, một chiều, nhưng không hề bao giờ có ý đào tạo ra những đầu óc hay những tư duy độc lập. Nếu quả thật điều này là thực chất và khách quan, phải nói thẳng đây chính là lỗi của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CS đối với dân tộc và đất nước. Bởi vì ngay từ bước đầu những người theo cách mạng đều hiểu Đảng thật sự chỉ là công cụ phục vụ xã hội, phục vụ đất nước. Thế nhưng dần dần qua thời gian, ai cũng đều thấy kể cả mọi đảng viên từ cấp thấp nhất cho tới cấp lãnh đạo là Đảng đã trở thành một thực thể có thể nói không còn gắn bó, ít gắn bó, hay thậm chí phần lớn trở thành độc lập đối với đất nước. Điều này không cần luận giải, chứng minh, vì mọi người đều thấy nó rất cụ thể, rõ rệt. Đến nỗi trong thực tế nó đã trở thành đất nước, dân tộc phục vụ cho Đảng mà không hề là điều đáng lẽ ngược lại. Thế thì cái mà ngày nay đất nước đang rất cần là những người có đầu óc, có tư duy độc lập hoàn toàn vắng bóng, đó thật sự là điều rất đáng buồn và đáng kinh sợ. Ngược lại những thành phần mà Đảng cần cho Đảng thì lại có quá nhiều. Bởi vậy, điều cần nhất hiện nay chính là phải tìm cho ra những người có đầu óc, có tư duy độc lập cần thiết cho đất được không ở đâu khác ngoài những người đang ở các chức vụ lãnh đạo trong Đảng. Điều này quả thật đáy biển mò kim. Bởi vì nếu có những nhân sự thế, lâu nay quả thật bộ mặt và triển vọng tương lai đất nước đã khá nhiềui rồi. Bởi vì Đảng hiện tại là Đảng cầm quyền như cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Còn toàn dân không có quyền gì hết thì có nói làm gì, bởi vì giả thử còn có những người như thế trong dân thật sự cũng không làm nên được trò trống gì với dân tộc, đất nước hết, bị vô hiệu hóa cả, bởi vì quyền lãnh đạo của Đảng CS hiện tại là luôn luôn hết sức chặt chẽ, và đặc biệt nhất là luôn luôn trong sự quyết định tối cao và một chiều duy nhất !

    ĐẠI NGÀN
    (02/6/13)

Leave a Reply to nguyen ha