Thống đốc được đấy chứ
Thử nhìn một cách lạc quan về việc Thống đốc “đội sổ” về mức tín nhiệm!
Trên Thời báo kinh tế Việt Nam, một cán bộ ngành ngân hàng đã nói về “nỗi buồn” trước kết quả lấy phiếu tín nhiệm của sếp mình, cũng là bộ mặt ngành ngân hàng. 88 tín nhiệm cao, 194 tín nhiệm, và 209 tín nhiệm thấp. Có lẽ, không ai muốn nhận được kết quả đội sổ trong lần đầu đi thi.
Nhưng, như Chủ tịch QH xác nhận, kết quả lấy phiếu là khách quan. Kết quả đó, dù chắc chắn Thống đốc Nguyễn Văn Bình không muốn, cũng là một sự thật không thể thay đổi. Mọi việc có khi còn phản cảm hơn nếu như Thống đốc đạt tín nhiệm rất cao.
Nhưng nhìn nhận một cách công bằng, bên cạnh một điều gây bức xúc là một việc đã được giải quyết. Hay nói cách khác, những điều hành gây bức xúc dư luận chính là cách thức thống đốc đang làm để giành lại dù chỉ 2 chữ “ổn định hệ thống”.
Dưới “thời” Thống đốc Nguyễn Văn Bình, giá vàng có thể chênh lệch 5-7 triệu đồng gây thiệt hại cho những người dân dùng vàng làm phương tiện tích trữ, nhưng chấm dứt cảnh những “nhà đầu cơ” xếp hàng dài dằng dặc ở Hà Nội, ở Sài Gòn. Giá chênh 5-7 triệu, tức là không còn buôn lậu. Không xếp hàng, cũng có nghĩa tính chất đánh bạc một thời của các sòng vàng đã được chấm dứt hoàn toàn.
Dưới “thời” ông Bình, người dân giật mình khi hàng loạt các ngân hàng, đại gia một thời phải “tái cơ cấu”. Chữ hàng loạt cũng từng được dùng cho một thời “ra ngõ gặp ngân hàng”. Năm 2008, VN có 5 NH thương mại nhà nước với 400 chi nhánh, 2 ngân hàng chính sách, cũng hàng trăm chi nhành, 36 NHTM cổ phần. 44 chi nhánh NH nước ngoài. Gần 1000 Quỹ tín dụng. NH phủ sóng đến tận phum sóc bản mường. Nhiều và loạn đến mức NHNN phải ra một quyết định tạm dừng thành lập mới các ngân hàng thương mại. Bấy giờ, TS Nguyễn Đại Lai nói một câu rất chuẩn: Việc có thêm nhiều NH không giúp xã hội tăng thêm nguồn vốn bởi ngân hàng không “đẻ” ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Bắt đầu ngồi ghế nóng, với một đống hỗn độn, một hậu quả tích tụ của cả hàng chục năm mà Thống đốc vẫn cười được thì kể cũng là tài.
Dưới “thời” ông Bình, tình trạng các ngân hàng “mặt tiền thừa vốn, “chôn dưới móng quả bom nợ xấu”, trong khi doanh nghiệp nhiễm dịch giải thể, phá sản, trong đó có nguyên nhân thiếu vốn, khiến nhiều người đặt câu hỏi về chính sách tài chính tiền tệ. Câu hỏi này là hợp lý, bởi đối với một ngân hàng, thước đo hiệu quả chính là lãi suất và lạm phát và muốn giảm lãi suất 4-5% và giữ lạm phát ở mức một con số như cách Thống đốc đã làm để giữ được hai chữ ổn định và làm giảm bớt đi sự mất giá của đồng tiền, rõ ràng, không có chỗ cho những biện pháp nửa vời.
Thống đốc có thể bị đội sổ vì những biện pháp cứng và mạnh mà ông đang làm, nhưng là để một thống đốc khác khỏi phải đội sổ vì phải dọn dẹp những hậu quả của ngày hôm nay nếu không cứng và mạnh.
Tất nhiên, hoạt động điều hành vẫn còn nhiều điều đáng nói. Chẳng hạn nợ xấu vẫn đang tăng lên mức 4,67% tính đến cuối tháng 4 với tổng nợ xấu toàn hệ thống là 137,1 ngàn tỷ đồng, bất chấp các biện pháp xử lý. Tất nhiên, lãi suất hạ 4-5%, như Thống đốc nói, mà DN vẫn không tiếp cận được nguồn vốn thì lãi suất đó cũng chẳng thể trở thành “giá trị thặng dư” và việc làm. Và vấn đề đáng nói nhất, cũng là nguồn cơn gây phản ứng nhiều nhất là không thể lấy quyền lợi người dân đem đổi, dù để đổi lấy sự ổn định vĩ mô nào đó.
Năm 2012, một cuộc khảo sát 20.000 học sinh trên cả nước của ĐH FPT cho thấy ngay cả lứa tuổi học sinh cũng cảm nhận được “điều gì đó” khi ngành Tài chính ngân hàng rớt sâu trong bảng xếp hạng ngành hot với chỉ 23% trả lời “thích”, so với 37% của năm 2011. Thì ra ngay từ khi chưa làm ra tiền, học sinh đã học được bài học mà có khi nhiều người lớn còn chưa sõi, rằng: Ngân hàng không phải là nơi chứa tiền như kho bạc, mà đó phải là nơi làm ra tiền, bằng tiền. Bởi ngân hàng không làm ra tiền thì có khác gì cái cạp váy đàn bà.
Theo Blog Đào Tuấn
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
Nhìn anh cái mặt còn non quá
Thống đốc Ngân hàng cỡ tới đâu
Tài chánh nắm thôi hay làm lợi
Còn lợi theo anh tới cỡ nào ?
Mặt mày non choẹt thấy mà thương
Như kiểu thư sinh thật hết đường
Chắc anh cốt nhớ làu sách vở
Còn đầu chiến lược có vô phương ?
Anh lên Thống đốc bằng cách nào
Bởi do tín nhiệm hay bằng cao
Ngân hàng quản lý anh có khá
Cả nước hầu bao sẽ ra sao ?
Làm sao vật giá không leo thang
Làm sao tài chánh được vững vàng
Làm sao đời sống không đắt đỏ
Tài đó với anh ưng hay oan ?
Vậy mà phiếu tín nhiệm anh thấp
Không biết rồi đây có chạy làng
Tài năng anh liệu ngang bằng cấp ?
Bằng cấp tới đâu lại mới sang !
SAO NGÀN
(18/6/13)
Ông Nguyễn duy Gia ,người quảng trị,thống đốc Ngân hang CS vào đầu thập niên 1980.Thời đó tôi nghe dân
ngoài bắc ca-tụng ông Gia hết lời,nào là Ông đổ TS vào hang “tuyệt chiêu’ ở Balan,nào là chính phủ balan bắn tiếng :nếu VN không dung Ông thì để đó cho tui (balan) v..v..! Thế nhưng ,có lần Ông đến thăm một
trường Nghiệp vụ Ngân hang ở Miền Trung,thì có một em (mien Nam) thấy rỏ khả năng của Ông.Trong lúc Ông thao -thao bất tuyệt ở hội-trường,thì Em đó vừa ngồi nghe,vừa làm thơ:
Ông Nguyễn duy Gia–mang cặp da–đi xe Mát-đa(Mazda) –đến thăm chúng ta–uống bia Huda—ăn thịt gà–
Ông nói ba-hoa–rồi đi ra –mặc chúng ta !. Anh công an bắt dược và đem em đi ngay sau đó.Không biết bây giờ em ở đâu?? Nói thế thì đủ biết năng lực trí tuệ của lảnh đạo CS chỉ cần một em học sinh trung cấp(của Miền Nam) cũng nhận ra được sự-yều-kém tột cùng! Cần gì phải ngành tài chánh,bất cứ ngành nào cũng thể hiện sư yếu kém cả.Đất nước như thế nầy ,mải hoài sao các “đỉnh-cao-rí-tuệ”???