WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kiều Việt nhân hậu – Kiều Tàu ác hiểm

kieu

Hễ nhắc đến nàng Kiều thì ai cũng nghĩ đến số kiếp long đong của nhân vật Thúy Kiều trong truyện thơ của cụ Nguyễn Du. Tên đó đã trở thành biểu tượng cho cái Mệnh Bạc của người Tài Sắc, cái Ngang Trái của Khách Má Hồng bị trôi sông lạc chợ, ba chìm bảy nổi, vùi dập trong chốn phong trần. Giáo sư Đàm Quang Hưng, người chuyển ngữ sang tiếng Việt, một văn phẩm Trung quốc ở thế kỷ 17 của Thanh Tâm Tài Nhân, còn cho rằng, “Kiều Việt nhân hậu chớ không hiểm ác như Kiều Tàu”; khi ông so sánh Thúy Kiều của tác giả bản gốc chữ Hán và cô Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du.

Giáo sư Hưng, nguyên Trưởng Khoa Toán trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một thuyền nhân tị nạn cộng sản, đến Mỹ ông cắp sách đi học lại ở Đại Học Minnesota, cho biết ông có ý định chuyển ngữ bản gốc Truyện Kiều chữ Hán từ trước 1975. Tuy bận bịu còn dạy toán ở trường đại học cộng đồng từ năm 1989, ông đã hoàn thành dự án này tại Houston, Texas ngày Thứ Sáu 21/12/2012. Ông thông thạo chữ Hán là nhờ hồi nhỏ học từ ông ngoại Tổng Đốc Phạm Đình Hoè. Ngày nay, tuy đã 83 tuổi ông còn thuộc nằm lòng Tam Tự Kinh; có thể đọc làu làu 3234 câu thơ Kiều. Giá trị số Pi 3.1416 trong công thức tính chu vi hay diện tích hình tròn, ông cũng có thể nhớ đến 50 số thập phân.

Trong lời giới thiệu đọc bản dịch Kim Vân Kiều Truyện, Giáo sư Đặng Phùng Quân viết “Dịch giả là một giáo sư toán, việc ông làm văn chương không có gì phải lạ, dường như tinh thần toán học thiên về những hình thái trừu tượng cũng như tinh thần văn chương thiên về những hình thái giả tưởng, mà giả tưởng và trừu tượng là hai mặt bổ sung trong sáng tạo”. Giáo sư Đàm Quang Hưng còn là dịch giả bộ truyện ngắn Liêu Trai Chí Dị cuả Bồ Tùng Linh, một danh phẩm văn chương Trung quốc thế kỷ thứ 17, viết về chồn tinh ma quỷ; có chỗ đứng vững chắc trong văn học sử Trung Quốc vì cốt truyện kỳ lạ cũng như vì thể văn độc đáo.

Dịch giả Hưng năm 2011 đã từ chối thư mời của Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên Giám đốc Trung tâm Quốc học Việt Nam về diễn thuyết về chữ Nôm và truyện Kiều ở Viện Hán Nôm Hà Nội. Ông đã viết trả lời thẳng rằng “chỉ về nước khi nào chế độ Cộng sản không còn tồn tại ở Việt Nam”. Đọc bản chuyển ngữ, ta thấy cách viết tiểu thuyết của thế kỷ 17. Trước các Hồi đều có câu tóm lược ý chính. Đây không phải là bản chuyển ngữ đầu tiên. Bản dịch gốc này, Truyện Kiều được chia làm 30 hồi thay vì 20 hay 22 hồi như các bản dịch khác. Thời Việt Nam Cộng Hoà, Nha Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa năm 1971 có xuất bản một cuốn do Tô Nam Nguyễn Đình Dìệm dịch.

Kim Vân Kiều Truyện là chuyện một người đàn bà sắc tài toàn vẹn, du xuân gặp nho sinh Kim Trọng. Tài tử giai nhân đính ước. Kiều vì chữ hiếu, bán mình chuộc cha, bị đưa vào thanh lâu. Thúc sinh tay chơi lấy Kiều làm thiếp; Kiều bị Hoạn Thư vợ cả hành hạ phải trốn; lại gặp ma đầu, bán cho một thanh lâu khác. Tại đây, kỹ nữ gặp người hùng Từ Hải nhưng là một tướng giặc. Kiều dựa thế lấy Đức trả ơn người tốt, lấy Thắng giết kẻ hãm hại mình trong những ngày sống trong ô nhục. Từ Hải chết đứng vì nghe lời Kiều. Kiều tự vận ở sông Tiền Đường được vãi Giác Duyên vớt. Lúc Kiều giang hồ lưu lạc, Thúy Vân thay chị lấy Kim Trọng. Sau 15 năm xa cách truân chuyên, Kiều đoàn tụ gia đình; tái hợp người tình xưa nhưng chỉ giao duyên qua thơ nhạc.

Phù thủy của tiếng Việt

Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đoan trang thanh thoát, đẹp, đằm thắm, đa cảm nhưng lại có một trái tim hiểm độc. Nếu ta không báo được cái thù tàn ác của các người thì khi chết ta sẽ làm quỷ dữ để nhai hồn người. Kiều đã tâm niệm như vậy lúc bị sa cơ lỡ vận. Khi thành phu nhân, Kiều ra tay báo thù rửa nhục, hạ lệnh, “”Bạc bà đã đẩy người xuống giếng, sẽ bị chém đầu, thủ cấp bêu lên cây cao. Bạc Hạnh mua con gái nhà lành bắt làm nghề mại dâm, sẽ bị cưa thành trăm mảnh, thịt cho ngựa ăn”. Trả thù vợ cả, Kiều ra lệnh: “lột y phục, giày tất y thị, treo ngược lên mà đánh trăm roi”. Hoạn thị quằn quại như trạch trong tro nóng, như lươn trong nước sôi la hét ầm ĩ. Hai gia nhân vợ cả Hoạn Thư là “Hoạn Ưng, Hoạn Khuyển thì hãy chém đầu”. Trong chốc lát, đao phủ đem vào trình hai thủ cấp be bét máu.

Báo oán ba kẻ ở lầu xanh Lâm Truy, xử Mã Tú, Kiều thét, “Quân sĩ! dắt mụ này đi, dùng nhựa tưới vào thân mụ, treo ngược mụ lên xà ngang giàn cột, đầu chúc xuống đất, chân chổng lên trời, cho đúng lời thề ngày trước”. Với Mã Bất Tiến Kiều bảo, “dẫn đi dùng dao nhọn cắt da ở tứ chi để rút hết gân sao cho tứ chi gã đều bị rũ liệt, cho đúng lời thề của gã”. Đối với Sở Khanh, Kiều phán, “nấu một nồi nhựa thông với vỏ gai, lấy một ang nước lạnh để bên, lột hết y phục gã; một lính múc nhựa sôi mà tưới lên thân gã, một lính múc nước lạnh mà tưới lên sau”. Xong Kiều cám ơn Từ: “nhờ có uy Trời của Đại vương, thiếp báo được hết mối thâm thù”. Trước đó, Kiều đã đền ân cho những người giúp mình, thời bị trôi giạt, phải tiếp người cửa trước rước người cửa sau; và mời họ cùng ngồi coi Kiều rửa hận.

Thúy Kiều của cụ Nguyễn, trái lại thì khác, nhân hậu hơn. Khi quân sĩ dẫn Hoạn Thư ra trình dưới trưóng, Kiều nghĩ chuyện ghen tuông thì cũng người ta thường tình nên truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay hai mẹ con vợ cả. Trong hơn 40 câu thơ xử oán không hề thấy cảnh dã man: châm lửa đốt kẻ bị treo ngược, dùng móc câu tận lực rút gân Mã Bất Tiến ba bốn lần, chậu nước vôi tưới lên thân Sở Khanh khiến máu chín đen, hay tiếng kêu đau ầm ĩ của mụ Tú khi bị quân sĩ phun nước vào mặt cho tỉnh lại. Tác giả cuốn truyện thơ đã sửa đổi, thêm thắt, sáng tạo cho hợp với tâm tình người Việt; lược bỏ rất nhiều chi tiết rườm rà, thô tục hay dã man, và sắp xếp tình tiết cho diễn biến câu chuyện hợp với luận đề tài mệnh tương đố.

Trăm năm trong cõi người ta; chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau là hai câu mở đầu bao hàm ý chính cuốn truyện. Mấy câu thơ cuối tác giả bảo, muôn sự tại trời, bắt phong trần, phải phong trần; có tài đừng cậy chi tài; đừng trách trời gần trời xa; mà tất cả đều ở tại lòng ta. Theo Trần Trọng Kim, hiểu truyện Thúy Kiều là hiểu được một phần đạo Phật; có hiểu đạo Phật mới hiểu rõ truyện Kiều. Ở đời bất cứ việc gì hay dở, lớn nhỏ đều là cái quả của một cái nhân tự mình đã tạo ra. Khi đền ân xưa báo oán cũ, Kiều Việt không cậy thế để hành xử dã man, ti tiện như trong truyện chữ Hán. Truyện thơ của cụ hợp với luận đề ác giả ác báo. Kiều hưởng ngay cái nghiệp mới. Trùng phùng với mẹ cha và nối lại tình xưa nhưng chỉ là duyên bạn cho đến già.

Nguyễn Du phỏng theo truyện này, gửi gấm nỗi lòng, viết thành truyện Đoạn Trường Tân Thanh, theo thể lục bát, rất hợp với cảm quan người Việt, trở thành một áng văn bất hủ. Cụ một lòng với nhà Lê, nhà Lê không còn, phải thờ nhà Nguyễn. Chẳng khác gì Thúy Kiều tình thâm với Kim Trọng nhưng vì gia cảnh, phải xa lìa người tình mơ mà còn phải chịu cái oan khổ trầm luân. Nguyễn Du, bậc kỳ tài, khéo dùng câu, dùng chữ, lời văn lại hay, thâu tóm tất cả cái đẹp của tiếng Việt vào trong một truyện thơ. Đến nay vẫn không có ai bì được. Cố nhà thơ Nguyên Sa có lần nói với Giáo sư Hưng, Nguyễn Du là phù thủy của ngôn ngữ. Học giả Phạm Quỳnh thì cho rằng, truyên Kiều còn, tiếng ta còn mà tiếng ta còn thì nước ta còn.

Một truyện thơ linh ứng

Lại nữa, trong bất cứ cảnh ngộ nào của đời người và người đời hay bất cứ tầng lớp nào trong xã hội từ cao sang quyền quí, thơ ngây trong sáng, cho đến hạng đá cá lăn dưa, đầu đường xó chợ, cùng cực gian ác hoặc hiền lương đức độ cũng được cụ vẽ ra chân dung bằng một vài câu thơ rất khéo, rất thần tình; dù rằng truyện thơ Thúy Kiều được viết từ hơn 200 năm trước. Chữ và nghĩa trong truyện thơ không lỗi thời, không chết. Có thể nói, ai trong chúng ta cũng từng nghe hay từng thuộc lõm bõm vài câu thơ của cụ. Nhà văn Nhất Linh viết trong Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều: một bức tranh vẽ cuộc đời cho người biết nhân tình thế thái, một quyển bói cho người hay tin, một tập văn mẫu rất bổ ích cho người làm văn.

Thơ của cụ Nguyễn Du chẳng những làm say lòng người đọc mà là cuốn thơ duy nhất linh ứng. Cô Ngọc trong cuốn Lều Chõng của Ngô Tất Tố, đã lạy Vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thúy Kiều xin một quẻ trước khi lấy chồng. Nhiều người vuợt biên tìm tự do cũng đã bói Kiều. Họ cho rằng Kiều là một tác phẩm sâu thẳm, bao trùm mọi tình huống. Lỡ chân đã bước vào đây, Khóa buồng xuân để đợi ngày đào non, Người còn thì của cũng còn, Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà là bốn câu thơ đã giúp Phạm Phú Minh, 13 năm tù cải tạo, hiện chủ biên trang mạng diendantheky.net, khi còn ở tù vẫn giữ vững niềm tin rằng, sẽ có ngày, được sống thoải mái ở một nơi khác. Anh cho biết, anh xin được quẻ này trong một đêm rằm Trung Thu năm 1975 ở trại tù cô nhi Long Thành.

Tuy vậy, cũng có người nêu lên vấn đề đạo đức để chống đối, chê bai Truyện Kiều. Đàn ông chớ kể Phan Trần, Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều. Họ nhắc đền chuyện gái mới lớn lên mối manh chưa có mà đã gian díu với trai; cả gan lén sang nhà Kim Trọng ban ngày còn cả ban đêm để mà đờn địch thơ phú. Ngoài ra, trong cuốn Truyện Kiều Nghệ Thuật Và Lan Toả tác giả Đặng Cao Ruyên ghi lại cảnh thời Cộng sản miền Bắc đốt sách năm 1948, kết án Truyện Kiều là văn chương uỷ mị, văn chương tư sản, văn chương phản cách mạng. Những gì liên quan đến nàng Kiều cũng không thoát được chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Nhiều đền thờ và năm gian nhà chứa đầy thư tịch của dòng họ Nguyễn Du ở làng Tiên Điền, tỉnh Hà tĩnh bị tiêu hủy. Nhiều người thân thuộc gia đình cụ bị bắt giam, chết trong tù.

Dù vậy, truyện thơ của cụ Nguyễn Du vẫn được coi như là một áng văn tiêu biểu độc nhất cho văn hóa Việt Nam. Theo cuốn Truyện Kiều Nghệ Thuật Và Lan Toả do Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản, truyện này đã được dịch sang tới 13 thứ tiếng, Á Rập, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp (Grec modern), Nga, Nhật, Lỗ Ma Ni (Rumani), Pháp, Tiệp, Trung Quốc và Ý Đại Lợi. Vì nó được dịch trở lại chữ Hán nên từ thập niện 50 thế kỷ XX mới có phong trào nghiên cứu về nguồn gốc của Truyện Kiều. Khi tìm hiểu bản gốc của Thanh Tâm Tài Nhân thì thấy nó tầm thường; đúng như vua Minh Mạng phê bình, tác giả người Trung Hoa viết lan man như nước lụt lan tràn, không chảy thành dòng. Nhờ cụ Nguyễn Du, Thúy Kiều đã vượt không gian thời gian và còn đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật khác như âm nhạc, phim ảnh, kịch, hội hoạ.

Giáo sư Đàm Quang Hưng tuy chỉ chuyển ngữ bản Hán văn của Thanh Tâm Tài Nhân (1607-1677), người tỉnh Sơn Đông, Trung quốc, nhưng thực ra Giáo sư đã đóng góp vào việc tôn vinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820). Giáo sư cho biết, bản gốc lấy xuống từ trên mạng trong thư viện văn học của Bắc Kinh. Để có dịch phẩm Kim Vân Kiều Truyện, liên lạc qua diện thoại với giáo sư 832-798-5983.

(Bài nói chuyện buổi giới thiệu sách Kim Vân Kiều Truyện tại Việt Nam Center, Saint Paul, Minnesota chiều ngày 18/5/20130).

Saint Paul, 5/2013

© Phan Thanh Tâm

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Kiều Việt nhân hậu – Kiều Tàu ác hiểm”

  1. Trần Lê Nguyên says:

    Điểm qua lịch sử Trung quốc, từ nhà Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, nhà Tấn, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, và bây giờ là CS Trung quốc, thời nào cũng có chuyện không xâm lăng nước này thì cũng xâm lăng nước nọ. Nếu đánh giá về việc xâm lăng một cách bình dân thì rõ ràng dân tộc Trung quốc có máu cướp của, giết người, nói chung là loại dân tộc chuyên ăn cướp.

  2. MÂY NGÀN says:

    TỪ HỒ HỮU TƯỜNG
    ĐẾN TRẦN ĐỨC THẢO

    Việt Nam trong quá khứ
    Nổi tiếng có hai người
    Thông minh thật kiệt xuất
    Đó là Thảo và Tường !

    Tường tài năng xuất sắc
    Chính trị lẫn văn chương
    Một con người nhập thế
    Theo Tứ chẳng theo Tam !

    Thảo kiểu người học giả
    Nổi danh khắp châu Âu
    Như một nhà triết học
    Tiếc thay chỉ cùn mằn !

    Hồ Hữu Tường xứng danh
    Kiểu con người độc lập
    Chân đạp đất đội trời
    Thật rất đáng ngưỡng phục !

    Trần Đức Thảo thư sinh
    Kiểu chỉ toàn sách vở
    Hở hơi là Biện chứng
    Là Duy vật sử quan !

    Sau Tường chẳng còn ai
    Sau Thảo cũng giống vậy
    Bởi toàn thứ cùi đày
    Chẳng dám ngước đầu dậy !

    SAO NGÀN
    (04/7/13)

  3. Nguyễn Du phỏng theo truyện này, gửi gấm nỗi lòng, viết thành truyện Đoạn Trường Tân Thanh, theo thể lục bát, rất hợp với cảm quan người Việt, trở thành một áng văn bất hủ. Cụ một lòng với nhà Lê, nhà Lê không còn, phải thờ nhà Nguyễn. Chẳng khác gì Thúy Kiều tình thâm với Kim Trọng nhưng vì gia cảnh, phải xa lìa người tình mơ mà còn phải chịu cái oan khổ trầm luân. Nguyễn Du, bậc kỳ tài, khéo dùng câu, dùng chữ, lời văn lại hay, thâu tóm tất cả cái đẹp của tiếng Việt vào trong một truyện thơ. Đến nay vẫn không có ai bì được. Cố nhà thơ Nguyên Sa có lần nói với Giáo sư Hưng, Nguyễn Du là phù thủy của ngôn ngữ. Học giả Phạm Quỳnh thì cho rằng, truyên Kiều còn, tiếng ta còn mà tiếng ta còn thì nước ta còn.

    • Ho Nguyen says:

      Không ai phủ nhận là một áng văn chương mà nghệ thuật xử dụng ngôn từ không ai sánh kịp. Từ lúc nhỏ tôi rất thán phục những câu sau đây:
      Phong trần mài một lưỡi gươm
      những phường giá áo túi cơm xá gì,

      Cảnh nào cảng chẳng đeo sầu
      người buồn cảnh có vui đâu bao giờ,

      Nợ tình chưa trả cho ai,
      khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan,
      Kiều là một áng văn chương tuyệt tác của Việt Nam. Nhưng về tư tưởng trong truyện Kiều thì sao? Trước năm 1975, khoảng 1966 học giả Hồ Hữu Tường trong một bài diển thuyết tại Huế sau nầy xuất bản thàng một quyển sách “ Nói Tại Phú Xuân “. Trong một bài thuyết trình có tên Văn Chương Có Tác Dụng Gì ? Theo trí nhớ của tôi xin tóm tắc ý tưởng của học giả Hồ Hữu Tường như sau: Theo ông tường văn chương có ba loại:
      1. Văn chương du hí : để mô tả tác dụng của loại văn chương nầy ông dùng hai câu trong kiều là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ thí dụ một truyện dịch Cô Gái Đồ Long kim Dung chỉ là để giải trí mua vui vô thưởng vô phạt.
      2. Văn Chương Ca Tụng – hay Theo Chỉ Thị loại văn chương nầy là để phục vụ chính trị nó tồn tại hay không tùy theo chế độ chính trị mà nó phục vụ có tồn tại hay không. Thử hỏi hiện nay còn có ai hát bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và rồi sau nầy CS xụp đổ còn ai là người hát bài Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người. Chế độ CS hiện nay có bao tác phẩm viết theo loại nầy như câu sau đây Tố Hữu viết sau cái chết của Stalin:
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình, thương một, thương ông thương mười
      Ông Stalin, Ông Stalin ơi !
      3. Văn Chương Sáng Giá: Sáng là sáng tạo. Giá là Giá trị. Ông Tường nói trong thời đại hiện nay thời đại nguyên tử ( 1966 chưa có máy vi tính ) chúng ta cần có những giá mới để thay thế những giá trị cũ thí dụ thuyết Cộng Sản. Những ví dụ vế văn chương sáng giá là những bài ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Tôi xin kể tóm tắc câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng Trong KT: Có một người con kia xin cha chia gia tài cho mình một số tiền lớn rồi lấy hết tiền lên thành thị tiêu pha đàng điếm chẳng bao hết tiền. Rồi trong nước có nạn đói, đói quá mới đi chăn heo cho người ta muốn ăn cám heo mà cũng không được. Anh muốn trở về nhà nhưng sợ cha không chấp nhận nhưng vì đói quá nên anh bạo gan trở về nhà. Khi trở về nhà thấy anh từ xa, cha anh thay vì trách mắng chưởi rủa anh lại dang tay rộng mừng rở đón anh sai làm bò mập bài tiệc ăn mừng. Câu chuyện nầy có hai giá trị sự yêu thương. Người cha yêu thương con dù anh có tội. Sự tha thứ : người cha tha hết tội người con khi anh trở về dang tay đón mừng.
      Về tư tưởng trong truyện Kiều Ông Tường cho rằng Kiều mang tâm trạng của một kẻ Đầu Hàng: Kiều bị chế độ dùi dập phải bán mình chuộc cha, bị lường gạt phải vào thanh lâu gặp Từ Hải là tay Đội trời đạp đất lại nghe lời khuyên của Kiều mà đầu hàng Hồ Tôn Hiến đến nỗi chết đứng tại trận tiền. Vì vậy câu kết của truyện Kiều là Mua vui cũng được một vài trống canh. Tôi Viết theo trí nhớ về Ông Hồ Hữu Tường.

    • TRĂNG NGÀN says:

      TỪ TỐ NHƯ ĐẾN TỐ HỮU

      Tố Như là bậc thiên tài
      Thơ làm như thể dạo chơi trên đường
      Thong dong, thư thả, đường đường
      Con người nhân cách, chân phương ở đời !

      Còn anh Tố Hữu trời ơi
      Thơ làm chỉ khiến đất trời âm u
      Bởi toàn tâng bốc, chổng khu
      Nhằm hô khẩu hiệu Bác Hồ kính yêu !

      Tố Như nào khác trăng rằm
      Hoài Lê mà vẫn sáng trong Nguyễn triều
      Bởi người vì nước thân yêu
      Vì non sông thật há đâu vì mình !

      Còn anh Tố Hữu học đòi
      Tưởng hòng ngấp nghé thi tài Tố Như
      Hay đâu thi tứ khù khờ
      Nhập nhằng, nịnh bợ, tôn thờ Stalin !

      Đúng là nhân cách khác xa
      Người như đỉnh núi, người sa vực đời
      Núi cao đỉnh hướng tận trời
      Vực sâu tăm tối, sự đời ra chi !

      NẮNG NGÀN
      (04/7/13)

  4. Bang Nguyen says:

    Co nghe phong phanh nhu vay” ONE MAN TRASH OTHER MAN TREASURE” . Cau nay co vao duoc THU VIEN QUOC GIA VA VAN HOC khong?

  5. Cu Tý says:

    GIỐNG HỒNG LẠC.

    1.
    Giống Hồng Lạc Rồng Tiên nguyên thuỷ,
    Nòi Thần Nông chí mỹ chí chơn.
    Rồng Tiên hoàng phượng lượn vờn,
    Thuấn Nghiêu đồng xướng khởi đờn Thiều Phong.
    Hùng Vương nối truyền tông Thánh Tổ,
    Họ Hồng Bàng xây ổ Nam Phương.
    Thiên thời điạ lợi bày trương,
    Nhơn hoà từ ái bước đường thăng hoa.

    2.
    Giống Hồng Lạc nhuỵ hoà tương ái,
    Hoa Rồng Tiên đài trãi cánh đơm.
    Lạc Hồng nồng ấm ngát thơm,
    Rồng Tiên vượt lượn mây vờn biển xanh.
    Kiều chí hiếu lòng thành thông thánh,
    Sen trong bùn ủ lạnh ấp nồng.
    Phong trần mấy bận long đong,
    Tiền Đường rưả sạch bụi hồng bợn nhơ.

    3.
    Giống Hồng Lạc thuận cơ Nam tiến,
    Cánh Rồng Tiên huyền chuyển hoá thông.
    Triệu Trưng dựng ngọn cờ hồng,
    Đinh Trần Lê Lý trụ đồng Nam phương.
    Kiều mệnh bạc luỵ đường lưu lạc,
    Cuộc phong trần xơ xác cánh hoa.
    Hương trinh ong bướm nhạt nhoà,
    Tiền Đường nhục thể rưả mà nhuốc nhơ.

    4.
    Giống Hồng Lạc dệt thơ từ ái,
    Dáng Rồng Tiên rạng mãi nghìn thu.
    Trời Nam vượt lượn mây mù,
    Nam Thiền Bắc Lý âm u núi rừng.
    Máu cấp tiến bừng bừng Hùng khí,
    Chí tự do thiện mỹ toàn chơn.
    Thuấn Nghiêu réo rắt trổi đờn,
    Thiều phong thanh thoát lướt cơn hiểm nàn.

    Chuông linh vang tiếng hồng hoang !!!

  6. HƯƠNG NGÀN says:

    HAI VIÊN BẢO NGỌC NƯỚC NHÀ

    Hai viên bảo ngọc nước nhà
    Không gì sánh được nơi người Việt Nam
    Một là Bài hát Trống Cơm
    Hai là Danh tác Truyện Kiều Nguyễn Du
    Trống Cơm mỹ điệu dân ca
    Ngàn lần tuyệt hảo khó điều gì chê
    Truyện Kiều trác tuyệt thi ca
    Điệu đàng lục bát hài hòa vô song
    Thanh Tâm chỉ chút đèo bòng
    Tố Như quả mới thật trong thi tài
    Bởi Kiều đâu chỉ chuyện Kiều
    Nhưng là thi thánh con người Nguyễn Du
    Thơ làm đâu khác dạo chơi
    Trong vườn nghệ thuật muôn đời tinh hoa
    Điệu thơ lục bát hài hòa
    Triệu người khó thể sánh tài tiên sinh
    Dầu Đoàn Thị Điểm cũng hay
    Nhưng mà khó sánh nổi tài Tố Như
    Hoặc là Cung Oán tài hoa
    Nguyễn Du thật vẫn vượt xa Như Hầu
    Đúng tài có một không hai
    Ngàn đời khó kiếm ai tày Nguyễn Du
    Ngàn câu lục bát diễm kiều
    Tràn đầy hoa gấm tựa hồ trăng sao
    Tuyệt vời hơn cả ca dao
    Tinh hoa nghệ thuật nước nhà hầu đây
    Bập bùng làn điệu Trống cơm
    Rỡ ràng gấm vóc Truyện Kiều Tố Như !

    ĐẠI NGÀN
    (13/6/13)

Leave a Reply to TRĂNG NGÀN