WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Lòng tin chiến lược” là gì?

Nguyen Tan Dung

Tại diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la 2013, ông Nguyễn tấn Dũng đã đọc một bài diễn văn mà theo sự tâng bốc của báo chí lề Đảng là bài diễn văn mang “tầm vóc chiến lược”.

Cái mà hệ thống tuyên truyền của đảng CSVN gọi là tầm vóc chiến lược đó là gì, chúng ta thử phân tích.

Nội dung “chiến lược” của bài diễn văn của ông Dũng là kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược”

Chỉ riêng thuật ngữ “lòng tin chiến lược” là đã có vấn đề rồi.

Thuật ngữ này quá mới lạ, từ trước đến nay người ta chỉ nói về “ý đồ chiến lược” “mục tiêu chiến lược”, “kế hoạch chiến lược”, “quyền lợi chiến lược”, “đối tác chiến lược”…. mà chưa thấy ai nói về “lòng tin chiến lược” vì một lẽ đơn giản là trong quan hệ quốc tế chỉ có quyền lợi chiến lược mà không bao giờ có “lòng tin chiến lược”

QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN TƯƠNG QUAN QUYỀN LỢI

Những mối quan hệ chiến lược như quan hệ trong khối NATO hay quan hệ Mỹ- Nhật, Mỹ – Hàn, Mỹ- Úc cũng chỉ được xây dựng trên tầm nhìn chiến lược và quyền lợi chiến lược, khi nào các quốc gia này còn có sự tương đồng về quyền lợi và mục đích chiến lược thì mối quan hệ này còn tồn tại và nó sẽ chấm dứt nếu tương quan quyền lợi không còn, bất kể nó được cam kết ở cấp độ nào.
Quan hệ giữa Mỹ và VNCH trước đây cũng thế, khi người Mỹ còn có nhu cầu chiến lược ngăn chận khối CS tràn xuống phía Nam, họ và VNCH là đồng minh thân thiết, nhưng một khi nhu cầu chiến lược không còn nữa mối quan hệ đó không còn lý do tồn tại và VNCH đã sụp đổ theo mối quan hệ chiến lược đó.

Cho nên trong quan hệ quốc tế mà nói đến “lòng tin chiến lược” là đã ngây thơ rồi, đã phạm sai lầm chết người rồi.

Trong quan hệ quốc tế mình phải xác định mình có vị trí và vai trò như thế nào trong khu vực và trong quan hệ giữa các siêu cường, mình sẽ được gì mất gì trong cục diện đó và mình có thể khai dụng mối tương đồng cũng như mâu thuẫn của các nước để mưu tìm sự sống còn và đạt được lợi ích cho dân tộc và đất nước không.

Các nhà lãnh đạo của Mỹ, TC và Đông nam Á hiện diện tại diễn đàn Shangri-la 2013 cũng vậy thôi, quyền lợi của đất nước và dân tộc họ là trước hết và trên hết vậy mà ông Nguyễn tấn Dũng đến Shangri-la 2013 để kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược” thì thật là hoang đường.

Tại đây cũng xin nhắc ông NTD câu nói nỗi tiếng của Winston Churchill :
“Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”.

Bây giờ chúng ta thư tìm hiểu ông Dũng đưa ra lời kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược” nhắm vào ai?

Thoáng qua người ta có cảm tưởng ông Dũng kêu gọi các đối tác của VN là Mỹ, TC và các Nước Đông nam Á cùng xây dựng “lòng tin chiến lược” với VN, nhưng nếu như vậy thì ông Dũng có thể dùng những cuộc họp thượng đỉnh giữa VN và các đối tác để thuyết phục họ, tại diễn đàn Shangri-la 2013 không phải là chổ để làm điều đó.

Ông Dũng đến diễn đàn này với tư cách là Thủ tướng VN đáng lẽ ra ông phải mưu tìm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ quyền lợi của đất nước VN đang bị TC xâm lấn, phương hại. Muốn làm được điều đó ông Dũng và hệ thống chính trị của ông phải tạo dựng cho được niềm tin và sự tôn trọng đối với khu vực và quốc tế, và hơn thế nữa ông Dũng phải chứng minh được rằng ông và hệ thống chính trị của ông là một đối tác quan trọng và cần thiết để các nước cần đến trong cục diện khu vực và quốc tế đầy mâu thuẩn và đối kháng.

Nhưng ông Dũng đã không làm được điều đó mà lại tự nguyện đóng vai trò của một “thuyết khách” kiểu Trương Nghi và Tô Tần trong thời Chiến quốc. Hãy nghe ông Dũng nói:

“Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”.

Những lời kêu gọi “tha thiết” này liệu có làm động lòng các siêu cường đang cạnh tranh nhau để giành ưu thế trong khu vực và thế giới.

Một bên là Mỹ- siêu cường duy nhất hiện nay với một trật tự mà Mỹ muốn duy trì để gìn giữ hòa bình và thịnh vượng cho cả thế giới và bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi và an ninh của Hoa kỳ.

Còn bên kia là TC một cường quốc hùng mạnh đang trổi dậy như vũ bão với những tham vọng khó lường và cái trật tự hiện nay đối với họ là không thể chấp nhận được vì nó quá “chật hẹp” . TC đang tìm kiếm một không gian “rộng thoáng” hơn cho người Hán!?

Vậy Mỹ và TC sẽ nghe lời thuyết khách của ông Dũng hay họ sẽ hành động vì quyền lợi và an ninh chiến lược của họ?

Ông Dũng nói mà không lường đến kết quả của lời ông nói.

“Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển”, “Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ,nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển”.

Thế giới này luôn tồn tại mâu thuẩn, có những mâu thuẩn cạnh tranh để phát triển và có những mâu thuẫn loại trừ nhau.
Mâu thuẩn cạnh tranh để phát triển như mâu thuẩn giữa các quốc gia dân chủ là Mỹ- Nhật- Âu châu- Úc – Hàn quốc…
Có những mâu thuẩn mang tính loại trừ nhau như Dân chủ và độc tài.

Mâu thuẫn giữa Mỹ- Nhật- Âu châu với TC là mâu thuẩn mang tính loại trừ nhau vì một bên chủ trương dân chủ, phục vụ nhân loại, một bên chủ trương độc tài và dân tộc cực đoan ( chủ nghĩa Đại Hán) cho nên không thể tìm được sự đồng cảm đồng thuận được.

Ngày hôm nay nguy cơ về một TC đã hiển nhiên ai cũng biết, chỉ có ông Dũng và đảng CSVN là không biết hoặc cố tình không biết.

“Đưa ra bản đồ với đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) xem 80% Biển Đông “thuộc về mình”, liên tiếp tạo ra những căng thẳng với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Những hành động ngang ngược đó của Trung Quốc đang biểu hiện cho một âm mưu lớn”, tờ Forbes (Mỹ) bình luận.

Cách đây nữa thế kỷ ông Ngô đình Nhu nhận định trong cuốn sách CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM “ Sự phát triển của một khối dân như khối dân Trung cộng tự nó là một sự đe dọa cho tất cả thế giới.

Và mới đây tờ Le Figaro dẫn lời một chuyên gia nói về quan hệ Mỹ- Trung : « Sự ngờ vực này không phải dựa trên cảm giác nhất thời, mà là trên những phân tích mang tính dài hạn ». Một chuyên gia khác nhận định : Người Mỹ và người Trung Quốc nghi kỵ nhau, vì cả hai đều hiểu rõ rằng, không bao giờ có kết cục tốt đẹp trong quan hệ giữa hai cường quốc trong khi một bên là « cường quốc đã lên » và một bên là « cường quốc đang lên ».

Tôi nghĩ là ông Nguyễn tấn Dũng và đảng CSVN đánh giá quan hệ Mỹ- Trung đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất từ trước đến nay và cơ may để hai con Hổ này chịu sống chung hòa bình với nhau là điều không thể, nhất là TC đang nóng lòng muốn thay đổi trật tự hiện nay biểu hiện qua những hành động bá quyền lộ liểu làm Mỹ và thế giới vô cùng bất an.

Hơn ai hết ông Dũng và đảng CSVN mong muốn TC tồn tại để đảng CSVN có thể tồn tại cho dù họ biết rằng sự tồn tại và trổi dậy như vũ bão của TC một ngày không xa sẽ nuốt chững nước VN và đồng hóa dân tộc VN.

Trong một bài diễn văn không dài nhưng có đến gần 40 lần ông nhắc đi nhắc lại về việc xây dựng “lòng tin chiến lược” Mỹ – Trung.

Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc hỏi:
“Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ “lòng tin chiến lược” tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!”

Ông Dũng trả lời: “Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực”

Rất tiếc sự lo lắng của ông Dũng sẽ không có một chút tác động nào đối với các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ và TC, vì không như ông Dũng họ không mưu tìm “lòng tin chiến lược” mà chỉ mưu tìm an ninh và quyền lợi chiến lược của họ!
Ông Nguyễn tấn Dũng và Bộ chính trị đảng CSVN hãy chiêm nghiệm lời của Winston Churchill để biết thiên hạ nghĩ gì:
“ Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”

Ông Dũng vẫn chỉ đặt quyền lợi của ông và đảng CS lên trên hết và trước hết, nhưng ông Dũng và đảng CS có thể làm mưa làm gió ở VN và đối với nhân dân VN thôi, tại diễn đàn này ông và đảng VC của ông không là gì cả!

Ông Dũng và đảng CSVN đã làm một việc không thể làm và không phải việc của ông. Việc của ông và đảng CSVN là phục vụ nhân dân VN, tìm kiếm “lòng tin chiến lược” từ nhân dân VN.

Tôi xin nhắc lại lời ông Dũng:
“Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”.

Điều này ông Nguyễn tấn Dũng đã nói đúng.

Đảng CSVN đã đánh mất niềm tin từ người dân, họ chỉ còn cách bám víu vào TC để tồn tại, nếu TC bị Hoa kỳ đánh bại và tan rã từng mãnh thì trong nội bộ đảng CSVN sẽ xãy ra hiện tượng sụp đổ “lòng tin chiến lược” và tai họa sẽ ập lên đầu những người CS.
Thức thời mới là tuấn kiệt!

Đảng CSVN hiện nay như con tàu trước cơn bão dữ, như căn nhà sắp sập đổ ai khôn ngoan thì hãy mau mau rời bỏ nó.

Người dân VN đang đón chờ những người CS thức tỉnh trong sự bao dung, trong tình tự dân tộc và sẽ không tha thứ cho những kẻ cực đoan.

© Huỳnh Ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việt

 

42 Phản hồi cho ““Lòng tin chiến lược” là gì?”

  1. Bich says:

    @tienngu: hãy đọc lại các ý kiến của ông, đếm xem bao nhiêu còm liên quan đến “cò”, “láo” …. Để tự nhận mình thuộc họ nhai lại nhé!

    • Tien Ngu says:

      Cò à, mần ơn bỏ cái tật láo tí đi.

      Thời buổi này còn ai đi hát bơm Việt Cộng, ngoại trừ cò mồi của chúng?
      Thời buổi này ai còn không ràng cái chuyện các anh Cộng chuyên…láo?

      Chuyện không có thật à?

  2. ThanhnienVN says:

    Thanh niên từ: Việt nam
    25.06.2013 00:28 Trả lời Nhìn vào bản đồ đường phân định vịnh bắc bộ Việt -Trung. Chúng ta nhận thấy ngay sự công bằng theo đúng công ước liên hợp quốc về luật biển quốc tế. Từ Móng cái(VN) – Đông hưng(TQ) là đường phân giác gặp đường phân định chia đều theo địa hình ven bờ biển đông & tây vịnh bắc bộ. Đó là đường phân định ranh giới trên vịnh bắc bộ giữa Việt nam-Trung quốc.
    Các bạn không nên hiểu lầm cứ gọi tên Vịnh là vịnh bắc bộ có nghĩa là vịnh đó thuộc Việt nam.
    Hiện nay chúng ta tiếp tục đàm phán với Trung quốc về đường phân định ranh giới biển vùng cửa biển vịnh bắc bộ, vấn đề có phức tạp hơn về tranh cãi xác định đường cơ sở bờ biển hai nước ở vùng này để lấy đó làm căn cứ vẽ đường phân định chia đều lãnh hải theo đúng luật biển quốc tế.
    Có một số ý kiến cho rằng, chủ tịch nước Trương tấn Sang không nhắc đến từ “theo luật biển quốc tế 1982″ như trong các tuyên bố của các lãnh đạo VN trước đây. Đó là những ý kiến hoàn toàn sai lầm, sai thực tế. Chủ tịch đã nhiều lần nhấn mạnh trong các bài phát biểu của mình và trong tuyên bố chung VN-TQ xây dựng mối bang giao chiến lược ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau : kinh tế, quốc phòng, chính trị , tổ chức đảng,văn hóa, giao lưu các tổ chức xã hội đoàn thể, thanh niên.v.v. Và ngoại giao trên các diễn đàn, hội nghị quốc tế & lập đường dây “nóng” giữa hai lãnh đạo bộ nông nghiệp nhằm giải quyết kịp thời những va chạm trên biển đông, vấn đề tồn tại trên biển đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình công bằng theo đúng luật biển quốc tế (Tất nhiên phải có công ước về luật biển liên hợp quốc năm1982- một trong các luật quốc)
    Điều đó chứng minh : Đảng, chính phủ nhân dân Việt nam có một chính sách về đối nội hòa hợp dân tộc đoàn kết phát huy mọi nỗ lực sức mạnh toàn dân, tập trung phát triển mạnh mẽ tiềm lực mọi mặt của đất nước, về đối ngoại hòa bình tự chủ mở rộng bang giao bình đẳng cùng có lợi, một cách nhất quán. Thêm bạn bớt thù, đặc biệt tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cán bộ đảng viên và nhân dân Trung quốc chân chính hữu nghị anh em với Việt nam. Một chính sách sáng suốt và cực kỳ đúng đắn của Đảng, nhà nước VN.
    Về quần đảo Hoàng sa và Trường sa, các lãnh đạo đảng , nhà nước VN đã nhiều lần tuyên bố chủ quyền của Việt nam, có cơ sở pháp lý không thể tranh cãi và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Ngoài việc hai đảo cuối cùng ở q.đ Hoàng sa bị Trung quốc xâm chiếm 1974 (thời vnch), năm 1988 nhân lúc ta sơ hở chưa kịp xây dựng cắm mốc chủ quyền ở bãi ngầm Gạc ma và mỏm đá chữ thập thuộc q.đ Trường sa (thực lực nước ta thời điểm đó rất khó khăn, yếu kém và phải tập trung vào cuộc chiến chống diệt chủng Pôn pốt và bành trướng biên giới phía bắc) Bành trướng Bắc kinh đã tiến hành đánh chiếm. Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu trên, chúng ta đã tích cực chủ động phát triển biển đảo đưa dân ra Trường sa thành lập tổ chức chính quyền dân sự biển đảo, sinh hoạt tôn giáo xây dựng chùa chiền, kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng.v.v. Kết quả : Việt nam đã và đang làm chủ vững chắc 21 điểm đảo nổi, 9 bãi ngầm nửa nổi và 15 nhà giàn kiên cố , bảo vệ vững chắc vùng biển đảo lãnh hải giàu đẹp của tổ quốc cho hôm nay và muôn vàn con cháu VN mai sau.
    Tuy nhiên vùng quần đảo Trường sa, lại có năm nước cùng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ, về pháp lý quốc tế chưa công nhận cho nước nào. vì vậy có thể nói trên phượng diện truyền thông quốc tế đây là vùng “tranh chấp”. Việt nam cần phải kiên trì quyết tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng biện pháp hòa bình, ngoại giao không dùng vũ lực trên cơ sở luật pháp quốc tế.
    Là người Việt nam chân chính, yêu tổ quốc chúng ta phải hiểu rõ và hành động cũng như lời nói phải chuẩn mực chính xác thể hiện tư cách bản lĩnh con người Việt nam, một dân tộc có truyền thống văn hiến hàng ngàn năm.
    ——————————————————————————–

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, ai có ngu như…Tiên Ngu, cũng nhận ra rằng đây nà thanh niên…Tàu Cộng, giả danh thanh niên VN…

      Thanh niên VN, cho dù là mần…cò mồi cho Việt Cộng, cũng ít có em nào mà ngây thơ đến thế. Tàu Cộng mà nó đi…công nhận chủ quyền của Việt Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa?

      Dóc vừa phải thôi cò à cò…

      • Quê Hương VN says:

        Hoàn toàn đồng ý với anh Tien Ngu.
        Đây là luận điệu tuyên truyền của bọn Việt gian, tay sai của Tàu cộng.

  3. Bich says:

    Hi, nào phe chống cộng hãy tranh luận thật lịch sự và đầy đủ lý lẽ với TRUNG TRUONG đi, chứ đừng chửi mấy câu cho bõ tức, hoặc nhai lại như Tienngu hay LMC, nghe nhảm lắm!

    • Tien Ngu says:

      Cò à cò…

      Trước 1975, các nhân sỉ VNCH, quân cũng như dân, đã đi con đường….nịch sự với Cộng láo. Thất bại…chăm phần chăm.

      Trong khi Cộng láo dạy dổ bộ đội, dân ngu, cò mồi của chúng,
      Thằng…trời, thằng Diệm, thằng Thiệu, thằng Kỳ, thằng…Ních Sơn…

      Dân Miền Nam không cs ngược lại, ông Hồ, ông Duẫn, ông Đồng…
      Nịch sự, lòi lẽ, ní nuận tới bến…
      Rốt cuộc họ chẳng bao giờ thuyết phục được cò mồi, cũng như Cộng láo.

      Họ chằng bao giờ nhận ra rằng, đối với cò mồi và Cộng láo, nói chuyện nịch sự với chúng, nà nói chuyện với…chuột cống và khỉ đột. Tình cho không biếu không, bay đi cánh chim biển….hiền hoà…

      Cho nên, các thế hệ sau này, rút kinh nghiệm, với cò mồi và Cộng láo, nên nói thẳng vô mặt chúng, lời lẽ bình dân, dể cho chúng nó…hiểu.

      Bớt khoe láo đi cò à. Thời buổi giáo sư Gú Gồ nà…vô địch, mà còn khoe kiến thức rỡm, kiến thức bất lương bóp méo, thì….thương quá?

      Nghe nói Cộng Tàu đang sãn xuất một giáo sư…láo, cự lại với giáo sư Gú Gồ. Không biết chúng còn xí gạt được dân Tàu bao lâu nữa đây?

      Tiên Ngu đề nghị với các các tuyên giáo VC, cũng như các cò mồi, nên…nghiên kíu sư phụ Tàu Cộng, mà chế ra giáo sư láo trên web nước Việt Nam Cộng…Láo đi…

      Thấy thương quá.

      • Bich says:

        Biết rồi, mọi người đọc mà coi tienngu ngáp, ai là bạn đọc thường xuyên của ĐCV xem tôi nói tienngu thuộc họ nhai lại có đúng không nào?

      • Tien Ngu says:

        Nhai nại? Ý anh cò rằng thì nà Tiên Ngu nà..bò í à?

        Những cái gì Tiên Ngu này trình bày, là…cỏ sao? Không phải chuyện cò thật à?

        Nhai nại ra sao đâu nói nghe coi? Ngọng rồi chửi khơi khơi thế thì…nghe thương quá?

    • Trần Tưởng says:

      Tưởng gì mới lạ ,cũng chỉ là thêm những mớ “lý lẽ” cù nhầy,vô lối ,câu trước ” chửi bố” câu sau cuả nhà lý nuận Trung Trương ,đỉnh cao trí tuệ của loài VẸM ,mà một học sinh có trình độ
      trung học ,cũng phản bác một cách dễ dàng …. Hay ho gì , mà ca tụng thấu trời ,vậy em

      Đem vài câu ngoại ngữ ra loè thiên hạ̣, càng thêm bốc mùi thum thủm

  4. nvtncs says:

    TRUNG TRUONG có tật viết cả rừng chữ, lại thích khoe ngoại ngữ.
    Xin tạm trich một khúc ngắn của TRUNG TRUONG:
    “Một trong những nỗ lực lớn đó là người chống Cộng phải chứng minh rằng chính sách của mình đúng hơn, tốt hơn trong việc phục vụ toàn dân về mặt đối nội, và bảo vệ được chủ quyền về mặt đối ngoại.”

    TRUNG TUONG có vẻ ở trong nước, nên không nhìn rõ và cũng có vẻ được đào tạo, nung nấu trong lò CSVN.

    Để trả lời câu trên của TRUNG TRUONG, mời TRUNG TUONG hãy so sánh

    Đông Đức và Tây Đức.
    Bắc Hàn và Nam Hàn.

    Và sau đây là một trang lịch sử được phân tích một cách trong sáng, ngắn gọn:

    ” Thế Chiến Thứ Nhất đại để gồm 2 phe :

    1) Phe đế quốc Đức, đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ;

    2)Phe bên kia gồm đế quốc Pháp, đế quốc Anh và đế quốc Nga vào thời Nga hoàng Nicolas II.

    Gần cuối cuộc chiến, đế quốc Đức thấy không thể nào đương đầu một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam.Nước Nga lúc đó đang bị cai trị dưới chế độ quân chủ phong kiến Nicolas I I, đang tham chiến. Lợi dụng tình thế, Lénine lúc đó đang ở Thuỵ sĩ, tung ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Chia đất cho dân và nhượng đất để có quyền. » Chính vì vậy mà Bộ Tham Mưu Quân sự đế quốc Đức đã tìm cách đưa Lénine về Nga và giúp đỡ cướp chính quyền. Cuộc đảo chính của Trotski đã thành công, chính quyền của đảng Thợ thuyền dân chủ xã hội Nga Kérenski đã bỏ trốn vì lúc này Nga hoàng Nicolas II đã thóai vị. Vừa mới có chính quyền, Lénine tuyên bố ngừng chiến với Đức, cử Trotski, đặc trách về ngoại giao đi thương thuyết với Đức theo lệnh của Lénine : « Ký tất cả, ngay dù phải nhượng đất để giữ quyền. » Nga đã nhượng cho Đức 1/3 lãnh thổ, gồm những vùng như Ukhraine, Ba Lan ( vì lúc đó Balan thuộc Nga), Estonie, Lituanie v.v.. ; 1/3 vùng có kỹ nghệ và 1/3 vùng có sản xuất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng khi đưa Lénine về cướp chính quyền, Bộ Tham Mưu Quân sự Đức đã bắn một mũi tên nhằm 2 con chim. Thực ra là 3 :

    1) Không còn bận bịu về mặt trận phía đông bắc ;

    2) Được nhượng đất đai ;

    3) Nhưng nhiều người quên con chim thứ 3 : đó là làm yếu Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, tổ chức hoạt động rất mạnh ở Đức và các nước Âu châu, đe dọa những chính quyền quân chủ phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là đế quốc Đức và đế quốc Áo hung, 2 đế quốc đang tham chiến, vì Đức biết rất rõ sự chia rẽ nội bộ của Đệ Nhị Quốc tế, gồm 2 phe :

    1) Phe cực đoan, chủ trương bạo động cách mạng, tổ chức một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền. Đó là phe Lénine ;

    2) Phe ôn hòa, Kautski, mà Lénine chỉ trích nặng nề, cho là ấu trĩ trong quyển sách Chủ nghĩa Tả khuynh, bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa Cộng sản ( Le gauchisme, la maladie infentiliste du Communisme) ; ngày hôm nay người ta thấy khuynh hướng Kautski có lý và đúng hơn Lénine ; vì ông không chủ trương bạo động lịch sử, cho rằng cách mạng của Lénine là đẻ non, sẽ đi đến hoài thai, vì đi trái với nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do, dân chủ.

    Chính bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng hoạt động trong đệ Nhị, nhưng theo Kautski, trước khi chết, theo dõi những hành động của Lénine từ lúc cướp đuợc chính quyền, đã viết cho ông trong nhật ký của bà vào năm 1919 : « Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh gây dựng lên không những nó không phục vụ cho nông dân, thợ thuyền, như Anh nói ; mà nó còn chẳng phục vụ một ai ; vì nó đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do và dân chủ. »

    Quyết định đưa Lénine về cướp chính quyền của đế quốc Đức là một quyết định thâm độc, cao kiến nhằm cứu chế độ phong kiến. Tuy nhiên những chế độ phong kiến như đế quốc Áo Hung, đế quốc Đức, đế quốc Thổ nhĩ kỳ, vì đi ngược lại tiến trình của văn minh nhân loại là đi tới chế độ dân chủ, cộng hòa, nên những đế quốc đó cũng bị sụp đổ.

    Chế độ độc tài cộng sản cũng như chế độ độc tài phát xít, theo như nhiều người, chỉ là đống tro tàn của chủ nghĩa phong kiến. Đống tro tàn này , trước khi tắt luôn, thì bùng lên ở bên phải, đó là chế độ phát xít ; bùng lên ở bên trái, đó là chế độ cộng sản.

    Nếu chúng ta nghiên cứu bản chất của 2 chế độ này thì quả thật chúng ta thấy đúng. Tính chất độc tài, tôn thờ cá nhân, coi lãnh đạo như « Con Trời « , tính cha truyền con nối, như sự kiện cha truyền con nối ở bên Bắc Hàn, anh truyền em nối ở Cu Ba, cũng như ở Việt Nam, nếu chúng ta quan sát những người trong Trung Ương đảng và Bộ Chính trị, thì đều là con những ông lớn cộng sản trước đây. Bởi lẽ, những chế độ độc tài phát xít quân phiệt hữu như Miến Điện ; những chế độ độc tài tả như chế độ cộng sản Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba, Trung cộng ; những chế độ này sớm muộn sẽ sụp đổ cùng đống tro tàn phong kiến.

    *** Hồ chí Minh, được Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, cũng lợi dụng hoang tàn của Đệ Nhị thế Chiến, được gửi về cướp chính quyền ở Việt nam. (1)

    *** Mao trạch Đông thì thẳng thắn tuyên bố, khi tiếp tướng Mountbatten, Tổng Tư lệnh quân đội Đồng Minh ở Đông Nam Á vào thế chiến thứ Hai : « Chúng tôi có được quyền là nhờ Đại Chiến thứ Hai và nhờ Chiến tranh Trung-Nhật. »

    *** Những chế độ cộng sản ở Đông Âu là dựng lên dưới gót giầy xâm chiếm của Hồng quân Liên sô hồi cuối Thế Chiến thứ Hai.

    Những chế độ cộng sản quả là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, như Đức Dạt Lai Lạt Ma nói. “
    nguồn: Chu Chi Nam,
    http://www.vnfa.com/anews/0803_039.html

    • Lại Mạnh Cường says:

      Bravo 3X

      Viết hay lắm
      Xin cứ tiếp tục :-) !

      Cám ơn rất nhiều !

      Lại Mạnh Cường

  5. nvtncs says:

    TRUNG TRUONG viết:
    “Thiết nghĩ đây là điều mà những người quốc gia chân chính nên suy ngẫm và thận trọng để có phản ứng đúng đắn và phù hợp với quyền lợi tối thượng của quốc gia,”
    Trả lời TRUNG TRUONG

    Nhu cầu ưu tiên, khẩn cấp, và như vậy nghĩa là cái quyền lợi tối thượng của nước Việt Nam là gì:

    Một xã hội thật sự dân chủ, tự do trong đó dân được tự do bầu người tài, đức, làm lãnh đạo. Không có điều này, thì nước ta sẽ không thể ngóc đầu lên với thiên hạ được.
    Ngày nào còn chính phủ CS độc tài là một ngày mất đi, thêm chậm trễ, khiến càng khó đuổi kịp thiên hạ.
    Sự chênh lệch giữa nước ta và Trung Quốc, dòng dã 4000 lịch sử, chưa bao giờ lớn lao như ở thời điểm này.

    Chính phủ Tầu cũng CS, nhưng người Tầu còn có thể tha thứ cho CS Tầu một phần nào, vì CS Tầu đã đem lại cho họ một nước Tầu hùng mạnh, tân tiến, giầu có.
    Nhưng CS Việt Nam thì trái lại đem lạc hậu, nghèo, yếu đến cho nước Việt Nam.

    Vấn đề không phải là chống cộng vì thù hằn nhỏ nhặt dĩ vãng, mà vì tương lai đại sự đất nước, dân tộc.

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Úa chầu chầu !
    Bravo ba vạn lần !
    Bội phục triệu triệu lần !

    Ai dè Huỳnh Ngọc Tuấn là tác giả bài viết này chớ.
    Tôi cất công lượm lặt trên Blog Quê Choa của Bọ Lập
    rồi hạ mình xin phép BBT cho đăng lại, để rộng đường dư luận !

    =====

    Lại Mạnh Cường says:
    05/06/2013 at 11:43

    Xin Ban Biên tập vui lòng cho tôi repost trọn bài bình luận cực hay tôi thu lượm được trong blog Quê Choa của Bọ Lập, có liên quan đến bài diễn văn khai mạc tại ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA hôm thứ sáu tuần trước

    Xin cám ơn ngàn vạn lần.

    Lại Mạnh Cường

    ====

    Thử điểm qua diễn văn của thủ tướng NTD tại The Shangri-La Dialogue.

    AFR Dân Nguyễn

    NQL: Đề tài “lòng tin” được bàn tán khá nhiều quanh phát biểu của TT, đây là một góc nhìn khác.

    Tại Singapore, thủ tướng VN NTD đã vinh dự được mời đọc bài diễn văn khai mạc Đối thoại Shangri –La 2013. Trong diễn văn của mình, thủ tướng NTD đề cập nhiều vấn đề Quốc tế (QT) và khu vực Đông nam Á (ĐNÁ).

    Đặc biệt, qua bài diễn văn này, khái niệm “lòng tin” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và được nhấn mạnh. Cũng qua bài diễn văn này, một khái niệm rất mới-“lòng tin chiến lược”, có lẽ người ta lần đầu tiên được nghe thấy tại diễn văn này.

    Một điểm nữa, thiết nghĩ cũng không nên bỏ qua, là việc thủ tướng khẳng định lập trường của VN trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông (BĐ), cũng như việc khẳng định “… VN không là đồng minh quân sự của nước nào…”.

  7. danluan13 says:

    Gửi ông TRUNG TRUONG

    Ông TRUNG TRUONG có biết tại sao diễn đàn Shangri La lần này, các nước để cho ông Nguyễn Tấn Dũng làm diễn giả chính không? Mọi người ai cũng nghĩ đây là một hãnh diện cho ông Dũng cũng như cho Việt Nam. Nhìn thì tưởng vậy nếu là một diễn đàn với chủ đề khác với bối cảnh khác; nhưng thực chất ở đây là khác. Họ, các nước ASEAN, muốn ông Dũng phải trình bày rõ ràng về quan điểm chính trị cũng như vai trò của Việt Nam để họ hiểu trong bối cảnh hiện tại, vì Việt Nam trước nay luôn đi hàng hai. Họ, cũng như Mỹ, muốn biết Việt Nam sẽ phản ứng hay hành động ra sao, hay đứng về phe nào một khi có đụng độ. Họ gài ông Dũng vào thế không tránh né được mà phải nói ra. Nhưng ông vẫn tránh né bằng cách tránh trả lời trực tiếp các câu hỏi đã nêu lên.

    Ông TRUNG TRUONG viết:
    Trích: “… quyền lợi vị kỷ quốc gia (national interests) cuối cùng bao giờ cũng chiếm vai trò trung tâm, chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia. Nghĩa là chống Cộng không đương nhiên phải là lúc nào cũng chống lại chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Cộng Sản. Thiết nghĩ đây là điều mà những người quốc gia chân chính nên suy ngẫm và thận trọng để có phản ứng đúng đắn và phù hợp với quyền lợi tối thượng của quốc gia, hơn là giữ thái độ cực đoan, chống lại tất cả mọi chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền CSVN, bất kể là các chính sách đó có được tính toán cẩn thận, xuất phát từ động cơ dân tộc hay không.” (ngưng)

    Ông TRUNG TRUONG cho rằng cộng sản Việt Nam vì quyền lợi quốc gia dân tộc? Ông thử phân tích và chứng minh? Ông viết như trên có phải ông cố tình không biết hay ông muốn ngụy biện bênh vực cho chế độ, cho tội ác, cho kẻ đã và đang bán nước?

    Ông TRUNG TRUONG lại hỏi “Cuối cùng, thay vì công kích, chỉ trích và phê bình do lòng đầy định kiến chính trị…

    Ông TRUNG TRUONG hỏi cứ giống như người dân và tất cả những người chống đối chế độ đều là xấu và chỉ có cộng sản là tốt vậy. Ông không thấy chế độ hành xử với dân như nô lệ, như kẻ thù à? Ông không thấy mọi góp ý xây dựng cho đất nước đều bị cộng sản làm lơ? Ông không biết cộng sản bắt bớ đánh đập những người yêu nước biểu tình dám lên án giặc Tầu đang ngày đêm xâm chiếm Việt Nam? Ông không biết hay ông cố tình làm lơ như cộng sản? Câu ông hỏi, tôi nghĩ ông TRUNG TRUONG cũng có thể tự trả lời; nhưng trước khi trả lời ông hãy tự hỏi chính ông xem tại sao cả thế giới chống cộng sản chỉ trừ những người hưởng ân huệ của chúng? Đừng nghĩ rằng những người chống cộng là cực đoan. Họ chỉ chống với khả năng những gì họ có và tại sao? Chẳng lẽ ông TRUNG TRUONG không hiểu hay ông lại bênh vực cho chế độ?

    Cuối cùng, ông TRUNG TRUONG cũng nên nhớ rằng cả thế giới đã chống cộng sản bằng súng đạn và xương máu chứ không phải chỉ vài tiếng nói phản kháng đòi lại nhà cửa đất đai, hay vài cuộc biểu tình chống quân Tầu xâm lược, hay đòi quyền làm người, đòi được lên tiếng góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước. Họ còn hiến lắm chứ không cực đoan như ông gán ghép.

    kbc

    • TRUNG TRUONG says:

      Thưa ông Dân Luận 13,

      Vì đang rãnh nên xin trao đổi thêm với ông đôi điều như sau:

      1.-Về chuyện ĐI HÀNG HAI thì thưa ông theo chỗ hiểu biết ít ỏi của tôi thì hầu như, trong quan hệ quốc tế, không một quốc gia nào không đi hàng hai, thậm chí hàng ba hay hàng tư trong chính sách đối ngoại của mình; đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa từ ngày Cold War ended. Vì ông nhắc đến khối ASEAN nên tôi xin mạn phép ông để đưa ra vài dẫn chứng về chính sách ĐI HÀNG HAI của vài quốc gia trong khối đó. Trước hết là Thái Lan. Tôi tin là ông am tường hơn tôi rằng Thái Lan là một quốc gia nỗi tiếng từ xưa nay về chính sách ĐI HÀNG HAI, chẳng hạn đi hàng hai giữa Pháp-Anh trong thế kỹ 19, tự biến thành vùng trái độn giữa hai cường quốc, nhờ vậy Thái Lan thoát khỏi bị đô hộ trực tiếp bởi một trong hai đế quốc. Từ mấy mươi năm trở lại đây Thái Lan vẫn tiếp tục đường lối ” hai mang” đó đối với Trung Quốc và Mỹ; như tập trận chung với cả hai, mở rộng mậu dịch với cả hai, và hiện nay số lượng sinh viên Thái du học Trung Quốc đã lên ngang với số du học ở Mỹ.

      Ngoài Thái Lan ra, Singapore là một ” con ma hàng hai ” khác; vừa thắt chặt quan hệ mậu dịch với Trung Quốc, vừa để cho chiến hạm Mỹ sử dụng bến cảng của mình.

      Ngay cả quốc gia đồng minh chiến lược của Mỹ là Australia thì cũng không ra khỏi thông lệ của chính sách ngoại giao đa phương; một mặt giao dịch mật thiết với Trung Quốc, nhưng mặt khác vẫn giữ vai trò đồng minh quân sự với Mỹ.

      Tắt lại thì ĐI HÀNG HAI, là một điều thông thường trong chính sách đối ngoại của mọi quốc gia, kể cả các quốc gia trong khối ASEAN. Điều ông viết rằng khối ASEAN ” muốn biết Việt Nam sẽ phản ứng hay hành động ra sao, hay đứng về phe nào một khi có đụng độ” e rằng không phù hợp với thực tế tình hình bang giao trong Vùng. Bởi vì thực tế thì hiện nay, không riêng VN, mà toàn thể các thành viên của ASEAN, đều không một ai muốn dứt khoát đứng về bên nào cả: Mỹ hay Trung Quốc. Nguyện vọng chung của ASEAN, theo các chuyên gia, là được độc lập và phát triển trong hoà bình, họ không muốn bị lôi cuốn vào sự tranh chấp của hai siêu cường, vì điều đó không mang lại lợi ích gì cho họ cả. Chiến Tranh Lạnh, thể hiện qua cuộc Vietnam War là bài học nhớ đời cho họ.

      2.-Còn việc ông suy diễn từ những nhận xét của tôi viết chỉ dành riêng cho bài diễn văn của ông Dũng, cho rằng tôi bênh vực chế độ CSVN hiện nay thì đó là một suy diễn quá đà, một sự tổng quát hoá vội vàng và thiếu căn cứ (not well-founded and hasty generalization). Có thể tôi đã có sự nhận xét, về mặt nào đó, thuận lợi cho một bài diễn văn, không có nghĩa rằng tôi bênh vực toàn bộ một chính sách hay một chế độ. Tôi tin là khi bình tĩnh ông sẽ nhận ra sự khác biệt đó. Hai đối thủ, trong một bàn cờ chẳng hạn, có thể khen nhau về một nước đi cờ nào đó, nhưng khen nhau như vậy không có nghĩa rằng hai đối thủ sẽ thôi không tiếp tục ” đấu” nhau, phải không ông? Và hẳn ông cũng nhớ câu nói của cổ nhân về ” tri kỷ, tri bỉ”.

      Tôi không bao giờ cho rằng ” những người chống Cộng là cực đoan”. Những ai đọc và hiểu tiếng Việt và đọc với thái độ trao đổi đứng đắn chắc chắn sẽ không tìm thấy ở đâu trong những gì tôi viết mang ý nghĩa như vậy cả. Bởi vì tự mình tôi cũng là một người chống Cộng, Vậy rất mong ông thu lại lời giáo huấn ông trang trọng dành cho tôi rằng:”Đừng nghĩ rằng những người chống cộng là cực đoan.”

      3.-Về ” một chính sách đối ngoại thực tiễn và hữu hiệu hơn cho VN trong tình hình hiện nay” thì tôi xin thưa thêm với ông và quý vị thế này. Tố Cộng là việc dễ hơn Chống Cộng. Bởi Chống Cộng đòi hỏi một nỗ lực lớn lao hơn, nhiều trí tuệ hơn. Một trong những nỗ lực lớn đó là người chống Cộng phải chứng minh rằng chính sách của mình đúng hơn, tốt hơn trong việc phục vụ toàn dân về mặt đối nội, và bảo vệ được chủ quyền về mặt đối ngoại. Những lời công kích, lên án về chính sách đối ngọai của CS sẽ không có trọng lượng, sẽ thiếu khả năng thuyết phục dân chúng trong Nước, bao lâu những người chống Cộng chưa đưa ra được,ít nhất là trên bình diện nghị luận, một chính sách đối ngoại tỏ ra thực tiễn và có hiệu quả hơn chính sách hiện nay của nhà cầm quyền CSVN. Chỉ đưa ra những hô hào về bảo vệ Trường Sa-Hoàng Sa và chống Trung Quốc không thôi, dù mạnh mẽ và hiếu chiến bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu về mặt đối ngoại, không đưa ra được một chính sách cụ thể nào khác hẳn và hay hơn chính sách hiện thời của Hà Nội thì chưa đủ để cho người chống Cộng nêu cao được chính nghĩa của mình.

      Tất nhiên tôi cũng có biết rằng nhiều vị đề nghị một cách chung chung là ” nên đi với Mỹ, nên liên minh quân sự với Mỹ”. Tiếc rằng các vị ấy đã không trình bày cụ thể hơn là liệu Mỹ có chấp nhận cho chúng ta ” đi với họ, liên minh với họ” hay không, hoặc chứng minh được rằng do đâu, vì những lợi ích nào mà Mỹ sẽ sẳn sàng với một liên minh như vậy với VN trong một cuộc đụng độ Việt-Hoa. Có vị còn ám chỉ rằng chỉ cần VN không còn CS, trở nên một chế độ Dân Chủ, và Nhân quyền được tôn trọng là ngay tức khắc Mỹ và VN sẽ trở thành ” đồng minh sống chết”, và đó là giải pháp duy nhất hữu hiệu để chống lại tham vọng của Trung Quốc, bảo vệ sự vẹn toàn của Đất Nước. Điều ám chỉ, hay đúng hơn là sự giả định như vậy liệu có đúng không? Có cơ sở về lịch sử hay thực tế nào để chứng minh không? Tôi e rằng chưa. Và đó là những lý do khiến tôi viết đoạn văn cuối trong phần nhận xét của mình.

      Cuối cùng dù sao cũng xin cảm ơn ông Dân Luận 13 đã đọc và có nhã ý chỉ giáo đối với vài ý kiến mọn tôi đã viết ra quanh bài diễn văn của ông Dũng.

      Kính,
      Truong Trung

      • danluan13 says:

        Gửi ông TRUNG TRUONG,

        Nói chỉ giáo thì tôi không dám. Cám ơn phản hồi và những ý kiến chia xẻ của ông.
        Mổ xẻ vấn đề và chia xẻ kinh nghiệm là tốt trên tinh thần xây dựng.

        Trước, ông TRUNG TRUONG vẫn chưa chứng minh đảng cộng sản Việt Nam hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc.

        Đảng cộng sản Việt Nam vẫn độc quyền thủ diễn mọi vai trò. Người dân (ngay cả quốc hội) không được quyền tham chính góp ý hay phản kháng thì làm sao khẳng định chính sách của đảng cộng sản Việt Nam là vì lợi ích dân tộc?!

        Nhận định và dẫn chứng của ông về vấn đề các quốc gia đi hàng hai hàng ba… không phải là không đúng, nhưng họ chỉ đi tới một mức giới hạn nào đó thôi để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Thailand hay Singapore hay Australia hay India, Japan hay bất cứ quốc gia nào, hay thay đổi chính sách hoàn toàn như Myanmar; họ đều vì quyền lợi quốc gia dân tộc, họ làm bạn mọi phía nhưng họ có chính sách hẳn hòi. Đó là cái khôn ngoan của người lãnh đạo.
        Còn Việt Nam có chính sách gì? Chỉ tuyên bố làm bạn với mọi quốc gia, công bằng và sáng tỏ… nhưng thực chất có phải vậy? Chính sách gì mà hèn với giặc, chỉ giỏi đàn áp dân mình, bị Tầu lấn chiếm mà không dám có bất cứ hành động phản kháng? Mất đất mất đảo mất biển mà cứ kêu gọi hòa bình? Như vậy là chính sách gì, hay là hèn? Và vì sao lại hèn như vậy? Vì chỉ có hèn thì mới giữ vững chế độ.

        Các nước hoài nghi cũng là vì vậy, và Nguyễn Tấn Dũng phải nói về niềm tin, nhưng nói chưa đủ, họ phải nhìn thấy cụ thể, và cụ thể là Vịnh lại sang Tầu xin hòa bình, cụ thể là Sang cam kết mọi nơi mọi lúc gắn kết hai đảng với nhau; các nước khác có dám tin lời Dũng? Việt Nam đã không có hành động chống lại kẻ xâm lược mà ngược lại ngày một thêm gắn bó, lệ thuộc; ấy vậy lại còn hợp tác chiến lược toàn diện với kẻ thù. Nói tóm lại là Việt Nam có quan hệ với Tầu cộng cao và gần gũi hơn đối với mọi quốc gia khác. Đây là một chính sách làm hoài nghi đối với các nước khác trong khu vực. Đây không phải là một chính sách khôn ngoan mà là chính sách nhu nhược hèn nhát.

        Thưa ông TRUNG TRUONG, nếu ông không viết “Thiết nghĩ đây là điều mà những người quốc gia chân chính nên suy ngẫm và thận trọng để có phản ứng đúng đắn và phù hợp với quyền lợi tối thượng của quốc gia, hơn là giữ thái độ cực đoan, chống lại tất cả mọi chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền CSVN.” trong comment đầu thì tôi đã không nói đừng cho rằng chống cộng là cực đoan. Nếu ông tự nhận là người chống cộng và không có ý nói vậy mà chỉ là một sự hiểu lầm thì tôi sẽ rút lại lời tôi nói.

        Dầu gì, qua trao đổi cũng là một sự hữu ích.
        Kính,

        kbc

      • Tien Ngu says:

        Ngay sau ngày 30 tháng 4, 1975…

        Việt Cộng đóng kịch…kháng chiến chống…Cộng. Chúng tung cò mồi đi khắp Trung Nam, kích động, tổ chức…kháng chiến …

        Dân, quân, nhân sỉ miền Nam, vô tròng hàng loạt. Từng nơi, từng vùng, lớp chúng tàn sát tại chổ, lớp tù khổ sai, lớp…biến mất âm thầm lặng lẽ.
        Người Việt yêu nước ở hãi ngoại, cũng có nhiều em…vô tròng…

        Cò mồi VC đóng kịch yêu nước, yêu tự do, nói chuyện…nịch sự, khoe kiến thức, thuyết phục, dụ…nai tơ…
        Xưa nay, hiếm khi thất bại…

        Việt Cộng sinh tồn nhớ khéo sử dụng bạo lực, khũng bố; nhưng phần lớn chúng lên đời là nhờ lực lượng cò mồi uốn lưỡi dụ nai tơ.

        Thách đố kiến thức, thách đố…chiến lược, thách đố…sách lược…
        Em nào…ngây thơ, nhận thách đố, khoe hiểu biết, khoe…cách thức…

        Cò mồi sẽ…cười miến chi, vô…mánh…

  8. TRUNG TRUONG says:

    “It is a narrow policy to suppose that this country or that is to be marked out as the eternal ally or the perpetual enemy of England. We have no eternal allies and no perpetual enemies – our interests are eternal and those interests it is our duty to follow.”

    Câu ” không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù trường cữu, chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn” là dịch từ câu trên mà ra, không phải do ông thủ tướng nỗi tiếng Churchill, mà do ngoại trưởng Anh, Lord Palmerston, nói trong một diễn văn đọc năm 1848. Câu nói đó đã đi vào lịch sử, và hầu như không ai trong ngành ngoại giao không biết đến.

    Trở lại bài diễn văn của Thủ tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng ở diễn đàn Shangri La, thì có vẻ như nhiều nhà phê bình đã bị thiên kiến chính trị, kiểu Cold War Mentality, chi phối nặng quá, nên khi phê phán đã quên đặt bài diễn văn của ông Dũng vào trong bối cảnh (contextual background) của nó. Vì vậy giá trị của các bài viết, xét trên bình diện nghị luận, giảm đi nhiều, tỏ ra thiếu công bằng và khách quan.
    Thiết nghĩ, chúng ta nên lưu tâm hơn tới những điểm này:

    1.-Trước hết, gọi là key note address của một hội nghị hay hội thảo là một diễn văn mở đầu để phác thảo, hoặc tóm tắt những điểm chính, hoặc rộng hơn là để nhấn mạnh những đề tài căn bản của cuộc thảo luận đó. Keynote address giúp cử toạ và báo giới hình dung ra được không khí chung cũng như những nét chính của nghị trình.

    2..-International Institute for Strategic Studies, như tên gọi đã chỉ, là một viện nghiên cứu quốc tế, được người Anh lập ra từ năm 1958, nhằm mục đích cung cấp thông tin , dữ kiện và tham vấn về an ninh cùng chiến lược quốc tế cho chính khách các nước, cung cấp diễn đàn và tạo cơ hội cho các viên chức cao cấp, chuyên gia của các quốc gia gặp gỡ, trao đổi và dàn xếp với nhau bằng những phương tiện phi bạo lực. Vắn tắt, đó không phải là nơi để các bên tranh chấp công kích, lên án, hay tố cao nhau; mà ngược lại đó là một diễn đàn mang tính ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng đường lối ôn hoà. Shangri La lần thứ 12 này là một trong những diễn đàn chính đó của IISS. Không riêng bài diễn văn của ông Dũng, mà cả bài của Bộ Trưởng Quốc Phòng HK, ông Chuck Hagel, đều mang giọng điệu ôn hoà chuẩn mực của ngành ngoại giao. Thiết nghĩ khi bình luận bài của ông Dũng, cũng nên so chiếu với bài của ông Hagel để có những bình luận chính xác và khách quan hơn.

    3.- Với hai tính chất vừa nêu trên, bài diễn văn của ông Dũng, một cách tổng quát, có vai trò rất hình thức, mang tính cách tượng trưng của thủ tục ngoại giao. Nôm na, đó là một bài diễn văn mang ý nghĩa ” Nói cho có chuyện”; một sự mào đầu không hơn không kém.
    Trên thực tế, không có vấn đề Trust, hay lòng tin, trong chính trị nói chung, và trong bang giao quốc tế nói riêng. Ngay cả trong doanh nghiệp hằng ngày thì sự tín nhiệm cũng chỉ có giá trị khi được hiện thực hoá bằng văn bản pháp lý; ngoại trừ các vị ” Quân tử Tàu” ra, trong thời đại ngày nay ,không ai ngu dại gì mà chỉ tin vào lời hứa suông.
    Nói vậy có nghĩa rằng vấn đề Strategic Trust mà ông Dũng nêu ra không chất chứa nghĩa đen của sự tín nhiệm, hay lòng tin trong quan hệ quốc tế thông thường, mà chỉ hàm ý về một sự cam kết ( commitment) thật sự và cụ thể giữa các quốc gia với nhau; đặc biệt là sự cam kết được thể hiện minh bạch của các cường quốc liên quan.

    4.-Khái niệm Strategic Trust không phải là sản phẩm của ông Dũng. Người đầu tiên dùng nhiều khái niệm Strategic Trust là Xi Jinping. Trung Quốc đã dùng khái niệm đó để ” trách móc” Mỹ. Ông Dũng như vậy chỉ muốn mượn ” gậy ông, đập lưng ông”, dùng chính quan điểm chữ Tín của Trung Quốc để công kích một cách bóng gío, theo đúng yêu cầu của không khí ngoại giao của diễn đàn. Có lẽ ông Dũng, và phái đoàn VN, cũng muốn dùng chữ Trust để nhắn khéo cả người Mỹ nữa. Bởi Mỹ tỏ ra muốn ve vãn VN, muốn cho chiến hạm của mình được dừng chân ở Cam Ranh, như đang dùng Singapore vậy, nhưng đổi lại Mỹ vẫn chưa thật sự ” chìa tay ra” với VN, vẫn chưa chịu bán vũ khí cho VN, vẫn chỉ muốn ” nhận” mà chưa sẳn sàng để ” cho” một cách tương xứng, bằng những cam kết chính thức.
    Ông Dũng, khi dùng Stragegic Trust, không chỉ nhấn mạnh đến Trust cho riêng VN, mà còn nói với tư cách của một thành viên khối ASEAN. Từ lâu rồi, các quốc gia của ASEAN như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, đã tỏ ra hoài nghi thiện chí của cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Đối với Mỹ thì cách mà chiến tranh VN kết thúc, không những chỉ là bài học cho người Việt Miền Nam mà còn là bài học chung cho các nước ĐNA, bởi Mỹ đã, do đặt quyền lợi vị kỷ lên trên, không giữ đúng cam kết của mình. Sự hoài nghi Mỹ của các quốc gia ĐNA đã bộc lộ nhiều nơi, nhiều lúc, ngay cả mới đây trong cuộc gặp gỡ giữa TT Obama với các nguyên thủ ASEAN. Liệu Philippines có thể trông cậy và tin tưởng vào sự che chở của Mỹ, do hiệp ước phòng thủ chung mang lại, để bảo vệ chủ quyền chống lại TQ? Còn với Trung Quốc thì cũng thế thôi, có mấy ai trong khối ASEAN tin vào những lời hứa ngọt ngào của TQ về một sự vươn lên hoà bình?

    5.-Điểm đáng lưu ý là trong diễn văn của mình, ông Dũng đã mấy lần nhắc đến vai trò quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương, một Pacific Power, và quan trọng hơn là ông Dũng công khai yêu cầu Mỹ can dự vào những vấn đề ở TBD, nhất là ở vùng Biển Đông. Xin chú ý rằng, Trung Quốc lâu nay luôn nhấn mạnh đến việc giải quyết song phương các tranh chấp trên Biển Đông, bác khước mọi nỗ lực quốc tế hoá, nghĩa là mọi sự can dự của Mỹ vào vấn đề. Xét trong môi trường ngoại giao thì ông Dũng, như vậy, đã tỏ ra khá cứng rắn đối với TQ, ít nhất là trong phạm vi của diễn đàn Shangri La này.

    6.- Sự khác biệt ý thức hệ, nhất là trong lúc này, thường thể hiện mạnh mẽ trên bình diện đối nội, hơn là đối ngoại. Bình tĩnh mà xét, liệu là trong tình hình hiện nay, có gì bảo đãm là với một chính phủ không cộng sản lên cầm quyền thì VN lập tức có ngay một chính sách đối ngoại khác tốt hơn chính sách mở rộng quan hệ với tất cả mọi quốc gia trên thế giới, nhưng đồng thời không liên minh quân sự với một cường quốc nào? Liệu VN lúc đó không tự ràng buộc với ASEAN? Liệu VN có dựa được vào Mỹ, được Mỹ hết lòng hậu thuẩn, bằng những cam kết chính thức và công khai, để ngang nhiên đối đầu với TQ?
    Lịch sử thế giới có vô số bằng chứng rằng ý thức hệ, đặc biệt là ý thức hệ Cộng Sản, không bao giờ hoàn toàn lấn át được tính vị kỷ của tinh thần quốc gia. Xung đột Liên Xô-Trung Quốc vào những năm 1960s là một ví dụ. Cũng có vô số chứng cứ lịch sử chứng tỏ rằng khi bước vào bình diện đối ngoại, quyền lợi vị kỷ quốc gia (national interests) cuối cùng bao giờ cũng chiếm vai trò trung tâm, chi phối mối quan hệ giữa cảc quốc gia. Nghĩa là chống Cộng không đương nhiên phải là lúc nào cũng chống lại chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Cộng Sản. Thiết nghĩ đây là điều mà những người quốc gia chân chính nên suy ngẫm và thận trọng để có phản ứng đúng đắn và phù hợp với quyền lợi tối thượng của quốc gia, hơn là giữ thái độ cực đoan, chống lại tất cả mọi chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền CSVN, bất kể là các chính sách đó có được tính toán cẩn thận, xuất phát từ động cơ dân tộc hay không.

    Cuối cùng, thay vì công kích, chỉ trích và phê bình do lòng đầy định kiến chính trị, có thể nào các tác giả thuộc phe chống Cộng thử đưa ra đề nghị về một chính sách đối ngoại tốt hơn, thực tiễn và hữu hiệu hơn cho VN trong tương quan lực lượng giữa các bên liên quan trong tình hình quốc tế hiện nay?

    • Bich says:

      Ông Viết rất hay và có lý, phe chống cộng chỉ nhắm mắt chửi chứ họ không mở mắt ra mà phân tích như ông, làm sao họ có thể đưa ra được cái gì như mong muốn của ông ở phần cuối?

    • Học trò cụ Ngô Hùng Diễn says:

      “Cuối cùng, thay vì công kích, chỉ trích và phê bình do lòng đầy định kiến chính trị, có thể nào các tác giả thuộc phe chống Cộng thử đưa ra đề nghị về một chính sách đối ngoại tốt hơn, thực tiễn và hữu hiệu hơn cho VN trong tương quan lực lượng giữa các bên liên quan trong tình hình quốc tế hiện nay?”
      Thưa ông Trung Truong, những nhân sĩ Dân chủ sẽ phải góp ý như thế nào và với tư cách gì khi đảng CSVN vẫn ôm lấy quyền lực và độc tôn trong hành xữ, ông xem Kiến nghị của nhóm 72 nhân sĩ trí thức trong nước xem họ được “lắng nghe ” như thế nào?
      Không nên “vẽ đường cho hươu chạy”

      • Tien Ngu says:

        “Cuối cùng, thay vì công kích, chỉ trích và phê bình do lòng đầy định kiến chính trị, có thể nào các tác giả thuộc phe chống Cộng thử đưa ra đề nghị về một chính sách đối ngoại tốt hơn, thực tiễn và hữu hiệu hơn cho VN trong tương quan lực lượng giữa các bên liên quan trong tình hình quốc tế hiện nay?”

        Cái này có khác nào rằng thì là…thôi các anh “chống Cộng” ôi, đừng có mà…chống nữa, hãy…hoà giãi hợp tác với nhà nước Việt Cộng tìm ra một cái giãi pháp ngon lành để nhà nước Cộng láo họ…dìu dắt cái nước VN đối ngoại tốt hơn, lấy tiếng với dân ngu VN…

        Đảng Cộng từ đó mà có uy tín, có dịp…trường tồn cai trị, dân ngu sẽ quên đi cái ác cái láo, cái…cùng nhau xuống hố của cả nước cả một thế kỷ dài…

        Xin các anh cò….bất lương vừa phải thôi.

        Trình bày sự thật về cái…tối thui của đảng Cộng, nhà nước Cộng láo, không phải là…định kiến chính trị, không phải là công kích, chỉ trích. Mà đó chỉ là lòng…thật thà, mong muốn bà con thôi đừng để Việt Cộng chúng nó…đưa đò nữa. Gần 40 năm rồi chưa đủ để thấy cái…đỉnh cao trí tuệ của các anh Cộng láo sao?

        Với cái sách lược con nguỵ con cách mạng của Việt Cộng…38 năm tì tì ra như thế, mong gì…hợp tác hay hoà giãi với VC?

        Với cái thành tích đào mồ cuốc mả trả thù ngay cả người chết, làm sao…hợp tác với VC?

        Với cái lịch sử láo, văn hoá tự sướng, cái gì cũng ta…, nàm sao mà…”chống Cộng” có một con đường…sướng với VC?

        Với cái cách cai trị khũng bố, cò mồi công an từ khu từng xóm, nhúc nhích tí là bị chúng…mời, lý do cho biết sau, “chống Cộng” có con đường đi chung với Việt Cộng à?

        Với cái cách điều hành kinh tế kiểu….tát ao bắt cả cá con, “chống Cộng” có con đường sống với Việt Cộng?

        Sự thật, lịch sử rành rành, như mới nà…hôm qua đây thôi. Các anh cò mồi muốn nước VN có “một chính sách đối ngoại tốt hơn, thực tiễn và hữu hiệu hơn cho VN trong tương quan lực lượng giữa các bên liên quan trong tình hình quốc tế hiện nay?”, thì chỉ có nước là,

        Các anh Cộng ôi, thôi đừng…láo nữa, bể mánh hết rồi, hãy chấp nhận tự do cạnh tranh chính trị, tự do bầu cử, giãi tán cái đảng chuyên cai trị bằng…láo đó đi.

        Rồi từ từ…đề nghị tiếp…

    • Hoang Dung says:

      Bài viết rất hay, chia sẻ cùng Ông!

    • ABC says:

      Thôi đi ông Trung Trương !
      Nghe ông giới thiệu,tôi cứ nghĩ là “chính khách quốc tế,nhà lãnh đạo tài ba”,thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng,trước hội nghị quốc tế,chắc phải ăn nói hùng dũng,lưu loát,phát biểu như gió…
      Mẹ kiếp,nhìn mấy cái video thì đúng như tên trúng gió !
      Nguyên cái câu “thank you” của ông TS chủ toạ gởi tới ông ta ở cuối bài diễn văn,ông ta cũng không hiểu,còn diễn văn,người ta chỉ nhìn vào những cái keynotes để khai triễn ra,ông ta thì chỉ nhìn giấy,đọc từ đầu đến cuối như học trò lớp ba !
      Có hai câu hỏi khó,thì ông ta phải ú ớ rồi im lặng khảng gần 10 phút,
      Cái bảng tên gắn phía trước các nhà lãnh đạo ,ai cũng chỉ là last name, chứng tỏ là ban tổ chức tôn trọng các vị ấy,riêng phần tên ông thủ tướng của VN,độc nhất một chử DUNG (có nghĩa là cứt bò ),điều nầy cho thấy ban tổ chức hội nghị quốc tế ấy,họ khinh ông ta ra mặt !
      Đã ngu mà còn vác mặt ra chi cho trúng gió !

    • Tony Tran says:

      Đồng ý, nên khách quan như vậy!

  9. Hi x Pham says:

    Ngai ma cac ngai giac Cong suy ton (bau ban gia hieu)
    ….

    BBT: Phản hồi không được đăng vì lý do không đánh dấu tiếng Việt.

Leave a Reply to Bich