WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự đổi giọng hay đã thực sự ăn năn hối lỗi qua bài thơ “Sự tầm thường” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm

Tôi có ý định bình tổng hợp một số bài thơ gần đây nhất, Nguyễn Khoa Điềm đã viết sau thời gian hết đường quan lộ về làm thường dân – trong đó đặc biệt là bài “Đất nước những tháng năm thật buồn”. Nhưng khi đọc lại “Sự tầm thường”: Muốn bình cho trọn ý thì phải phân tích theo suốt dọc bài thơ, gộp cả các tình thơ khác nữa thì sẽ lan man rất dài. Bởi vậy, mới xin bình luận riêng về bài “Sự tầm thường” ấy trong trang này – Còn “Đất nước những tháng năm thật buồn” gộp với số bài thơ khác, tôi sẽ dành để viết sau.

Nói về bài “Sự tầm thường” – Bắt đầu vào thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn…

Hình ảnh “vợ chồng sớm chiều…” ở đây là sau khi NKĐ đã bị thất sủng buộc phải rời Ban bí thư Trung ương và Bộ Chính trị… về sống nơi thôn hương với gia đình. Dầu tác giả có”treo mình” lên cái đinh mắc màn, mắc áo hoặc trên trần nhà, gì gì đi nữa… nhưng với người vợ má kề gối ấp của mình, thì đáng lẽ đó vẫn phải là hình ảnh đẹp, thân thương đời thường của nhân dân, năm xưa quen chốn quan trường ông không thể nào cảm thấy sự quý giá đó. Bởi vậy, không nên dùng chữ “sự tầm thường” đánh đổ đồng nháo nhào như ở trong bài thơ này .

Xin xét vào các đoạn thơ sau rồi ta sẽ trở lại phán xét tiếp về những câu thơ đầu tiên ấy.

Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.

Qua hình ảnh về những “sự tầm thường” để NKĐ lên án một hiện thực xã hội – Đó là một xã hội chưa có “độc lập tự do” thực sự:

Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.

Phải chăng đó cũng chính là sự phản ứng chế độ trong tư tưởng của ông Uỷ viên Bộ chính trị một thời? Tôi muốn hỏi cả một thời làm quan to, sao ông không có ý nghĩ này nhỉ? Khi chế độ chưa có độc lập tự do thực sự, thì đừng nên “gieo mơ ước vào đầu con trẻ” – vì mơ ước nào cũng sẽ phải trả giá?

Thí dụ như: Ở xã hội đó nếu đấu tranh cho lẽ công bằng, cho sự tự do hay quyền sống chính đáng của một con người thì sẽ bị đàn áp, sẽ phải vào tù? và… con trẻ lớn lên chỉ nên biết: …nhẫn nhục để ổn định/- cuộc đời như con lươn, con trạch thôi? Đấy, ý thơ phản biện lại xã hội đương thời của Nguyễn Khoa Điềm là như vậy.

Thế thì, thực sự bản chất của xã hội ấy là gì? Chẳng lẽ những năm tháng khi NKĐ còn là Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, xã hội vẫn còn rất tốt đẹp sao? Nó chỉ vừa mới xấu xa, tha hoá khi ông trở về làm một thường dân? Hoặc chỉ bởi vì khi đó làm một ông quan cách mạng, ông cần phải sống giả tạo để hưởng cho đủ những bổng lộc, vinh hoa phú quý mà đảng và nhà nước đã ban tặng cho ông?

Hôm nay đường quan lộ thất thế rồi, Nguyễn Khoa Điềm mới phản thùng? hay… ông đã thực sự ăn năn hối lỗi trước nhân dân về quá khứ của mình? Ta đặt ra câu hỏi:

1. Có thể khi trở về với cuộc sống thường dân, NKĐ mới nhận ra sự còn phi nhân, phi nghĩa của thể chế, nên Ông tự sám hối về mình?

2. Hoặc là, trước đây không phải ông không biết sự bất chính của guồng máy chính trị ấy… nhưng ông vẫn giả bộ như bao kẻ cơ hội khác, làm cao đạo, đục nước béo cò, để tận hưởng cho thoả những sự sung sướng phè phỡn của một ông quan lớn?

Có bao giờ ông cần quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mới vào lớp một cũng đã phải chạy chọt… như thơ ông viết:

Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi

Ông cũng đâu cần quan tâm đến việc nhân dân đã phải chịu đựng bao sự “nhẫn nhục để ổn định”, vượt qua cuộc sống… tầm thường?

TA SANG ĐOẠN THƠ THỨ HAI – NKĐ đưa ra một loạt những “sự tầm thường”, nào là:

…Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn

Nói lời rỗng…

Ối, ông Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương? Chắc cái thời mà chính ông vẫn thường liên tục thuyết giáo trên diễn đàn, khi ấy ông toàn nói những lời đẹp đẽ, quí hoá, lại vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn với vận mệnh non sông đất nước chăng? chứ không lăng nhăng, xàm tiếu như những phường ông nghị bây giờ? Rồi:

Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

Thí dụ như… các cuộc “thảo luận đại sự” trong các Hội nghị Trung ương đảng hay là họp Quốc hội vừa qua chẳng hạn. Nghĩa là, những ông nghị thì chỉ toàn… “nghị gật”, còn đại biểu phần lớn “đại biểu bù nhìn” để đẻ ra những nghị quyết tào lao chi khươn, vô bổ. Mặc cho nước mạt, quan thì thi nhau tham nhũng, xã hội xuống cấp, tha hoá… chẳng kẻ nào phải chịu trách nhiệm hết? đấy chính là ý nghĩa của câu thơ:

Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Rồi ông kết luận:
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.

Thế là đã rõ: Nguyễn Khoa Điềm phủ nhận toàn bộ các phong trào, dù đó là phong trào có tính chất quốc dân, cùng tất cả mọi kiểu hội nghị thời nay – Mục đích làm gì?

- Chỉ để nhõn sắm…/- tức là vơ vét, vơ váo hay là tạo ra… “sự tầm thường tai quái”. Nghĩa là các phong trào hay hội nghị đó toàn ba lăng nhăng hoặc mục đích trục lợi… giống như những sự loè bịp quái thai vậy.

Chẳng phải cũng chính Nguyễn Khoa Điềm đã phủ nhận toàn bộ bộ máy nhà nước – dù thời của ông hay hiện nay cũng chỉ để làm ra “những thứ tầm thường tai quái” ?

Ta cần phải hiểu nhân cách ông bí thư T.Ư & Uỷ viên Bộ chính trị Nguyễn Khoa điềm thế nào? kẻ trục lợi quốc gia, cơ hội đục nước béo cò trong một tổ chức của guồng máy còn nhiều phi nhân nghĩa chăng? Để bây giờ hết lợi lộc về thường dân rồi, ông mới buông ra những lời nguyền rủa, bài xích?

Xin trở lại với những câu thơ đầu tiên, khi ông nói về cuộc sống thường dân bên người vợ:

Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn…

Nếu NKĐ coi sự trở về với gia đình, bên người vợ hiền là một hạnh phúc đời thường vô giá, trước đây khi còn làm quan to trong đảng ông không cảm nhận nổi – thì ông đã không đánh đổ đồng tất cả tuốt tuồn tuột với mọi loại “tầm thường”… mà ông đã nêu ra? Dù rằng người vợ cùng những người thân hoặc cả cộng đồng xã hội này đã phải sống chạy chọt đủ điều… chỉ để mưu sinh, phải “nhẫn nhục để ổn định” cuộc sống – Bởi vì, những sự việc dẫu là tầm thường, nhưng những con người ấy họ đâu có xuất phát từ những ý nghĩ đen tối tầm thường? Bản chất việc làm của họ xuất phát từ sự lương thiện, lương tri của con người. Ông đánh lộn tất cả một cách hổ lốn như cám heo trong một bài thơ, thì bài thơ của ông có khác gì chỉ là một mớ chữ… hoà trộn phân tro lẫn với phẩm chất nhân sinh của con người? Bài thơ “sự tầm thường” là một bài thơ sáng tác cũng rất… tầm thường.

Một bài thơ sáng tác xô bồ như kiểu thông tin, ngôn ngữ lèng xèng nửa văn xuôi, nửa có tí vần, chẳng có một hình tượng thơ nào đáng nói – thì làm gì có nghệ thuật để bàn xét về “nghệ thuật thi ca” cơ chứ?

Tôi xin phân tích tiếp đoạn thơ dưới:

Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
– Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Tôi không rõ: đại từ “chúng ta” ở đây ông định biểu thị cho tầng lớp nào? – Cho tầng lớp nhân dân trí thức, hay chỉ cho một lớp quan lại đương thời mà ông muốn chỉ trích?

Bởi vì, câu trên thì viết: Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ/- Rõ ràng đây ý tác giả sử dụng nghĩa “chúng ta” để chỉ vào lớp quan chức hoặc thủ trưởng, có ý mỉa mai chúng là những kẻ bảo thủ dốt nát nhưng hay dìm dập những phát kiến tiến bộ, trù úm các tài năng…

Nhưng câu dưới:

Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu…

Thì hai từ “chúng ta” này ngả sang nghĩa biểu thị cho cộng đồng nhân dân. Cái bọn “chơi trội hay bày những chuyện đâu đâu” này không thể biểu thị cho những hình ảnh đẹp đẽ được. Những chuyện đâu đâu ấy, là những sự việc có thể rất hợm hĩnh bày ra để lấy công, tính thành tích dổm… hoặc bày chuyện để ăn tiền, tham nhũng. Rồi để kết luận về những chuyện đâu đâu… tác giả viết:

Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!

Vậy tiếng “keng” của sự cụng ly kia… để chỉ về những cuộc nhậu vui thú đời thường nơi dân dã, hay là “tiếng keng” chạm cốc của những đám công thần nghị sự trong các bàn tiệc được bày ra sau những cuộc “thảo luận đại sự” … rỗng tuếch như đã nói ở trên? Một loạt hình ảnh tác giả vơ váo hết cả vào rồi nói đại, thành ra chẳng hiểu tiếng “keng” cụng ly ấy thuộc kiểu gì… mà ý nghĩa hơn tất cả? Bài thơ viết còn rất láo nháo.

Rồi một số hình ảnh khác: Nào là những bí thư thay vì các cuộc họp liên miên, cần phải thúc giục cán bộ tích cực làm việc hơn nữa; nào các cô ca-ve thì tập ăn nói những lời tốt đẹp và làm những việc có ích cho xã hội hơn; đến các bậc lão thành cũng phải nên thé này, thế nọ – Đó cũng chỉ là mấy cái băng rôn khẩu hiệu sáo, nhàm.

Trước đây còn quyền chức, tiếng nói của ông là tiếng nói của một quan lớn – Ông có thể nói những lời nói giả tạo để tuyên huấn cho lớp này, lớp nọ… rồi ra chỉ thị cho tổ chức các cấp phải răm rắp theo, mặc dù tiếng nói trên diễn đàn của ông khi đó cũng chỉ là những lời… rỗng tuếch. Bây giờ hết thời, thất thế đường quan, nếu nói như trước thì chẳng những không ai nghe mà họ còn chửi ông là “dổm” nữa – Ông mới “đổi giọng”…

Theo nhà thơ Đỗ Hoàng đã bình luận trong bài “Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm…” đăng trên Bà Đầm Xoè rằng:

“Thời còn Ban Tư tưởng Văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng, cấm internet, đốt thành tro bụi những tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngủ gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam… Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đóng để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hoá Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sĩ…

Đường hoan lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn… còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa Phủ – Huế khai báo với địch”.

Tôi cũng không rõ độ chính xác về những thông tin của bài viết trên đến mức nào?

Nhưng có một điều thực tế rằng: Nguyễn Khoa Điềm là một quan lại cấp trung ương đã lên đến cỡ Bộ chính trị của đảng cầm quyền… nhưng bị thất sủng phải về làm thường dân. Đương thời quan lộ, Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là một ông trùm thực thi nhiều vụ đe nẹt sự tự do văn chương của giới văn nghệ sĩ, cũng như sự đấu tranh cho quyền tự do dân chủ xã hội. Nhân cách và đạo nghĩa ông đâu được trong sạch, tâm hồn tư tưởng sống của ông đâu được thanh cao như hàng bậc thi nhân Nguyễn Khuyến: không thèm làm ông quan phi nhân, phi nghĩa. Chán chường cảnh dơ dáy chốn cung đình, phẫn uất với tầng lớp gian thần hại dân, hại nước… từ quan về sống thanh bạch nơi dân dã. Đằng này ông tận hưởng vinh hoa phú quý, đục nước béo cò… đến tận phút chót, nào có cao đạo hay hớm gì? Nay thành thường dân lại đổi giọng thơ quay ngược “180 độ” để ve vuốt lòng người – Giả dối thay! E rằng, nếu bây giờ cuộc cờ nơi cung đình ở trung ương, bộ chính trị ấy thay đổi, nhóm người hay tổ chức phe phái của ông lại thắng thế trong cục diện. Họ lại dọn đường cho ông trở lại làm quan? Chắc rằng ông ta sẽ lại đổi giọng ngay, lại như trước đây thời ông vẫn còn làm trong Bộ chính trị, ông sẽ lại tiếp tục lên diễn đàn, lại huênh hoang múa mép, phồng mang, lớn tiếng trong các hội nghị và các cuộc “thảo luận đại sự”… cũng lại để soạn thảo ra một mớ các nghị quyết “tầm thường tai quái”.
Ta hãy xem đoạn thơ cuối, Nguyễn Khoa Điềm đã kết:

Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhoà
Cúi đầu
Đi sau cái chết.

Ông nói rằng chúng ta, tức là “nhân dân” thua cỏ, không bằng cỏ: vì cỏ còn biết đấu tranh để vươn lên với sức sống mãnh liệt, cho sự sống tốt đẹp hơn? Đằng này, chúng ta quá tầm thường khoác bộ áo tang chế nhạt nhoà, chấp nhận cúi đầu nhẫn nhục đi sau cái chết? Nghĩa là ông muốn ngầm bảo với mọi người rằng: chúng ta, nhân dân cần phải đứng lên đấu tranh để lột bỏ cái cũ thay bằng cái mới tốt đẹp. Nếu không đấu tranh là chết ! – Kể ra từ sự bức xúc mà ông có được những ý tưởng tiến bộ như thế cũng là tốt: Nếu xuất phát bởi một tâm hồn trong sáng, tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp?

Vấn đề là ở chỗ: Phải chăng đây lại chỉ là tiếng nói của một kẻ hai mặt, hai giọng? Khi làm quan thì sẵn sàng cùng chính quyền dùng bạo lực trấn áp những tư tưởng đấu tranh vì quyền sống tự do thực sự. Là một ông trùm Tư tưởng Văn hoá Trung ương cưỡng chế, tiêu huỷ những tác phẩm máu xương của các văn sỹ đấu tranh cho quyền sống của con người. Đành rằng như kinh Phật đã truyền: “Quay đầu lại là bờ…” – Được thế thì cũng đáng hoan nghênh. Nhưng liệu ông có thực sự, thực lòng là kẻ ăn năn hối lỗi quay đầu lại phía nhân dân không? Hay lại chỉ là một bộ mặt khác nữa… cũng không khác nào cơ hội?

Xin hỏi ông nguyên Bí thư của Đảng: Xã hội này đâu phải bây giờ mới sa sút? Đất nước cũng đã mạt lâu rồi, từ cái thuở ông vẫn đang chễm chệ quan trên tác oai, tác quái ở trong Ban chính trị ấy cơ? Tại sao khi còn quyền lực đó ông lại không kêu gọi “chúng ta phải đứng lên thay đổi… để có một xã hội tốt đẹp hơn? mà phải đợi cho tới khi đã về vườn làm một thường dân, ông mới nói ra những lời để lấy lòng mọi người đang phẫn uất trăm bề? Cài lời nói cho có vẻ mang tính nhân sinh ấy của ông nó cũng dẻo quẹo như cái mồm dẻo quẹo của ông ở cái thời làm quan vậy.

Người ta nói “lưỡi không xương trăm đường lắt léo” – Ông uốn lưỡi giỏi lắm nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ạ! Thậm chí còn giỏi hơn, có kinh nghiệm hơn cả cái thời ông làm quan nữa.

Thể chế này hỏng phải đâu bây giờ mới hỏng? Hiện thực xã hội xuống cấp phải đâu chỉ khi ông thất sủng đường quan lại trở về làm thường dân nó mới xấu? Từ hàng chục năm nay nó đã nát rồi – Khi ấy sao ông không kêu gọi mọi người: hãy vùng lên như loài cỏ sống mãnh liệt để xã hội lại tốt tươi lên? Chúng ta phải bài bỏ các thứ đang hủ bại này để thiết lập nên một trật tự xã hội mới tốt đẹp hơn?

Trong một bài thơ mới viết gần đây tên là “Thời sự cuối ngày”, có mấy câu ông đã viết rằng:

Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm…

Vậy xin đặt ra một câu hỏi:

- Liệu Nguyễn Khoa Điềm có phải cũng chỉ là một trong những tên Lý Thông đĩ bợm ấy không???

Hà Nội – 6/2013

© Phạm Ngọc Thái

© Đàn Chim Việt

——————————————————————-
SỰ TẦM THƯỜNG

Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.

Đức Phật từ bi
Xin người đừng mắng tôi
Khi tôi nói lắm kẻ muốn ngài ngậm miệng ăn tiền
Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn
Nói lời rỗng
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhoà
Cúi đầu
Đi sau cái chết.

Nguyễn Khoa Điềm
24.4.2013
.

22 Phản hồi cho “Sự đổi giọng hay đã thực sự ăn năn hối lỗi qua bài thơ “Sự tầm thường” của Nguyễn Khoa Điềm”

  1. Vũ duy Giang says:

    Theo BBC(còn lưu trữ bài viết),thi Nguyễn Khoa Điềm(khi làm bộ trưởng văn hóa thông tin) đã kiểm duyệt không cho báo Tuổi trẻ đăng bài phỏng vấn cựu thủ tướng Võ văn Kiệt(về ngày 30 tháng 4:”…có cả triệu người vui,và cả triệu người buồn,v…v…”)cho đến khi ông Kiệt viết thư chất vấn,thì mới cho đăng
    (nhưng cắt bớt),thì ông Kiệt lại không chịu!Cuối cùng”Tuổi trẻ”vẫn đăng bài phỏng vấn này!

  2. Bùi Lễ says:

    Tất cã những tên lãnh đạo việt cộng khi về vườn đều luôn nói lời đạo đức là tại sao ?

    Tại vì họ là những tên giết người hết thời, bây giờ thì sợ bị người giết

  3. tuan nguyen says:

    Các đồng chí VC khi về già thấy mình sắp về chầu Diêm Vương , sắp phải gặp lại Mao, Hồ, Mác Lê thành thử trong những đêm trường trằn trọc khúc phim tội ác của chính mình đã giết người, cướp bóc dân lành, lươn lẹo, lưu manh trù dập người vô tội đều hiện rỏ như ban ngày. Cố tình quên đi thì nó lại hiện về. Dằn vặt , âu lo, ngủ không yên giấc. Tật bệnh tai ương kéo đến là kết quả tương ưng với những gì mình đã gieo trồng.
    Nguyễn Khoa Điềm làm thơ để tỏ vẻ ăn năn. Tuy nhiên nghiệp bất thiện của thân, khẩu và ý sẽ mãi mãi đeo bám như chiếc xe lăn theo chân con bò đang kéo nó vậy.

  4. kỳ Lưu says:

    Hết đường Sống rồi Khoa Điềm ạ. Tôi thấy phe đối lập với đãng cộng sãn có chịu tha cho người muốn tự nhìn lại bãn thân mình đâu, vậy thì họ không bao giờ kéo được muôn dân ra khõi đãng cộng sãn để đoàn kết bên họ mà đấu tranh. Thất bại tại tấm lòng các bạn đó. May mà trời cao còn thương nhân dân Việt Nam
    .
    KỲ LƯU

    • Lãng Du says:

      @kỳ Lưu
      Sai bét rồi ông bạn.
      Tác giả của bài viết chỉ có thể nói riêng cho bản thân ông ta (Phạm Ngọc Thái). Và ở đây tác giả có quyền nói như thế vì ông ta không bảo là đại diện cho ai cả.

      kỳ Lưu không đọc, hay đọc không hiểu, hay cố tình không hiểu, hay cố tình lèo lái sang chuyện khác? Ở đây làm gì có mặt “phe đối lập” với đảng cọng sản để đến nổi phải “chiụ tha” cho người muốn tự nhìn lại bãn thân mình đâu. Rồi kỳ Lưu phán tiếp: vậy thì họ không bao giờ kéo được muôn dân ra khõi đãng cộng sãn để đoàn kết bên họ mà đấu tranh…

      Thế là nghĩa gì? kỳ Lưu có ý định gì? Chia rẻ? Đừng tưởng ai cũng ngu và trẻ con thế chứ.
      Toàn chọc gậy bánh xe….

      Nhưng có một sự thật rất rỏ ràng là các vị cán bộ chính quyền cọng sản từ ông “rất to” đến ông “be bé tí” đều không ai lên tiếng hay đứng về phiá công lý lẻ phải khi còn tại chức. Lương tâm chỉ bừng thức dậy khi giấc đông miên quyền lực không còn nữa.
      Thí dụ như Võ Nguyên Giáp, khi còn sống và bị làm nhục như bị phân làm Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch (ngày xưa đại tướng cầm quân..bây giờ đại tướng cầm…q…chị em…)
      Thí dụ như Nguyển trọng Vĩnh….
      Và còn nhiều cán bộ lớn khác nữa

      Dĩ nhiên là nếu thật sự các ông suy nghĩ và ngộ ra được chân lý và lẻ phải thì quá tốt. Không ai thấy phiền hà gì mà còn vui mừng nữa vì với người dân trong nước thì các ông “nổi tiếng” hơn, dể hiệu triệu lòng dân cho đại cuộc hơn

      Nhưng trong tôi vẫn luôn thắc mắc….tại sao đợi phải đến khi “về nhà đuổi gà cho vợ” thì các ông mới “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim…..”. Nếu vậy thì nhân dân còn xơ múi (mẹ) gì nữa. Cái tôi mơ là ngay bây giờ, ai đó (thí dụ như đồng chí X) khi quyền lực còn trong tay, khả năng thay đổi hay làm gì đó cho quê hương còn có thể làm.

      Hãy như nhà vua nào đó ngày xưa. Khi đã thoái vị trao ngai vàng cho con và lên chùa quy y thì “a di đà Phật, lảo tăng giờ chỉ là kẻ tu hành, chuyện thế nhân lòng đã lạnh…” thì có lẻ tốt hơn

    • TTQuang says:

      “Hết đường Sống rồi Khoa Điềm ạ.”

  5. tam thuong says:

    cứ một người quay lưng với cộng sản thì lại bị chửi bới như vậy thì chẳng ai them về với nhân dân hết. các ông viết và bình luận ở đây toàn là phường tầm thường cả ….

    • Bần-Nông says:

      Nếu vì “quay lưng với cộng sản & bị chửi bới mà ko đứng về với nhân dân”, thì cũng là con người “tầm thường” thôi, có chi đáng kễ mà phải bênh vực ?! “Chó sủa mặt chó, đường ta ta cứ đi” thì mới là con người có bản lảnh. Thân ái! Bần-Nông

  6. nkt says:

    Hết ăn là nói
    Còn chức làm im
    Hợp tác cùng nhau
    Hưởng phần chia lộc
    Cùng hội cùng thuyền
    Cùng bàn xôi thịt
    Khi hết đường quan
    Không còn bỗng lộc
    Nhìn thấy đàn em
    Lên ngai chiếm ghế
    Ăn dày như thế
    Nóng mặt hét lên
    Lũ bay thất đức
    Ăn hại nhân dân
    Toàn là đạo đức giả

  7. nguenha says:

    Không riêng gì NKĐ,mà hầu hết các quan to,khi đứng trong chính quyền thì không biết nó xấu xa,khi ra ngoài thì bắt đầu chưởi bới ,nguyền rủa! Điều đó cũng dễ hiểu,nếu chúng ta gạt ra ngoài những định
    kiến,mà suy xét theo tự nhiên, thì có ai nhìn thấy quả đất xoay đâu,chỉ có phi-hành-gia ra ngoài trái-đất
    mới thấy Đất xoay! NKD cũng thế! Ông là nhà thơ,mang trong mình “tính nghệ sĩ”, người vợ đối với Ông, còn là Chất liệu của tâm hồn,thế nhưng có ai biết được ,”người vợ”đa tình đó ,không it, để lại nơi Ông ‘nổi đau”,cái đau của người đàn ông bị cắm..s.! Bởi thế không nên bắt Ông tôn thờ “hình ảnh đẹp” Ở NKD có 2 “đêm tối” ở ngoài lẩn ở trong.Vì thế,
    còn hí-hoáy ,viết được như Ông, đả là quý lắm rồi. Đúng là :”những lúc
    tuyệt vọng—Vịn Thơ mà đứng dậy.”(PQ).

    • Bần-Nông says:

      @nguenha,
      Bạn comment “Không riêng gì NKĐ,mà hầu hết các quan to,khi đứng trong chính quyền thì không biết nó xấu xa,khi ra ngoài thì bắt đầu chưởi bới ,nguyền rủa!”, hết trích. Theo thiển nghỉ của BN thì điều nầy ko đúng lắm đâu. Khi họ còn đương quyền, họ hiểu rất rõ sự xấu xa của chế độ, nhưng vì sự tồn vong của bản thân & gia đình nên họ ko dám lên tiếng. Nếu họ lên tiếng thì họ sẽ bị hệ thống quyền lực của ĐCS nghiền nát ra (đó là bản chất “thô bỉ” của CS). Khi họ ra khỏi hệ thống quyền lực của CS, dù họ có lên tiếng thì ít khi bị CS trù dập, vì tiếng nói của họ ít va chạm vào lợi ích & quyền lực của ĐCS. Thân ái. Bần-Nông

      • Lãng Du says:

        …Khi họ còn đương quyền, họ hiểu rất rõ sự xấu xa của chế độ, nhưng vì sự tồn vong của bản thân & gia đình nên họ ko dám lên tiếng. Nếu họ lên tiếng thì họ sẽ bị hệ thống quyền lực của ĐCS nghiền nát ra.

        Như vậy thì ngắn gọn chút là họ HÈN….
        Nhưng họ thua nhà văn nào đó vì ông ta dám nói: Tôi là một thằng hèn…

        Vậy thì “giờ em nói để làm gì”…??? Nói mà lương tâm không trong sáng, tâm hồn u ám vì quá khứ “quá ư lẩm liệt” thì chả lẻ muốn thiên hạ chửi chăng?

      • Bần-Nông says:

        @Lãng Du
        À há… Thế là ông bạn đã “ngộ” người CS rồi đó!. CS đào tạo con người “hèn kém”, ko còn sức phản kháng để họ dễ sống, làm giàu & hưỡng thụ trên xương máu của những người “khốn khổ” nầy & để bảo tồn chế độ. Đây là bản chất “thô bỉ & hèn hạ” của người CS! Hãy nhìn hệ thống giáo dục của CS, bạn sẽ thấy rõ điều nầy.

        Ko biết ô. Bạn còn nhớ các câu chuyện:
        -Tướng Trần Văn Thanh phải nằm băng ca ra hầu tòa cách nay ko lâu (2011)?
        - Nghi vấn về tai nạn của nhà văn Xuân Quỳnh & Lưu Quang Vũ vào năm 1988?
        - Tướng Trần Độ?
        Đó là vài chuyện tiêu biểu CS thanh trừng các đảng viên chống đối lại đảng.

        Gửi bạn đường link tập hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải “Tôi là một thằng HÈN”:
        https://www.tncvonline.com/cms/uploadedcontent/Docs/NhatKyMotThangHen_ToHai.pdf

        “Lũ con lạc lối đường xa… Có con nào nhớ mẹ cha thì về…” trích trong tập trường ca “Mẹ Việt-Nam”.

        Thân ái. Bần-Nông

  8. Khinh Binh says:

    ” Liệu Nguyễn Khoa Điềm có phải cũng chỉ là một trong những tên Lý Thông đĩ bợm ấy không???

    Hỏi gì mà đến 3 cái dấu hỏi ông “văn sĩ”? Viết thế là sai văn phạm. Đoạn nhập đề ở đầu bài thì rõ là luộm thuộm. Thế mà cũng xưng nhà văn với nhà thơ! Chán!

    Nhưng thôi, nói qua vụ thằng nịnh Nguyễn Khoa Điềm (cùng xứ với thằng Tố Hữu). Nó là thằng lưu manh chớ nghi ngờ gì nữa. Mà thằng thoe CS nào mà chả lưu manh? Không lưu manh, láo lừa thì làm sao vượt qua được gia đoạn đối tượng đoàn, đối tượng đảng? Lên tới bộ chính trị thì tuyệt đỉnh lưu manh! Từ thằng già râu cho đến thằng đảng viên quèn, đứa nào cũng có máu Lý Thông cả! Thế nhé!

  9. BIỂN NGÀN says:

    “SỰ TẦM THƯỜNG”

    Ối thôi thơ Nguyễn Khoa Điềm
    Tầm thường là vậy cả làng đều hay
    Ngày xưa quan bự nên oai
    Ngày nay dân dã coi mòi thơ chua
    Thơ chua nên mượn cửa chùa
    Tâm tình bộc bệch biết vừa lòng ai
    Nhớ xưa còn chức oai phong
    Miệng đầy gan thép cũng trong sự đời
    Bây giờ thật đã về vườn
    Thi thơ quả chỉ tầm thường vậy thôi
    Dẫu từng một thuở ông Trùm
    Nắm đầu văn nghệ lẫy lừng ai hay
    Trung Ương quyền nắm trong tay
    Nói theo chính thống khác ngày này đây
    Thế nên mọi sự đời này
    Khác gì tuồng diễn mỗi ngày trôi xuôi
    Anh hùng ai nấy biết rồi
    Tài năng thảy dễ thấy từ trong ra
    Khi đường hoạn lộ còn dài
    Tựa hồ quần áo mặc ngoài đấy thôi
    Tới khi đồ cỡi ra rồi
    Thân trần phơi hết mọi người đều xem !

    NON NGÀN
    (22/6/13)

    • Suối Ngàn says:

      Xin chỉnh lại ba câu :

      Tài năng thảy dễ thấy từ trong ra ngoài
      Khi đường hoạn lộ còn dài
      Tựa hồ quần áo mặc ngoài thế thôi

      Cám ơn . Trăng Ngàn

  10. says:

    Khoa Điềm,ông đang sợ bánh xe lịch sử nghiến nát ông,hay ông bất mãn vì các d/c truát phế ông?
    Cả 2,tiện thể ông so bì Độc lập-Tự do với cái đỉnh mùng nhà ông.
    Nhân dân biết cả đấy Điềm ạ,chã qua mắt được họ đâu.Mà này,ông có làm thơ sau thì nên ngắn lại chừa chỗ,giấy viết cho Doãn Hợp,Huy Rứa,Bắc Son…đang xếp hàng và nôn nóng chờ ông.

Leave a Reply to Bần-Nông