Thân phận di dân: một cuộc đời ở Mỹ
LTG: Chuyện một người đàn bà Việt Nam sống ở New York đã trở thành nạn nhân đầu tiên chết ở Mỹ vì nhiễm độc Anthrax vào đầu thập niên 2000 trong vụ khủng bố gởi chất than bột Anthrax qua đường bưu điện đã làm dư luận Hoa kỳ xôn xao, lo âu và nghi ngại lúc bấy giờ. Lúc đó, người viết đã ghi lại cảm tưởng của mình bằng tiếng Anh trên một cột báo Anh ngữ. Nhân cái chết bất thình lình ở Sàigòn của anh Michael Huỳnh Công Anh ở Sàigòn, Việt-Nam, người viết xin gợi lại các chết cô đơn của một người đàn bà phải rời xa nhà, xa quê hương miền Nam để rheo chồng về Mỹ, mà có lẽ khi ấy miền Nam vẫn là Việt Nam Cộng hòa, vẫn là quê hương yêu dấu của nhiều người khi họ phải ra đi. Không những đề so sánh hai các chết cô cùng của 2 người Việt, một nam, một nữ, một ở Việt-Nam, một ở nước ngoài, nhưng khi nhắc đến phái nữ tác giả cũng gợi nhớ đến những người con gái Việt Nam trẻ vì hoàn cảnh phải làm những đám cưới bất đắc dĩ, rồi theo chồng ngoại quốc đi về những vùng cô liêu xa xôi. Âu đây cũng là cách so sánh hình ảnh của những cái chết lẻ loi và cô tịch của những người chọn một nơi xa lạ làm quê hương. Đương nhiên cái chết của anh Michael Huỳnh là cái chết trên quê hương, nhưng không ai biết sau khi rời bỏ San Francisco, nơi anh đã chọn làm quê hương thứ hai, lấy vợ mua nhà và sanh con ở Hoa kỳ, anh Michael có hạnh phúc, có an bình với cuộc sống mới ở Việt-Nam không? Trong khi đó cô Kathy Nguyễn trong bài này rời bò quê hương khói lửa đề sống một cuộc đời ở một đất nước văn minh, không hiểu có hạnh phúc? Tác giả thắc mắc có ai thật sự hiểu được nỗi lòng của một người xa xứ?
Có ai biết được trong hai cách chết, có người nào đã thật sự thoải mái, hài lòng với quãng đời của mình trước khi họ ra đi một cách bất đắc kỳ tử?
Trong những đêm tiết Đông giá lạnh, tôi xin thắp một nén nhang lòng cho những người xa một nơi mình gọi là nhà, xa người thân và tình thương.
_____________________________________
Sinh ở đâu mà dạt bốn Phương?
Trăm con cười nói tiếng trăm dòng
Mai sau nếu trở về Quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.
- Viên Linh, “Thủy Mộ Quan”
Where were we born but now scattered to the four winds?
A hundred children speaking a hundred tongues
Tomorrow in the motherland we meet
Will we cry the same speech of tears?
- Viên Linh, “A Watery Grave”
Mỗi năm khi gió Đông về, trong cái rét buốt tĩnh lặng tinh sương của buổi sáng tôi thầm hỏi những gì còn cô đọng trong óc đêm qua có đang nhỏ thấm xuống tâm thức mình những giọt sầu? Có phải một số người – quá bận rộn tìm hơi ấm cho thân thể trong giá lạnh đêm thâu – không có thời gian để suy tư về sự hiện hữu của cuộc sống lưu vong của mình?
Gần đây trong tâm tưởng, tôi hình dung đến các phụ nữ Việt Nam trẻ theo chồng lưu lạc đến các nẻo đường xa lạ trên thế giới, không quen thuộc với các ngôn ngữ và phong tục của chú rể mới của mình. Tôi muốn nói đến những nơi chốn mà họ đang sống trong sự cô lập, ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan hay miền Tây xa xôi của Trung Quốc, nơi hàng ngàn cô dâu trẻ Việt đang cố hội nhập vào cuộc sống xa nhà.
Thời gian gần đây, suy tư của tôi lại quay về một người phụ nữ Việt Nam đã đi theo chồng, một người lính Mỹ tham chiến xa quê nhà, và rốt cuộc đã về đến Hoa kỳ để cuối cùng dừng chân tại New York. Cô ấy đã qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 2001. Nhân cái chết bất đắc kỳ tử của một người bạn, một người đàn anh ở Sàigòn cách đây không lâu, các sự kiện xa xưa đó, nhưng có lẽ cũng không hiếm trong cuộc sống của người Việt tha hương – hay cái chết của một số người – đã quay về trĩu nặng trong tâm tư tôi.
Buổi sáng thứ Tư oan khiên đó, đang bước đến lớp từ bãi đậu xe, một cô bạn đồng nghiệp đi cùng hỏi: “Anh có biết cái chết vì chất độc Anthrax đầu tiên ở Mỹ là của một cư dân người Việt ở New York không?”
“Vậy sao?”
“Đúng thế, cô ấy có cùng họ với anh đó: N-G-U-Y-E-N,” cô đánh vần từng chữ như minh xác cho điều mình nói.
“Có phải người đó làm tại một bệnh viện ở Bronx mà tôi vừa nghe tin trên đài NPR?”
“Ừ-hứ. Hình như tên cô là Kathy Nguyễn,” người bạn đồng nghiệp dạy môn Khoa học cho biết.
Tôi chỉ lắc đầu, không ngờ chuyện khủng bố đã đi đúng một vòng oan nghiệt! Sau này khi xem “Good Morning America,” tôi thấy hàng xóm của cô Kathy Nguyễn, bà Anna Rodriguez, kêu gọi thân nhân của cô Kathy hãy bước tới để giúp chuẩn bị tang lễ.
Vài ngày sau, trên truyền hình, tôi lại xem tthấy hàng xóm Bronx khiêng chiếc quan tài của cô, phía trên được phủ bằng một lá cờ của Việt Nam Cộng hoà cũ. Tôi thấy không có thân nhân người Việt nào. Không bóng dáng một người Việt nào trong tầm mắt. (Báo chí Mỹ toan tin rằng Kathy Nguyễn có một người anh ở Pháp và một người bà con ở Seattle.) Tôi nuốt nước mắt trước nghĩa cử đầy tình thương và tương trợ của người Mỹ địa phương, rồi bỗng thấy hoang mang tại sao gia đình cô đã không đến. Lời nói của người bạn Mỹ còn văng vẳng bên tai:
“Đừng lo, họ sẽ đến. Người Á đông có thể không ăn mừng ngày sinh nhật nhưng họ quan tâm đến ngày chết. Anh đã nói với tôi như thế, nhớ không? “
Cô trấn an khi tôi lo ngại rằng không có ai, đặc biệt là người Việt Nam, phải chịu một cái chết cô đơn, lẻ loi không người thân nào tụ tập chung quanh, tiễn đưa họ về bên kia thế giới.
Tôi biết rằng trong cái chết, khi chúng ta phải đối mặt với thử thách cuối cùng, người Việt cũng mong ước được người thân yêu thắp cho một nén nhang, đốt một ngọn nến, hoặc thì thầm một lời cầu nguyện. Chúng ta tin rằng vong linh của người lìa trần sẽ lang thang vô tận nếu người quá cố không được người thân chăm lo trong cái chết.
Hình ảnh những đám tang đầy nước mắt và các thầy tu tụng kinh miên man tràn ngập tâm trí tôi; gia đình giàu thậm chí còn thuê những người khóc mướn khóc trong đám tang để cho thấy họ thương xót người khuất bóng đến dường nào, có lẽ họ muốn bù đắp cho tình nghĩa cạn cợt của gia đình không màng đến người ra đi khi họ còn sống.
Nhưng đây cô Kathy Nguyễn, bị đẩy vào một cuộc sống rất Mỹ này, ập ngay vào lòng của New York, nửa vòng trái đất từ quê hương cũ của mình, vì một động cơ nào mà không có ai ngoài bản thân cô ra có thể xác định được. Cô mất hầu hết những người thân trong chiến tranh Việt Nam. Kết hôn với một quân nhân Mỹ và đến Mỹ vào năm 1977 không có gì hơn ngoài bộ áo quần trên thân.
Có lẽ cuộc sống của cô sẽ không điển hình như vậy, nếu cô đã kết hôn và sống trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn như Little Saigon?
Nhưng rốt cuộc có bao nhiêu điều được xem là điển hình trong cuộc sống trốc rễ, xuyên-phong-tục Mỹ này, khi người ta không rõ lý do nào đã đưa đẩy cô chọn một cuộc sống xa rời cộng đồng của mình như thế?
Quãng đời cô không có gì thừa thải ngoại trừ những điều quan thiết nhất – một người chồng cũ, kỷ ức đau buồn của chiến tranh, và một người con trai đã bỏ mạng vì tai nạn ô tô – mà trong một cuộc sống bình thường khác sẽ không làm cho hoàn cảnh gia đình quá đỗi khác thường. Nhưng ngay trong ẩn dụ của một cuộc sống rất thường tình đó điều này đã trở nên thật thất thường trong cái chết.
“Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ một người thân nào trong gia đình đến nhận xác cô, nhưng chúng tôi là gia đình của cô,” Mục sư Carlos Rodriguez nói tại tang lễ của cô ở thánh đường Công giáo St. John Chrysostom ở New York, được các quan chức thành phố và những người sống gần cô Kathy đến dự.
Một câu hỏi bất diệt hằng ám ảnh người sống đã tiễn chân cô đi nhưng vẫn chưa được trả lời: Cô Kathy có hạnh phúc không, cô có bằng lòng với cuộc sống giữa những người xa lạ không? Hoặc giả cô có chọn lựa nào trong một cuộc đời khiêm tốn như vậy, không có chuyện cao xa gì xảy ra – làm việc 20 năm trời mà không nghỉ một ngày – rằng trong cái chết, cô đang phải đối mặt với một tình huống, một phần số rất buồn, rất người: thiếu vắng một bàn tay ấm áp và thân yêu của gia đình?
“Tôi nghĩ rằng Chúa đã mang cô đi vì cô đã quá cô độc,” Jenny Espranal, người hàng xóm bên cạnh, biết Nguyễn đã 10 năm, nói thế.
Cho nên cuối cùng, các điều kiện xã hội đó đã định hình nỗi tang thương của một dân tộc, chẳng hạn như cộng đồng người Việt di cư 40 năm qua với 3,5 triệu người rải rác khắp nơi trên thế giới, buộc chúng ta phải đối mặt với tính phổ quát của thân phận con người.
Quê hương đâu khi quê hương – bị tàn phá bởi chiến tranh và những giáo điều – buộc người Việt phải tìm nơi nương náu ở một nơi xa lạ đến như vậy?
Để kết thúc, xin mời quý vị đọc giả nghe bài Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương do Bạch Yến, ca sĩ đầu tiên hát bài này, một một diva của làng tân nhạc Việt-Nam, và Lệ Quyên, một ca sĩ nổi tiếng thời nay, trình bày.
© Đàn Chim Việt
NKTA lâu không thấy ai để ý tới tên mình laị viết một bài đăng trên ĐCV, giống như con khỉ ở trong sở thú vì không có ai tới thăm nên lâu lâu lại khẹt khẹt vài tiếng để ngơời ta chú ý!!!
Vu Terror in Little Saigon ĐCV đã đóng lại,kẻ góp ý cũng không muốn “moi ra’ đẻ viết những ý kiến ý cung của mình cho thêm rườm vì nghĩ những phản hồi cho phim về MT /VT và cái bọn trí thức vnch trở cờ ,bọn DLV và bọn ti tiện cá nhân ,hèn hạ không dám tự nhận là đã vì bất mản vì tự ái tự cao tự đại ,tự ti tự tôn mạt sát MT mà thật ra là muốn triệt hạ VT theo ý đò +VC (hãi ngoạiDLV) và Hà Nội như đã triệt hạ có kịch bản nhóm kháng chiến yêu nước thủ lảnh WAPao của Lào….mà nay đã có lẻ không còn hoạt động nữa.(WAPao đã già ,tức qua vì bị Mỹ (cựu cố vấn) cho vào trong ,nên đứt mạch máu chết .Vì đó Mỹ gác hồ sơ không truy cứu)
Chẳng qua là chính kẻ góp ý vừa mới đọc xong thông cáo ngắn gọn mời hội thảo về phim “Khũng Bố SG Nhỏ” của một hội một nhóm ,môt tổ chức ,một đoàn thể mà chưa bao giờ nghe tháy có hoạt sđộng trong CĐ (mà có cũng rất ít người biết) và ngay chính người mời Thảo Luận cung chưa một lần ai nhắc đến ,Lạ hoắc…
Từ đó bổng liên hệ tới những tồ chức đoàn thể hiệp hôi ,nhóm , của SG một thời nào trước 75 mà sau 75 chỉ là chúng do VC đặt ra và điều khiển (cố nhiên ngoài cái MTGPMN ,như hội trí thức yêu nước ,sinh viên học sinh yêu nước ,hội ký giã tự do,,,,vv và vv…Và nghĩ tơi bọn VC chống Tàu ? (chớ đâu chống cộng ,vì bác Hồ ,cờ Đỏ vẫn là ở trong tim chúng như Đ/C đã ngang nhiên ,tưỡng là VIP khi được TT Mỹ nhắc đến ,gặp gở , là có thể dạy cho người Việt hãi ngoại cách làm báo sao cho hòa hợp vói các ký giã trong nước,nên đã từ chối thẳng thừng cờ TNCS.và một sô HĐCQNVNCH /cựu HO còn lể phép trân trọng mời Nó tới nói chuyện (Hỏi Mai Khuyển,Hội CTNCT/VN ở San Jose…)
Do đó kẻ góp ý,nhắn vói ĐVA,ĐVAH và tên TĐL nên thận trọng . Các Anh không làm cho VT có tôi được nhưng những gì các anh iết lagf góp một viên gạch xây nhà csvn vững chắc trên đất Mỹ .40 năm trước khi vào tù và nghe phong phanh tù được Mỹ bão lảnh thì chúng đã răn đe “các anh đừng tưỡng đi ra khỏi đất nước là chưng tôi không làm gì đượcc ,Rồi các anh coi các anh đi tới đâu cũng không thoát khỏi bàn tay chúng tôi.” Co anh nghe xong cười nói vói bạn bè “Me Nó ,chĩ nói phách. Ai cho chúng qua Mỹ? !’ Nhưng có thật không ? hay ngày nay đã CM là chúng Nói đúng ?
40 năm trước ,bọn Ngụy có chổ đẻ lánh nạn cs ,,nhưng bậy giờ thì QG phân hóa ,QG kèn cựa nhau,như gà tức nhau tiếng gáy,tìm đủ cách đẻ triệt hạ nhau ,nhân danh cái điều mơ hồ…Hơn nữa sô nguoiwf Bắc di cư 54 nay tình gia đình anh em,,cha mẹ ông bà HỌ không thể nào mà không bị ảnh hưỡng …(như ĐVA khoe anh là con hùm xám >Về thăm anh và chủi HCM ,Nghe có mòi LÁO trogng đó !)
Viết vài dòng ,đăng vào bài của một tên VC ,trí thức dù không phải là chuyện khũng bố little SG thì cũng mong rằng không đén nổi lạc lỏng .Có người đã hỏi : Hiện nay người cs miền Bắc qua mua nhà hình thành một CĐ di dân góc CS ở Hungtington Beach (Nam Ca/ nhà từ 400 ngàn đến 1 triệu /trả tiền mặt )đem theo cả văn hóa đời sông ngôn ngữ CSVN ,có thể là chủ nhân của người TNCS trước và sau 75 ,H,O vv và vv nếu Tết này CĐ đó treo cờ đỏ sao vàng và vinh danh Hồ chí Minh thì cái CĐ TNCS sẻ ứng xử như thế nào ?
Câu hỏi này ,trên đây ,có thể hỏi Đăng Văn Au Thạch đại Lang,Lam Sơn 79 ,ĐVAH cũng như lào Đinh từ Thức,,,hay lại lấy “húng ta ,dân VN cũng mọt mẹ sinh ra…ghét cái ác ,kuhuxng bố chơ không GHÉT VC….
40 năm trước chạy qua Mỹ 40 năm sau bắt tay : TA LAI THUA MỘT LẦN NỮA…(phe thua cuộc những 2 lần)
Lần này không chạy đi đâu được ….
(mc)
Vì một lý do nào đó, thiên hạ đã cho vụ này ngủ yên . Hãy để nó ngủ yên trong quá khứ.
Khui ra làm chi nữa ,cho thêm thối .
ông T.A viết chán thật,đẽo hiểu ông ấy muốn nói cái gì làm dáng trí thức,không phải là một bài mà hầu hết là nhạt thếch,ông làm on bớt viết lại cho đàn em nhờ tý
Cám ơn những ” Phản hồi ” của tất cả quí vị .
Lâu lâu thấy bài của ông NKTA xuất hiện trên ĐCV , tôi không cần đọc bài chủ mà chỉ cần đọc những phản hồi .
Thỉnh thoảng ĐCV đăng bài ( mà nhiều người trên đây than “NHẠT NHƯ NƯỚC ÓC ” ) của NKTA hay NHL là để đánh thức đọc giả khỏi ngủ gà ngủ gật thôi mà . Thông cảm đi !
Hai cái chết .Hai cuộc đời . Không gióng nhau Một của thằng đi du học Thụy sĩ,qua Mỹ lúc đông bào TNCSVN tràn qua Mỹ đẻ làm gì ? Tiép xúc hợp tác vói VC ,chọn SF hang ổ VC đẻ hoạt động ,dù muốn dù không cũng chĩ là những sv thân cộng được điều động hay tự động qua Mỹ làm công tác dân vận cho VC .Đoàn văn Toai là tên cs ai cùng biếtt,có lẻ có vũ đức vương và nhiều tên khác trong GPMN và sv vnch theo cộng như hăn khá nhiều như NKTA di dân này chẳng hạn .Câu nói mà NKTA cho là các vi chức sắc Mỹ trong cuộc họp ” bẻ mặt” là (đại khái) chúng tôi không kêu gọi người Mỹ qua VN ,các anh qua làm gì .Các anh THUA chạy,còn chúng tôi mất QH?” thì ai cũng biết chĩ là một câu nói . Sự thực nếu không có Mỹ thì QH mất đã lâu ! Qua đó cũng thấy ,vào thời điểm đó ,VC và những kẻ thân cộng hoạt động rất mạnh. Tại sao có kẻ bị đánh ,bị bắn ? Chắc mọi người không quên được Đòavăn Toại đã nói gì ,Vủ đức Vuong đã nói gì ,làm gì cho CĐ người Việt . Đó là sự dành dân là hoạt động cho csvn là dân vận là ….đem các ca sĩ ,báo chí VC qua Mỹ mà không phải là kiều vạn thì là cái chó gì ?Câu chuyện 2 Em bé quả thạt khó tin. Nhưng nếu có cũng là chuyện thường ,NKTA phải tự hỏi tại sao có 2 em bé này ở đây mới phải ?Tai sao và tai sao người ta phải bỏ QH ra đi đẻ bị những thảm cảnh như vậy ? Vì Mỹ thua trân ở VN chăng hay vì cái thăng chó cs và những thằng tiếp tay cho chúng,? Ăn no mặc ấm được chính phủ vnch cho đi du học ,dù bằng cách gì thì cũng đã an toàn ,cách xa lằn tiên mủi đạn ,đã có “phúc ” hơn những kẻ “xã thân ra đền nọ nước ở chiến trường sôi động miền Nam” . Cho nên thăng bị bắn,thằng bị đánh ,thằng bị ám sát như thăng chú nhiệm báo “cái đình làng ” (có lẻ cúng ở trong nhóm VC của NKTA này !) thì không đáng chi là thắc mắc . ĐVA và những tên phùng mang trợ mắt ,tự nhận là người QG ,chi chiét vói MT/Hoàng Có Minh .tố cáo hăn học MT qua phim “Te-ro” hãy đọc kỹ 2 bài viết của VC NKTAnh. Vậy cái chét của tên du học Thuy sĩ nhiễm máu cộng độc hại này có đáng đẻ than van là cô đơn cô đọc ,khóc cho thân phận mất quê hương không ? Không ,hăn về VN ,sống ở VN 20 năm (có lẻ sau cái chết của “cái đình làng “,sau vụ d.văn toai vũ d vương ,những tên thân cộng bị bắn bị đánh ) . Nói tóm lại sống ở VN au 20 năm là hắn dã không còn là người di tản (hơn nữa có phải hắn là người di tản đâu ?) mà phải nói là một sv du học thành đạt vì biết nắm cơ hội và (có thể) được sự trợ giúp của CSVN) cùng vói đv toại vđ vượng (NKTA chỉ là em ut không dáng kểnay viết ra khoe mẻ như mình quan trọng trong cái nhóm CS đó ,hèn gì cứ nằng nặc đòi NHL giới thiêu vói TLS VC ở SF .Không biết nay hắn nhận công tác gì ơt TT/TLSVN? Về Vn 6 tháng đẻ HỌC TẠP LÀM VIỆC <NGHE CHỈ THỊ ? (những cái việc về Mỹ thoải mái chỉ là màu mè ?)
Cho nên không thể lấy cái chết của một tên VC so sanh vói cái chết của một CD Mỹ (góc Việt). Không thể đánh đồng 2 người 2 cái chết .một ở Vn một ở Mỹ ,có cùng một tâm trạng …QH không là và không phải nơi sinh ra lớn lên mà là nới cho ta cuộc sống tụ do dân chủ ,cóm no áo ấm là nơi có tình người là nới ta và mọi người dù không quen vãn có tiếng chào mổi buổi sáng . Còn cái chết ư? Ở đau không chét ,ở đau không có tình người .Ở đâu không cô đơn ?Ở đâu không huyệt lạnh ? …(chí phèo). Chĩ có trước khi nằm xưống vĩnh viển ,có biét mình có lổi vói chính mình và mọi người trong CĐ không ?
Chỉ mong NKTA ,qua 2 bài viết này ,tự soi lại mình …
Hãy tự lột xác làm người di dân chân chính ,KHÔNG DẪM CHÂN LÊN VŨNG NƯỚC ĐÁI CỦA LĂNG BA ĐÌNH ,để không phải ân hận cho gia đình dòng họ khi xuôi tay nhắm mắt !
(cp)
Lại thêm một bài viết nhạt thếch như nước ốc của kẻ có đầu óc thiên tả Nguyễn khoa thái Anh !
Thân phận di dân?
Bò quê hương khói lửa đề sống một cuộc đời ở một đất nước văn minh, không hiểu có hạnh phúc?
Tác giả thắc mắc có ai thật sự hiểu được nỗi lòng của một người xa xứ?
Nghe…mắc cười quá….
Suy nghỉ y hệt như…em bé…
Không có nạn Cộng….láo, làm gì có…thân phận di dân?
Không có Cộng láo chiếm VN, có em VN nào muốn rời bỏ quên hương…khói lửa, đi di dân cho nó…có thân phận không?
Anh tác giả này chưa bao giờ hưỡng cái thiên đường cs, loa rè, dốt đói mà…tự sướng, giáo dục…láo, xã hội sống với cái tình…lừa…
Bà con, anh em, dòng họ, kể cả…cha mẹ, ông bà nội ngoại…, em nào lừa khá thì…sướng, em nào ngu ngu thì ráng mà….thấy mẹ.
Thành ra anh …phán tỉnh rụi, rời bỏ cái thiên đường cs chi cho nó…vướng cái thân phận…
Thiệt nà…bức xúc ( chử của cò mồi Cộng láo sáng chế)