WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lưỡi Câu móc Lưỡi Bò

Nowy obraz

Với hiệp ước quốc phòng cho phép máy bay tuần thám được sử dụng căn cứ tại Singapore Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang siết dần Móc Câu (Fish Hook) [1] để bao vây lực lượng Trung Quốc không cho thoát ra khỏi vùng chuỗi đảo thứ nhất (First Island Chain).

Lưỡi câu gồm các máy bay tối tân loại P-3 và P-8 của Mỹ-Nhật-Đài Loan-Úc-Singapore liên tục tuần tra vùng Biển Đông, kèm theo mạng lưới sonar (sonarboys) dưới biển chạy từ eo biển Đối Mã (giữa Nam Hàn và Nhật Bản), dài xuống quần đảo Điếu Ngư, dọc Đài Loan, Philippines, xuống gần đến Úc và móc ngược lên Singapore tại eo biển Mã Lai nhằm theo dõi hoạt động của tàu chiến và tàu ngầm Hoa Lục. Lưỡi câu còn được tăng cường bởi 4 trạm radar tầm xa đặt tại Nam Hàn, Nhật Bản, Philippines và Úc nhằm phát hiện sớm lúc các hỏa tiến chiến lược Đông Phong DF-21 cùng máy bay chiến đấu tầm xa lúc vừa được phóng lên rời đất liền.

Tưởng cũng nên nhắc lại Trung Quốc phát triển chiến lược Chống Tiếp Cận – Ngăn Cản Từ Xa (Area Denial – Anti Access, gọi tắt là A2AD) với hai mục tiêu: nếu xảy ra tranh chấp thì phải ngăn cản từ xa chận đứng hạm đội Mỹ phía Tây Thái Bình Dương tiến gần tiếp trợ cho các lực lượng ở Nhật, Nam Hàn và Đài Loan; và đánh hạ các tàu chiến máy bay lọt vào được Nội Hải gồm eo biển Đài Loan và bên trong đường Lưỡi Bò tức là chống tiếp cận để bảo vệ vùng duyên hải bao nơi đặt các trung tâm chiến lược như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến và căn cứ tàu ngầm tại Hải Nam.

Bắc Kinh đã xây dựng lực lượng đủ mạnh cho phần Chống Tiếp Cận vì hạm đội của Mỹ ngày này khó lòng hoạt động trong khu vực biển Nội Hải mà không phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Ngược lại Hoa Kỳ cùng các đồng minh phối hợp thành hình Móc Câu để phá vỡ phần Ngăn Cản Từ Xa, vì trong trường hợp có tranh chấp nếu không được tiếp trợ từ Tây Thái Bình Dương thì Nam Hàn – Nhật Bản – Đài Loan – Phi đều bị trực tiếp đe dọa, còn lại Mã Lai – Singapore – Indonesia – Úc và cả Ấn Độ cũng gánh chịu áp lực nặng nề.

Để ngăn cản từ xa Bắc Kinh dùng giáo dài chống gươm ngắn tức trường thắng đoản. Ngọn giáo dài của Trung Quốc gồm các tàu ngầm, hỏa tiễn Đông Phong DF-21 và máy bay chiến đấu trang bị hỏa tiễn chống hạm tầm xa tấn công hạm đội Hoa Kỳ từ Chuỗi Đảo Thứ Hai (Second Chain Island) tức các căn cứ ở Guam và Hawai; gươm của Mỹ ngắn vì tầm hoạt động của máy bay từ các hàng không mẫu hạm ngắn hơn các vũ khí nói trên nên lực lượng Hoa Kỳ sẽ bị đánh trước làm tiêu hao sức mạnh trước khi tiến được gần để trả đủa. Dĩ nhiên là Mỹ cũng có ngọn giáo dài gồm tàu ngầm, hỏa tiễn liên lục địa và oanh tạc cơ chiến lược.

Nhưng cách thức ngăn chận hữu hiệu nhất vẫn là phát hiện sớm nên các dàn radar tầm xa dọc theo Lưỡi Câu sẽ báo động khi hỏa tiển Đông Phong DF-21 và máy bay chiến đấu Trung Quốc vừa rời căn cứ; máy bay thám sát P-8/P-3 và dàn lưới sonar sẽ theo dõi và ngăn trở tàu ngầm Trung Quốc muốn thoát ra khỏi biển Nội Hải. Trong chiến tranh lạnh NATO đã bủa vây một mạng lưới tương tợ tại vùng biển Barents Sea nhằm ngăn chận hạm đội Sô-Viết không cho thoát ra Đại Tây Dương.

Ngược đến Thế Chiến Thứ Hai thì Đồng Minh có thể thua trận nếu Đức Quốc Xã ngăn chận được đường biển tiếp liệu ở Đại Tây Dương từ Mỹ sang Anh; và Úc đã lọt vào tay phát xít Nhật nếu không bị đánh bại tại vùng biển San Hô nằm sát Indonesia và Úc. Đây là các bài học để Mỹ-Hàn-Nhật-Đài Loan-Phi-Mã Lai-Singapore-Úc-Ấn phối họp thực hiện Móc Câu nhằm kềm chế Trung Quốc.

Tuy nhiên ngay bên trong biển Đông thì Hoa Kỳ và các nước vẫn đang tìm cách đối phó với chiến lược tầm ăn dâu của Bắc Kinh. Nếu Tòa Án Trọng Tài quốc tế xử Phi thắng thì Hoa Kỳ có thể nghiêng về và công khai giúp đỡ Phi chận tầm ăn dâu vì có cơ sở luật pháp quốc tế, thay vì “không nghiêng về phía bên nào” như hiện nay. Phi cũng có thể đồng ý cho Hoa Kỳ đặt dàn hỏa tiễn địa-đối-hải và địa-đối-không để đối phó với các căn cứ đang được xây trên những đảo nhân tạo.

Riêng Việt Nam thì Hoa Kỳ không thể ngăn trở Trung Quốc đặt các dàn khoang hay cướp phá ngư dân, vì đây là công việc của nhà nước Việt Nam nhưng chính nhà cầm quyền còn im hơi lặng tiếng. Hoa Kỳ mở ra cho Việt Nam cánh cửa TPP hy vọng Hà Nội sẽ dùng đó để thoát dần ảnh hưởng phương Bắc. Nhưng thuần túy về quân sự thì Việt Nam không có địa thế quan trọng trong Móc Câu. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ rất hài lòng nếu xử dụng được cảng Cam Ranh để một mặt ngăn cản Nga không dùng căn cứ này quấy nhiễu tàu chiến máy bay Mỹ, lại thêm được một trạm quan sát nhìn thẳng vào căn cứ tàu ngầm tối mật của Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Hiện giờ nhà cầm quyền Hà Nội không đủ can đảm chính trị để thực hiện điều này, còn thực tế là Cam Ranh chỉ còn giá trị biểu tượng vì đã bị tình báo Hoa Nam vây phủ dài đặc theo dõi mọi hoạt động bất lợi cho Bắc Kinh.

Trong khi nước mạnh như Trung Quốc hay Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đều có chiến lược quốc phòng (military doctrine) để các nước khác gồm Hàn-Phi-Mã Lai-Singapore dựa vào đó tăng cường an ninh cho chính mình, thì Việt Nam là nước bị áp lực nặng nề nhất lại đứng riêng rẽ một mình theo kiểu không theo phe bên nào. Việt Nam hiện vung tiền mua tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tuần tra loại mới nhưng không thể xử dụng thành thạo vì không tập phối họp hoạt động quy mô với các nước lớn. Bộ Quốc Phòng cũng không hề cho thấy có chiến lược quốc phòng nhằm phản ứng trong hoàn cảnh nào, kế hoạch phối hợp ra sao và mục tiêu để làm gì. Cứ đọc trên các trang mạng của Bộ Quốc Phòng thì bên cạnh quảng cáo người mẫu thời trang và iPhone lại không tìm được một nghiên cứu đúng đắn ngoại trừ các bài ca tụng chiến tranh nhân dân vốn là hình thức vô dụng trong tranh chấp ngoài biển Đông!

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

——————————————–

[1] Cụm từ “Fish Hook” do chuyên viên tình báo quân sự Đài Loan Liao Wen-Chung đề ra trong bài viết “Fish Hook Undersea Defence Line” vào năm 2005

Dưới đây là bản đồ chi tiết từ bài “The Wired Seas of Asia: China, Japan, the US and Australia” của tác giả Hamish McDonald đăng ngày 20 tháng 4 năm 2015 trên báo The Asia Pacific Journal.

7 Phản hồi cho “Lưỡi Câu móc Lưỡi Bò”

  1. Người Việt says:

    Bọn VC đã ăn phải bả lú, bả hèn của Tàu cộng nên bị đui mù rồi, đâu còn nhìn thấy đường đi nước bước nữa? Đôi mắt nhắm tịt, hai tay ôm chặt cái túi tiền vừa cướp được của dân của nước, để cho thằng Tàu lưu manh nó dắt xuống hố phân là xong! Mà không chừng cả thằng dắt lẫn thằng bị dắt cùng lọt cả xuống hố thì phúc cho 2 dân tộc Việt và Hoa. Cầu trời như vậy.

  2. BIỂN NGÀN says:

    VỎ QUÍT DÀY MÓNG TAY NHỌN

    Ở đời ai dễ thua ai
    Chẳng qua cái thế cùng thời vậy thôi
    Mười cân chín lạng chẳng tồi
    Không chơi đạo lý thì thời choảng nhau

    Toét đầu sứt mũi sao đâu
    Những loài ngang ngược dễ hầu chịu thua
    Cổ kim chuyện ấy có thừa
    Hai lần thế chiến cũng đâu ngại ngùng

    Cuộc đời nào mãi thong dong
    Suýt từng thế chiến đến lần thứ ba
    May nhờ thế cục giảng hòa
    Nếu không chẳng biết sa đà về đâu

    Bây giờ mọi sự rõ rồi
    Lưỡi bò móc sắt hạ hồi giải phân
    Gậy ông đập lại lưng ông
    Quít dày móng nhọn khỏi cần nói chi

    SÓNG NGÀN
    (18/12/15)

    • CHÓ NGÀN says:

      TQ sẽ là cường kuốc số 1 trên thế giới , VN luôn là đàn em trung kiên thì hãnh diện biết bao nhiêu ! Xóa bỏ biên giới cho hai bên thông thương tự do đi lại thì càng đúng chủ trương của bác và đãng nữa !

      • SỦA

        Tay này đúng thật sủa rồi
        Đọc vô chẳng biết nó thời ý chi
        Dân ngu quả đúng ra gì
        Nó ham nô lệ còn chi nói nào

        MỘNG NGÀN
        (24/12/15)

    • tonydo says:

      Ở đời chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào?
      Ý của bài thơ rất thực tế.

      Người Tàu cứ chờ đấy! (trích SÓNG NGÀN)

      (Bây giờ mọi sự rõ rồi
      Lưỡi bò móc sắt hạ hồi giải phân
      Gậy ông đập lại lưng ông
      Quít dày móng nhọn khỏi cần nói chi)

      Bài thơ rất thật. Hay!
      Thank you đàn anh!

      • BÒ NGÀN says:

        Rồi công hàm bán nước của PVĐ dấu ở đâu? luôn cả hiệp định Thành Đô?

  3. Nguyễn Văn says:

    Nước Mỹ giầu mạnh bậc nhất, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh và chiến tranh tạo thế cho Mỹ luôn giữ vững ngôi vị độc tôn ngày nay.

    Nước Tàu mạnh hay yếu? Đương nhiên là mạnh vì là đứng nhì thế giới về kinh tế, chỉ sau Mỹ và có triển vọng sẽ qua mặt Mỹ trong tương lai nhưng lại thiếu kinh nghiệm và chưa hề trưởng thành trong chiến tranh.

    Nhưng cách thức ngăn chận hữu hiệu nhất vẫn là phát hiện sớm…
    Bởi thế Mỹ và đồng minh phải luôn thường xuyên tuần tra trên Biển Đông.
    Khác hẳn Mỹ, Tàu có thể tung tiền ra mua chuộc thế giới nhưng nếu hung hăng theo đuổi chính sách xâm lấn gây chiến tranh thì nền kinh tế nước Tàu sẽ suy yếu và có nguy cơ sẽ bị thế giới hủy diệt. Tàu như một anh to con lớn xác chuyên dùng lời lẽ đe dọa bắt nạt kẻ yếu nhưng không có đồng minh nên dù to xác mà vẫn thế cô và dễ bị diệt. Đài Loan là một ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của Tàu vẫn còn bị hạn chế về quân sự. Đài Loan độc lập về chính trị với chính quyền lục địa hơn nửa thế kỷ và hiện vẫn là cái gai trong mắt mà Tàu vẫn chưa thể lấy lại vì Đài Loan có Mỹ bảo vệ. Tàu chỉ mạnh hăm dọa trên đầu môi chót lưỡi chứ chưa hề dám thể hiện bằng hành động nổ súng, chỉ ngoại trừ với VN vì lãnh đạo đảng cộng sản Hà Nội hèn bán nước lo làm giầu và không bao giờ dám phản chủ vì sống nhờ vào Tàu và chủ quan coi còn Tàu Cộng thì sẽ còn Việt Cộng. Các nước khác cũng không muốn chiến tranh nhưng vì quyền lợi và sự sống còn nên phải chống. Bởi thế, Úc phớt lờ, không cúi đầu sợ trước lời cảnh cáo của Tàu trong việc tuần tra Biển Đông.

    Một khi lòng tham và sự hung hãn không biết kiềm hãm thì chiến tranh sẽ nổ, và đấy là lúc thế giới sẽ hành động và sẽ có kết thúc chóng vắn. Đây là điều cảnh cáo Tàu chớ có hung hăng xâm lấn Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

    nv

Phản hồi