WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

World Bank: Việt Nam nợ công 110 tỷ USD

Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan Việt Nam, và như vậy mỗi người dân đang gánh trên 1.200 USD nợ công, tương đương hơn nửa năm thu nhập.

Theo số liệu của WB, mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 1.200 USD nợ công. Ảnh: Reuters

Theo số liệu của WB, mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 1.200 USD nợ công. Ảnh: Reuters

Ngân hàng Thế giới (WB) – nhà tài trợ đa phương lớn nhất hôm qua công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ. Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% – xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.

Bản tin nợ công tháng 11/2014 của Bộ Tài chính cho biết cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả không tính nợ chính quyền địa phương đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng so với mức gần 890.000 tỷ đồng cuối năm 2010.

Theo WB, toàn bộ dữ liệu về nợ công Việt Nam được thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ. Nếu dựa trên con số này và mức dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người, bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” gần 1.212,8 USD nợ công.

Đồng hồ nợ công của Economist ghi nhận vào cuối năm ngoái, mỗi người Việt Nam gánh 914,1 USD nợ và hiện tại là 997,9 USD.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tính tới cuối năm ngoái là hơn 2.000 USD một năm.

Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital – đơn vị đang đầu tư hơn một tỷ USD tại Việt Nam đánh giá bức tranh tài khóa trong nước đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nợ công. “Tình hình nợ công ngày càng tệ trong những năm gần đây”, công ty này cho biết.

Tỷ lệ nợ công trên GDP đã giảm về 50,8% vào năm 2012, nhưng dự báo tăng lên 60,3% năm 2015 và có thể tiến tới 64,9% trong năm tới – tiệm cận với ngưỡng an toàn 65% GDP. Chính phủ phát đi thông tin sẽ giảm chỉ tiêu này về 60,2% vào năm 2020, nhưng VinaCapital vẫn đặt câu hỏi làm thế nào để nợ công leo lên gần mốc 65% GDP trong năm tới và sau đó có thể giảm về 60,2%.

Các chuyên gia nước ngoài nhận định Việt Nam vay nợ cao chủ yếu do nhu cầu tài trợ ngân sách lớn. Bội chi đã tăng từ mức 4,9% GDP năm 2008 lên 5,3% GDP năm 2014. Nửa đầu năm 2015, ngân sách tiếp tục thâm hụt khoảng 99.000 tỷ đồng (4,5 tỷ USD).

Tình trạng này diễn ra khi chi tiêu của Chính phủ ngày càng tăng trong lúc nguồn thu không ổn định do Việt Nam đang trong lộ trình giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và giá dầu sụt giảm. Ngoài ra, WB cho rằng chính sách nới lỏng tài khóa để ngăn ngừa suy thoái kinh tế mạnh hơn đã dẫn tới nới rộng đáng kể thâm hụt tài khóa.

So sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN đang cạnh tranh về thu hút đầu tư, VinaCapital đánh giá Việt Nam kiểm soát tài khóa kém nhất so với các “ông hàng xóm”. Điều này thể hiện qua mức thâm hụt cao nhất so với Thái Lan, Indonesia, Philippines, trong đó thu ngân sách của Việt Nam trên GDP giảm từ mức 26,3% năm 2009 về 20,1% năm 2014, còn các quốc gia khác lại tăng.

Chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của WB nhận xét nợ công có xu hướng tăng sẽ gây áp lực lên nguồn trả nợ. Nghĩa vụ thanh toán nợ công (tổng thanh toán nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.

Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm tàng từ doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công. Ngoài các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh đã được tính toán, WB cho rằng vẫn còn nhiều khoản nợ tiềm ẩn chưa được thống kê một cách đầy đủ. “Các khoản nợ này ước tính có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và có thể đe dọa tới ổn định tài khóa”, WB cảnh báo.

Để kiềm chế áp lực nợ công, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị Chính phủ cần củng cố tài khóa phù hợp với tăng trưởng để giảm bớt nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời phải hợp lý hóa nguồn chi và cải thiện hiệu quả đầu tư công.

Lấy ví dụ về Hy Lạp, bà Kwakwa cho hay Việt Nam sẽ không rơi vào tình trạng tệ như vậy, nhưng cũng cần có những giải pháp ngay từ lúc này, trong đó chú trọng tới công tác thu thập thông tin và cập nhật nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước để có đánh giá rủi ro kịp thời.

“Câu chuyện xảy ra tại Hy Lạp không phải chỉ sau một đêm mà đã diễn ra trong thời gian dài. Do đó, Việt Nam cần thu thập thông tin tốt, số liệu tin cậy sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chính sách, ra quyết định chính sách”, bà nhấn mạnh.

Phương Linh (VnExpress)

5 Phản hồi cho “World Bank: Việt Nam nợ công 110 tỷ USD”

  1. NGÀN DẶM says:

    CHÚA CHỎM

    Thời xưa Chúa Chỏm nợ nhiều
    Đến nay chẳng biết ăn tiêu thế nào
    Chắc ăn không lại ngồi rồi
    Để cho thiên hạ ở đời nhắc luôn

    Bây giờ không biết vui buồn
    Việt Nam công nợ 1,2 ngàn tỷ đô
    Cũng là thuộc loại cào cào
    Nợ như Chúa Chỏm hỏi nào khác xưa

    Lẽ trời hết nắng thì mưa
    Nhưng mà nợ vậy khi nào trả xong
    Nhân dân thường phải ăn đong
    Nợ công kiểu thế bòng bong rối nhùi

    Tròm trèm cũng mỗi một người
    Đội đầu số nợ trên ngàn tiền đô
    Mại dô thôi hãy mại dô
    Ai mua đồ cũ ta thời bán cho

    Bán xong chưa hết lò cò
    Còn gì bán được hỏi cho ngọn nguồn
    May chi bán Mác Lênin
    Để huề được nợ ai tin không nào

    Như anh Hy Lạp dạt dào
    Cũng từng nợ suốt bây giờ tạm yên
    Anh nhờ hỗ trợ từ tiền
    Bên ngoài rót tới khỏi phiền gì dân

    DẶM NGÀN
    (10/01/16)

    • Thu Quan says:

      ” Ăn không lo liệu, của kho cũng hết” . Bè lũ Cộng sản Hà nội ngu đần , ngu độn đến con ốc mà cũng không chế nổi , tiền thuế của dân thì chúng xài vung vít, các thế hệ tương lai tất phải è cổ ra mà trả nợ thôi !

      Việt Nam có 18 bộ và bốn cơ quan ngang bộ . Ấy thế mà số thứ trưởng- và tương đương thứ trưởng- lên tới trên 120 . Bộ quốc phòng 10 thứ trưởng . Bộ Công an 9 thứ trưởng . Bộ Ngoại giao 7 thứ trưởng .

      Tướng lĩnh công an 300.

      Có quốc gia nào trên thế giới mà lại có nạn lạm phát thứ trưởng và tướng công an như Việt nam không ?!

      Cả nước đã có 134 tượng đài “Bác “. Nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác” nữa . Tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ .

      v…v…

  2. Bến Tre says:

    Bán Bạch Long Vĩ , Phú Quý , Lý Sơn , Côn Đảo , Phú Quốc…….thì Việt Nam , sẽ là nước giàu nhất vùng Đông Nam Á.

    • Thu Quan says:

      Đà nẵng đang bị bọn Nguyễn phú Trọng- Nguyễn tấn Dũng bán cho tên đế quốc Tập cận Bình đây này :

      Vi Anh: TC đang từng bước thôn tính vùng “nhậy cảm” của Đà nẵng thành phố lớn nhứt miền Trung .

      Báo Thanh Niên cho biết theo cơ quan quản trị đất đai quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, hiện có gần 250 lô đất “nhạy cảm“ ven biển Đà Nẵng đã bị người Trung Quốc núp bóng thu gom mua quanh phi trường Nước Mặn. Họ xây biệt thự, xây nhà cao ốc sát phi trường. Chỉ cần ở tầng thứ bảy có thể thấy hết các hoạt động quân sự tại đây.

      Trong khi đó đài VOA ngày 27/12, đi tin tựa đề “Người Trung Quốc bao vây sân bay quân sự Đà Nẵng?” “Báo chí trong nước mới cảnh báo về khả năng “bị tê liệt” về phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng vì nhiều nhà cao tầng bị nghi “thuộc sở hữu của người Trung Quốc” đã được xây dựng quanh đó.

      Báo điện tử Zing đã cho đăng tải nhiều hình ảnh mà báo này cho là “những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc” nằm sát sân bay Nước Mặn… Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng”, và “chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay”.

      Báo điện tử VietNamNet có một bài viết “Nhà cao tầng nghi của người Trung Quốc áp sát, nhòm ngó sân bay Nước Mặn.”

      TC còn cho người ào ạt vào Đà nẵng, biến thành con ngựa thành Troie, đội quân thứ năm của TC. Tin cho biết từ đầu năm đến nay, có khoảng 129.000 lượt khách nước ngoài tới quận, trong đó gần 65.000 lượt người Trung Quốc. Khoảng 350 lao động Trung Quốc đang làm việc ở 10 dự án ven biển Đà Nẵng.

      Báo điện tử thuộc Hội Xuất bản Việt Nam cho biết “biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ”. Một số cửa hàng TC làm chủ thực sự đã cấm cửa người Việt và chỉ tiếp khách hàng Trung Quốc.

      TC còn cho người và công ty xuất tiền lo lót, mướn mặt bằng xây khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhà cầm quyền Thừa Thiên đã cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm – mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong) sẽ được giao khoảng 200 ha đất sử dụng trong vòng 50 năm.

      Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cho biết khu vực đèo Hải Vân chính là điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh. Theo phân tích của nhà quân sự này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển.

    • Hồ Bác Cụ says:

      Bán trọn cả nước VN, thì bọn tư sản đỏ Việt cộng sẽ trở thành những kẻ….giàu nhất Á Châu.

Phản hồi