WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Duy. Lời người ra đi

PhamDuy-01

Qua điện thoại Phạm Duy tâm sự vụn 3 ngày trước khi về Việt Nam. Ông nói, thực sự chẳng có kỳ vọng gì. Về để chết ở quê hương. Cuộc nói chuyện ghi lại trong băng nay trở thành di chúc văn nghệ cho bằng hữu. Đầu thập niên 50, bỏ kháng chiến về thành, cộng sản lên án Phạm Duy phản bội dân tộc. Sáu mươi năm sau, ông trở lại Việt Nam, hải ngoại lên án Phạm Duy phản bội quốc gia. Cả hai phía, trong và ngoài đất nước đều có những người thương yêu và thù ghét. Ông được mang những tội danh và tước vị khác biệt từ hai quan niệm. Riêng ông, trong thế giới văn nghệ tự nhận là người hát rong.Trong cuộc đời gọi là hý trường ông đóng vai hề và trong cuộc đoạn trường ông tự nhận là thằng du côn. Còn hơn thế nữa, đứng đầu du côn. Vậy thực sự Phạm Duy là ai. Người ra đi dặn rằng khi “moi” chết, “toi” đưa ra cho anh em hiểu “moi”. Ông ví mình như con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Hiểu được không. Ông nói là 60 năm chưa ra khỏi Việt Nam, làm sao lại nói đi rồi về. Hiểu được không. Xin đọc bài giới thiệu của Giao Chỉ với phần mở đầu lời người ra đi. Sau đó, khi mồ yên mả đẹp sẽ phổ biến toàn phần. Rồi hậu thế tùy nghi phán xét. Yêu thương hơn hay thù hận nhiều hơn.

Phạm Duy, người gây hấn.

Thế rồi sau cùng, con người theo mệnh nước nổi trôi, ông già 93 tuổi đã ra đi. Phạm Duy trở về nằm trong lòng đất quê hương để lại một gia tài âm nhạc và văn hóa hết sức vĩ đại. Ngay cả những người chỉ trích ông đều phải công nhận nhạc của ông quả thực là sản phẩm của thiên tài.

Phạm Duy là người hết sức cao ngạo. Ông tự cao tự đại đến mức tự gọi mình là tên hát rong, thằng hề của cuộc đời và thậm chí là tay đứng đầu du côn. (Ma cà bông ma cà cúi, lúi húi vườn hoa. Ông Cẩm bắt được hỏi nhà mày đâu? Nhà tôi ở phố Hàng Dầu, Số nhà 54, đứng đầu… du côn!) Con người của ông với ngôn ngữ thường nhật, luôn luôn tự gọi là ăn tục nói phét. Giữa anh em và ngay trên diễn đàn ngôn luận, ông thường đóng vai kẻ gây hấn, Ông chuyên nói vung vít cho người ta ghét. Nhưng tất cả chỉ là mặt ngoài. Lời ca của Phạm Duy mới thực là tâm sự của một nghệ sĩ phản ảnh cuộc đời với tình yêu nước chứa chan.

Phạm Duy, người yêu nước.

Năm 1962 tôi đi du học Hoa Kỳ, khóa học chỉ có mấy tháng về chiến tranh sinh hóa tại Alabama. Anh ngữ không thông thạo, lại cô đơn có một mình. Vào những ngày cuối tuần cả cư xá sĩ quan vắng lặng. Các khóa sinh về nhà hoặc đi chơi xa. Chỉ còn một mình anh sĩ quan Việt Nam sống với nhạc Phạm Duy từ những đĩa nhựa. Thời gian đó tôi yêu tiếng nước tôi biết chừng nào. Cảm thông với con người đã viết lời và soạn nhạc. Con người viết ra những ca từ như thế, dù là bài ca kháng chiến, tình ca, du ca, dân ca hay tục ca mãi mãi vẫn là người yêu quê hương. Đối với người nghệ sĩ yêu quê hương như thế, dù bất cứ ai đang cầm quyền thì cũng chẳng hề quan trọng.

Mùa xuân 1976 gia đình tôi từ Springfield , Illinois đội tuyết về Chicago xem Phạm Duy trình diễn lần đầu tại hải ngoại. Tôi viết một bài báo tường thuật và ngậm ngùi với nhạc sĩ về hoàn cảnh gia đình chia cắt. Năm 1978 chúng tôi và nhạc sĩ Lê Văn Khoa đứng ra tổ chức cho gia đình Phạm Duy trình diễn lần đầu tại San Jose. Lúc đó ông vẫn còn mang nỗi đau thương vì đám con trai còn kẹt lại Việt Nam.

Lại viết bài về Phạm Duy thêm một lần nữa. Để đáp lại nhạc sĩ viết cho tôi những lời hết sức quá đáng.

Ông viết rằng: “Tôi rất vô cùng hạnh phúc được tác giả nhắc nhở”. Quả thực ngôn ngữ đời thường của Phạm Duy có phần thậm xưng. Chẳng đáng gì một bài báo tầm thường để ông phải nhún mình cảm ơn như thế. Kịch đấy. Nhờ vậy tôi biết tính ông này thường hay có lời lẽ thái quá. Trở về quê hương, ông nói lời tâng bốc cựu thù. Nín thở qua sông. Một trăm ngàn HO hẳn còn nhớ. Người ra đi đã biết rằng qua sông phải lụy con đò. Người về cũng phải lụy đò. Hỏi rằng sao phải dẫn xác về. Từ đáy sâu của tâm khảm ông chỉ muốn về nghe trăm triệu dân Việt hát bài Việt Nam, Việt Nam rồi đi theo trường ca Con đường cái quan. Ước mong thầm kín “kinh khủng” đến mức dù phải lạy lái đò ông cũng làm, nói gì chỉ lụy con đò với vài lời tâng bốc dở hơi. Đó là ứng xử của vai hề. Ở hải ngoại khi bị chọc giận Phạm Duy thường nổi nóng nói năng vung vít. Đây là lúc nhập vai du côn. Thủy chung chỉ có lời ca trong dòng nhạc là phản ảnh đích thực con người nhạc sĩ yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu đất nước. Ngôn ngữ đời thường của ông là những điều tục lụy. Cũng như chính con người ông.

Phạm Duy với hơn 70 năm sáng tác, trải qua bao thời kỳ với ngàn bài ca. Dân ca, tình ca, kháng chiến ca, thiền ca, tục ca, du ca tất cả góp thành một gia tài đổ xô để lại cho mai sau. Nếu không thích nhạc của ông, lại trách cứ ông vì quan điểm chính trị. Cứ mắng cho ông mấy mắng. Phang cho ông vài hàng chữ nghĩa dưới thắt lưng. Chẳng còn gì để bàn luận. Nhưng chỉ ghét Phạm Duy vì những lời nói vung vít, nghe nhạc mất hay. Yêu được ông, nghe nhạc Phạm Duy quả là hạnh phúc

Ông nhạc sĩ này khi vui buồn . Khi ca ngợi tâng bốc khi chê bai, chửi bới trong đời thường, đểu không phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc của ông mới là chân lý. Thính giả của ông mới là đối tượng. Người nghe Phạm Duy mới thực sự là khách hàng. Ông đi theo kháng chiến là phục vụ cho khách hàng. Bỏ kháng chiến, về tề là chạy theo khách hàng. Ông vào Nam, ông ra ngoại quốc và ông trở về thẩy là đi theo khách hàng. Chuyến trở về qua sông nên phải lụy đò. Với những năm tháng sau cùng, ông trở về đi tìm lại con đường cái quan và tìm về với hàng triệu thính giả thế hệ tương lai. Suốt đời Phạm Duy chỉ là người nghệ sĩ với câu hát muôn thuở: Tôi bán đường tơ..Anh chàng hát rong nhà quê suốt đời đi tìm khách.Gặp cường hào ác bá địa phương anh đóng vai hề diễu dở. Gặp tay anh chị giữa đường, ông trở thành du côn.Với tâm tình thương cảm đó. Trước khi trở về Việt Nam, tôi có dịp nói chuyện với Phạm Duy. Chẳng phải là thực sự thâm giao dù ông cứ nói mình là bạn thân. Tôi chỉ là một trong hàng trăm ngàn thính giả, một trong số đông đảo khách hàng của ông. Chúng tôi tán láo nhưng gọi là phỏng vấn chuyện riêng tư. Có thu lại buổi nói chuyện. Rồi hỏi Phạm Duy rằng có phổ biến được không. Ông nói rằng. Để khi nào “moi” chết thì “toi” đưa ra cho anh em hiểu “moi”.

Thời gian ngắn trước khi ra đi, ông nói với báo chí Sài Gòn :”Tôi tự thấy mình đã sống bừa bãi. Cách nay 10 năm thì tôi ổn định một tí. Còn trước kia tôi liều lắm, tôi làm những chuyện mà người ta không dám làm. Tôi lao vào những trò chơi làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của mình. Tôi hối hận lắm nhưng đành chịu thôi. Tôi mong người ta đừng nghĩ nhiều về những hành động đó, mà nhìn vào những bản nhạc của tôi. Còn nói về người ngoan thì tôi không phải là người ngoan.”
Độc giả nghe như vậy tưởng là đã rút hết can tràng. Không đâu. Chữ nghĩa mà các bác sẽ nghe sau đây mới thưc sự là của ông. Đã dặn đi dặn lại là phải chờ. Bây giờ ông chết rồi. Tôi xin cho phát thanh và viết lại phần vấn đáp dù rất riêng tư nhưng bây giờ có thể chia sẻ cùng các bạn. Vấn đáp rất vung vít, rất tào lao. Chúng tôi nói chuyện lung tung mà chẳng hề đắn đo suy nghĩ. Có thể sai có thể đúng. Đôi lúc ngôn ngữ rất bậy bạ, không lịch sự. Xin cáo lỗi trước.Cũng xin nhớ rằng đây là ngôn ngữ đời thường của một con người vĩ đại không còn nữa. Mất nhạc sĩ Phạm Duy là mất một thiên tài. Những người đấu hót vung vít, chửi bới ồn ào như chúng ta thì vẫn còn ở lại với nhân gian.
PhamDuy-05
Xin mời các bạn nghe Phạm Duy nói chuyện ba ngày trước khi ông về Việt Nam 2005 và chết tại Saigon 2013. Sau đây là phần đối thoại có thu lại. Độc giả có thể nghe trên đài hay đọc tại đây với nguyên văn lời của Phạm Duy.

Giao chỉ: Này, thế kỳ này ông về thật đấy à.    
Phạm Duy: Tôi như con chuồn chuồn. Khi vui thì ở khi buồn lại bay. Chẳng biết các ông ra sao. Như khi tôi ở Hà Nội rồi bay vào Saigon. Rồi tôi bay qua Mỹ. Bây giờ tôi lại bay về. Có gì đâu?.                                                  
Giao Chỉ : OK, được rồi. Biết rồi. Chúc ông mạnh giỏ nhé. Thế thì bao giờ anh em mới nghe được sáng tác mới của ông. 
Phạm Duy: Đấy 10 bài Hương ca của tôi đấy. Các ông mà không nghe được, chết không nhắm mắt. Tôi bảo các ông bỏ hết đi. Chỉ giữ 10 bài Hương ca thôi. Tôi vẫn yêu quê hương tôi.
Giao Chỉ: Thế còn việc phổ nhạc bài của Quang Dũng.
Phạm Duy: Đấy đấy, quê hương tôi “đổi mới” rồi. Quê hương tôi là Quang Dũng đấy. Quê hương tôi là ông Phùng Quán đấy, những cái gì hay nhất là tôi đưa vào đó hết.
Giao Chỉ: Hay lắm. Ba mươi năm rồi. Bây giờ mới chơi mấy bài ấy thì hơi muộn, nhưng có là được rồi. 
Phạm Duy:Tôi nói ông nghe, cái thằng cộng sản dù sao nó cũng có chính nghĩa trong giai đọan đầu của cuộc kháng chiến. Bởi thế nó mới ôm lấy. Rồi nó phải ôm lấy tôi. Ôm lấy nhạc của tôi.
Giao Chỉ: Đó là ông nói đến giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
Phạm Duy: Đấy đấy nó phải ôm lấy giai đọan đầu, vì vậy khi tôi tung ra, thì bố nó cũng không thể đỡ được.
Giao Chỉ: Nhưng có phải là 10 bài ca mà ông muốn chúng nó hát là những đứa con tinh thần của ông muốn phổ biến.
Phạm Duy: Không không! Nó chui từ trong ổ chuột ra.Rồi nó sẽ nhìn thấy ánh sáng. Nó vẫn còn ở trong đường hầm. 
Giao Chỉ: Như vậy ông định soi sáng cho nó.
Phạm Duy: Tôi nói ông nghe, tôi là người thành công nhất trong vụ này. Đáng lẽ các ông phải ôm lấy tôi. Sao một số khốn nạn lại chửi tôi.
Giao Chỉ: Thôi ông để tâm cái đó làm gì.
Phạm Duy: Tôi nói riêng cái đó cho ông nghe, có ai làm nổi cái hòa giải như tôi.
Giao Chỉ: Nhưng tôi nghĩ thế này, ông thương yêu những bài ca thời kháng chiến. Ông đề nghị là chúng mày phải cho ông hát những bài đó.
Phạm Duy: Không, nó đề nghị chứ không phải tôi. Tôi chỉ nói là cái gì của tôi cũng hay hết. Anh muốn hát bài nào thì hát, muốn bỏ bài nào thì bỏ. Anh có nước, anh có luật lệ thì tôi theo thôi. Chứ tôi ở nước Mỹ thì tôi chẳng phải theo gì cả. Nước của anh lạc hậu thì tôi phải theo thôi.
Giao Chỉ: Thế nhưng mà, ông có nghĩ rằng một ngày nào đó ở Việt Nam sẽ chơi đủ 10 bài. 
Phạm Duy: Không, ông ơi. Nó phải chơi một nghìn lẻ một bài.
Giao Chỉ: Thôi thôi, đủ rồi, nhưng có phải là ông cũng hơi sốt ruột. Ông muốn là ngay khi ông còn sống thì chúng nó phải chơi hết những đứa con tinh thần của ông.
Phạm Duy: Không ông ơi ! tôi thấy rồi.
Giao Chỉ: Nhưng tôi muốn nói là họ phải chơi công khai.
Phạm Duy: Ông ơi, tôi về Việt Nam, nó cấm nhưng khắp hang cùng ngõ hẻm đều chơi nhạc của tôi. Đéo cấm được.

© Giao Chỉ, San Jose.

53 Phản hồi cho “Phạm Duy. Lời người ra đi”

  1. Tang lễ Phạm Duy

    Thứ hai, 4 tháng 2, 2013

    Cả Hội nhạc sỹ Việt Nam và Hội nhạc sỹ thành phố Hồ Chí Minh

    đều không gửi vòng hoa tới chia buồn khi biết tin Phạm Duy, cây đại thụ của nền tân nhạc, qua đời.

    HÃY NGHE CON CÉC Cao Huy Thuần NÊN HÁT CHO Cả Hội nhạc sỹ Việt Nam và Hội nhạc sỹ thành phố Hồ Chí Minh VỀ KHOAN DZUNG !!!

    Khoan Dung

    http://www.diendan.org/sang-tac/khoan-dung

    Có dân tộc nào khoan dung hơn dân tộc chúng ta? Vậy mà con cháu cứ chiến tranh hoài trong tư tưởng. Có cái “vốn” nào lớn hơn sự hòa hợp dân tộc? Sao vẫn hoài phân ly?

    Tôi nghĩ đây không phải chỉ là “vốn”. Đây là cả gia tài của một dân tộc. Đây là cả một nền văn minh. Nền văn minh ấy, cái “vốn” ấy của cả một dân tộc đang bị một chính sách đồng hóa dần dần hủy diệt. Tổ tiên của chúng ta đã lâm vào cảnh ấy trong suốt lịch sử. Cho nên, hơn ai hết, chúng ta đau lòng.

    Chúng ta càng đau lòng thêm khi cái “vốn” ấy cũng cùng một thể với cái “vốn” của chính chúng ta. Có dân tộc nào khoan dung hơn dân tộc chúng ta? Vậy mà con cháu cứ chiến tranh hoài trong tư tưởng. Có cái “vốn” nào lớn hơn sự hòa hợp dân tộc? Sao vẫn hoài phân ly? Dù được định nghĩa dưới dạng văn hóa, kinh tế hay xã hội, không có cái vốn nào vĩ đại hơn nụ cười, sự thanh thản, và hai cánh tay mở rộng.

    Cao Huy Thuần

  2. GỞI NGƯỜI VIỄN XỨ says:

    GỞI NGƯỜI VIỄN XỨ

    Nắng mới bừng soi khắp đất trời
    Tình xuân sánh bước khắp nơi nơi
    … Đường xuân hoa nỡ, tươi ngày mới
    Non nước bừng lên rạng sáng ngời
    Xót kẻ tha hương hoài vọng quốc
    Tình người viễn xứ nỗi đầy vơi
    Quê hương yêu dấu bao thay đổi
    Đất nước xôn xao tiếng gọi mời

    11/02/2013
    Khánh Ngân

  3. Ms. Khue, IRCC secretary for GC says:

    Thua quy vi.
    Day la bai day du ve buoi noi chuyen da duoc pho bien
    nhung ban bien tap chua post.
    Chau xin gui den quy vi
    Mary Khue, Thu ky Van phong bac Giao Chi IRCC San Jose.

    VỀ ĐỂ CHẾT NƠI QUÊ HƯƠNG
    Giao Chỉ

    Phạm Duy, người hát rong, tên hề của sân khấu, tay du côn của cuộc đời, nhạc sĩ thiên tài, sau cùng đã về chết tại quê hương miền Nam.
    Năm 2005, ba ngày trước khi về Việt Nam, Phạm Duy đã “đấu láo” bằng tâm sự vụn. Nội dung nói chuyện không chuẩn bị. Nghĩ gì nói đó. Gan ruột tuôn trào. Thực sự với tuổi già và bệnh hoạn, Phạm Duy tưởng là về sống một hai năm rồi đi. Ông nói khi xuống giọng: “ Tôi cũng chẳng có tham vọng gì đâu. Về để chết ở quê hương thôi.”
    Thời gian chờ chết kéo dài đến hơn 7 năm .
    Ông ra đi để lại nhiều lời khen chê từ cả hai bên bờ Thái Bình Dương.
    Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.
    Tôi là người yêu cả đường đi nên may mắn có dịp trò chuyện với ông lần cuối. Xin gửi đến qu‎ý vị độc giả và thính giả toàn bộ câu chuyện. Cả những lời phê phán cuộc đời xem chừng rất bất lịch sự. Pha tiếng chửi thề không đủ chữ. Xin hết sức cáo lỗi. Sẽ không cần tranh cãi với các quan viên không đồng ý. Cũng chẳng cần nói thêm với các bạn tán thành . Quan điểm khác biệt vốn là tinh hoa của thế giới tự do. Có anh bạn trẻ, suốt 5 năm viết báo chửi Phạm Duy, vừa viết lời xin lỗi với vong linh ông . Chuyện vẫn là đời thường. Có những lời thóa mạ nặng nề tiếp tục. Cũng là chuyện đời thường. Tội nặng nhất là phản bội. Nếu không đọc kỹ bản án, chẳng biết tác giả ở bên nào.

    Ở quán bên đường có 2 bạn già tiếp tục ngồi tán chuyện. Một ông nói : Cái anh già dịch này, sao mà làm nhạc hay quá thể . Đậm đặc chất Việt Nam, khác hẳn đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du với Kiều thì Tàu quá là Tàu. Mà sao lại có tên trong chương trình giáo dục văn học . Ông bạn tri kỷ ngồi bên phán rằng: cụ gọi Phạm Duy là anh già mất nết. Xem chừng chỉ là tin đồn mà thôi. Chúng ta ai mà chả mất nết. Chỉ có dám nói dám làm hay không. Tôi với ông mà có làm chuyện láo lếu chẳng ai quan tâm. Phạm Duy mà nhắc đến Kiều phải biết chữ Tài cùng với chữ Tai một vần. Sau này chương trình văn học Việt Nam từ trung học đến đại học chắc hẳn sẽ có ghi phần của Phạm Duy. Luận án tiến sĩ cũng có nhiều người đang chuẩn bị. Đó là lời ghi lại của các bạn cao niên. Còn bây giờ xin quý vị đọc trọn vẹn bài viết về lời người ra đi như sau :

    2005 Phạm Duy, Midway city điện thoại Giao Chỉ, San Jose

    Lời người ra đi
    Giao Chỉ: Ông về thật đấy à ?
    Phạm Duy: Các ông không biết sao, tôi như con chim ấy, hay con chuồn chuồn ấy. Khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Tôi ở Hà Nội tôi bay vào trong Saigon thì chả có cái lý gì, tôi thích đi thôi. Tôi ở Saigon tôi bay đi Mỹ. Đi Mỹ rồi thì tôi bay về có gì đâu?
    Giao Chỉ : Thôi được rồi, ghi nhận và tôi thông cảm ông cái đó. Thế bây giờ chúc ông sức khỏe rất mạnh để mà còn giống như Tarzan tiếp tục nhá.Thế rồi thì hôm nào anh em có thể nghe được mấy sáng tác mới
    Phạm Duy: Mười bài Hương ca của tôi mà các ông không nghe thì các ông chết cũng không nhắm mắt đâu
    Giao Chỉ: Rồi đồng ‎ý, thế còn bài của Quang Dũng phổ nhạc
    Phạm Duy: Hay không thể tưởng tượng
    Giao Chỉ: Thế à, OK, tôi vẫn thích, đến bây giờ là 30 năm sau mà mới chơi bài Quang Dũng thì cũng là muộn, nhưng có cũng là hay lắm rồi.
    Phạm Duy: Đó là ‎ý nghĩ của tôi, là vì khi tôi về Việt Nam. Tôi chưa về, tôi đem tung mẹ 10 bài Hương Ca của tôi, tôi bảo là quý vị bỏ hết đi chỉ giữ lại 10 bài này. Vì tôi vẫn yêu quê hương tôi, nhưng quê hương tôi “đổi mới” rồi, nhưng quê hương tôi “đổi mới” là một chuyện. Nhưng quê hương tôi là cái gì? Quê hương tôi là Quang Dũng đấy, quê hương tôi là cả vấn đề ông Phùng Quán đấy, toàn là thi sĩ, tôi phổ nhạc tất cả các vấn đề hay nhất của nước Việt Nam, tôi đem vào đó. Toàn là những bài, bây giờ chúng nó, thằng cộng sản bây giờ, tôi nói ông nghe, dù sao đi chăng nữa nó cũng có những cái chính nghĩa khi bắt đầu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thì nó phải ôm lấy cái đó, tức là cái giai đoạn đầu đó, thì phải ôm lấy cái đó. Bởi thế nó mới ôm lấy tôi. Thì tôi nói cho ông nghe, vấn đề là khi mà tôi tung nó ra thì bố nó cũng không thể từ chối tôi được ,
    Giao Chỉ: Đồng ý, nhưng có một điều, tôi nghĩ cái này không biết có đúng không nữa. Bác thương yêu nhất là 10 bài ca mà bác đề nghị chúng nó cho ông hát đó, phải không ? Mấy cái đó có phải là những đứa con chính của ông không ?
    Phạm Duy: Không,chả có chính nghĩa mẹ gì, chúng nó, nó chui từ trong ổ chuột ra, rồi nó phải thế, phải nhìn thấy ánh sáng, nó vẫn ở trong đường hầm
    Giao Chỉ: OK, như vậy là ông, ông vẫn định bụng là ông sẽ soi sáng cho tụi nó
    Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe, tôi là người thành công trong cái vụ, các ông đáng nhẽ các ông phải ôm lấy tôi, tại sao một số khốn nạn lại chửi tôi.
    Giao Chỉ: Thôi để tâm cái đó làm gì,
    Phạm Duy: Không, tôi nói riêng cho ông nghe, có ai làm nổi cái việc hòa hợp hòa giải bằng tôi không?
    Giao Chỉ: Thì đồng ý‎ rồi, nhưng mà tôi thì tôi cảm thấy như là thế này. Bác thương yêu những bài ca của cái thời bắt đầu kháng chiến đó,và bác đề nghị là chúng mày cho ông hát cái đó đi,
    Phạm Duy: Không, đó là nó đề nghị chứ tôi có đề nghị gì đâu. Nhưng mà tôi nói cho ông nghe, là không phải tôi đề nghị, tôi chỉ nói vấn đề là cái gì của tôi cũng hay hết, anh hát được cái gì anh cứ hát đi, anh bỏ cái gì anh cứ bỏ đi, thế thôi. Bởi vì nước các anh có luật lệ thì tôi theo thôi, chứ còn tôi ở nước Mỹ tôi chả cần phải theo cái gì cả. Nhưng mà anh, cái nước của anh lạc hậu tôi phải theo vậy.
    Giao Chỉ: Thế thì có một điểm là như thế này, ông nhắm chừng là có một ngày nào đó ở Việt Nam sẽ chơi 10 bài mà ông thương yêu nhất,
    Phạm Duy: Không phải, không phải là 10 bài mà là chúng nó phải chơi 1.001 bài.
    Giao Chỉ: (Cười to) OK thế được rồi. Nhưng mà có một điều là ông cũng hơi sốt ruột, ông muốn là ngay lúc còn sống phải nhìn thấy ngay chứ gì.
    Phạm Duy: Tôi thấy rồi, tôi thấy rồi chứ còn gì nữa. Nó cấm nhưng khi tôi về Việt Nam, lang thang mọi hang cùng ngỏ hẻm, họ cũng đều hát nhạc của tôi
    Giao Chỉ: Như vậy là nói tóm lại cái giai đoạn sắp tới là ông muốn nhìn thấy nhạc của ông phải tràn lan thêm nữa.

    Phạm Duy: Không ông ơi, chả hiểu ông làm sao với tôi, ông không thể tưởng tượng được tôi có một phim video của một bà cụ 100 tuổi. Bà cụ có 2 đứa con chết vì chiến tranh, bả nói chỉ nhờ có bài hát này mà tôi an ủi được, bài hát đó là của ông Phạm Duy. Bả cũng biết Phạm Duy. Bả hát lên khi mà tụi nó đến phỏng vấn bà, bà hát bài đó lên. Mẹ, tôi khóc ông ạ. Tôi bảo là tôi thành công rồi, tôi thành công vì bài hát của tôi, 60 năm rồi bà hát bài đó, bà hát từ cái lúc thời kháng chiến cho đến bây giờ, 60 năm rồi thì tôi đâu có ra khỏi nước Việt Nam. Mày có cấm tao thì đéo cấm nổi tao.

    Giao Chỉ: Đúng rồi có một điều, cái mà tôi có nhận xét là như thế này, ông cũng thương những đứa con thật mà ông đẻ ra, đồng thời cả những đứa con tinh thần của ông. Thành ra ông cũng phải làm sao cho con cái của ông, nó phải được mọi người biết đến.

    Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe, tôi khổ nhất là vấn đề, người Việt Nam mình, mẹ, còn ai yêu dân tộc bằng tôi, nhưng mà ngu bỏ mẹ. Sống sáu mươi năm qua, bảy tám chục năm qua tôi nhìn người Việt Nam,tôi thấy, mẹ, chán lắm ông ơi.
    Giao Chỉ: (Cười) Không ông ơi, nhưng mà mình cũng từ đó mà ra mà.
    Phạm Duy: Bởi thế tôi mời nói là Love it hay là Leave it
    Giao Chỉ: Thì mình cũng phải chấp nhận mà
    Phạm Duy: Chấp nhận chứ còn gì nữa
    Giao Chỉ: Đúng rồi, nhưng mà nói cho ngay, ông phải hiểu là ông gặp bao nhiêu người trên thế giới, rồi cuối cùng thì mình ngon lắm, cho nên mới có Phạm Duy chứ.
    Phạm Duy: Tôi gặp bao nhiêu người trên thế giới rồi nhưng mà tôi đéo cần những người trên thế giới biết tôi, tôi chỉ cần môt bà mẹ 100 tuổi hát bài của tôi.
    Giao Chỉ: Tôi có nghe nói là nó chiếu cho ông coi mà.
    Phạm Duy: Nó cho tôi, nó tặng tôi mà, như huân chương “Stalin” chứ
    Giao Chỉ: Nhưng mà ông tám mươi mấy tuổi mà ông chơi với cuộc đời như vậy là quá ngon rồi còn gì nữa.
    Phạm Duy; Thôi thì càng nói bao nhiêu thì càng cứ mang tiếng là tự cao tự đại.
    Giao Chỉ: Thì cứ tự cao tự đại,vì chính đó là nghề của chàng rồi còn gì nữa.
    Phạm Duy: Không phải đâu, tôi tự tin thì đúng hơn,
    Giao Chỉ: (Cười thật to) Tự tin? OK thực ra, nói cho ngay ông nhận hay không nhận thì ông là một thiên tài âm nhạc, mà thiên tài vẫn hay có cái như vậy. Mẹ. Thế giới phải chấp nhận chứ làm sao được bây giờ.
    Phạm Duy: Bởi vậy tôi chán người Việt Nam, đầy thành kiến, đầy mặc cảm
    Giao Chỉ: Không, một số thôi ông.
    Phạm Duy: Tất cả là thế
    Giao Chỉ: Tất cả là thế ?(cười )
    Phạm Duy: Tôi nói cho ông nghe…
    Giao Chỉ: Thì mình phải soi sáng nó ra từ từ
    Phạm Duy: Thì tôi soi sáng đó rồi còn gì nữa
    Giao Chỉ: Bác có tin là nhạc của bác có thể còn được một trăm năm không?
    Phạm Duy: Một nghìn năm
    Giao Chỉ: (cười ) Thế thì ông phải bình tĩnh
    Phạm Duy: Thì tôi bình tĩnh chứ còn gì nữa
    Giao Chỉ : Thôi được rồi, trước sau gì mình cũng còn gặp nhau nữa, có chuyện gì thì ông phải thông báo. Ông để danh sách vào đó.
    Phạm Duy: Tôi chỉ có một ‎ ý nhỏ nhen thôi, khi tôi chết, hai nghìn người đi đưa đám ma là cùng, mà về bên kia là 80 triệu người đi đưa đám ma.
    Giao Chỉ: Nhưng như vậy thì nói đi thì cũng phải nói lại, là ông cũng còn sức khỏe nên ông dám nghĩ đến cái đám ma của ông. Đó là sức mạnh tinh thần.
    Phạm Duy: Kinh khủng
    Giao Chỉ: Thực ra thì ở trong nước hay là ở ngoài thì đám ma bao nhiêu người đua cũng không thành vấn đề. Ăn thua ở tấm lòng.
    Phạm Duy: Đó chỉ là đám ma, mà nói đến chuyện khác nữa. Ở bên này thì cùng lắm là có 2 triệu người yêu tôi thôi, nhưng mà bên kia thì có 82 triệu người yêu cơ !
    Giao Chỉ: (Cười ) Đồng ‎ý, thế còn mấy cái thằng chóp bu thì mình không care phải không
    Phạm Duy: Thì bây giờ tất cả các ông và chúng ta đều sống trong một vở hài kịch, bi kịch rất đau đớn. Thành cái thằng mà thoát ra là thằng hề Phạm Duy, là hề, chúng ta là hề hết.
    Giao Chỉ: Đúng ra là ông cũng, có lúc thì ông bay ra đươc, có lúc thì ông cũng còn ở dưới đất
    Phạm Duy: Không không không thì cái gì thì cái, nhưng mà tôi gẫm lại thì thấy rằng thế này. Đúng ra thì ông vừa nói, tôi sướng, mẹ, tôi sướng hơn mấy người cùng thời với tôi, cùng nghề với tôi. Ví dụ ông Văn Cao làm sao sướng bằng tôi, ông Nhất Linh làm sao sướng bằng tôi
    Giao Chỉ: Ông thì dù sao đã sống một cuộc đời dài
    Phạm Duy: Ông nào cũng thất bại hết, ông nào cũng bị cuộc đời nó dày xéo. Ông nói cho tôi, ông nào cuộc đời đã thành công đi, nói đi, ông kể cho tôi nghe đi, Xuân Diệu à, Huy Cận à. Ai ? ông nói đi, chỉ có tôi (cả hai cùng cười) Thế mới đau, tôi thân lắm tôi mới nói với ông thế.
    Giao Chỉ: Bây giờ coi như ông còn tồn tại là vì sự nghiệp vẫn được trọng vọng
    Phạm Duy: Xưa nay tôi vẫn biết, mà tôi là thế đấy, nói ra thì chỉ biết hát ca thôi nhưng mà tôi chỉ hát bằng môi. Mỗi khi đi ngủ tôi lấy cái tay tôi gảy lên môi tôi. Bừng bừng bừng… Đàn môi…
    Giao Chỉ: (cười ) Được lắm, thực ra là ngay bây giờ…
    Phạm Duy: Các ông cứ, mẹ, các ông cứ toàn là nói láo hết.
    Giao Chỉ: (cười) Nhưng có một điểm là thế này, nói cho ngay, nhạc với lời của bác thì nhất rồi, nhưng có một điều là giữa anh em, chúng nó không tiêu được. Giữa anh em mà ông nói những câu …
    Phạm Duy: Ông phải nhớ hộ tôi như vậy…
    Giao Chỉ: Nhưng mà lâu lâu ông cũng quên, chuyện riêng đáng lẽ giữa anh em thôi ông lại nói ra ngoài.
    Phạm Duy: Nhưng mà tôi sợ ai mà tôi không nói ra ngoài
    Giao Chỉ: Có điều là …
    Phạm Duy: Không phải ông ơi, tôi nói, tôi không có đạo đức giả, tôi không có đóng kịch với cuộc đời, ai yêu tôi thì yêu, kể cả cái xấu, cái tốt của tôi. Thế thì thôi chứ có gì đâu.
    Giao Chỉ: Thế thì bây giờ ông còn nhìn thấy cái vẻ đẹp gì cuối đời ông. Nhìn thấy gì ngoài vẻ đẹp quê hương, ông có nhìn thấy gì về vẻ đẹp của con người không?
    Phạm Duy: Tôi đã nói rằng tôi yêu người, tôi yêu đời và tôi yêu tôi. Các ông phải hiểu có lúc mình cũng yêu đời, cũng yêu vợ và yêu cả mình nữa, và cũng yêu cả người tình nữa. Tôi cũng như cái kiềng 3 chân, yêu nghệ thuật, yêu vợ và yêu người tình, vững vàng, lúc nào cũng 3 chân. Làm nhạc thì cũng vậy, làm nhạc cho con người, làm nhạc cho xã hội, làm nhạc cho tâm linh
    Giao Chỉ: Nhưng mà bây giờ, Phạm Duy nghĩ rằng là đã sống một đời trọn vẹn chưa
    Phạm Duy: Kinh khủng
    Giao Chỉ: Kinh khủng và không có cái gì tiếc hận ?
    Phạm Duy: Làm gì có gì tiếc, không có mặc cảm mà
    Giao Chỉ: Mà muốn sống một cuộc đời trọn vẹn
    Phạm Duy: Ông có biết ai nói cái câu đó không ?
    Giao Chỉ: Ai nói ?
    Phạm Duy: Người Hà Nội, một thằng đại tá nó xem phim, nó thấy tôi nó nói ông Phạm Duy vượt qua những cái mặc cảm đời người, tôi không có mặc cảm
    Giao Chỉ: Nhưng mà ông nói một vài lời gọi là cho nó lịch sự với Hà Nội vậy thôi, chứ còn ông cũng bay lên trên chứ
    Phạm Duy: Thì tôi vẫn bay vút ra ngoài. Nhưng thì thôi, dù sao chăng nữa mình cũng là người Việt Nam, đau đớn là ở chổ đó thôi, thế thì mình lại phải hết sức..
    Giao Chỉ:(cười) Đúng rồi, nói cùng đi nữa, Việt Nam , người Việt Nam nói chung, cả trong và ngoài cũng ngon nhiều chứ.
    Phạm Duy: Không ông ơi, tôi nói với ông là ông có bao giờ ông có nghĩ là làm một người Việt Nam là khó nhất trên thế giới không? Như một người Thụy Sỉ thì dễ quá chỉ có làm đồng hồ.
    Giao chỉ: (cười) Đương nhiên, Thụy Sĩ làm đồng hồ, thực ra nếu mà làm người Irak, Iran hay làm người Palestin cũng vất vả chứ.
    Phạm Duy: Nhưng không vất vả bằng mình. Vì nó không có bị đến nỗi như mình, bởi mình nó nặng trĩu Khổng Tử, nặng trĩu nhiều thứ lắm. Trong nhiều con người Việt Nam sinh ra có nhiều mặc cảm lắm. Tôi may là tôi giang hồ từ bé, gian khổ gì tôi cũng chịu nổi, vì thế tôi thành công, bởi tôi vượt hết, tôi vượt hết và xem như đó là bài học cho con nít thôi, cho các con chúng nó hiểu.
    Giao Chỉ: Bây giờ về Việt Nam ông có đủ y khoa để mà nó lo cho ông về vấn đề thân xác được không, hay là lâu lâu ông phải bay qua đây.
    Phạm Duy: Mẹ, nó không thiếu, y tế nó không thiếu gì, ông có tiền là ông khỏe thôi ;
    Giao Chỉ: Ok , thế thì các cháu ở bên đó, nó định cư coi như là ổn cả rồi chứ
    Phạm Duy: Nó là chủ phòng trà
    Giao Chỉ: Ok hết hả? Nhà bên này có bán đi hay giữ lại ?
    Phạm Duy: Không, mẹ, đó cũng là cái mà khiến tôi phải suy nghĩ.
    Giao Chỉ: Nhưng mà tạm thời thì cứ có ở đây đã.
    Phạm Duy: Sao tôi lại bán đi, để cho con nó ở.
    Giao Chỉ: Nhưng mà bây giờ dù mình về hát ở Việt Nam nhưng vẫn giấy tờ Mỹ chứ.
    Phạm Duy: Mẹ, ai mà dại gì bỏ cái bằng cấp đó ra, mẹ, người ta thi mãi mới có cái bằng cấp đó mà.
    Giao Chỉ: Thế lúc nào ông phải làm bài mỉa mai rằng tôi Việt Nam mà giấy tờ Mỹ, công dân Mỹ, được không ?
    Phạm Duy: Thôi tha, tha cho tôi
    Giao Chỉ: Bây giờ nhất định phải làm một chuyến đi từ Bắc vô Nam phải không ?
    Phạm Duy: Không ông ơi, khổ cho tôi, nói cho ông nghe, ngày nay tôi ra Nha Trang, ngày mai Pleiku, ngày mốt Lào Cai
    Giao Chỉ : Bây giờ nếu Phạm Duy viết một bài Con đường Cái Quan mới
    Phạm Duy: Bây giờ cái gì mà làm không được, mẹ, ông nghe 10 bài Hương Ca của tôi là đủ rồi
    Giao Chỉ: Rồi đồng ‎ý, rồi tôi sẽ nghe 10 bài Hương Ca, thế rồi thì. . .
    Phạm Duy: Nhưng mà có cái khổ cho tôi, không có vấn đề trực tiếp đem nghệ thuật bán để mà sống nữa
    Giao Chỉ: Cái đó là đương nhiên, cũng chẳng cần nữa
    Phạm Duy: Bởi thế nên tôi mới đưa ra thương trường,nhưng mà tôi chưa về đến nhà thì đã có hàng chục nhà đã đến rồi, đã k‎ý công tra với tôi rồi. Xong rồi thì đến khi đó chúng nó mới in ra, để lúc in ra thì các ông mới mua về mà nghe chơi.
    Giao Chỉ: Được rổi, tôi thì tôi thua ông tới 10 tuổi, nhưng mà nói cho ngay , tôi suốt đời mê nhạc Phạm Duy
    Phạm Duy: Cám ơn ông, tôi nghĩ là ở nước Việt Nam không có cái thằng hề Phạm Duy thì buồn lắm
    Giao Chỉ: Đúng rồi, đó là một phần lớn lao trong cái gọi là cái văn học nghệ thuật của Việt Nam.
    Phạm Duy: Như thế là đủ rồi, mẹ, có tôi nó vui vui, nhưng mà đến khi tôi đi rồi thì cũng hơi buồn…
    Giao Chỉ: Cái đó mình nhìn thì cũng thấy đương nhiên thôi, những cái lặt vặt thì coi như không cần để ý, cái ông để lại là vĩ đại chứ cái chuyện . . .
    Phạm Duy: Cũng đầy đủ hết, không, tôi cũng là cái may mắn, tôi cũng nhanh chân hơn các ông khác, các ông khác đều bị nó giữ lại, vợ con giữ lại, gia đình nó giữ lại rồi thì nghèo đói nó giữ lại, ngu si nó giữ lại . . .
    Giao Chỉ: Bác là người sống qua nhiều giai đoạn, ngay cả giai đoạn chạy đi rồi, con cái bỏ lại bao nhiêu năm.
    Phạm Duy: Chỉ khi nào tôi chết đi cơ, thì các ông sẽ thấy có những tài liệu kinh hoàng, những tài liệu mà tôi tung ra thì các công mới…
    Giao Chỉ: Bây giờ để sẵn một chỗ rồi hả ?
    Phạm Duy: Tôi nói ông nghe, ví dụ như ông có thể tưởng tượng nước Mỹ yêu tôi như thế nào, cho tôi những chiến sĩ, à cho tôi những Freedom Fighter. Mời tôi vào tòa Nhà Trắng, bảo tôi đi truyền bá cho nước Mỹ, ông biết tôi trả lời sao không?
    Giao Chỉ: Ông trả lời sao ?
    Phạm Duy: No me-sừ, mẹc-xì me sừ, moa nô pô léc tích
    Giao Chỉ: ok, nhất định là không involved vào politic
    Phạm Duy: Không, dại gì, nếu mà có thì làm sao tôi nghèo như thế này
    Giao Chỉ: Ông thì thật ra cũng trầm luân nhiều, cuộc đời kéo dài
    Phạm Duy: Moa không thích, ông Hồ tặng moa, moa cũng đéo lấy, ông Diệm kêu moa làm…, moa cũng xin méc-xi.
    Giao Chỉ: Tôi nhìn thấy cái đó chứ, nhưng mà có một điều quan trọng nhất là, ơn phước, ông sống được khỏe mạnh cho đến bây giờ để lại bằng ấy đứa con. Cái đó là cái chính mà cũng là một chuyện lạ, đáng lẽ ông phải chết lâu rồi, nhưng mà ông khỏe, đã tám mươi mấy tuổi rồi, không ai theo kịp.
    Phạm Duy: (cười ) Rồi ông cũng phải nghe bài Tây Tiến. Ở tuổi tôi chúng nó còn sợ. Bà Thái Thanh ngồi cạnh tôi nghe cứ nhăn mặt bảo “ Anh ơi! sao anh có thể làm nổi những bài này với cái tuổi 85, nó hay không thể tưởng tượng được.
    Giao Chỉ: Thế thì trước sau gì ở Việt Nam cũng phát hành phải không
    Phạm Duy: Ông ơi
    Giao Chỉ: Thì ở Việt Nam phát hành như máy
    Phạm Duy: Có người bạn bè thân mật nào ở dưới vùng này không?
    Giao Chỉ: Có, làm sao?
    Phạm Duy: Ngày chủ nhật là tôi đi rồi, nếu có người bạn nào dùm lại nhà, tôi tặng ông cái đĩa
    Giao Chỉ: Ok,
    Phạm Duy: Bảo tôi đi, tôi bỏ vào phong bì đi gửi cho ông, bố tôi, tôi cũng không làm được.
    Giao Chỉ : Được rồi, nhưng ông có ở nhà thường trực không
    Phạm Duy: Thì ông cứ đến đi, tôi đưa cho ông
    Giao Chỉ: Không, tôi cho người chạy lại ngay chứ, vẫn ở thị trấn giữa đàng chứ gì
    Phạm Duy : Vẫn ở đấy.
    Giao Chỉ : Thôi bây giờ thế này, ông cho tôi thì ông cho vào bao thư để ở nhà đi
    Phạm Duy : Thì nó vẩn có sẵn ở nhà
    Giao Chỉ : Ok thôi được rồi, để tôi sẽ cho . . .
    Phạm Duy : Thì trước khi nó tới, nó gọi điện thoại
    Giao Chỉ : Ok, rồi yên chí bây giờ mình vẫn còn sống, thành ra thì yên chí mình vẫn còn liên lạc với nhau
    Phạm Duy : Anh em có lòng yêu, còn muốn nghe nhạc của tôi thì tôi sướng lắm, tôi lại có cái suy nghĩ như vầy là tôi tặng qu‎ý vị chứ tôi đâu có bán
    Giao Chỉ : Ok, yên chí, được rồi bây giờ chắc tôi bảo đảm với ông là thể nào có ngày mình cũng gặp nhau ở cái chỗ nào đó…
    Phạm Duy : (Hét to) Mẹ, các ông sẽ về. Nói cho các ông nghe, các ông chống cộng đến 8, 9 giờ tối thì các ông lên xe các ông đi về nhà.
    Giao Chỉ : Không thực ra là thế này, cái thằng nào mà nó cai trị vẫn không thành vấn đề, người ta về là về với đất nước
    Phạm Duy: Chứ gì nữa !
    Giao Chỉ: Thằng nào ngồi đó thì mình care gì
    Phạm Duy: Tụi cộng sản năm 2005, sau cái vụ Góoc-ba-chép, sau những vụ này nọ kia, mẹ, bây giờ ông không thể tưởng tượng được đâu
    Giao Chỉ: Nhưng mà là giả dối
    Phạm Duy: Tất nhiên nó phải giả dối, tất nhiên nó phải lừa lọc, tất nhiên nó phải thế này thế nọ.
    Giao Chỉ : Nhưng có một điều nói về dân chúng cái đó là có thể, cái đó là hậu quả tất nhiên của cái gọi là sức mạnh tiềm ẩn của Việt Nam chứ không phải của thằng cộng sản, phải không ?
    Phạm Duy: Đúng, nhưng thằng cộng sản nó bên trong vẫn là thằng Việt Nam, mà tôi thì suốt đời tôi tin rằng “nhân chi sơ tính bản thiện“, một ngày nào đó nó sẽ quay về.
    Giao Chỉ: Không thì cái đó, cái gốc nó vẫn là người Việt Nam có một sức mạnh tiềm ẩn, chẳng hạn như là Cam Bốt, Lào qua đây không bốc lên được.
    Phạm Duy: Nói lại với ông lần nữa, tôi là nghệ sĩ, tôi phải trở về. Dù Việt Nam có là âm ty tôi cũng về. Cũng chẳng có tham vọng gì. Về để chết ở quê hương thôi…Bye, Chào cả nhà…

    Chẳng đem theo được gì vào cõi chết…

    Nghìn trùng xa cách, người

  4. Kiến càng says:

    Người nghệ sĩ chân chính không bao giờ mơ màng đến chính trị và quyền lực.

    Thế mới là một nghệ sĩ ! Họ là tấm gương phản chiếu thực trạng của xã hội. Mọi người không nên quy chụp.

  5. An says:

    Cảm ơn chú Vũ Văn Lộc đã viết bài “Về để chết trên quê hương” về nhạc sĩ Phạm Duy. Cháu lớn lên ở hải ngoại từ lúc 7 tuổi nên khg đọc báo VN thường xuyên. Hôm nay cháu tình cờ đọc được bài “Về để chết trên quê hương” và muốn viết liền vài giòng gởi chú Lộc.

    Cháu hâm mộ và cảm kích NS Phạm Duy nhiều hơn sau khi đọc bài chú viết về NS Phạm Duy. Đọc xong cháu nghiệm rằng NS Phạm Duy là một nghệ sĩ trung thực với nghệ thuật và trung thực với trái tim.

    Rất tiếc những lời phê bình về sự lựa chọn cuối đời của NS Phạm Duy khg được lành mạnh theo tính cách xây dựng. Xét cho cùng, NS Phạm Duy đã để lại nhiều tác phẩm đẹp về quê hương và đóng góp của ông đã làm đẹp cho đời.

    Một lần nữa cảm ơn chú Vũ Văn Lộc nhiều.

    An

    • Austin Pham says:

      An bí thư, dạo này bạn sử dụng phần…mềm nhiều quá. Tuy nhiên do sự “cài đặt” vô ý thức và cách “lập trình” kiểu…việt cộng nên hơi có mùi của nhà máy in Trần Phú. Có thể An đang “tập kết” ở Mỹ, trực thuộc lãnh sự quán ta, Sanfrancisco, và được “bố trí” làm…thằng cuội nên hay bốc phét chăng? Nói thiệt, đọc vài dòng là biết…thế hệ Cháu Ngoan của Bác giả dạng rồi. Thôi, đây chỉ là lời nói “trung thực” và mang tính…xây dựng của một cháu bé 7 tuổi không đọc báo “Nhân Dân” thường xuyên nhưng vẫn hiểu..cây cuốc là gì. Ai giận tui ráng chịu.
      Chào đoàn kết.

      • An says:

        Chú/Bác Austin, chú đừng chụp mũ phe mình mà, tội nghiệp An. Thật ra chú nên tự hào, vì thế hệ con cháu lớn lên ở hải ngoại còn có thể đọc, viết, và còn thích nghe nhạc quê hương.

        Bóng tối không thể lấp toả ánh sáng. An thấy NS Pham Duy đâu phải là ng tuyên truyền chính sách Cộng Sản. Ông thích viết nhạc về quê hương đẹp của ông, ông thích về VN để được chết tại quê hương. Vậy ông đã mắc phải tội gì để bị lên án?

      • Austin Pham says:

        An ơi, bạn đừng đưa mình vô cùng phe mà mình…nhột. Thế hệ của An không đọc sách báo thường xuyên mà xài chữ rành rọt như vậy là “khg” bình thường. An không đọc sách báo ở hải ngoại thì có lẽ An “bút đàm” với thầy bu hàng ngày nên mới xuôi…chèo như thế. Nhưng thôi..bỏ. Chết trên quê hương là tâm nguyện của nhiều người xa xứ, nhưng hảnh diện để làm dân nghe lời bọn cộng sản làm mặt dày nhìn thấy cảnh đất nước tăm tối không lối thoát, đạo đức suy đồi, thảm cảnh tràn lan mà vẫn hí hững sống vui, sống khoẽ cho mình thì rất ít người làm được.. Quyền tự do thì ai ai cũng có nhưng liêm sĩ thì phải biết duy trì, và nhận thức rằng tư cách là do mình tự tạo. Có những bài hát của PD là bất hủ nhưng PD không phải là bất hủ. Cao siêu trong ngôn từ, lã lướt trên nốt nhạc là từ tài năng. Tuy nhiên cá nhân sở hữu tài năng ấy có thể không có tư cách của những người bình thường. Hơn thế nữa, cần phải phân biệt rõ ràng người ta phê phán PD ở điễm nào, từ lúc nào, những chuyện gì. Mình tôn trọng cả hai phía bênh và chống, mình đọc và hiểu rõ sự khác biệt giữa tài năng và nhân cách. Thôi, mình chỉ tạm mượn lời của An gọi là góp ý mang…tính chất xây dựng. À quên, An đừng có sửa đầu đề của bài viết này, nó có mùi của nghị quyết số 36. “Về để chết trên quê hương” có lẽ là tựa đề của một bài báo..Nhân Dân mà An đọc lộn chăng? Nhưng thôi, hơi đâu mà bắt lỗi mấy đứa con nít 7 tuổi nói tiếng Việt…cộng chứ!

      • An says:

        Thế hệ của Chú/Bác Austin cứ thương bao nhiêu thì cho roi cho vọt bấy nhiêu. Nhưng nói như vậy chắc An đã vơ đũa cả nắm.

        Cám ơn Chú/Bác đã dành thì giờ phân tích cho An. Mà bác à, PD là nghệ sĩ, chứ có phải là chính trị gia hoặc ng được bổ nhiệm làm đại diện cho ng việt ty nạn hải ngoải đâu sao được trọng trách chống cộng/cứu dân VN lớn lao thế? An ước gì chú/bác có thể giải thích thêm về tư cách và liêm sĩ của một ng nghệ sĩ nổi tiếng về nước để chờ chết.

        An phải xin lỗi vì đã gởi lời nhắn cho tác giả Giao Chỉ khg đúng nơi.

        Bác có tật giật mình khg? Mong là khg, vì An con nít nhưng ghét nhất mấy ng lớn… mất nết.

      • Austin Pham says:

        An thấy mình…nhỏ, bày đặt ghẹo chơi nữa rồi. Chú Bác nào dzậy An? Lại còn phe..mình nữa làm ghứa cả…dế. Í trời, bác Giao Chỉ làm gì có tựa đề ” Về để chết trên quê hương” ở đâu mà An…lộn. Báo Nhân Dân đó à.Có thể thằng Vincent Tran, Avatar gì đó của An bị lột quần bên Quán Văn về tội giả dạng mà không coi ngày xúi dại An sang đây lãnh đạn thế nó. Tôi nghiệp cho em tui. Cũng giới thiệu lý lịch mà không cần ai yêu cầu thì đúng không phải là…thợ điện rồi. Tâm lý mà, nói dóc thì phải màu mè, hoa lá cành xum xuê, tự xưng tự kể. Nói gì thì nói, mình cũng cám ơn An đã trả lời hơi nhiều hơn yêu cầu nên..lòi răng nanh thay cho răng…sửa. Má ơi, An qua Mỹ hồi 7 tuổi kìa, không đọc sách báo hải ngoại thường xuyên ( ngụ ý rác rưởi đó mà ) mà còn tự sáng tác phim “về để chết trên quê hương” thì đúng la cháu của Cụ rồi.
        An không thích người lớn mất nết hả? Mình cũng vậy. Phạm Duy đâu có dính với chín…chị già. Cả vài chục…chị ngon cơm không hà, đó An. Hề….hề.

    • Lamson72 says:

      An ơi An à, Ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc có cháu nội cháu ngoại còn lớn hơn An nữa à. Gọi bằng chú nghe tức cười quá. Đúng là hậu sinh khả ố. Chỉ cần đọc bài của ông cố nội Giao Chỉ là đủ biết Phạm Chim trung thục với nghệ thuật lẫn trái tim. Vái lạy PD như thế là có trình độ lắm. Khen một phát đó. Nếu PD sống và chết chỉ là nghệ sĩ thì chả ai nói năng gì. Bao nhiêu chiến sĩ đã đổ máu đã hy sinh cho ông ta an toàn để làm nhạc mà không hề thắc mắc tí gì cả. Chỉ khi ông ta và gia đình không thể hội nhập vào nước Mỹ. Đói nên ông ta không còn là một nghệ sĩ nữa mà ông ta trở thành xướng ca vô loài. Ông ta đã cũng đã nguyền rủa chính nghĩa Quốc gia. Ông ta đã bôi bác tư cách tỵ nạn cộng sản của đồng bào ông ta. Trong đó có An nhá. Gieo nhân nào thì gặt cái nhân đó. Thôi thòi buổi loạn lạc như rươi mấy thầy chú thầy cò thường giả dạng bần tăng tạo sư nghi ngờ. Nhưng , bọn cò mồi bọn CS chúng nó có mùi. Cái mùi đó vẫn dễ nhận ra dù cách xa hằng vạn dặm. Dù tới Mỹ hãy còn con nít hỉ mũi chưa sạch. Dù là du sinh mà hể hỏi tới hội sinh viên nào là lặn mất tiêu.

      • An says:

        An dong y voi 2 chu la an khg cung quan diem voi 2 ng. An chi hoi 1 cau don gian, ma khg ai tra loi ra cho ra le.

        10 dieu nhin 9 dieu lanh. Nam moi chuc chu bac luon vui ve, khoe manh, va an vui.

      • NọcĐượng says:

        Nhỏmọn và con nít kwá đi! Vaivế, danhxưng chẳng kwa chỉ là để mà gọi cho thuận miệng với nhau và phânbiệt người trước kẻ sau vậy thôi chứ còn ”chú” lớn hay ”chú nhỏ” thì thằng nào cũng rứa thui, một thằng ”đực” thui mờ! Bộ các bạn ko thấy con có thể trở thành ”cha” của cha, và cha ”bétí” cũng tựnhiên thành ”chacố” đó sao??? Nói chung người xưa ưa dùng chữ tiềnbối để chỉ những người chui ra trước, và hậubối để chỉ người sanh sau! Còn cái chữ ”tiênsanh” rõràng là sanh trước nhưng đôi khi ngườita vẫn cứ dùng để gọi kẻ sanhsau, non trẻ hơn để tângbốc hay kínhtrọng cũng ”mô có răng mô”???!!! Cũng giống như những kẻ đánhthuê mà ko biết mình đánhthuê, lại còn tiếc đứt ruột khi nghe một chiếc máybay Mĩ bị bắn rơi, trái lại rất sungsướng, khoáichí khi nghe những người anhem đồngchủng của mình bị giết chết càng nhiều càng đã???!!! Hắn mô có biết những người lính Mỹ bị ngã xuống, hay súng đạn ”được” tiêudùng, hoặc máybay bị bắn rớt, hay tàu chiến bị đánh chìm đều đã được tính tiền tươi ráotrọi và đó chính là mụctiêu và lýdo chính để cho hắn và đồngđội phải lội suối băng rừng, thi đua chém giết và phải hysinh baonhiêu là sanh mạng con người???!!!

    • LANG says:

      ” về để chết trên quê hương” Nghe kêu quá nhĩ ? ! Trước khi chết ” trên quê hương” Bác Phạm nhà ta tha hồ vơ bàn tay nhám nhúa bốc hốt mấy con nghẹ tuổi đáng con ,cháu ! Đó là điều bác Pham nhà ta sướng … rên mé điều hiu. Ai có chửi thì bác chịu! Của trời cho không hưởng là ngu !

  6. LeQuocTrinh says:

    Thân chào bạn Vân Nam,

    Cám ơn bạn đã trả lời về nguồn gốc bản nhạc Tâm Sự Gửi Về Đâu (SaiGon 1962).

    Tôi có đọc qua bài thơ gốc của thi sĩ Lê Minh Ngọc, nếu ở thời kỳ 1962 thì bài thơ này diễn tả tâm trạng một người (có thể là bộ đội) từ miền Bắc giã từ người em gái (hay người yêu) để vào Nam đi theo lý tưởng (Giải Phóng Miền Nam ???).

    Sau đây là bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu của thi sĩ Lê Minh Ngọc:

    Tâm Sự Gửi Về Đâu

    Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
    Rét căm lòng cỏ hoa.
    Em nhìn mây không cánh,
    Bay về phương trời xa.
    Nghẹn ngào em thầm hỏi
    Người đi có nhớ nhà ?

    Ra đi mùa xuân ấy
    Mây hồng bay cuối thôn
    Hoa vàng cài trên tóc
    Em thơ ngây mắt buồn.

    Trời sáng trong lòng anh,
    Vực sầu vương mắt em.
    Hai đứa hai tâm sự,
    Xa nhau như ngày đêm.

    Anh đi say lý tưởng
    Em ở nghẹn căm thù
    Mỗi mùa hoa lại nở
    Một bóng hình phiêu du

    Cô đơn vai áo bạc
    Lênh đênh vạn gốc dừa
    Mơ trời hoa gạo đỏ
    Giữa hai mùa nắng mưa

    Hẹn mai về, mai về …
    Xuân rồi xuân, quạnh quẽ.
    Thương người em gái quê,
    Xuân, buồng xuân vắng vẻ.

    Hoa nắng đường anh đi,
    Dài dài bước thương nhớ.
    Em xa, giờ nghĩ chi?
    Mây trùng dương cách trở.

    Hỡi người em quê hương
    Xa nhau vì lý tưởng
    Đâu phải vì biên cương !
    - Ngàn sau nước mắt rơi trên đá,
    Ai kể chuyện mình, ai xót thương?

    Lê Minh Ngọc
    (Cho người em gái xóm đình Yên Thái, đất Xuân Thảo)

    • Vân Nam says:

      Hehehe!

      Ông Lê Quốc Trinh cứ bị ám ảnh về anh “bộ đội cụ hồ”!

      Đây là một bài thơ trong tập thơ Hoa Thề cuả nhà thơ Lê Minh Ngọc xuất bản năm 1962, tại Sài Gòn, với lời tựa cuả Thi Bá Vũ Hoàng Chương, bìa của họa sĩ Tạ Tỵ.

      Không rõ ông sáng tác năm nào, vì có thời ông đã đi theo kháng chiến, về thành rồi di cư vào Nam. Theo một bài viết cuả Nguyễn Thị Hàm Anh thì hai vợ chồng ông là chủ quán Hà Mã, một tiệm bán điểm tâm có bánh mì thịt nguội và cà phê ở đường Cao Thắng SG.

      Căn cứ vào lời thơ thì có thể đây là hậu quả của cuộc chia ly cuả hàng triệu người Việt miền Bắc với người thân cuả họ, trong đó có ông và người tình hồi 1954.
      Ngoài ấy tuổi xuân lạnh,
      Rét căm lòng cỏ hoa…

      (Nếu Độc Lập- Tự Do – Hạnh Phúc thì đã chẳng có “tuổi xuân…lạnh”!)

      Hẹn mai về, mai về…
      ( hứa hẹn Bắc tiến đấy, giống như ước vọng hồi hương trong nhạc phẩm “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành.)

      Có lẽ ông LQT “lấn cấn” ở câu :
      Anh đi say lý tưởng…
      ………………………..
      Xa nhau vì lý tưởng…

      Tuy nhiên câu thơ sau nói rõ: “Em ở nghẹn căm thù”. Chả nhẽ căm thù “thằng” đi hay căm thù bọn rủ rê? Còn lý tưởng ở đây có lẽ là lý tưởng…tự do!
      Nhưng mà sao lại “ra đi mùa XUÂN ấy”? Tôi nghĩ tác giả tránh cái “muà thu tháng Tám” làm cho cụ Diệm… không vui? (hìhì)!

      Cũng có một bản nhạc nữa cùng tâm sự, là nhạc phẩm “Người Em Nhỏ” cuả nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thơ Thiệu Giang. Có điều nội dung xảy ra ở thời kỳ những năm đầu cuả cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc chia ly này lạ lùng ở chỗ xa nhau mà lại…vui. Có lẽ nhuốm một chút “tuyên truyền”, hay là vì cô em ngây thơ quá? Mời ông và quý độc giả:

      Tôi có người em nhỏ
      Xanh xanh đôi hàng mi
      Môi hồng vừa đương độ
      Chưa biết sầu biệt ly

      Ngày tôi đi
      Vàng nắng nghiêng nghiêng một hàng cau
      Mai ta nhìn mây trắng
      Gửi lời về thương nhau

      Chiều nay buồn viễn xứ
      Nhớ người em gái xưa
      Tôi thấy phương trời cũ
      Giăng giăng một hàng mưa
      Mơ về đôi môi thắm
      Cười ngày tôi lên đường

      Quê ta chừng xa lắm
      Giờ em có nhớ thương

      Tôi có người em nhỏ
      Xanh xanh đôi hàng mi
      Môi hồng vừa đương độ
      ĐÃ biết sầu biệt ly!

      • LeQuocTrinh says:

        Thân chào ông bạn Vân Nam,

        Tôi đọc bài phản biện của ông bạn mà cảm thấy khó hiểu. Bởi lẽ cách đây hơn một tuần ông cung cấp chi tiết bản nhạc Tâm Sự Gửi Về Đâu của Phạm Duy phổ từ bài thơ của Lê Minh Ngọc (Sai Gon 1962). Tuy nhiên ông còn đèo thêm một câu “đừng bắt ông chứng minh vì một …kỷ niệm buồn”.

        Bây giờ ông lại viết một bài chứng minh với tâm trạng vui cười “He He He”. Thế thì ông đang vui hay đang buồn đây ?

        Tôi đã phỏng đoán bài thơ rằng đó là tâm sự một người từ miền Bắc giã từ người yêu vào Nam đi theo lý tưởng …Bởi vì tôi đọc vài đoạn nhắc đến “người đi vì lý tưởng” và người ở lại thì “nghẹn căm thù”. Tôi không thể cho rằng di cư vào Nam là chạy theo lý tưởng, hơn nữa còn vài câu nói về “mưa nắng hai mùa và …nổi trôi vạn gốc dừa”, cho tôi cảm tưởng đây là anh bộ đội “đang mơ về mùa hoa gạo đỏ và mùa Xuân rét lạnh căm căm ngoài Bắc”.

        Sau cùng ba câu cuối khiến tôi đặc biệt quan tâm:

        Hỡi người em quê hương
        Xa nhau vì lý tưởng
        Đâu phải vì biên cương !
        - Ngàn năm nước mắt rơi trên đá,
        Ai kể chuyện mình, ai xót thương?

        Bây giờ thì đành nhờ chính tác giả bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu lên tiếng giải thích thì rõ hơn.

      • Vân Nam says:

        Chào ông Lê Quốc Trinh,

        Có gì là biện với bác đâu! Ông hỏi về nhạc, tôi nhớ, tôi cung cấp cho ông. Bản nhạc nhắc đến một kỷ niệm buồn (cuả tôi), nên không muốn nói nhiều về nó. Còn về bài thơ thì ông căn cứ vào mấy câu trong đó để…suy đoán là nó được viết ra sau này, phản ánh tâm trạng cuả một người bộ đội miền Bắc giã từ người yêu vào Nam “giải phóng” nên tôi bật cười và đuà mấy câu cho…vui!
        (Giải tỏa cho ông khỏi “cảm giác khó hiểu” là tại sao tôi chợt vui, chợt buồn là tôi… lại vui rồi!)
        (có hai điều nhân tiện xin nói lại cho rõ, tên tiệm cuả ông bà LMN là Hoà Mã, thì tôi lại để là Hà Mã. Thứ 2, câu thơ “ra đi mùa XUÂN ấy”, tôi đùa là thay vì viết ra đi muà thu, dễ làm mích lòng cụ Diệm, nên ông LMN phải nói thác đi là ra đi mùa xuân ấy. Thật ra, HĐ Genève quy định việc người dân có 300 ngày để di cư vào Nam hay “tập kết” ra Bắc, nên ông LMN tha hồ bịn rịn, thừa thì giờ cùng người đẹp đi thăm lại những chốn hẹn hò, miễn là đừng để bà Tịnh, vợ ông biết( nếu ông bà đã kết hôn), rồi…thủng thẳng làm cuộc Nam tiến vào muà XUÂN năm 1955 cũng còn kịp chán!)

        Hoá ra ông không biết gì về ông LMN! Nếu theo sự suy đoán cuả ông thì bài thơ và tác giả của nó sẽ rơi vào một trong hai trường hợp:
        1) Ông Lê Minh Ngọc là một anh “giải phóng quân”(!) tác giả bài thơ “Tâm sự gởi về đâu”!
        2) Ông Lê Minh Ngọc “đạo thơ”! Chẳng hạn, tình cờ vớ được một bài thơ chép tay cuả một anh lính BV nào đó chết trận hay bị bắt làm tù binh… rồi ông LMN thấy hay nhận làm cuả mình! ( Có điều tập thơ Hoa Thề xuất bản năm 1962, nên bảo rằng đó là “tâm sự” cuả một anh “sinh Bắc, tử Nam” thì khó …chứng minh quá!)

        Cũng tiếc cho ông là ông không còn dịp để gặp cụ Lê Minh Ngọc, cụ ấy đã mất vào tháng 12 năm 2010, thọ 93 tuổi. Có điều, ông vẫn có thể có những tin tức cần có hoặc, ông hỏi ông Uyên Thao, chủ trương nhà xuất bản Tiếng Quê Hương hoặc, nếu cho bài viết mà tôi sắp giới thiệu với ông đây là đáng tin cậy thì mời ông.

        http://www.vietnam4all.net/Le%20Minh%20Ngoc...( bài viết cuả Nguyễn Thị Hàm Anh )

      • Lâm Vũ says:

        VanNam “hai vợ chồng ông là chủ quán Hà Mã, một tiệm bán điểm tâm có bánh mì thịt nguội và cà phê ở đường Cao Thắng SG”

        Lạ nhỉ hồi nhỏ tôi đi nát cái đường Cao Thắng mà chả nhớ tiệm bánh mì điểm tâm Hà Mã (tên chi kỳ dzậy, nghe chẳng… văn nghệ tí nào!), mà lại nhớ rõ tiệm bánh mì điểm tâm nổi tiếng, Hà Nội, ở đường Nguyễn Thiện Thuật!

      • Vân Nam says:

        Nhà thơ Lê Minh Ngọc và quán Hòa Mã

        Bài và hình: Nguyễn Thị Hàm Anh/Người Việt

        Mỗi khi đi ngang qua đường Cao Thắng, nếu thấy ông ngồi đó, tôi đều ghé vào thăm, trò chuyện với ông một lúc. Ông chính là nhà thơ Lê Minh Ngọc.
        Ông ngồi dựa lưng trên ghế, sau này ngồi xe lăn, trước bàn cà phê, có lúc vào hẻm bên hông quán vào hẻm, có khi ngay mặt tiền, dưới tàn cây mát nhìn ra đường Cao Thắng xe cộ đông đúc, bao giờ cũng tờ báo trong tay. Ði từ xa rất dễ nhận liền ra ông lúc nào cũng nổi bật trong bộ quần áo lụa màu cam sáng.

        Quán Hòa Mã của Sài Gòn một thời, nay bảng hiệu đã nhạt nhòa theo năm tháng.

        Mấy lần đi ngang Hòa Mã đều quá sớm hoặc quá muộn không thấy ông, tôi lại nghĩ ông ở nhà chưa ra quán hoặc ngồi lâu mỏi nên đã về nghỉ. Không ngờ lần này hỏi thăm mới hay ông đã qua đời từ giữa Tháng Chạp Tết Canh Dần vừa qua, thọ 93 tuổi, sau hơn một tháng nằm một chỗ do té gẫy xương. Người nhà cho biết ông vẫn tỉnh táo đến lúc mất. Theo lời dặn của ông, tang lễ được cử hành giản dị, không cáo phó, không thông báo đến bằng hữu. Té ra từ trước đến giờ mọi người đều giống nhau, cứ thấy ông ngồi đó thì tạt vào, không thì thôi. Vì thế ông mất không ai biết ngay. Hiện cốt của ông được đặt ở chùa Pháp Vân, Bình Thạnh.
        Nhà thơ Lê Minh Ngọc sinh năm 1917, thua nhà thơ Vũ Hoàng Chương một tuổi, là bạn rất thân với Vũ Hoàng Chương tới mức hai ông từng mong muốn gả con cho nhau để được làm thông gia.
        Lê Minh Ngọc xuất hiện trong buổi giao thời. Ông làm thơ từ miền Bắc những năm 1941. Thơ của ông đầu tiên đăng trên báo Tin Mới, Nước Nam, Tiểu thuyết Thứ Bảy… Thời kháng chiến chống Pháp, ông viết trên các nhật báo Cứu Quốc của Liên Khu 3 và 4. Cuối năm 1951, ông về Hà Nội, đăng thơ ở báo Tia Sáng và Tiếng Việt. Sau này vào Nam, 1958, ông hòa vào dòng thi ca hậu chiến ở các nhật báo và tạp chí: Diễn Ðàn, Tự Do, Ngày Nay, Sáng Dội Miền Nam, Bách Khoa, Văn… Thơ ông cũng thường xuyên được ngâm trên chương trình Tao Ðàn của Ðinh Hùng trên đài truyền thanh qua giọng ngâm truyền cảm của Hồ Ðiệp…
        Tập thơ Hoa Thề của ông xuất bản năm 1962 do Vũ Hoàng Chương đề tựa, Tạ Tỵ vẽ bìa, Phạm Duy phổ nhạc một bài trong đó: bài Tâm Sự Gửi Về Ðâu. Sau này Lê Trọng Nguyễn cũng phổ nhạc một bài khác: Buồn Về Ðâu. Hoa Thề ngay khi ra đời đã được giới yêu thơ đón nhận nồng nhiệt. Một buổi gặp gỡ thân hữu đã được tổ chức tại quán Hòa Mã năm 1963 để giới thiệu thi phẩm này.
        Vào cuối năm 1969, cùng Ðại Tá Cao Tiêu, ông đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 1967-1969 với bản thảo tập thơ Nước Mắt Cho Quê Hương.

        Nhà thơ Lê Minh Ngọc lúc sinh thời.

        Ngoài các bài thơ lẻ đăng rải rác trên các báo, năm 1970, ông đã viết xong Tuổi Trẻ Nào Cho Chiến Tranh và phần đầu Tình Yêu Tuổi Học Trò. Thi phẩm sau là một truyện dài bằng thơ được đăng hằng kỳ trên tuần báo Gia Ðình Trẻ năm 1971.
        Nội dung kể lại một chuyện tình xảy ra thời Pháp thuộc giữa một chàng học trò từ Nam ra Bắc học, đem lòng yêu cô gái chủ nhà trọ mà chàng vẫn gọi là chị.
        Câu chuyện giữa hai người được tác giả kể lại qua đời sống sinh hoạt hàng ngày. Từ đó tái hiện lên bối cảnh xã hội rối loạn lúc bấy giờ, một giai đoạn lịch sử ly loạn qua giọng thơ cổ điển nhưng vẫn chuyên chở được tình cảm của thi ca hiện đại với những hình ảnh sống động và thi tứ dồi dào…
        Thi ca từ xưa hiếm song hành với thực tế khiến đa số thi sĩ cuộc sống thường khó khăn. Riêng Lê Minh Ngọc lại được tự do ngao du cùng thơ giữa cuộc đời. Nhờ quán Hòa Mã nên ông không phải chen chân viết lách nhiều, tha hồ rong chơi trong thế giới thơ vốn là cõi nước mây bay bổng.
        Từ lúc còn ở Hà Nội, ông học được nghề làm thịt nguội từ một người Pháp. Vợ ông, bà Tịnh giao thịt cho hãng Tây học thêm nghề nên khi vào Nam, ông bà mở quán chuyên bán bánh mì thịt nguội. Quán Hòa Mã mang tên làng quê của ông, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        Hòa Mã từ khi mở cửa đã nổi tiếng, từ trí thức đến bình dân đều kéo đến ăn. Hàng mấy chục năm, quán không sửa sang, không quảng cáo, bàn ghế lủng củng… nhưng do bánh mì, thịt nguội và cà phê rất ngon khiến lúc nào cũng đông. Mãi đến gần đây mới thấy vài cải cách là bàn ghế inox mới thay loạt ghế sắt và dãy giá móc trên tường đựng muỗng nĩa… Còn tường vôi không biết màu gì, bảng hiệu phai mờ bong cả sơn, bày biện y như cũ. Người đi xa lâu năm quay về vẫn gặp lại hình ảnh quán nhỏ cũ kỹ, giản dị, quen thuộc như thời gian riêng ngưng đọng, đóng khung, giữ nguyên ký ức một thời quá khứ nơi đây.

        Lê Minh Ngọc do Tạ Tỵ vẽ.
        Hình thức không thay đổi đó xem chừng tạo nên đặc điểm khó quên cho quán. Người thành phố chỉ cần món ăn ngon, ngồi thì thế nào cũng được. Sang hay bình dân đều có thú riêng. Một thời gian sau 75, cà phê của quán do Hoàng Hương Trang cung cấp. Bà biết cách rang cà phê vừa tới, không non không cháy, thêm bơ Bretagne vừa béo vừa thơm nên cà phê Hòa Mã bán rất chạy. Ngay cả bây giờ khi bà chủ- bà Tịnh- đã lớn tuổi và các cô con gái lắm khi cũng mệt mỏi, chẳng hề muốn khuếch trương, bận việc nhà đóng cửa nghỉ cả tháng mà mở lại vẫn đông khách.
        Saigon có mấy tiệm bánh mì nổi tiếng: Như Lan, Nguyễn Thiện Thuật, Hòa Mã, Ba Lẹ… Mỗi tiệm có khẩu vị riêng, khách riêng của mình. Riêng Hòa Mã bền bỉ tới nay vẫn dọn bánh mì thịt nguội đúng gu Tây ăn tại chỗ trong khi các tiệm kia chỉ gói cho khách mang về. Quán nhỏ xíu nhưng lúc nào cũng khách ngồi, khách đứng ra vào luôn… Nhiều người cho là sữa ca cao đắng của Hòa Mã từng ngon nhất Saigon. Bây giờ chỉ có cà phê, trà… ca cao đắng không còn nữa.
        Giới văn nghệ hồi đó vào Hòa Mã ăn sáng, cà phê trước. Sau đó, thường lại đi sang Gió Bấc ở Phan Ðình Phùng hay Năm Dưỡng ở Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục ngồi uống nước. Hòa Mã buổi trưa nghỉ, cửa khép nhưng khi bạn bè đến, nhà thơ lại mở cửa, bày chiếc bàn nhỏ ra uống trà khào. Gần đấy có một nhà in nằm trong trường học nên khi anh em đến nhà in thì đương nhiên vào quán. Vì thế hầu như ngày nào cũng có các gương mặt văn nghệ lui tới, tụ tập ở đó. Chủ nhân là nhà thơ hiếu khách, quán Hòa Mã lại ở khu trung tâm đông đúc nên trở thành điểm hẹn của anh em văn nghệ.
        Vì thế bảo Hòa Mã là quán văn nghệ cũng đúng.
        Ghé quán có Uyên Thao, Nguyên Vũ, Mai Trung Tĩnh, Mặc Tưởng… cả giới họa sĩ Nguyên Khai, Nguyễn Trung, Nghiêu Ðề… nhà thơ hải quân làm báo Lướt Sóng là Phan Minh Hồng và Tô Giang…
        Nhưng thật ra nhà thơ đâu có chôn chân ở quán hoài, ông thường la cà phía Trần Quốc Toản cùng bạn bè ăn phở Tàu Bay và nhậu thịt chó. Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt uống với ông ở đó luôn tới nỗi chủ quán được dặn hễ ông Kiệt đến uống thì cứ ghi sổ để đó ông Ngọc trả sau. Ông Trần Tuấn Kiệt khi nhắc lại, bùi ngùi nhớ người bạn vong niên.
        Sau 75, giới văn nghệ tan tác. Mỗi người một phương, không còn bạn bè sum họp, không khí sinh hoạt văn nghệ cũ mất đi.
        Cách một thời gian, quán Hòa Mã cũ kỹ lại mở cửa. Ðầu hẻm bên kia mọc lên một tiệm sắt. Tiếng máy hàn xì ồn ào điếc tai nên khó thể nói chuyện. Khách đến chỉ ăn nhanh cho xong rồi đứng lên. Nếu muốn ngồi lâu phải chọn một quán khác.
        Vẫn nhiều khách đến quán trong một thời gian dài mà không hề biết ông cụ mặc bộ đồ lụa ngồi đó mỗi ngày như một người khách quen thuộc, chính là nhà thơ chủ quán.
        Ðiều hành việc buôn bán do vợ và hai cô con gái đảm đương. Ông chỉ từ nhà gần đó đi bộ ra quán ngồi chơi thôi. Ông ngồi đọc báo, khi có hứng bất chợt thì nguệch ngoạc viết mấy câu thơ trên mảnh giấy xé, trang báo, bao thuốc lá… vất đâu đó trong góc nhà không quan tâm sắp xếp, cũng chẳng buồn đọc lại. Có người đến ăn điểm tâm thường, biết ông là nhà thơ, ngỏ ý trả tiền nhờ ông làm thơ giùm để họ ký tên. Khi thuật lại, ông cứ bật cười mãi câu chuyện thật hài hước và chua chát.
        Lòng trĩu nặng, lại thêm tuổi tác cao dần và bệnh cột sống khiến ông hiếm đi đâu, hầu như chỉ đóng đô tại quán của mình. Bạn bè văn hữu muốn gặp ông đều ghé đấy, chẳng ai vào nhà mặc dù nhà trong hẻm chỉ cách đó độ trăm mét.
        Phổ Ðức, Hồ Hữu Thủ… Nhà văn Phạm Cao Củng mỗi lần từ Mỹ về, dù nhà tận Gò Vấp đều đón xe ôm đến quán thăm bạn cũ. Sinh thời, tạt vào quán thường là nhà văn Thượng Sỹ vốn quen nhau từ xưa. Ðôi bạn già cùng nhắc lại những kỷ niệm thời kháng Pháp ở khu chợ Kẹo bên bờ sông Ðáy, chợ Ðại, Cống Thần, quán Biên Thùy và Châu Ký hay ngồi đấy, căn lều mái rạ của Thượng Sỹ với các hình vẽ của Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ… trên vách tường nan, nơi bao nhiêu tri kỷ và oanh yến từng trú chân trong đó. Ở thời điểm ôn cố ấy, cũng đã một nửa thế kỷ trôi qua… Về sau, ông Thượng Sỹ yếu, khó đi lại, ông Lê Minh Ngọc thường nhờ anh cyclo mang thịt nguội đến tặng bạn, thơ làm xong dán tem gửi bưu điện. Saigon thật gần mà rồi dần trở nên thật xa…
        Tôi thắp ba nén hương trên bàn thờ ông, một trong số những người bạn thân của cha tôi mà tôi rất yêu quý.
        Vũ Hoàng Chương, Tam Lang, Tạ Tỵ, Thượng Sỹ… và bây giờ Lê Minh Ngọc. Những người bạn thân đã rũ khỏi mọi khắc khoải, ưu phiền của cuộc sống, giờ gặp nhau nơi thế giới bên kia của sự giải thoát.

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bác Vannam đã bỏ công cut&paste lại cả bài. Hóa ra là quán Hòa Mã, chứng không phải Hà Mã… LV
        TB. Bạn đọc nào muốn xem bài in lại có cả hình ảnh xin cut&paste địa chỉ sau đây vào browser: https://docs.google.com/gview?url=http://www.vietnam4all.net/Le+Minh+Ngoc.doc&chrome=true

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa hai ông Lê Quốc Trinh và Vân Nam,

        1/
        Xin cám ơn những trao đổi rất lý thú giữa hai ông trong thời gian qua.
        Riêng tôi nghĩ ông LQT không phải là không có lý khi suy luận từ ca từ bài thơ sang bài nhạc.
        Chính vì thế mà ông Vân Nam đã đùa dai,đưa ra giải thuyết có thể nào ông tác giả bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu đã đạo văn người ta hay nhận vơ thơ người thành thơ mình !?

        Chuyện sự thật ra sao xin hạ hồi phân giải, tôi xin tạm cắt ngang để đi sang mục khác và sẽ quành trở lại sau đó ngay.

        2/
        Cám ơn ông Vân Nam cung cấp chi tiết về thi sĩ Lê Minh Ngọc. Thú thật cách nay khoảng 15 năm tôi viết một tiểu luận đề cập những bài nhạc phổ thơ của Phạm Duy, tôi lại không biết đó là bài thơ phổ nhạc của Phạm Duy vào năm 1962 !
        Tôi nghiên cứu kỹ từ video Thúy Nga với chủ đề về PD, sang đến các nhạc tập và hồi ký của PD, những hoàn toàn không thấy đề cập đến chuyện này, nên chỉ xếp nó vào một bài nhạc hay khi viết bài khác có chủ đề “Những bài hát về Hà Nội” ! Trong đó tôi đề cập trong Nam có một số bài hay về Hà Nội, như bài trên của PD, có air chả khác gì bài Hướng Về Hà Nội của Hoàng Dương thời di cư, cũng như trong Nam có hai bài hay khác: một của Phạm Đình Chương, phổ thơ Hoàng Anh Tuấn có tựa đề Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội, bài kia của Anh Bằng tựa đề Nỗi Lòng Người Đi và bài Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành.

        PD cho hay sau những sáng tác thời kháng chiến, ông cùng gia đình bên vợ bỏ về thành năm 1951 và sau đó đi thẳng vào Nam. Năm 1953 ông sáng tác Tình Hoài Hương, để nhớ về đất Bắc. Cũng trong thời gian này ông còn sáng tác một số tình khúc quê hương nổi tiếng khác, như Tình Ca, Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Hoa Xuân. Bỗng nhiên nhạc sĩ “vớ“ được bài thơ của Huyền Chi, “một cô em bán vải ở chợ Bến Thành” (sic), ông phổ ngay thành bài hát diễn tả tâm trạng của một người dân Bắc phải bỏ bến Đà Giang để di cư vào Nam, mang tựa đề là Thuyền Viễn Xứ:

        Chiều này sương khói lên khơi
        Thùy dương rũ bến tơi bời
        Làn mây hồng pha ráng trời
        Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
        Thuyền ơi viễn xứ xa xôi
        Một lần qua dạt bến lau thưa
        Hò ơi ! Giọng hát thiên thu
        Suối nguồn xa vắng chiều mưa ngàn về …

        3/
        Trở lại chuyện các bài hát hay bài văn của các văn nghệ sĩ hay ai đó ngả theo CS, được thòi quốc gia vẫn xử dụng làm tài liệu giáo khoa, để dậy học hay tham khảo, theo tôi nhiều vô kể. Chẳng hạn những văn thơ của các văn thi sĩ ở lại ngoài Bắc, hay theo Việt Minh đều dùng tất. Chính vì thế mà lúc còn học sinh tôi đã biết được những áng văn hay, như trong sách giáo khoa Kim Văn (văn xuôi) tôi đã học bài “Tôi Đi Học của Thanh Tịnh rất hay, khiến tôi nhớ mãi tới giờ một đoạn đầu khá dài (Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bay bàng bạc, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến ngày tựu trường. Hôm ấy ( … ), mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng hôm nay sao thấy lạ, bởi vì hôm nay tôi đi học ….), cũng như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên ….

        Nói nào ngay, bản quốc ca của VNCH, hình như có tựa đề là Tiếng Gọi Công Dân, vốn cải biên từ Tiếng Gọi Thanh Niên thời Kháng chiến chống Pháp của Lưu Hữu Phước; rồi bài Hồn Tử Sĩ dành cho một phút mặc niệm cũng của nhạc sĩ họ Lưu luôn ! (Ông này sau đươc cử đi vào chiến trường trong Nam, gọi là đi B, đội dưới tên là Huỳnh Minh Xiêng và sáng tác ra bài quốc ca của phe Phỏng Giải (Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước … )

        Còn một bài hát rất hay, nhưng trong Nam chỉ phổ biến khúc đầu, còn khúc đuôi cắt bỏ mất tiêu, vì khúc sau này chửi trong Nam quá xoá. Tự nhiên tôi quên mất tiêu rồi. Đái khái câu chuyện là có một cặp tình nhân chia tay nhau, nàng theo gia đình di cư vào Nam trong phần đầu; rồi phần sau nàng đi làm điếm vì chế độ bạo tàn, cà chớn.

        4/
        Cám ơn Vân Nam đã gợi nhớ lại quán ăn sáng Hòa Mã ở cạnh một con hẻm lớn trên đường Cao Thắng (hình như nối thông qua đường Bàn Cờ), nằm xéo bên kia đường với chùa Tam Tông Miếu. Tôi từng ăn ở đây một hai lần; khi về nước thăm vào năm 2003 -2004 tôi có ghé lại ăn chơi cho biết thêm. Quán đông khách, có quán cà phê nằm ở con hẻm dựa hơi quán. Tuy nhiên giá khá mắc. So với quán Hà Nội ở đường Nguyễn Thiện Thuật tôi thấy không ngon bằng. Chẳng biết có phải mình đã ăn quen ở Hà Nội từ trước 1975 hay chăng ?
        Trước kia ông nội tôi hay sai tôi mua xúc xích ở tiệm Thái Thạch trên đường Tự Do, thịt nguội như jambon và pâté ở Hà Nội. Thuở sinh viên thường ghé qua Hà Nội mua bánh mì mang theo đi học. Rất tiếc là Hà Nội chỉ mở cửa bán một chút buổi sáng; còn Hòa Mã mm cửa bán ngày thi phải.
        Sau 1975 có vài lần tôi chạy qua Hà Nội mua bánh mì đem tới quán cà phê Năm Dưỡng ở cách đó không xa, vừa ăn vừa nhâm nhi cà phê có bỏ một chút bơ mặn Bretel của Tây.
        Đó là lúc có tiền rủng rỉnh, bởi nhà ở quận Nhất đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chạy xe đạp hay Honda tới đó cũng hết hơi !
        Vả chăng có xe bánh mì (sau 1975) của ông hàng xóm tên Ngãi, bán ở cạnh toà nhà Bưu Điện Trung ương kế Nhà thờ Đức Bà, cũng ngon chán và rẻ hơn nhiều. Ông này giàu có nhờ có quán bán bánh mì thịt nguội hồi trước 1975 và con cái toàn học trường tây của mấy bà sơ trên đường Cường Để gần vói hải quân công xưởng (Ba Son).

        Ôi có một thời để nhớ để thương !

        LMC

  7. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các bạn,

    Chỉ cần đọc vài hàng tin tức gần đây cho biết đám tang của cố nhạc sĩ Phạm Duy không được quần chúng đưa tiễn đông đảo ấm tình người như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tôi đã hiểu rồi. Tôi đã đoán không lầm, ai là người được dân chúng tương nhớ, ngậm ngùi tiễn đưa cả 3-4 cây số, ai là người làm rung động dân chúng Nhật Bản, đến mức độ họ phải mời cô Khánh Ly sang Nhật hát …và ai là người từng gây ra đau khổ tang thương cho gia đình người khác, đến lúc ra đi vẫn bị búa rìu dư luận phê phán nặng nề ?

    Nói về tài năng sáng tác nhạc của Phạm Duy thì nê’u chúng ta tìm hiểu kỹ sẽ hiểu ngay rằng thơ`i kỳ ông nổi danh chỉ có trước ngày 30-04-1975, sau khi ông bỏ quê hương theo dòng người di tản sang Mỹ thì ông không còn sáng giá như trước nữa. Nói thế có nghĩa rằng chỉ có chế độ Cộng Hoà (thời ông ND Diệm và sau này) ỏ miền Nam mới hội đủ điều kiện tốt đẹp nhất cho nền âm nhạc VN đạt đỉnh cao nghệ thuật. Phạm Duy chỉ là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng thời sung mãn, ngoài ra còn có: Phạm Đình Chương, Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng, Dương Thiệu Tước, Phạm Thế Mỹ, Phạm Mạnh Cương, Lam Phương, Nguyễn Văn Đông, Y Vân, Minh Kỳ, Lê Dinh, Trần Thiện Thanh, Nguyên Vũ, Trịnh Công Sơn vv…Do đó chớ nên ca tụng Phạm Duy quá đáng để rồi bỏ quên công lao đóng góp của hàng chục nhạc sĩ nổi danh kha’c.

    Tiện đây tôi xin phép hỏi một số bạn rành về tân nhạc VN, rằng bản nhạc TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ của Lê Minh Ngọc, sáng tác trước hay sau 30-04-1975 ? Mời các bạn đọc thử lời ca sau đây và cho tôi câu trả lời chính xác:

    TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU

    Ngoài ấy tuổi xuân lạnh, rét căm lòng cỏ hoa
    Em nhìn mây không cánh, bay về phương trời xa
    Nghẹn ngào em thầm hỏi
    Người đi có nhớ nhà
    Nghẹn ngào em thầm hỏi
    Người đi có nhớ nhà…

    Ra đi mùa Xuân ấy, mây hồng bay cuối thôn
    Hoa vàng cài trên tóc, em ngây thơ mắt buồn
    Trời sáng trong lòng anh
    Vực thẳm trong lòng em
    Hai đứa hai tâm sự
    Xa nhau như đêm ngày…

    Người đi vì lý tưởng, em ở lại hờn căm
    Mỗi mùa hoa lại nở, mỗi hình bóng người xa
    Đã bạc phai mầu áoNổi trôi dưới gốc dừa
    Một trời hoa gạo đỏ
    Và mưa nắng hai muà…

    Hẹn mai về, hẹn mai về
    Xuân rồi Xuân quạnh quẽ
    Người gái quê, người gái quê
    Xuân buồn Xuân vắng vẻ.

    Đường anh đi, đường anh đi
    Ôi bước dài thương nhớ
    Giờ em ơi, giờ em ơi
    Mây trùng dương cách chia.

    Lìa nhau vì lý tưởng, hỡi em người quê hương
    Đâu phải vì biên giới, đâu phải vì nghìn phương
    Muôn ngàn năm còn mãi
    Lệ trên đá rơi hoài
    Chuyện mình ai người biết
    Và ai sẽ xót thương.

    LeQuocTrinh, Canada

    • Vân Nam says:

      Sài Gòn 1962!

      Nhịp 3/4,Dạt giào (nguyên chữ trên bản nhạc), cung Fa trưởng!

      Đừng bắt tôi chứng minh. Trong trí nhớ với kỷ niệm… buồn!

    • Vân Nam says:

      Trong một ý kiến trước đây, nhưng chưa đăng, tôi có nói bản nhạc TSGVĐ nhịp 3/4, Dạt giào và với cung Fa trưởng. Xin nói cho rõ là toàn bài có dấu thăng ở nốt Fa, chứ không phải bản nhạc chơi với âm giai Fa trưởng. Xin đính chính.

  8. Thắc-Mắc says:

    Tôi muốn viết thêm vài giòng tiếp theo một hai phản-hồi đã được posted trong vài ngày trước. Vốn là tôi vừa đọc một bài viết từ một diễn-đàn khác nói sơ-lược về PD. Đó là bài ‘ Chuyện PD & chuyện Tết ở VN ‘ của văn Quang, viết tại VN. Tiếng là viết chuyện PD nhưng Văn Quang cà kê dê ngỗng một hồi, kết-cuộc không có gì bình-phẩm về PD, mà chỉ nói nhiều về Thái Hằng – vợ PD – Không phải là Văn Quang không biết điều gì về PD – ngược lại thì có – Cũng không phải VQ vì cứ ở mãi ở VN nên không biết gì ; và tôi không tin như vậy, vả lại ông ấy thiếu gì bạn-bè ở đây ( Mỹ ), vả lại ông ấy vốn là nhà văn, v.v.. và v.v…VQ chắc có đọc những bài viết nói về PD, sao ông ấy không có ý-kiến gì cả. Tôi không tin VQ dửng-dưng trước những cố-tình làm sĩ-nhục PD – nếu có – hay là VQ muốn tránh né ? Có một câu VQ viết ‘ Tôi có nhận-xét rất thành-thật là nếu ở con người anh PD luôn luôn hiện-diện hai chữ nghệ-sĩ lớn như cây đại-thụ, thì ở chị Thái Hằng … ‘. Câu này có thể có nghĩa theo suy-nghĩ khách-quan của VQ rằng PD là một sự hiện-diện .. như cây đại-thụ, hoặc chính PD luôn tỏ vẻ như mình là một nghệ-sĩ lớn ( theo nhận-xét riêng của VQ qua quá-trình những tiếp-xúc như được kể trong bài viết được nói ở trên ). Đó là câu duy nhất liên-quan cá-nhân PD trong suốt một bài dài. Tôi chỉ muốn đưa ra câu chuyện VQ và bài viết của ông có chút dính-dáng đến PD. Cá-nhân tôi mến phục tư-cách VQ, tự-nguyện ở lại VN tuy có điều-kiện ra nước ngoài như bao sĩ-quan khác của VNCH. Ở lại VN như VQ, tuy bị hạn-chế nhiều mặt, nhưng VQ vẫn tiếp-tục trong báo-chí, văn-giới. Không quị-lụy nhưng khôn-khéo. Âu cũng là một cái gương cho những người trong nghề.

    • Cà kê says:

      “cà kê dê ngỗng”, chẳng biết ông VQ viết như thế nào nhưng chính người viết ý kiến này mới có tài cà kê dê ngỗng, thỉnh thoảng vào đây cà kê dzui dzẻ ha ông!

  9. Trần Tưởng says:

    Khi nhắc đến hai chữ” bán nước”  ,người ta nghĩ đến những cái
    tên như :Lê chiêu Thống,Trần ích Tắc ,….
    Khi nhắc tới Hoàng Sa ,người ta nghĩ ngay đến cái tên :Ngụy văn
    Thà

    Thật uổng công cho ông Giao Chỉ cố gắng gắn cái tên Phạm Duy
    vào giòng chữ :”yêu nước ”.

    Có biện luận cách nào đi nữa, thì cái tên Phạm Duy không thể
    gắn liền với hai chữ  “yêu nước” được. Có lẽ thiên hạ sẽ nhớ tên Phạm
    Duy ,khi nhắc đến câu :”xướng ca vô ….    ”

  10. doctin says:

    Nếu biết dzậy, ta thà ở hải ngoại chống Cộng chớ nhất quyết không chống gậy về nước . Nhục quá ! Muộn quá dzồi ! Mần sao ta trở về lại được cõi dương đây !

    Tang lễ Phạm Duy
    Thứ hai, 4 tháng 2, 2013

    Cả Hội nhạc sỹ Việt Nam và Hội nhạc sỹ thành phố Hồ Chí Minh đều không gửi vòng hoa tới chia buồn khi biết tin Phạm Duy, cây đại thụ của nền tân nhạc, qua đời.

    Nhạc sỹ Phạm Duy được an táng tại nghĩa trang Công viên Bình Dương trong ngày hôm qua.
    ( Trích )

Leave a Reply to GỞI NGƯỜI VIỄN XỨ