WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân sĩ trí thức tới Quốc Hội, đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp

Phái đoàn nhân sĩ trí thức do ông Nguyễn Ðình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp CSVN dẫn đầu đến Quốc Hội trao bản thỉnh nguyện 7 điểm về sửa hiến pháp. (Hình: Ba Sàm)

Phái đoàn nhân sĩ trí thức do ông Nguyễn Ðình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp CSVN dẫn đầu đến Quốc Hội trao bản thỉnh nguyện 7 điểm về sửa hiến pháp. (Hình: Ba Sàm)

HÀ NỘI (NV) – Một phái đoàn gồm 16 nhân sĩ trí thức đã đến Quốc Hội CSVN trao bản kiến nghị 7 điểm yêu cầu sửa đổi hiến pháp cũng như trao bản hiến pháp mẫu do họ soạn thảo.

Họ đại diện cho 72 người đầu tiên ký tên trên bản kiến nghị mà hiện nay đã có trên 2,000 người tham gia (sau hai tuần lễ vận động ký tên) kêu gọi chế độ Hà Nội trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân.

Trong số những người tới Quốc Hội trao kiến nghị sáng Thứ Hai, có các đảng viên CSVN kỳ cựu và giữ các chức vụ quan trọng như nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc mà ông cũng từng là đại biểu Quốc Hội, ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ tại Thái Lan, thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc Hội, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc…

Ðáng chú ý trong số này là nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc. Ông từng là trưởng ban biên tập Hiến pháp 1992, trưởng ban soạn thảo Bộ luật Dân sự.

Trong bản tin ngắn sơ khởi kèm danh sách 16 người của phái đoàn, có một đoạn video hơn 6 phút lời phát biểu của Giáo Sư Tương Lai, thành viên của phái đoàn.

“Trên thực tế, hiện nay chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do”. Lời ông Tương Lai phát biểu. Ông là một giáo chức nổi tiếng từng là viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, cố vấn cho hai đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Ông cho rằng “Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì.”

Ông đả kích cái tư duy “chuyên chính vô sản” nay đã lỗi thời mà ông kêu gọi phải gạt bỏ. Nếu không, sự sửa đổi hiến pháp mà chế độ Hà Nội đang tuyên truyền ồn ào chỉ để sửa những cái râu ria phụ thuộc mà ông nói “đều trở nên vô nghĩa”.

Chỉ thấy một tờ báo nhà nước duy nhất là tờ Người Lao Ðộng có bản tin về cuộc tiếp xúc nói trên, thuật lời ông Phạm Duy Hiển, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Ðà Lạt nói “Chúng tôi kỳ vọng nhận được phản hồi đối với bản kiến nghị và Hiến Pháp mẫu”.

Trong bản kiến nghị gồm 7 điểm kêu gọi chế độ Hà Nội sửa hiến pháp, nổi bật nhất là họ đòi bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản và trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân.

Trong bản tin của báo Giáo Dục Việt Nam hôm 4 tháng 2 năm 2013, ông Nguyễn Minh Thuyết vạch ra cho thấy bản dự thảo hiến pháp mới của ban soạn thảo của Quốc Hội CSVN thấy công bố trên Internet đã xiết chặt hơn nữa quyền của người dân.

“Trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam, G.S-T.S. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Niên, Thiếu Niên và Nhi Ðồng của Quốc Hội tiếp tục chỉ ra một số điểm mà ban soạn thảo Hiến pháp cần lưu ý để có điều chỉnh cho phù hợp.

Cụ thể, Ðiều 71 của Hiến pháp 1992 viết rõ: ‘Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật’.

Dự thảo chuyển Ðiều 71 thành Ðiều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện) đã bị xóa. ‘Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ ràng như vậy mà vẫn còn có những trường hợp bị bắt và giam giữ tùy tiện. Nếu quy định này mà bị gạch khỏi Hiến pháp thì thì sẽ có nhiều vấn đề bất cập xảy ra?’ GS Thuyết nói”, báo GDVN kể lại.

Tiến Sĩ Hoàng Xuân Phú, giáo sư tại Việt Toán Học ở Hà Nội, cũng là một trong những người tới Quốc Hội Hà Nội sáng Thứ Hai, từng viết một bài phân tích và bình luận về dự thảo hiến pháp CSVN nói dành độc quyền lãnh đạo đất nước và cướp quyền sở hữu đất đai của người dân là hai tử huyệt của chế độ.

Trên báo điện tử VietNamNet ngày 2 tháng 2 năm 2013, Luật Sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội CSVN cho rằng dự thảo hiến pháp của nhà nước soạn thảo “vẫn phản ánh sự áp đặt ý chí, quan niệm cũ về Hiến pháp, quan tâm nhiều đến sự ổn định chế độ hơn là tự do và hạnh phúc của nhân dân và một số điều khoản mang tính tuyên ngôn thiếu nội hàm cụ thể”.

Trong số hơn 2 ngàn người đã ký tên trên bản kiến nghị, hàng trăm người là đảng viên đảng CSVN, cùng với rất nhiều chức sắc Công Giáo Việt Nam gồm cả một vị tổng giám mục, hai giám mục, hơn 100 linh mục và nữ tu, chưa kể giáo dân. (T.N.)

34 Phản hồi cho “Nhân sĩ trí thức tới Quốc Hội, đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp”

  1. LeQuocTrinh says:

    Thân chào anh Lại Mạnh Cường,

    Từ từ nói chuyện anh Cường ạ! Uống một ngụm trà ướp hoa sen thơm ngát, xong rồi chúng ta cùng nhau đàm thoại thêm nhé.

    Anh đã hỏi tôi:

    “Hỏi nhỏ, LQT có can đảm làm hơn thế chăng, nếu như ở vào vị trí của Nhóm 72 ?
    LQT xưa nay đóng góp được những gì cho đại cuộc, mà lớn tiếng mạ lị người khác ??

    Lời cuối, nhà cách mạng lão thành Trần Văn Ân, trước khi qua đời đã để lại một lời khuyên chí tình:

    “Nếu có một CON SỐ KHÔNG đang muốn chuyển động để làm một cái gì đó, nếu không giúp được, thì cũng đừng nên “thọc gậy bánh xe” !”
    ___________________

    Câu hỏi này hay đấy, tôi thích đi thẳng vào vấn đề hơn là vòng vo Tam Quốc. Thiết tưởng tôi không có gì phải xấu hổ để che dấu những hoạt động trong quá khứ, tôi còn đủ lương tâm trong sáng để tự hào không hổ danh con cháu giòng giống Lạc Hồng. Tôi sinh trưong miền Nam (SaiGon), gia đình gốc Bắc di cư trước 1954. Ba đời giòng họ Lê này từng phục vụ đất nước và hy sinh cho Cách Mạng khá nhiều, từ đời ông, đời mẹ, cho đến thời niên thiếu tôi từng là hội viên tích cực của Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada. Tôi đã có quá nhiều đóng góp và từ đó cũng nếm mùi CS cay sâu, để ngày hôm nay tôi có thể ngửng đãu để nói với anh Cường tôi thừa đủ kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết khoa học để phân tích và nhận xét tình hình VN, trong một môi trường vẩn đục.

    Hãy còn quá sớm để nói về những đóng góp cho đại cuộc, vì khi tôi nói thì phải nói hết và nói thẳng ngọn ngành, chắc chắn hậu quả sẽ không nhỏ. Tuy nhiên nếu anh Cường chịu khó vào Trang BauxitVietNam đọc lại những bài phản hồi KHKT đầu tiên của tôi về BoXit Tây Nguyên, về nhà máy lọc dầu Dung Quất, về đường hầm hiện đại Kim Liên (Hà Nội), đường hầm Thủ Thiêm (SaiGon), Đập thuỷ điện Sông Tranh, vv…thì anh sẽ hiểu tôi đóng góp cho đại cuộc ra sao từ năm 2009 đến nay. Anh thử hỏi ba người sáng lập viên BoXitVN sẽ biết về tôi thôi.

    Xin nói cho rõ: “Tôi không hề mạ lỵ ai hết và cũng không bao giờ chọc gậy bánh xe nào cả”. Trong Diễn Đàn Chính Trị tôi có quyền tự do nêu ý kiến cá nhân, hỏi và chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề, ngõ hầu tránh những ngộ nhận đáng tiếc”.

    Mong anh Cường hiểu cho.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa anh,

      Cứ như anh trình bày, xin cho tôi suy luận, đúng sai chỗ nào anh sửa chữa lại cho rộng đường dư luận:

      1/
      Gia đình anh BA ĐỜI theo Việt Minh, aka Cộng Sản, từ đời ông cho đến đời mẹ (sic) và rồi sau cùng là anh, vì anh thú thật là đã phục vụ cho chính quyền CÁCH MẠNG ! Bởi thông thường ra người CS có thói quen vỗ ngực xưng tên họ chính là CÁCH MẠNG, để tránh danh xưng Cộng Sản, e gây phản cảm trong dân chúng !

      Lúc tôi, sĩ quan chế độ cũ mà CS gọi là lính Ngụy, đi tù cải tạo tập trung sau tháng tư đen 1975, đám CS vẫn luôn mồm tự nhận quân của chính quyền cách mạng, không hề nói mình là CS !

      Cũng nói luôn, gia đình tôi vốn là Bắc Kỳ di cư 54, tôi vào Nam lúc 5 tuổi. Cả hai họ nội ngoại của tôi di cư vào Nam gần hết; tôi chỉ có hai người cậu ruột theo Việt Minh đi kháng chiến vào các năm 1945 và 1946. Một ông cậu tử trận ở đường Chín Nam Lào, khi đang là thiếu tá binh trạm trưởng vào khoảng đầu thập niên 70; còn ông kia là cán bộ khoa học kỹ thuật ở Hải Phòng.
      Tất cả những thành viên trong đại gia đình hai họ nội ngoại của tôi trước khi di cư vào Nam, cho đến nay, đều luôn luôn là “đối thủ đảng CS” ! Nói rõ ra, chúng tôi thuộc thành phần và giai cấp theo CS phân loại là: (con cháu) địa chủ, công tác với Ngụy quyền (Bảo Đại), hay tri thức tiểu tư sản …

      Mà theo tôi, chỉ có đám CS mới quả thực là đi làm cách mạng (revolution)! Bởi theo định nghĩa, cách mạng là làm thay đổi một vòng 180 độ (a turn around) mọi cơ cấu cũ trong xã hội và thể chế chính trị, lẫn kinh tế, văn hóa xã hội !
      Người CS chủ trương tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo …., để xây dựng một chính quyền độc tài (chuyên chính) vô sản, rồi tiến tới thiên đường CS, không giai cấp, “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” !
      Nghĩa là trong quá trình đi đến mục đích, họ phải đánh bật gốc mọi trật tự cũ trong xã hội VN ta từ ngàn xưa đến nay, nếu cần cứ tiêu diệt thẳng tay mọi đối kháng, mà họ gọi là kẻ thù của giai cấp vô sản, của chính quyền cách mạng ! Với khẩu hiệu “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, họ không chùn tay, mà cứ như Tố Hữu kêu gọi “giết và giết” ….

      Có điều cái kiểu làm cách mạng này là KHÔNG TƯỞNG, nhất là quá sức TÀN ÁC, VÔ NHÂN, thấm đẫm máu đồng loại, nên bị nhân loại chối bỏ như ai cũng rõ.
      Con người CS là những kẻ cuồng tín, khát máu, chỉ biết có lý tưởng của mình làm chủ nghĩa CS, trong đó đảng và nhà nước CS đóng vai trò then chốt, còn ngoài ra là đồ bỏ !

      2/
      Anh còn cho biết rõ là, gia đình anh thuộc diện Bắc Kỳ di cư trước 54, còn anh sinh trong Nam. Gia đình anh thân Cộng; còn anh du học (?) qua Canada, tiếp tục sinh hoạt rất tích cực từ trẻ trong cái hội Việt kiều “Iêu Quái” ở Canada !

      Tôi doán chừng anh thuộc thành phần PHẢN TỈNH PHẢN KHÁNG ở ngoài này, sau khi Gorbachov tung ra Perestroika và Glasnost, rồi ở VN bắt đầu có Đổi Mới theo version Nga 1986, theo như kêu gào của tổng bí “Vẫn Như Cũ”: ĐM hay là chết ! Nhưng chỉ được vài năm, rồi thấy khối Cộng ở Đông Âu sụp đổ cùng với đảng và nhà nước CS bị thủ tiêu ở Liên Xô, nên thụt lại. Điều mà nhà thơ Nguyễn Duy, sau này khi qua Đức sinh hoạt với anh em tị nạn gốc Đông Âu, đã cay đắng thú nhận: CÁNH CỬA ĐỔI MỚI MỚI HÉ MỞ RA MỘT CHÚT RỒI ĐÓNG SẬP LẠI LÀM CHO LẮM NGƯỜI BỊ KẸP TAY !
      Vâng trong nước điển hình có Nguyên Ngọc, Trần Tiến …, ngoài này có nhóm Đàn Két Paris, bị cấm về nước và phải ra tờ Diễn Đàn (Paris), bởi bị cấm cửa sinh hoạt trong Hội Việt kiều Iêu Quái ở Paris, và kô cho viết bài hay tham gia trong tờ Đàn Két nữa.

      3/
      Thẳng thắn và công bằng mà thẩm định, tôi xin thưa ngay là tôi “đụng chạm” với CS trong thực tế HƠN XA anh.
      Vâng lúc bé, tôi từng nghe bậc trưởng thượng trong đại gia đình cho biết mặt thật của CS ra sao, nhất là mẹ tôi kể lại lúc di cư 54, CS đã cho tiến hành rất sớm Cải cách Ruộng đất ở quê ngoại tôi là ở một làng gần biển của tỉnh Thái Bình. Ban đêm chúng đi mít tinh rầm rộ và bện hình rơm ông ngoại đốt vì kết tội là địa chủ phản động, khiến ông tôi không dám trở về nhà mà theo con cháu đi tàu há mồm ở Hải Phòng vào Nam luôn. Thoát CS nhưng nhớ quê hương và mổ mả ông bà gia tiên, nên ông tôi trầm cảm rồi mất vài năm sau đó.

      Riêng tôi ở tù CS rồi ở với CS mười năm dài (1975-1985) mới thoát khỏi địa ngục trần gian của CS ở VN. Sang đây tôi hoạt động trong nhiều hội đoàn chính trị và là một trong những người rất sớm di qua Đông Âu, cụ thể là Tiệp Khắc liên tục, để nối kết hoạt động với các thợ khách (guestworkers), các du sinh và nghiên cứu sinh đã thức tỉnh trước Cách Mạng Nhung ở đó.
      Tôi còn liên lạc thư từ rất nhiều với các anh em khác ở Ba Lan, Bảo Gia Lợi (Bún-Cà-Ri), Nga …
      Còn ở Đức, láng giềng phía đông Hòa Lan, vốn là quê hương thứ hai của tôi, tôi qua lại lu bù cả trăm lần, kể ra không xiết, để tiếp tay hoạt động cùng với các người tị nạn Việt sau này khi Bức tường Bá Linh sụp đổ !

      Hiện tại tôi liên lạc thường xuyên với anh em blogger lề trái trong nước (xin tạm dấu tên dấu tên), cũng như ra vào thường xuyên góp ý với một số blogger. Điển hình như Trương Duy Nhất, Huỳnh Ngọc Chênh, vốn là các ông trí thức “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” khi xưa, gốc dân thành Đà tỉnh Quảng Nam; cũng như blogger Nguyễn Xuân Diện, Quê Choa, Cu Vinh v.v…..

      4/
      Những người như anh tôi gặp rất nhiều ở hải ngoại. Chẳng hạn ở Canada có anh Nam Giao, vốn là anh ruột của Tiến dế, một người bạn học cùng trường với tôi và đang làm chủ tịch cộng đồng tị nạn CS ở Úc.
      Anh Nam Dao là sinh viên du học từ miền Nam, thân Cộng, rồi phản tỉnh phản kháng. Nam Dao viết lách rất hay. Tôi rất thích bài viết “Trung Quốc, Ảo và Thực” của anh viết để kỷ niệm ngày 9-11- 2009, 20 năm sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ.

      Ở Paris tôi có người em họ con ông chú ruột là LNB, cũng cùng hoàn cảnh thế. Hiện nay hai vợ chồng sinh hoạt trong lãnh vực tôn giáo và có mở web khá hay mang tên “Chim Việt Cành Nam”

      Tôi còn biết nhiều vị khác ở Pháp, Đức, Bỉ … đã lâm hoàn cảnh tương tự như thế. Họ là người thân trong họ hay bạn bè cùng trang lứa hay lớn hơn tôi, tình cờ gặp nhau lúc trà dư tửu hậu, hay trong những lần sinh hoạt sôi nổi ở các thập niên 80, 90 …

      5/
      Tôi đồng ý với anh ở điểm, người Việt hiểu CS không qua từ chương sách vở, mà bằng kinh nghiệm đau thương của mình với CS ! Tuy nhiên những nạn nhân CS vẫn chưa biết cách đối phó với CS sau cho có hiệu quả, trước những chiêu thức biến hoá khôn lường do CS tung ra, nên còn đứng mãi bên lề lịch sử.
      Tuy nhiên ta cũng thấy rõ là, có những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua trong tiến trình dân chủ hóa VN, từ những nổ lực không ngừng nghỉ của mọi thành phần dân tộc, trong và ngoài nước.

      Chính vì lẽ đó, ta nên tìm mọi cách khích lệ, chia xẻ kinh nghiệm tranh đấu, hay giúp đỡ bằng mọi cách, hơn là đòi hỏi sự cầu toàn, hay là phải theo như ý mình mong đợi !
      Điều làm người tranh đấu trong nước rất khó chịu là, kẻ ở ngoài an toàn lại hay đòi hỏi người trong cuộc phải mạnh tay mạnh miệng hơn nữa, trong khi chỉ cần một sơ sảy là … đi đời nhà ma, tuôn hết mọi công lao khó nhọc xây dựng từ trước xuống sông xuống biển !

      Mỗi người một hoàn cảnh, một nghĩ suy, cho nên có sự khác biệt rất nhiều trong quan điểm, lập trường, cách hành động ! Hãy tôn trọng khác biệt và phải lấy đó làm mừng, bởi tính đa dạng và phong phú, nay đã thay cho thói quen “mặc đồng phục trong tư tưởng và hành động” của thời độc tài còn ngự trị hay phổ biến trong tâm thức người Việt.

      Vả chăng, chúng ta chẳng những học tập từ các lỗi lầm của mình, mà cả của kẻ khác nữa.
      Đường “Kách Mệnh” còn dài, hãy để thời gian chọn lựa và thử thách cho biết đá biết vàng, hơn là thành kiến hay vội vàng phê phán lung tung, khiến rối beng cả lên.

      Đóng góp bộc trực trong tình thần đa nguyên và tình đồng chí chống độc tài CS.
      Nếu có đi quá biên hạn chữ nghĩa cho phép là điều ngoài ý muốn, xin tha lỗi cho tôi.

      Kính bái,
      LMC, Amsterdam

    • Trung Kiên says:

      Điều mà TK hôm nay biết được là:

      Ba đời nhà ông LeQuocTrinh tiếp tay cho giặc cộng, do vậy… “ thừa đủ kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết khoa học để phân tích và nhận xét tình hình VN, trong một môi trường vẩn đục“(sic)…???

      Còn ông Lại Mạnh Cường thì:…”Thẳng thắn và công bằng mà thẩm định, tôi xin thưa ngay là tôi “đụng chạm” với CS trong thực tế HƠN XA anh

      Nghĩa là..

      Lão Ngoan đã chiến đấu chống VC, và sau ngày đổi đời 30/04/1975 thì…”ở tù CS rồi ở với CS mười năm dài (1975-1985) mới thoát khỏi địa ngục trần gian của CS ở VN. Sang đây tôi hoạt động trong nhiều hội đoàn chính trị và là một trong những người rất sớm di qua Đông Âu, cụ thể là Tiệp Khắc liên tục, để nối kết hoạt động với các thợ khách (guestworkers), các du sinh và nghiên cứu sinh đã thức tỉnh trước Cách Mạng Nhung ở đó“.

      Vậy thì giữa hài ông LQT và LMC, … ai là người có kinh nghiệm về csvn hơn, và ai đang góp phần cổ vũ, xây dựng DÂN CHỦ đây nhỉ ???

      (xem tiếp ý kiến ở bên dưới)

  2. Việt Kiều Canada . says:

    HÀ NỘI (NV) – Một phái đoàn gồm 16 nhân sĩ trí thức đã đến Quốc Hội CSVN trao bản kiến nghị 7 điểm yêu cầu sửa đổi hiến pháp cũng như trao bản hiến pháp mẫu do họ soạn thảo : Ý KIẾN DÂN NGU : ” Trí thức với nhân sĩ ” còn u-mê, loạng quạng như thế này đây ! Kể cả tu chính ( Amendment ) cũng vô ích, vì hiến pháp này nó quá lỗi thời chỉ còn cách vứt nó vào sọt rác mà bầu quốc hội khác lập ra hiến pháp hợp thời ! 16 quí ông lấy tư cách gì làm ra hiến pháp ( hiến pháp mẫu ? ) Trong một nước có dân chủ cơ quan, nghành nào có quyền lập pháp nhỉ ? 16 quí ông vô quyền vô thế mà cũng đã có thể lập ra hiến pháp sao bằng ” luật, hiến pháp ? ) của hàng trăm các ông các bà có quyền có thế trong bộ chính trị, trung ương đảng ? Thấy các ông làm chyện ruồi bu chưa ?

  3. LeQuocTrinh says:

    Thân chào anh Lại Mạnh Cường,

    Xin lỗi đã làm phiền anh một lần nữa. Anh đã xác nhận rằng Bản Kiến Nghị tu chỉnh Hiến Pháp của 72 vị nhân sĩ không hề nhắc đến điều 4 trong Hiến Pháp cũ (1992). Tôi rất hài lòng vì ít ra anh là trí thức hải ngoại, còn một chút sĩ diện để chấp nhận sự thật cay đắng.

    Bản Hiến Pháp cũ 1992 dựa trên điều 4 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS VN suốt 20 năm trời, cho phép nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay bắt bớ chà đạp mọi tiếng nói yêu nước cất lên từ nhân dân. Điều 4 đã huỵch toẹt nói thẳng, gây tang thương cho cả dân tộc, thế mà 72 vị nhân sĩ trí thức bằng cấp cao ngất ngưởng ở VN vẫn còn tránh né sự thật, không có can đảm phủ nhận điều 4 này trong Kiến Nghị của họ. Vậy thì người dân thấp cổ bé miệng làm sao tin tưởng họ cho được. Bởi thế nên tôi mới nhận định trong bài viết phản hồi “Trò Hề Dân Chủ” như sau:

    ————————–

    “…Tôi có cảm tưởng rằng trò hề dân chủ, xoay quanh bản dự thảo Hiến Pháp, do ĐCS VN đứng sau giật dây, bắt đầu gây tác động một số người trong đó có tôi. Tôi lên tiếng bởi vì tôi thấy nó không khác gì màn bi hài kịch đang diễn ra ở Trung Quốc cùng lúc.

    Tôi lại nghe báo chí “lề trái” và đài BBC phóng sự về hình ảnh bản Kiến Nghị “đòi xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp hiện hành”, tôi đọc mãi bản dự thảo của quý vị mà vẫn chưa tìm ra được câu văn nào khẳng định “phải tuyệt đối xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp 1992″, tối ư quan trọng. Phải chăng chúng ta cứ tiếp tục sống mãi trong bầu không khí sợ sệt, hoang mang “đi hai hàng, nói hai nghĩa, bắt cá hai tay” mập mờ lập lờ không khác gì 60 năm qua ?”…
    ——————————-

    Anh Lại Mạnh Cường có hiểu cụm từ “đi hai hàng, nói hai nghĩa, bắt cá hai tay” là gì không ? Nó đồng nghĩa với thành ngữ dân gian “lập lờ đánh lận con đen” đấy.

    Một lần nữa xin cám ơn anh. Đừng trách tại sao tôi cố tình truy cứu vấn đề đến tận gốc, ĐCS VN có thừa kinh nghiệm mánh khoé gian xảo để chơi trò “tay trắng tay đen” tung hoả mù khắp nơi nhằm mục tiêu kích động cho nước đục lên để thả câu. Trò này không khác gì mánh khoé “Phong Trào Con Đường Việt Nam” do Lê Thăng Long khởi xướng gần một năm qua.

    Anh cố gắng giảng giải dài giòng cả chục trang về Bản Kiến Nghị, nhưng cũng không thể nào thoát khỏi thân phận “cá chậu chim lồng”. Tôi chưa đề cập đến nhiều chi tiết bất cập mâu thuẫn hệ trọng khác trong Bản Kiến Nghị này.

    Mong anh hiểu,

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Đôi điều nói lại cùng Lê Quốc Trinh,

      1/
      Thứ nhất, tôi xưa nay cổ võ dân chủ đa nguyên, tôn trọng sự khác biệt trong tư tưởng và hành động.

      “Nhóm 72″ trong nước dùng “Kiến nghị 72″ nhân lúc CS kêu gọi dân góp ý tu chính hiến pháp 1992 do chúng nặn ra, để qua đó đòi hỏi có những thay đổi tận gốc rễ tổ chức chính trị trong nước.

      Tôi chẳng những KHÂM PHỤC mà còn CỔ VÕ NHIỆT TÌNH, cho dù chủ trương đường lối tranh đấu chống Cộng (độc tài) và xây dựng dân chủ cho VN của tôi còn quyết liệt hơn nhiều (xin thưa rõ, tôi chủ trương KHÔNG ĐỐI THOẠI VỚI CS, mà phải THỦ TIÊU CS bằng mọi giá, kể cả BẠO LỰC cách mạng …)

      Lý do:
      Theo tôi đó là một hành động CẢN ĐẢM, SÁNG TẠO của người trong nước, khiến CS không thể bắt bẻ, hay vu khống cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền” … như ta thường gặp.
      Lần này CS phải long trọng mời vào trụ sở quốc hội, để lắng nghe 15 đại biểu của Nhóm 72 lần lượt thay phiên nhau chất vấn công khai và sau đó phát tán trên mạng xã hội từng chi tiết một.

      So sánh với cách nay vài năm, khi Cù Huy Hà Vũ đòi kiện thủ Dũng, mà đã bị Dũng cho bọn nha trảo đầu trâu mặt ngựa tay thước tay dao tay súng, dùng mọi thủ đoạn trả thù bẩn thỉu đàn áp và hiện chúng còn đang giam giữ CHHV mút mùa !

      Biết trước hiểm nguy chực chờ, nhưng các nhân sĩ trí thức Nhóm 72, dù đa số tuổi già sức yếu, nhưng vẫn chưa thấy mỏi gối chồn chân trên đoạn đường núi Sọ chống quân dữ, như ông Gia-Tô (Jesus) ngày xưa đã đi qua, để cứu người thoát cảnh lầm than !

      2/
      Thứ hai, thời cơ thuận lợi ở trong và ngoài nước đã khiến cho Nhóm 72 chọn phương sách trên, nhằm bắn một phát súng lệnh, cũng như khởi động một cuộc tấn công trực diện vào điểm yếu của CS, bằng một thủ thuật nhu chống cương thật hay.

      Họ biết rõ CS đang có nhu cầu rất cao là, tu chính hiến pháp cho phù hợp với thời cuộc hiện nay, đang sôi sục vì quốc nạn tham nhũng, và chúng có thể đổ sụp trong cơn sốt đât đai lên tới cao độ….

      Nói thẳng ra, tu chính hiến pháp là một ĐÒI HỎI LỊCH SỬ (A Historical MUST) !
      Bằng không, CS sẽ chết bởi những bức xúc xã hội (social conflicts) ngày một dâng cao, đã và đang dẫn đến những hiện tượng chống chính phủ từ quần chúng, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ.
      Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến trong cả nước, rất phức tạp bởi có những bàn tay lông lá chen vào.Nhưng đáng sợ nhất là, những cuộc bạo động (violence), thay cho các cuộc biểu tình ôn hòa, dễ thuyết phục hay đàn áp như trước. Vụ việc Đoàn Văn Vươn là một thí dụ điển hình và đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng !

      Đó là chưa kể những áp lực quốc tế, đến từ Liên Hiệp Quốc, các định chế tài chính quốc tế như WB, vốn là nguồn tiền giúp cho CS sống còn.

      3/
      Hỏi nhỏ, LQT có can đảm làm hơn thế chăng, nếu như ở vào vị trí của Nhóm 72 ?
      LQT xưa nay đóng góp được những gì cho đại cuộc, mà lớn tiếng mạ lị người khác ??

      Lời cuối, nhà cách mạng lão thành Trần Văn Ân, trước khi qua đời đã để lại một lời khuyên chí tình:
      “Nếu có một CON SỐ KHÔNG đang muốn chuyển động để làm một cái gì đó, nếu không giúp được, thì cũng đừng nên “thọc gậy bánh xe” !”

      Kính cáo,
      LMC. Amsterdam

  4. LeQuocTrinh says:

    Xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp 1992 ?

    Đề nghị các bác trích dẫn ra đây đoạn văn nào trong bản Kiến Nghị nói rõ “phải xoá bỏ điều 4 của Hiến Pháp cũ 1992″. Tôi đọc mãi mà vẫn không thấy ?

    Còn nữa: hai danh chức Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư ĐCS VN sao không nghe nhắc gì trong bản dự thảo này ? Sao không nghe 72 vị nhân sĩ giải thích rõ cơ cấu tổ chức mới của nước VNDCCH ? Có vẻ như là nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập (Lập Pháp Lưỡng Viện / Hành Pháp Tổng Thống Phó Tổng Thống / Tư Pháp Tối Cao Pháp Viện), giống như sao chép của VNCH thời NĐ Diệm và Thiệu Kỳ ???

    Rồi vẫn giữ tên nước cũ (VNDCCH), quốc kỳ cũ (cờ đỏ sao vàng) và quốc ca cũ (Tiến Quân Ca) thế thì bao nhiêu hệ luận lịch sử sẽ âm thầm giữ nguyên hình trạng cũ: nào là Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền, chính phủ bù nhìn VNCH, tay sai ngoại bang, phản động và phản quốc còn phảng phất đâu đó, bao nhiêu oan hồn dân Việt chết tức tưởi qua Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất, qua Nhân Văn Giai Phẩm, qua ba trận chiến tranh, nạn nhân của Học Tập Cải Tạo, Đánh Tư Sản Mại Bản, 3 triệu người di tản mất hết nhà cửa, ruộng vườn ..vv…làm sao trả lời và viết sử cận đại cho đúng sự thật đây ?

    Còn nhiều chi tiết khác tôi chưa muốn đề cập để chứng minh tính chất “bình mới rượu cũ” của bản Kiến Nghị này. Phải chăng đây chỉ là một kế hoạch cứu gỡ cho ĐCS VN và cho hàng triêu người còn đang sống bám hưởng thụ vào chế độ độc đảng chuyên chính này ? Phải chăng đây là màn bi hài kịch dân chủ nhằm đánh lạc hướng dư luận quần chúng Mỹ và nhân loại yêu chuộng hoà bình ? Hoá ra sự kiện tha bổng sớm ông LS Lê Công Định chẳng qua là một trò “tung hoả mù” muôn đời của ĐCS VN trước gọng kềm TQ và làn so’ng dân chủ trong nước.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      LẠI MẠNH CƯỜNG says:
      06/02/2013 at 13:17

      Xin giới thiệu sơ bảy điểm trong kiến nghị đòi sửa đổi hiến pháp 1992 như sau:

      1/
      Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I

      Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
      Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:

      “Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”

      Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì VIỆC ĐỊNH TRƯỚC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI THUỘC VỀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ HAY MỘT TẦNG LỚP LÀ TRÁI VỚI QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NGƯỢC LẠI VỚI BẢN CHẤT CỦA MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.

      LMCường bình luận: (…)

      Bổ túc bình luận cũ để trả lời Lê Quốc Trinh, Canada:

      Kêu goi thủ tiêu điều bốn hiến pháp qui định đảng CS là đảng chính trị duy nhất nắm quyền để thiết lập cái gọi là chính quyền chuyên chính (độc tài) vô sản nằm ngay trong những dòng cuối !
      Một khi ngay trong hiến pháp đã phủ nhận song vai trò lãnh đạo của đảng CS cùng với cái gọi là chính quyền chuyên chính vô sản thì mọi chuyện khác (quốc kỳ quốc ca bla bla bla) chỉ là vấn đề kỹ thuật thôi.
      Dĩ nhiên sẽ có một hội đồng hòa giải hoà hợp dân tộc, kiểu như mô hình ở Nam Phi sau khi Nelson Mandela đã thủ tiêu trọn gói chính quyền Apartheid da trắng ở đó, sẽ xét đến công tội của đảng và nhà nước cùng các viên chức trong mô hình CS ngày cũ.

      Hay ở Đông Âu cũng thế, mà rõ nét nhất là ở Đức, đã có những hòa giải hòa hợp dân tộc, nhằm nâng dỡ phía bên Đông Đức cũ. Chẳng hạn bà Thủ tướng (chancellor) Đức hiện nay là một người lớn lên dưới mái trường xã nghĩa đó ạ. Tuy nhiên, những vi phạm hiến pháp hay pháp luật của thời CS dẫn tới tội phạm, chẳng hạn lạm quyền để nhốt hay giết người, đều được soi rọi tới nơi tới chốn.
      Toà án Hình sự Quốc tê ở La Haye (The Hagues) tại Hòa Lan, đã xử khá nhiều tội phạm chiến tranh thời nội chiến mới đây ở Liên bang Nam Tư cũ, trong đó có vị tổng thống xứ Serbia là Slobodan Milosevic.

      Tại Miên đã có toà án quốc tế tương tự đang xử tội những tay đầu não Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng (genocide).

      Khi đã thủ tiêu được CS, lo gì ở VN không có những toà án xử tội các vụ nổi tiếng như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ nông dân gốc giáo dân Kitô nổi dậy ở Quỳnh Lưu, vụ Tết Mậu Thân ở Huế ….

      (…)
      xin đọc tiếp theo ở older comments bên dưới

      • LeQuocTrinh says:

        To La Manh Cuong,

        Cám ơn anh đã hồi âm Tuy nhiên xin phép anh copy & Paste ra đây nguyên văn câu chữ nào trong bản Kiến Nghị yêu cầu “xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp 1992″.

        Cám ơn một lần nữa,

        Lê Quốc Trinh, Canada

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Kính anh,

        Theo tôi, câu chữ của bản KIẾN NGHỊ góy ý tu chính hiến pháp (aka Kiến Nghị 72), của Nhóm 72 Nhân sĩ trí thức trong nước khởi xướng (aka Nhóm 72) thật rõ ràng ngay từ “khúc dạo đầu”.

        Ta thấy ngay sự mạnh dạn đòi hỏi đầu tiên là, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP đề cao đảng CS trong hiến pháp; kế tiếp phải THỦ TIÊU độc tài độc đảng trong Bản Hiến pháp (đã được tu chính vào năm) 1992 của CS.

        [trích]
        Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc.

        Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì VIỆC ĐỊNH TRƯỚC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI THUỘC VỀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ HAY MỘT TẦNG LỚP

        - LÀ TRÁI VỚI QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI

        - VÀ NGƯỢC LẠI VỚI BẢN CHẤT CỦA MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.
        [hết trích]

        Theo tôi nghĩ, KHỒNG CẦN NÓI THẲNG TOẸT RA, nhưng với lập luận vững chắc trong Kiến Nghị đầu tiên, ta thấy ngay những bức xúc cùng cực ,dẫn đến sự đòi hỏi cấp bách phải tu chính hiến pháp, để có được dân chủ thực sự.

        Cách viết trên ta thường gặp trong văn kiện liên quan đến luật pháp, nhằm mục đích PHỦ NHẬN (chối bỏ; denying) điều gì, đồng thời XÁC NHẬN (xác tín, affirmation) điều gì khác là đúng !

        LMC

        Nguyên văn toàn bộ Kiến Nghị thứ Nhất của Nhóm 72:

        [trích]
        1/
        Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I

        Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
        Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên, nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:

        “Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”

        Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì VIỆC ĐỊNH TRƯỚC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI THUỘC VỀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ HAY MỘT TẦNG LỚP LÀ TRÁI VỚI QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NGƯỢC LẠI VỚI BẢN CHẤT CỦA MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.
        [hết trích]

        Wikipedia:
        - Affirmation is a declaration that something is true !
        - to deny: to declare untrue; contradict;disaffirm
        denying (noun) = contradiction; disaffirming

    • Trung Kiên says:

      Đề nghị các bác trích dẫn ra đây đoạn văn nào trong bản Kiến Nghị nói rõ “phải xoá bỏ điều 4 của Hiến Pháp cũ 1992″. Tôi đọc mãi mà vẫn không thấy ?″. (LeQuocTrinh)

      Chào bác LeQuocTrinh

      Không chỉ riêng Bác, mà hầu như ai cũng không thể tìm ra câu chữ “phải xoá bỏ điều 4 của Hiến Pháp cũ 1992” trong bản kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp…!

      Thế nhưng, như Lão Ngoan (LẠI MẠNH CƯỜNG) đã góp ý…nó đã được thể hiện bằng “lời nói đầu”, và trong bản “dự thảo HP 2013″ không còn điều 4 (của HP 1992) hiện diện nữa!

      Nói cách khác…Yêu cầu “Xoá bỏ điều 4 HP” không phải bằng câu chữ, mà bằng ý chí và hành động!

      Bác viết:…”Còn nữa: hai danh chức Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư ĐCS VN sao không nghe nhắc gì trong bản dự thảo này ?

      Cũng dễ hiểu thổi, không nhắc tới nữa…tức là gạt bỏ những danh xưng này trong HP mới, vì nó đã được thay thế bằng danh xưng khác trong hàng ngũ “lãnh đạo đất nước”.

      Còn “Tổng Bí Thư ĐCS VN”…thì cũng sẽ như các đảng phái khác, khi đã “đa đảng”.

      …Và như thế thì không còn là “Có vẻ”, mà đúng như Bác nghĩ…”theo nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập (Lập Pháp Lưỡng Viện / Hành Pháp Tổng Thống Phó Tổng Thống / Tư Pháp Tối Cao Pháp Viện)“!

      Hì hì hì…

      Trúng phoóc…Nó giống như sao chép của VNCH (thời NĐ Diệm và Thiệu Kỳ),… vì đó nguyên tắc, và chế độ DÂN CHỦ!

      Trên đây là ước vọng của 72 vị khởi xướng, có lẽ…cũng là ước nguyện của đa số nhân dân Việt Nam?

      • LeQuocTrinh says:

        Thân chào anh bạn Trung Kiên,

        Năm mới thân chúc anh và gia đình khang an, sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng, mọi sự may mắn.

        Cám ơn anh đã có đôi lời nhắn nhủ giải thích lòng vòng cho bản Kiến Nghị Tu Chỉnh Hiến Pháp 1992 liên quan đến điều 4 vô cùng hệ trọng.

        Tôi không biết anh Trung Kiên có hiểu một câu thành ngữ dân miền Nam: “Nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Hoặc một câu nói để đời của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe CS nói mà hãy nhìn CS làm” đưa ông Thiệu vào lịch sử.

        Học tập kinh nghiệm cay đắng và đổ máu của toàn dân miền Nam, tôi rút ra được một phương cách xử thế trước tình hình nguy ngập đất nước này: “Chúng ta nên luôn luôn đề cao cảnh giác, lắng nghe theo dõi mọi diễn biến, để phát giác những âm mưu che dấu đằng sau mà lên tiếng báo động ngay cho mọi người biết. Đừng để cho lý trí bị ảo ảnh che lấp mà lại bị lừa phỉnh như người dân miền Bắc trong suốt 60 năm thống trị của ĐCS VN”.

        Tôi đã trả lời anh Lại Mạnh Cường rồi, mời anh Trung Kiên vào đọc và cho ý kiến thêm.

        Chào thân ái,

        Lê Quốc Trinh, Canada

      • Trung Kiên says:

        Xem ra ông LeQuocTrinh “gốc gác” khá nhớn và hãnh diện khoe với Lão Ngoan Đồng (Lại Mạnh Cường) rằng;…..

        Ba đời giòng họ Lê này từng phục vụ đất nước và hy sinh cho Cách Mạng khá nhiều, từ đời ông, đời mẹ, cho đến thời niên thiếu tôi từng là hội viên tích cực của Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada.

        Kể ra cũng hơi buồn cho LeQuocTrinh thật, tưởng rằng công sức đóng góp xương máu cả “ba đời” cho đất nước qua “cách mạng” (?)…Nào ngờ..ông phải than thở:…” và từ đó cũng nếm mùi CS cay sâu“(!).

        Thế thì thảm não thật rồi!

        Vậy là cả ba đời nhà LeQuocTrinh đã trao thân lầm cho tướng cướp..mang danh “cách mạng”, để rồi hôm nay đây; đất nước thì bị TQ chế ngự cả về chính trị, văn hóa, kinh tế, mà dân thì bị đảng csvn “cắt mạng” bất cứ lúc nào họ muốn!!!

        Ông LeQuocTrinh khoe tiếp:…”…để ngày hôm nay tôi có thể ngửng đãu để nói với anh Cường tôi thừa đủ kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết khoa học để phân tích và nhận xét tình hình VN, trong một môi trường vẩn đục”.

        TK bóp đầu suy nghĩ mãi, kinh nghiệm gì đây… khi mà kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp của 72 Nhân sĩ trí thức..bị ông Trinh phang một câu xanh rờn:…

        …Tôi có cảm tưởng rằng trò hề dân chủ, xoay quanh bản dự thảo Hiến Pháp, do ĐCS VN đứng sau giật dây, bắt đầu gây tác động một số người trong đó có tôi. Tôi lên tiếng bởi vì tôi thấy nó không khác gì màn bi hài kịch đang diễn ra ở Trung Quốc cùng lúc.

        À ha!

        Theo ông Trinh thì nhân sĩ trí thức ở trong nước đều “không đáng tin cậy” (?)…họ chỉ là “cò mồi” hoặc làm “trò hề dân chủ”…và ông Trinh không chỉ thọc gậy bánh xe, mà còn bôi nhọ, qui chụp họ, và đánh phá thẳng ta…!

        Ông Trinh đồng hóa 72 nhân sĩ trí thức ký tên trong bản kiến nghị sửa đồi Hiến Pháp với csvn mà rằng:…“Nói dzậy mà hổng phải dzậy”. (Hoặc một câu nói để đời của ông Nguyễn Văn Thiệu): “Đừng nghe CS nói mà hãy nhìn CS làm”.

        Chưa hết…những ai chống csvn thì đều là “giả” hoặc là “cò mồi”(?) khi ông Trinh viết rằng:…

        ĐCS VN có thừa kinh nghiệm mánh khoé gian xảo để chơi trò “tay trắng tay đen” tung hoả mù khắp nơi nhằm mục tiêu kích động cho nước đục lên để thả câu. Trò này không khác gì mánh khoé “Phong Trào Con Đường Việt Nam” do Lê Thăng Long khởi xướng gần một năm qua“.

        Ông LeQuocTrinh không đóng góp ý kiến cho kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, mà phang ngang, chẻ ngược tâm huyết của những người góp ý sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ độc tài để xây nên DÂN CHU?

  5. kbc3505 says:

    Hãy ví dụ cộng sản Việt Nam là một ông chủ vì họ đang thật sự làm chủ đất nước (không phải nhân dân như trong Hiến Pháp đã ghi). Một ông chủ gian tham tàn ác không ai bầu nhưng dùng quyền lực đứng lên đòi lãnh đạo đất nước đặt ra Hiến Pháp nhưng không coi luật pháp quốc gia ra gì và hành xử với người dân không phải trên danh nghĩa nhà nước với nhân dân mà giống như người chủ với nô lệ, đánh dân chết chẳng cần phải có lý do, bỏ tù không cần luật pháp, thế có tàn ác không? Trên thế giới này có chế độ nào mọi rợ và tàn ác như thế? Ấy thế đối với giặc thì lại rất nhu nhược yếu hèn, hèn đến độ bắt chính ngay người dân mình bỏ tù để làm vừa lòng giặc, hèn đến độ không dám gọi tên kẻ xâm lược giết dân mình; hèn không thể hèn được nữa. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có chế độ nào hèn như thế? Hèn vậy đó, nhưng để kết bè kết nhóm tham nhũng đục khoét tài sản đất nước, làm giầu trên xương máu người dân bằng cách cướp nhà cướp đất, buôn bán trẻ thơ và người dân phụ nữ như nô lệ thì lại rất giỏi. Làm ác thì giỏi. Có thể nói không tội ác gì không dám làm. Gặp phải ông chủ tàn ác như thế quí vị sẽ làm gì?

    1) Quí vị sẽ vì công đạo, vì dân vì nước tố cáo người chủ tàn ác hay kêu gọi mọi người hợp lực bắt đem xử?

    2) Quí vị tránh xa không liên hệ với ông chủ tàn ác này bằng cách làm lơ giả câm giả điếc như không hay không biết không thấy, chỉ lo cho bản thân mình cứ mặc người chủ tàn ác làm gì thì làm?

    3) Hay quí vị xin hợp tác khuyên ông chủ bớt tàn ác lại để hưởng chút bổng lộc sống qua ngày?

    Không chọn (1), có tệ lắm thì cũng chọn (2) chứ sao lại chọn (3) phải không?

    Đóng góp ý kiến trao kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp là một hình thức “xin cho” mà từ bao lâu nay đảng và nhà nước dùng để “hạ hỏa” mỗi khi cần xoa dịu lòng hận thù người dân. Trong khi người dân yêu nước bị kết tội nặng nề.Trong khi nhà nước dùng Hiến Pháp của đảng kết án 14 người tội “lật đổ nhà nước” thì quí vị chỉ biết dâng kiến nghị đòi đảng thay đổi này thay đổi nọ. Những cái quí vị đòi hỏi thay đổi thì trong Hiến Pháp có ghi tất cả nhưng đảng có thi hành không? Có cho người dân được hưởng không? Khi đòi loại bỏ điều 4 là quí vị vẫn khẳng định sự tồn tại của đảng thay vì loại bỏ hẳn đảng cộng sản ra khỏi Hiến Pháp. Phải loại bỏ hẳn ông chủ tàn ác chứ sao lại chỉ bớt quyền lực ông chủ thôi? Như vậy hành động này có phải là tiếp tay để người chủ tàn ác vẫn tốn tại để tiếp tục tàn ác?

    Hỏi quí vị rằng nếu đảng không cho phép có vị nào dám góp ý hay dâng kiến nghị không? Hãy đặt câu hỏi là tại sao đảng cộng sản Việt Nam lại hô hào góp ý sửa đổi Hiến Pháp? Đã mấy lần thay đổi Hiến Pháp sao lần này lại cho góp ý kiến nghị? Có phải là do sức ép từ những nhà trí thức? Từ những nhà lãnh đạo muốn thay đổi tốt hơn cho đất nước? Có lẽ không phải từ cả hai tầng lớp nêu trên mà phải nói là do sức ép của người dân. Lòng dân uất hận ngày càng dâng cao và dâng cao hơn mỗi ngày, vì lòng tin vào đảng nay không còn nữa; và muốn tồn tại nên đảng thấy cần phải thay đổi, cần phải cho dân góp ý để hợp thức hóa là Hiến Pháp do dân chọn lựa. Chỉ cần thế. Thế là có tính chính danh, chính danh với đất nước và cũng chính danh với quốc tế, và rồi cũng sẽ lừa dân như đã từng lừa trong quá khứ.

    Biết vậy đấy nhưng người trí thức Việt Nam trong nước đã làm được gì kể từ ngày đất nước hòa bình? Tiếp tay với đảng và nhà nước xây dựng XHCH hoang tưởng? Người trí thức Việt Nam đã độc lập tư tưởng của chính mình và dám dấn thân vì đất nước chưa? Đã dám cất tiếng nói trung thực với lương tâm, làm lợi ích cho dân và đất nước hay chỉ nghĩ chứ chưa dám hành động và đợi đảng cho phép mới dám làm hay cất tiếng? Nếu đảng và nhà nước không cho phép góp ý, có vị nào dám dâng kiến nghị? Đừng để đảng lợi dụng tấm lòng của quí vị để doa dịu lòng dân và lừa bịp thế giới. Đừng để đảng dùng hành động của quí vị để đánh bóng tính không chính danh của đảng và nhà nước. Tại sao quí vị không kiến nghị đảng trả lại quyền tự quyết cho dân? Tại sao quí vị không kiến nghị phải cho người dân được quyền bầu cử và ứng cử? Tại sao không dâng kiến nghị cho người dân được quyền yêu nước mà không bị bắt bớ tù đày mà chỉ đòi bỏ điều 4 trong Hiến Pháp để đảng vẫn chính danh tồn tại trong khi mọi người dân thật sự chỉ muốn đảng cút đi trả quyền hành cho dân? Những kiến nghị đã được đưa lên cũng chỉ là hình thức “xin cho”, và nếu đảng cho thì thật hả hê nhưng nếu đảng không cho thì quí vị sẽ làm gì hay lại im lặng chấp nhận làm kẻ tôi đòi? Quí vị nghĩ rằng đã tới lúc đảng cho quí vị có đa nguyên đối lập? Thật là ngây thơ! Nếu cho mà đảng vẫn xài luật rừng cai trị thì quí vị nghĩ sao? Như quốc hội hiện tại làm việc cho dân hay cho đảng? Hỏi thật đảng và nhà nước từ trước tới nay cai trị dân bằng luật hay bằng bạo lực?

    Nói thật ra không cần đa nguyên đa đảng mà chỉ cần cho người dân được tự do ngôn luận, tự do báo chí như trong Hiến Pháp ghi thì đảng sẽ không thể tồn tại; hay cho người dân được quyền biểu tinh yêu nước thì nhà nước cũng đi đong.

    Đảng có thật sự dám lấy ý kiến dân?

    kbc

Leave a Reply to Trung Kiên