WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế đứng Nhân quyền vững chãi

human-rights1

Ngày 10/12/2013 năm nay là kỷ niệm lần thứ 65 ngày lịch sử ra mắt bản “Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế” 10/12/1948.
Năm nay cuộc kỷ niệm ở nước ta diễn ra khác hẳn trước, mang nhiều nét mới.

Ngay từ giữa năm các bạn thanh niên, sinh viên nam nữ đã in, sao chép bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (TNNQQT) gồm 30 điều để giới thiệu rộng rãi trong xã hội. Nhiều bạn đã gửi cho nhau những bản TNNQQT in đẹp coi như món quà quý để chuyền tay nhau đọc và nghiên cứu. Nhiều bạn thanh niên còn in các bản TNNQQT bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Trung Hoa…để phổ biến trong nước và gửi ra nước ngoài.

Ở Hà Nội, Sài Gòn… nhiều bạn trẻ còn in thêm bản “Công ước Quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” cũng như bản “Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị” được ban hành năm 1966.

Trong cả năm 2013 đã có nhiều cuộc xuống đường, dã ngoại, nhóm họp của công dân nam nữ để công khai trao đổi, thảo luận về ý nghĩa và vận dụng các văn kiện quốc tế quan trọng này.

Đặc biệt năm nay chính quyền Việt Nam tự nguyện xin được vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ sau khi đưa ra lời hứa danh dự và 14 điều cam kết về nhân quyền. Do đó, việc thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ nội dung TNNQ ở nước ta có thêm nhiều thuận lợi mới. Ai cũng biết chính quyền độc đảng là tối kỵ với nhân quyền, họ đối lập với nhân quyền như nước với lửa, họ chỉ chịu lùi trên văn kiện để hòng được nhận tiếp những nguồn chi viện tài chính FDI và ODA nhằm kiếm lợi cho phe nhóm. Họ rất lo khi cuộc kiểm điểm về “hạnh kiểm nhân quyền” theo định kỳ (Universal Periodic Review) lần 2 sắp diễn ra trong tháng 1/2014. Đây là một cuộc kiểm điểm rất nghiêm túc. Chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội sẽ bị chất vấn: Từ khi hứa và cam kết, họ có tiến bộ thật hay không? Có còn bắt người tùy tiện không? Có còn xử án kín không? Có còn tuyên án bỏ túi theo lệnh đảng hay không? Có còn đánh đập chửi bới công dân, tra tấn làm chết công dân trong trụ sở công an hay trong trại giam không?

Một nét mới về ngày TNNQ năm nay là tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đã chính thức hoạt động, cùng với “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, thực hiện quyền tự do ngôn luận theo TNNQQT mà chính quyền Việt Nam đã cam kết thi hành.

Cũng một nét mới không kém phần quan trọng nữa là trên các mạng Dân làm báo, Dân luận, Chân trời mới tuần qua (28/11 đến 4/12) đã đăng tuyên bố của nhiều công dân coi bản Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua là cưỡng ép, vì không hề coi trọng các ý kiến đóng góp của công dân, chỉ tuân theo cương lĩnh của đảng, là Hiến pháp của đảng CS, do đảng CS, vì đảng CS, không mảy may là của dân, do dân, vì dân, nên bị nhân dân coi là vô giá trị; nhân dân sẽ thực hiện “bất tuân dân sự “ và đòi làm bản Hiến pháp khác. “Hội phụ nữ nhân quyền VN “cũng đã chính thức ra mắt vào dịp này

Theo các mạng Dân Làm báo và Dân luận ngày 2/12, các luật sư đang làm việc cũng như luật sư đang ở trong tù như ông Cù Huy Hà Vũ đều cho rằng bản Hiến pháp 2013 vi phạm nghiêm trọng bản TNNQQT khi khẳng định điều 4, vị trí toàn trị độc quyền của đảng CS, hạn chế tự do báo chí bằng những luật lệ trái Hiến pháp, và khi khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, tước bỏ quyền tự do bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh.

Gần đến ngày kỷ niệm TNNQQT, theo tường thuật của mạng Dân làm báo ngày 3/12, bí thư thứ nhất của sứ quán Pháp Jean Philippe Gavois đã có dịp tận mắt thấy cảnh nhiều tốp công an hung hãn hành hung luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông, phá phách cửa hàng cà phê ở đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), chửi bới đánh đập công dân . Theo luật sư Đài, ông J.P.Gavois xúc động ghi âm, chụp ảnh các cảnh này và thốt lên: “Tôi không cần tìm hiểu gì thêm nữa, thế là quá đủ, những bằng chứng rõ rệt nhất “.

Thử hỏi ông Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ông và đồng sự sẽ chống chế ra sao khi những tin tức và hình ảnh như thế được trưng ra trong cuộc Kiểm điểm định kỳ về tôn trọng nhân quyền sắp đến tại LHQ, khi đại diện VN được lên mâm, buộc phải trả lời từng điểm một những chất vấn của người tham dự.

Những điều mới, rất mới nhân dịp kỷ niệm TNNQQT năm nay là như thế.

Điều mới nhất là các công dân yêu quý nhân quyền đang ngày càng đông đảo, do nhận thức được rằng thế đứng nhân quyền của nhân dân ta đang ngày càng vững chãi và rất có hiệu quả.

Thêm nữa sự phối hợp quốc tế ngày cũng chặt chẽ và thuận lợi.

Và chính quyền bị đứng ở thế bị cáo, hạnh kiểm xấu, hứa tu tỉnh thành người tốt, có tiến bộ.

Với thế vững chãi trong đấu tranh như thế, nhất định năm 2014 tới sẽ là năm gặt hái bội thu về nhân quyền. Một xã hội dân sự tiếp tục tiến bước, đông đảo hơn, tự tin hơn, có hiệu quả hơn. Xã hội dân sự đầy sức trẻ của thời đại thừa sức đẩy lùi một chế độ sang thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn mơ màng suy tôn chủ nghĩa Mác – Lênin tai quái làm nền tảng cho chế độ, ghi đậm trong Hiến pháp 2013, sau khi nó đã bị đào thải bởi toàn thế giới, coi đó là cội nguồn tội ác chống nhân loại trong thế kỷ XX, còn tệ hại hơn cả chủ nghĩa phát xít.

Blog Bùi Tín (VOA)

47 Phản hồi cho “Thế đứng Nhân quyền vững chãi”

  1. ong bap cay says:

    Nhân sự kiện Việt Nam được bầu vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nói:
    “Việc đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt” .
    Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là một trong những vấn đề quốc tế lớn, một trong ba trụ cột hoạt động chính của LHQ, bên cạnh các vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế và hợp tác phát triển. Với tầm quan trọng như vậy của vấn đề quyền con người, năm 2006, Đại hội đồng LHQ đã thành lập Hội đồng Nhân quyền để thay thế Ủy ban Nhân quyền trước đây bị các nước phê phán là hoạt động kém hiệu quả.
    Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các khu vực, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Hội đồng có nhiều cơ chế giúp việc như Ủy ban Tư vấn, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, các Thủ tục đặc biệt gồm 48 Báo cáo viên đặc biệt, Chuyên gia độc lập hoặc Nhóm làm việc, Thủ tục Khiếu nại và đặc biệt là Cơ chế Kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR) mà theo đó, tất cả các nước phải định kỳ nộp báo cáo và kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền về việc đảm bảo quyền con người tại nước mình.
    Việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là bước đi quan trọng trong lộ trình triển khai chính sách đối ngoại “là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị. Quyết tâm này cũng thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.
    Vì vậy, việc đông đảo các quốc gia thành viên LHQ tín nhiệm bầu ta làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân. Thậm chí, phát triển kinh tế có lúc gặp khó khăn, nhưng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc luôn được thực hiện tích cực, mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
    Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.
    Việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Thành công này không đến một cách ngẫu nhiên, nó thể hiện thế và lực của đất nước đang ngày một vững chắc hơn, là sự tiếp nối của những thành công của Việt Nam trong ASEAN, APEC, ASEM, của việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới năm 2015 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2017. Trong các cuộc tiếp xúc để vận động các nước bầu Việt Nam vào HĐNQ, tôi cũng rất xúc động về tình cảm sâu sắc bạn bè quốc tế đối với đất nước, nhân dân ta; trong đó, nhiều vị lãnh đạo đã tích cực ủng hộ chúng ta trong những năm tháng đầy khó khăn trước đây của đất nước ta.
    Với tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, trong ba năm tới, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và chủ động đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, bám sát quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người và các định hướng lớn trong chính sách đối ngoại của ta, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ.
    Là một quốc gia thành viên, chúng ta sẽ có điều kiện đề cao quan điểm, lập trường, chính sách, luật pháp, chia sẻ các kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường vai trò của Quốc hội, cải cách tư pháp; thực tế tôn trọng và đảm bảo các quyền con người về kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sự, chính trị tại Việt Nam, kết quả tích cực về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, thực hiện tốt các Mục tiêu Thiên niên kỷ về Phát triển, qua đó góp phần phản bác các thông tin sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Ta cũng có thêm điều kiện tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp.
    Có thể khẳng định rằng, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. An sinh xã hội và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân.
    Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta đã giảm một cách tích cực. Tính đến năm 2012, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ bảo hiểm xã hội. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2 triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng được 6.834 mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp… Sau gần 4 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Các địa phương đã hỗ trợ 1.340 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, nâng tổng số lao động xuất khẩu lao động qua gần 4 năm lên gần 8.500 người. Các địa phương còn tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.000 lao động nghèo để tạo việc làm tại chỗ, ngoài địa bàn hoặc tham gia xuất khẩu lao động. 225 nghìn hộ được vay vốn với tổng số tiền 1.122 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để chăn nuôi gia cầm, gia súc, phát triển ngành nghề…
    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói giảm nghèo đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vươn lên của chính người nghèo…, tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn.
    Mục tiêu đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm (từ 9,6% xuống còn 7,6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013); đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện còn dưới 30%. Mới đây, tại Hội nghị thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 cho rằng, Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững; đặc biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo của người dân.
    Trong thời gian tới, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện việc xây dựng các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm thống nhất; xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ mới theo hướng: mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo. Cần quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn; phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể theo lộ trình. Tạo các tiền đề, điều kiện xóa đói giảm nghèo bền vững thông qua việc xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học, công nghệ với sản xuất, xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn…
    Tin rằng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, công tác xóa đói giảm nghèo sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu lớn hơn, khắc phục những tồn tại, khó khăn trước mắt.
    Ta cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của LHQ về nhân quyền.
    Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, việc tham gia vào các công việc của Hội đồng Nhân quyền cũng là cơ hội tốt để ta nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, sẵn sàng tham gia sâu hơn vào các cơ chế đa phương quan trọng trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế.
    Tham gia Hội đồng Nhân quyền với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, đóng góp đầy đủ hơn trong vấn đề quốc tế lớn hiện nay là quyền con người, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế và tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp. Những kinh nghiệm của quá trình đổi mới, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và vị trí của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác… sẽ góp phần có ý nghĩa vào việc thúc đẩy công việc của Hội đồng Nhân quyền.
    Việc trúng cử chứng tỏ Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong những năm qua. Việt Nam đã được ủng hộ bởi chính các cam kết tự nguyện như tiếp tục cải thiện hệ thống tư pháp và pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường các thể chế quốc gia về bảo vệ nhân quyền./.

    • saovang says:

      Nông dân bị bầy Quỷ Đỏ Việt cộng hoành hoành cướp đất :

      Ðảng Cộng Sản Việt Nam phản bội nông dân – 19 tháng Sáu năm 2013 – Tác Giả: Lê Diễn Ðức : Các quan chức có quyền cùng các nhóm thân hữu, tranh nhau chiếm đoạt và giàu có bất ngờ nhờ đầu cơ, trục lợi từ bất động sản.

      Bài “Vietnams Bauern wehren sich”, đăng trên báo “Neue Zurcher Zeitung” ngày 03 tháng 4, 2012 viết:

      “Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện (…) Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì ‘lợi ích công cộng’ nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng.”

      Cứ tưởng rằng, hết lòng theo đảng, người nông dân đã cam chịu nặng nề nhất trong cuộc chiến giữ nước, dựng nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với xương máu của con em họ đã bỏ ra. Nhưng với những “chồng đơn khiếu nại, nặng hơn cả dãy Trường Sơn”, họ đã phải khỏa thân phản kháng, tự thiêu và vật vã ăn nằm trên các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng… Và những tấn bi kịch này còn tiếp tục kéo dài.

      Theo Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra chính phủ, từ năm 2008-2011, đã có trên 1,571,500 lượt người đến khiếu nại tố cáo và cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý 672,990 đơn thư. Có tới 70% khiếu nại của công dân có liên quan đến đất đai mà nhiều nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

    • saovang says:

      Nông dân cả nước lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu ăn :

      ***Ăn mày chuyên nghiệp – 07 tháng Mười Hai năm 2013 – Tác Giả: Lê Diễn Ðức : Về cuộc sống cơ cực của người lao động trong một bài viết chẳng thể nào nói hết. Tôi chỉ muốn nói ít nhiều về nông dân, một lực lượng đông đảo chiếm tới 70% dân số cả nước.

      Trong ngày 27 tháng 6 năm 2013, tại cuộc hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Lượng, phó chủ tịch trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, đã mô tả chính xác: “Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Ðông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất”…

      Bỏ quê ra phố

      Bài “Khó giải bài toán nông dân ly điền” của tờ Ðại Ðoàn Kết 25 tháng 11, 2013 viết rằng, cuộc sống quá nghèo đói, bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định và thường xuyên phụ thuộc vào “số trời” mỗi lúc thiên tai, khiến nhiều nông dân không còn mặn mà với “bờ xôi ruộng mật”, nhiều người di cư ra thành phố, tìm kiếm việc làm.

      Trong bài “Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng” ngày 12 tháng 11, 2013 của đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), một nông dân ở Thái Bình nói:

      “Tới 70% dân làng muốn bỏ ruộng rồi, nếu có công ty đến mua 60-70 triệu đồng/sào, tôi bán ruộng ngay. Bán ruộng, có tiền tôi sẽ đầu tư cho con cái học hành, chăn nuôi, làm dịch vụ. Hoặc thà rằng bán ruộng lấy tiền gửi ngân hàng lấy lãi còn hơn. Nếu bảo cho ruộng, sẽ không ai cho, cứ giữ đó chờ có dự án sẽ được đền bù”.

    • saovang says:

      Lương công nhân chỉ đủ ăn trong …hai tuần !

      Lương công nhân ở Việt Nam vẫn ‘chết đói’
      Friday, April 12, 2013 8:17:34 PM

      Một phúc trình được công bố tại hội nghị về các vấn đề xã hội của Quốc Hội CSVN hôm 12 Tháng Tư ghi nhận mức sống thê thảm của công nhân Việt Nam hiện nay.

      Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của Viện Công Nhân Công Ðoàn nói rằng mức sống tối thiểu được qui định trong năm 2012 thấp nhất là 2.5 triệu đồng, và cao nhất là 3.7 triệu đồng, tương đương 125 đôla đến 185 đôla một tháng.

      Trong khi đó, khoản lương mà đại đa số công nhân Việt Nam được lãnh chỉ vào khoảng từ 1.4 triệu cho đến 2 triệu đồng/tháng, tương đương 70 đôla cho đến 100 đôla một tháng.
      Cũng tại hội nghị nói trên, ông Lê Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ Lao Ðộng-Tiền Lương thuộc Bộ Lao Ðộng Xã Hội CSVN nhìn nhận rằng công nhân lãnh lương tháng chỉ đủ sống… hai tuần lễ.

      Còn theo bà Văn Thu Hà, đại diện tổ chức Oxfam thuộc liên minh chống đói nghèo thế giới, mức lương tối thiểu được ấn định tại Việt Nam chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế mà, hàng triệu công nhân chỉ được hưởng một nửa mức lương tối thiểu này.

      Nghiên cứu của Oxfam còn nói rằng hàng triệu người đang sống bằng một nửa mức lương tối thiểu đó hiện nay lâm vào tình cảnh chật vật khó khăn.

    • saovang says:

      Các đại cường Anh, Đức, Hoa kỳ và tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo bầy Quỷ Đỏ Việt cộng giam giữ nhiều người tù lương tâm ,và đòi chúng phải thả ngay những người này :

      ***DCV.info – 10:20:am 11/12/13 | Tác giả: On The Net

      Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế : …..Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích của mình, bao gồm cả việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc.

      ***DCV.info – 11:18:am 10/12/13 | Tác giả: Đàn Chim Việt

      Đại sứ Đức, Anh kêu gọi HN trả tự do cho tù nhân lương tâm và hủy án tử hình

      …..Bản thông cáo báo chí nói rõ “Nhưng đáng tiếc là tại Việt Nam có những người bị giam giữ vì họ công khai đưa ra chính kiến của mình. Việt Nam phải bảo đảm không hạn chế quyền tự do chính kiến, tự do báo chí và tự do hội họp và phải thả ngay tất cả những người bị giam giữ vì tội đã đưa ra những chính kiến của mình”.

      Bản tuyên bố của hai vị đại sứ cũng kêu gọi Việt Nam cần phải thể hiện đúng vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đưa ra lời mời thường trực đến các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc để họ có thể đến Việt Nam bất cứ lúc nào để quan sát tình trạng nhân quyền. Bản tuyên bố nói “Trong thực tế nhiều nước đã đưa ra lời mời thưởng trực đối với các chuyên gia, có nghĩa là một lời mời có giá trị lâu dài. Cho đến nay Việt Nam chưa đưa ra lời mời thường xuyên đó”.

      ***HRW: ‘VN đàn áp có hệ thống’ – thứ năm, 31 tháng 1, 2013

      Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam “đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước”.

      Tài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York vừa công bố hôm 31/1.

      HRW cáo buộc Việt Nam “tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động”.

      Họ bị “áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia”.

    • Trần Tưởng says:

      Sướng nhỉ ! Đảng ta không thể xây dựng được một nước Việt Nam XHCN ,nhưng
      chắc chắn đảng ta sẽ xây dựng được một nước VN theo chủ nghiã … TỰ SƯỚNG .

  2. HTNL says:

    Mấy hôm nay facebook vui gớm. Chuyện chị Công Nhân bị bà già “an ninh” cầm chổi truy sát vừa yên thì lại đến việc huê hậu biểu tình Bùi Hằng bị cô “công an” bán bún đậu hành hung bằng mắm tôm nguyên chất. Những tưởng năm nay khép lại với ngần ấy xì căng đan thì ai ngờ em Hoàng Vi với Mẹ Nấm Gấu lại làm cú kết bằng cờ líp bị “chính quyền” đánh ghen. (Trước đó Hoàng Vi từng bị một nữ cảnh sát “hiếp dâm”)
    Chết. Chết thật. Theo như họ thì từ bà già hàng nước đến cô bán bún cũng đều là công an hết. Chỗ nào cũng thấy công an mà chả thấy mấy anh “dân chủ” nói gì để chị em phụ nữ “phải” lên tiếng rồi bị “đàn áp” thế kia? Tội cho các chị quá phải không mọi người.

  3. Nguyễn Phan says:

    Cảm ơn bác Bùi Tín, viết ngắn gọn nhưng thật đầy đủ ý nghĩa. Mong bác viết
    thật nhiều bài về chủ đề này nữa.

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    HÃY LÔI CỔ BỌN TƯ BẢN ĐỎ RA TRƯỚC VÒNG PHÁP LUẬT !

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    10 năm Quá Độ thất bại thãm hại về mọi mặt, đất nước TE TUA nghèo thứ ba trên thế giới mà núc nào báo chí của bọn Vẹm cũng đều rêu rao thành công ni , thành công nớ RỰC RỠ !

    Một anh kịch gia ( tức nà người viết kịch ) , mới hỏi anh Vẹm Linh mới nên chức Tổng bí thư , …

    ” NẾU BÁO CHÍ TA ĐƯA TIN MỌI THỨ ĐỀU THA`NH CÔNG RỰC RỠ THÌ TẠI SAO ĐẤT NƯỚC LẠI NGHÈO NHƯ THẾ ! “( Kịch gia Lưu Quang Vũ )

    ( Khoảng 2 năm sau thì anh “ấy” bị tai nạn chết ở Đà Lạt 1988)

    Vẹm Linh tái cả mặt chưa kịp nói gì thi…SỰ THẬT VỀ VỤ CỨU ĐÓI Ở THANH HÓA xì ra…kinh khiếp mặc dù báo chí đồng loạt…..láo , cứu đói thành công tốt đẹp …( zzzz!!!!)

    BÁO CHÍ TA nói quân dân ta bắn chìm…LUÔN CẢ HÀNG KHÔNG MẪU HẠM CỦA ĐẾ QUỐC MỸ…! ( zzzz!!!!!!)

    BÁO CHÍ CỘNG SẢN TOÀN NÀ NÁO , KHÔNG THỂ TIN !

  6. so sánh báo chí says:

    Xem mới biết báo trong nước và báo hải ngoại đi trên hai con đường khác nhau..
    Báo chí trong nước thường đưa tin thành tích, và sự thành công của những người việt ở nước ngoài.
    Còn báo hải ngoại thì chuyên gia đưa tin tiêu cực, xấu xa bôi bẩn trong nước..
    qua đây cũng nói nên được chút ít, bên nào chính, bên nào tà..bên nào thực tâm muốn hàn gắn quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp cho dân tộc VN.

    • noileo says:

      Báo chí trong nước khi nói đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài thường nói đến những cái tốt của cộng đồng NVHN, vì họ không thể nói ngược, vì nếu họ nói ngược, nhưng bài viết bịp bợm sẽ bị lật tẩy ngay.

      Báo chí của người Việt ở nước ngoài khi nói đến tình hình trong nước VN thường nói đến cái xấu, là nói đến cái xấu của nhà cầm quyền cộng sản VN, là nói đến cái xấu của bọn cộng sản VN Hồ chí Minh phản quốc,

      bởi vì sự thật là như thế, bởi vì nhà cầm quyền cộng sản VN và đảng cộng sàn VN Hồ chí Minh, “đảng cầm quyền”, chỉ có những hành động tội ác đê tiện xấu xa:

      đàn áp trí thức, giam cầm tuổi trẻ, trấn lột dân nghèo, ăn cắp quốc khố, mãi quốc cầu vinh

      *****

      Khi một bác sĩ khám bệnh cho bênh nhân, nêu ra những bệnh tật, thì đó là bác sĩ nói lên sự thật để bệnh nhân tùy nghi chữa trị, để bác sĩ chữa trị, chứ không phải là bác sĩ bôi bẩn bệnh nhân

      Nếu bác sĩ khám bệnh cho nick @so sánh báo chí, thấy nick @so sánh báo chí có bệnh SIDA, thì bác sĩ nói với nick @so sánh báo chí là nick @so sánh báo chí có bệnh SIDA, để @so sánh báo chí biết mà chữa trị, phòng ngừa, đừng tí tóay nà nọ mà làm người khác bị lây bệnh, đó là bổn phận của bác sĩ, chứ không phải là bác sĩ bôi bẩn nick @so sánh báo chí

      *****

      Báo chí của người Việt ở nước ngoài nêu ra sự thật tội ác xấu xa đê tiện của nhà càm quyền cộng sản và đảng cộng sản VN Hồ chí Minh phản quốc, là để nhân dân VN biết mà tìm cách chữa trị, nếu cần thì cắt bỏ cái khối ung thư cộng sản hồ chí minh ấy đi để mà phục hồi sức khỏe cho VN, để mà xây dựng lại một tương lai xán lạn cho đất nước dân tộc VN.

      Đó chính là thực tâm muốn hàn gắn quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp cho dân tộc VN, chứ không phải là “bôi bẩn trong nước” như nick@so sánh báo chí bóp méo & bịa đặt!

  7. ĐT-LHL says:

    Bịp lừa thiên hạ thật khó khăn
    Dẫu có mưu cao với nhiều văn
    Suốt tháng rêu rao chê Cộng sản
    Quanh năm nịnh nọt bợ lai căng
    Vỉa hè giành giật tranh mắm thối
    Lộc Hà lăn lộn để xin ăn
    Ngẫm thấy cuộc đời Dân chủ cuội
    Bịp lừa thiên hạ thật khó khăn

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      VEM LÁO

      Cộng Sản hại dân quá rõ ràng
      Ai oán lan tràn có thấu chăng?
      ĐẤU TỐ NHÂN DÂN bao oan mạng?
      MƯỜI NĂM QUÁ ĐỘ đói nhọc nhằn
      HAI TRIỆU THUYỀN NHÂN sao bỏ xứ?
      THAM NHŨNG lan tràn , NỢ cứ tăng !
      Nước nghèo , dân khổ đòi Công LÝ
      Sao còn không thấy LÁO LĂNG NHĂNG?

Leave a Reply to so sánh báo chí