WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Điều rất may của bên bại cuộc

Tôi bỏ ra nhiều thập niên để nghiên cứu về Vũ Trụ Học, Thiên Văn Học, Đại Dương Học, Địa Chất Học, và Nhân Chủng Học. Sau khi đã hoàn toàn thông thiên văn/ đạt địa lý, và hiểu thấu (hết trơn hết trọi) mọi lẽ cơ trời huyền diệu  – cuối đời –  thấy mình vẫn còn rảnh rỗi quá xá nên bèn tìm hiểu thêm (chút đỉnh) về tiểu sử của những vị lãnh tụ được sùng bái (nhất) trong khối cộng: Stalin, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Hồ Chí Minh.

Cả năm đều có một điểm này chung: khi họ chuyển qua từ trần thì dân chúng đều khóc lóc quá trời, quá đất – đến nỗi có nơi bị lụt lội, thiệt hại đến mùa màng vì dư … nước mắt!

Họ còn có một điểm chung nữa: không ai mang dép khi tiếp xúc với quần chúng, trừ ông Hồ Chí Minh. Cuộc đời của nhân vật huyền thoại này gắn liền với đôi dép như hình với bóng, ông lê la dép khắp mọi nơi – kể cả khi đi công du ở nước ngoài:

Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác.

Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi.

Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi Bác tới thăm.  (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).

Cảnh tượng “tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác” ở New Delhi, thực ra, chả là cái (đinh) gì nếu so với lòng sùng kính của đồng bào trong nước – nhất là đối với những người ở vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng:

 “Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy. Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất!

Đinh Ngút cất lên một tràng cười sảng khoái. Ông nâng niu đôi dép mòn vẹt trên tay nói tiếp:

- Bông Rẫy bây giờ hãy còn gần hai chục người giữ được “dép Bác Hồ” năm sáu chín như mình. Năm ngoái huyện đội vào xin mấy đôi, nói để làm bảo tàng, dân làng mới cho. Phải để giáo dục bọn trẻ chứ. Mất “dép Bác Hồ” là giẫm phải vết chân kẻ xấu đấy. Mừng là lũ thanh niên bây giờ rất biết nghe lời người già. Chúng nó cũng học theo đi “dép Bác Hồ”. Nhất trí với nhau: Ngày thường không nói, có ngày lễ là phải đi “dép Bác Hồ”. Hôm học tập đạo đức, tư tưởng Bác mới đây, già trẻ ai cũng lấy “dép Bác Hồ” ra mang, y như là chuẩn bị lên đường hồi chiến tranh vậy…

(Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân đội Nhân dân 1-6-2009).

Đôi dép lốp của Bác, rõ ràng, không chỉ đã đi vào trái tim toàn thể nhân loại mà còn đi vào vũ trụ và (sẵn trớn) đi luôn vào lịch sử văn học nghệ thuật, và danh nhân của dân tộc Việt:

 “… vào năm 1970, một năm sau ngày Bác đi xa, nhà thơ Nam Yên đã viết một bài thơ lời lẽ dung dị nhưng rất mực thắm thiết, gợi lên cảm xúc thương mến Bác vô bờ. Bài thơ được nhạc sĩ Vân An phổ nhạc:

“Dép Bác, đôi dép cao su

Bác đi từ ở chiến khu Bác về

Phố phường trận địa

Nhà máy đồng quê

Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi,

Dép này, Bác trải đường dài

Dép này, Bác mở tương lai nước nhà

Đường đi chiến đấu gần xa

Dấu dép cha già dẫn lối con đi.”

Bác Hồ là biểu trưng của tất cả những gì dung dị, mang một bản sắc dân tộc Việt Nam nhuần nhị, sâu xa nhất. Ngay cả quần áo, đồ dùng tiện nghi của Bác cũng đơn sơ, mộc mạc trong đó đôi dép của Bác trở thành một hình tượng thân quen, thắm thiết đối với chúng ta… (Trung  Đức. “Đôi Dép Bác Hồ Đôi Dép Cao Su.” vietnamngayve 23-03-2013).

Hai chữ “chúng ta” trong câu văn thượng dẫn, tiếc thay, không bao gồm cái đám dân miền Nam – nơi vùng địch tạm chiếm. Ở đây, trong suốt chiều dài của cuộc chiến vừa qua không ai được mang dép như Bác, và người dân cũng thiếu vắng hình ảnh của của lãnh tụ kính yêu (cỡ Bác) để tôn thờ. Và có lẽ vì thế nên có người đã sinh ra lòng đố kỵ, ganh tị, rồi thốt ra những lời lẽ xúc phạm đến Bác một cách rất nặng nề:

Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. (Vũ Biện Điền. Phiên Bản Tình Yêu, Volume II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2012.)

Nói thư thế là “vơ đũa cả nắm.” Ở đâu mà không có kẻ này, kẻ nọ. Ở Hà Nội, cũng có người ngắm đôi dép bác Hồ với đôi mắt ráo hoảnh:

 “Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).

Ồ thì ra Bác dùng dép để chưng! Thảo nào mà đôi dép râu đã được toàn ban Tuyên Giáo Trung Ương cầy cục, bằng mọi cách, để đặt nó lên … bàn thờ tổ quốc cho bằng được mới thôi!

Và thế mới biết là cái khái niệm “chính chủ” của (đương kim) Bộ Trưởng Đinh La Thăng không phải là hoàn toàn vô lý hay vô cớ. Cùng là đôi dép cao xu, sản xuất hàng loạt, nhìn thô kệch y hệt như nhau mà Bác thì xử dụng nó như  là vật trang sức cho cuộc đời hoạt động chính trị của mình, và cũng phần nào nhờ nó mà sự nghiệp cách mạng của Bác có lúc đã lên đến “đỉnh cao chói lọi,” còn đám thường dân (dấm dớ) mà buộc phải xỏ chân vào là đời kể như khốn nạn – nếu không bỏ mạng thì cũng bỏ mẹ như chơi. Coi nè:

12/8/1967- Bù Đốp, miền Nam Việt Nam Tù binh Việt Cộng 15 tuổi… Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org

12/8/1967- Bù Đốp, miền Nam Việt Nam
Tù binh Việt Cộng 15 tuổi… Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org

 

Hình ảnh này nếu dùng để minh hoạ cho bài thơ “Vay Tuổi” của Phùng Cung là (kể như) hết xẩy:

Con vừa mười sáu tuổi đời

Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh

Đèn con tiễn đến cổng đình

Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao

Khe Sanh – Dốc miếu là đâu

Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn

Máu chiều gội đỏ hoàng hôn

Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ

Dù cũng sinh ra trong thời chinh chiến nhưng vì sống bên này vỹ tuyến nên tôi may mắn hơn những người cùng tuổi với mình. Trong khi họ chân đi dép râu, vai đeo ba lô, tay ôm súng đạn vượt Trường Sơn thì  tôi vẫn được ngồi yên lành ở trường trung học công lập Trần Hưng Đạo – Đà Lạt.

Dù vậy, rất ít khi tôi chịu ngồi yên trong lớp. Một tuần, ít nhất cũng có đến hai ba hôm tôi bỏ học. Tôi ra ngồi cà phê Tùng (Đà Lạt) để tập uống cà phê đen, hút thuốc lá Basto, nghe nhạc Beatles hay đọc Im Lặng Hố Thẳm và Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thịện  – nếu vào buổi sáng.

Chiều, tôi đi lang thang quanh đồi Cù rồi ngồi dựa gốc thông hát nhạc vàng (Thu Vàng, Chiều Vàng) nho nhỏ chỉ đủ chính mình nghe:

-         Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương

-         Trên đồi xanh chiều đã xuống dần

Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng.

Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời

Lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn

Mãi cho đến sau Mùa Hè Đỏ Lửa, khi đã hai mươi tuổi, tôi mới nhận được giấy mời của Nha Động Viên đi trình diện nhập ngũ “để sát cánh cùng quân dân cán chính chống cộng sản xâm lược.”

-Ý Trời, cộng sản xâm lược hồi nào vậy cà?

- Sao hồi giờ không nghe ai nói gì hết trơn hết trọi về cái vụ này há?

- Mà họ xâm lược làm chi mới được chớ?  Why and for what?

Đến khi tôi tìm ra được giải đáp cho những câu hỏi trên thì mọi sự đã trở nên quá muộn, tôi đã trở thành một kẻ thuộc bên thua cuộc. Dù sao (nói có thánh thần làm chứng) tôi vẫn cảm ơn Trời là đã may mắn không sinh ra và lớn lên … ở Bên Thắng Cuộc, cái bên mà vô số thiếu niên hay thiếu nữ phải đi dép râu để cùng với Bác hành quân rồi trở thành “những đoá hoa bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc” hay tù binh trên đường Trường Sơn. Hiếm hoạ mới có người vào đến được Sài Gòn để rồi trở về với con búp bê, hay cái khung xe đạp trên vai!

Nguồn ảnh: sacei07.org

Nguồn ảnh: sacei07.org

Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh. Bên nào thắng thì nhân dân cũng bại. Nhưng ở bên bại cuộc (chắc) đỡ bại hơn, chút xíu!

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

Bottom of Form

 

 

149 Phản hồi cho “Điều rất may của bên bại cuộc”

  1. Nguyễn Văn says:

    Đảng cộng phỉ và bọn lãnh đạo tàn ác trên mọi tàn ác!

    Nhìn hình ảnh mấy “cháu” nhỏ này chúng ta thấy đau buồn hơn oán trách. Tuổi này thì biết gì ngoài những vui chơi cùng sách vở với bạn bè trang lứa? Ấy thế mà các “cháu” nhỏ này bị bắt phải cầm súng thay sách vở và rừng rú thay mái trường. Tấm hình cho chúng ta thấy được cái độc ác bạo tàn của con người và chế độ cộng sản, chủ trương giết chết tuổi thơ của đất nước và dân tộc để cướp đất nước dâng ngoại bang.

    Hồ Chí Minh và đảng cộng phỉ gây chiến tranh giết chết tuổi thơ để cướp đất nước.
    Ngày nay, cái đảng cộng phỉ tiếp tục nhồi sọ các cháu nhỏ từ hàng mẫu giáo để thay chúng bảo vệ cái chế độ cộng phỉ bạo tàn còn sót của nhân loại.
    Đây là tội ác mà đảng cộng phỉ không có lý lẽ để biện minh.

  2. VC says:

    Lính VC toàn trẻ con, chưa có lông mà mà ngài lính VNCH mới nghe đã phát xón đái ra quần là sao ha, một bên chưa có lông, bên thì nghe đã tè rồi, bất lực rồi, đánh đấm gì nữa, vậy nên bây giờ già sắp xuỗng lỗ hết cả, về lại quê cha đất tổ mà tìm lại giầy dép trước chạy tụt quần để lại đi nhé!

    • saovang says:

      Những đứa nào xón đái ra quần là dưới đây nè :

      Trong bài “ Ông Võ Nguyên Giáp Như Tôi Từng Biết” – cựu đại tá Cộng sản Bùi Tín viết : Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

      Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam… ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam “.

      ***Trong bài “Tiền Và Máu “, nhà văn Huy Phương kể rằng hai người con trai của Giáp là Võ Điên Biên sinh năm 1954 và Võ Hồng Nam năm 1956 cũng đều không phải ra chiến trường. Võ Ðiện Biên sinh năm 1954, nhưng xong trung học thì Giáp cho sang du học ở Liên xô .

      • Tudo.com says:

        Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, các lãnh tụ chỉ xúi trẻ con ăn cứt gà. Đẩy cái đám dân ngu đi vào chổ chết, chúng chỉ ngồi trên hưởng thụ.

        Bằng cớ là nhờ bơ sửa mà Giáp sống cả trăm tuổi.

        Người ta nói:” nhất tướng công thành vạn cốt khô ”

        Bao nhiêu TRIỆU người Việt đã chết từ khi HCM mang CS vào VN cho đến hôm nay ?

        Cũng bởi người dân ngu quá lợn,
        Cho nên Việt Cộng mới làm vua.

      • saovang says:

        “..Đẩy cái đám dân ngu đi vào chổ chết “. Tudo.com says .

        Trong cuốn sách ” Mạng Người Lá Rụng “, nhà văn Xuân Vũ kể lại:” Nhiều anh bộ đội mười sáu, mười bảy tuổi đã không kịp từ giã gia đình, chỉ được phát cho một hộp muối và mươi viên kí nín, dăm thìa ruốc thịt, thế là đi. Họ đâu biết con đường này dài bao nhiêu cây số và hiểm nguy, độc chướng như thế nào. Bác bảo đi là đi “.

    • Vietgian says:

      Tại vì không dại chết cho đế quốc Mỹ như VC con ngu chết cho Nga Tàu. Số giầy dép đó để lại cúng giổ Bác của VC!

  3. Kẻ Giác Ngộ says:

    Cám ơn ông Tưởng Năng Tiến đã đưa link dẫn bài “những đoá hoa bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc”, nơi được mệnh danh là “tọa độ chết” năm xưa. Có đoạn:

    Nhắc đến Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), chúng ta nghĩ ngay đến tấm gương anh dũng hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong khi họ mới mười tám, đôi mươi. Với tinh thần xả thân quên mình hiên ngang trước mưa bom, bão đạn, các chị chính là biểu tượng của truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng….Trong khung cảnh ấy, khó có thể hình dung được 45 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Thật không thể tin được chính trên mảnh đất này, trung bình mỗi mét vuông đất ở Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu tới 3 quả bom tấn. Chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống nơi này 48.600 quả bom các loại. Không thể tin được nhưng đó là sự thật mà Ngã Ba Đồng Lộc phải hứng chịu“.

    Đọc đoạn trên cho ta thấy điều không thật. Ngã Ba Đồng Lộc phải hứng chịu 48.600 quả bom đủ loại, mỗi m2 đất phải gánh chịu đế 3 quả bom tấn mà chỉ có 10 nữ TNXP chết thì làm sao có thể so sánh với hàng chục ngàn bộ đội và dân thường phải bỏ mạng ở những tỉnh phía bắc trong cuộc chiến biên giới tháng 2/1979. Không lẽ 10 cô gái TNXP chết vì bom Mỹ lại giá trị hơn mấy chục ngàn bô đội và dân thường chết vì súng đạn TQ?

  4. Cả Đẫn says:

    Chuyện lính việt cộng “no hair” tôi cũng đã được thấy chết đầy cánh đồng đồi diện sân bay Tân sơn

    nhất trên đường từ Saigon đi Hớc môn vào dịp tết mậu thân, có những xác trên vai vẫn còn đeo trên

    vai cặp bánh tét. Sau khi nhìn thấy những xác chết bay đầu, mất tay… về nhà cả tuần lễ sau, khi

    ăn vẫn còn lợm giọng.
    Câu chuyện là từ ông cậu tôi, lúc đó đóng quân ở vùng hóc môn củ chi gì đó, khi thấy có lệnh ngưng bắn nên vù về nhà ăn tết, ai ngờ đâu vc trở mặt tấn công khắp nơi, lúc đó lệnh giới nghiêm và kêu gọi binh sĩ gấp rút trở về đơn vị.
    Ông cậu qúynh quáng vì súng ống vất ở ngăn kéo mà không khóa chi cả, mà phương tiện di chuyển công cộng thì không hoạt động nên đành lấy chiếc honda của gia đình ra đi, không hiểu sao ông ấy lại rủ tôi cùng đi, tôi lúc ấy còn quá trẻ, 15 tuổi, thiếu suy nghĩ, nhảy lên ngồi sau lưng.
    Ra đến đường, thấy vắng lặng như một thành phố chết, không một bóng người, trên đường đi thỉnh thỏang bị một anh lính chiến nấp ở một chỗ nào đó phóng ra chận lại xét giấy tờ, sau khi trình thẻ quân nhân và tôi: thẻ học sinh, đều được cho qua.
    Xuống đến ngã tư Bẩy hiền hướng về phía hốc môn đã thấy lác đác người và súc vật chết ở lề đường. Nhưng khi đến ngang cánh đồng đối diện vành đai phi trường thì ôi thôi, xác chết nằm bên vệ đường phía bên kia phi trường không đếm xuể, những khuôn mặt non choẹt cỡ tuổi tôi nằm chết banh xác thật tội nghiêp.
    Sau này nhờ báo chí mới biết là đơn vị vc tấn công phi trường không thể vuợt qua lộ để tới sát vành
    đai vì hỏa lực phòng thủ quá mạnh nên nằm lại ven đường bên này bắn qua, không ngờ bị môt lực lượng thủy quân lục chiến khóa chặt sau lưng, sau đó trực thăng được gọi đến và cảnh “dear hunter” xảy ra, không một mạng nào thoát.
    Trong những người nằm lại ven đường, có 4 thường dân hai đàn ông hai đàn bà, trên lộ ngay chỗ 4
    người này có một chiếc taxi, có lẽ khi chiếc taxi này vừa tới nơi thì chiến sự xảy ra, hai bên đang
    bắn nhau nên ngừng xe và xuống nấp ở ven đường, nhưng trên trực thăng nhìn xuống thì không thể nào phân biệt được ai là thường dân, ai là vc nên chết oan!
    Có lẽ cánh đồng này bây giờ không còn là đồng trống nữa mà đã mọc đầy nhà cửa rồi!

  5. tonydo says:

    Kính gửi qúi trưởng thượng!
    Gửi các bạn trẻ dư luận viên! (Vì chắc chắn mấy khứa già trong nước, kẻ bận đi ăn “phở” người bận nhậu rượu Vodka Made in Viet-Nam, chẳng có giờ mà vô cái diễn đàn trí thức này).
    Những đội quân chính quy hiện đại như Hoa Kỳ, một người cầm súng chỉ cần một người phía sau lo mặt hậu cần, vì họ có đủ phương tiện cơ giới. Về phía Việt Cộng, họ toàn chơi bằng xe “căng hải” tức là hai cẳng nên một người nhắm bắn đối phương phải có tới ba đồng chí lo phần tiếp liệu, trong đó có các cháu nhỏ, các em xinh đẹp, mơn mởn xuân tình Bắc Kỳ rau muống luộc còn gọi là thanh niên xung phong mà sau này sẽ có cả làng sống độc thân trọn đời.
    Chính vì vậy nếu so sánh với Quân Lực VNCH cộng chung cao bồi Téc Xịt thì hai bên ngang ngửa nhưng thực tế nếu chỉ tính những người có thể bóp cò hạ thủ đối phương thì Việt Cộng là số ít.
    Có người bảo bài này chủ ý để đưa cái điếm đàng, ma thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh dùng đôi dép cao su làm từ lốp xe ô tô để đưa thiên hạ vào mê hồn trận.
    Đã chơi cái trò chính trị mà không điếm đàng, ma giáo thì cách tốt nhất để khỏi bị thịt hoặc thân tàn ma dại là ở mẹ nó nhà đuổi gà cho vợ…
    Ngay ở Mỹ này, nơi được nhiều người ca ngợi là tam quyền phân lập rõ ràng, ấy vậy có vị nào làm ơn trả lời dùm em vụ:
    White House counsel Vince Foster. Liệu ông ta tự tử thật hay ai đó…đã bịt miệng con bài này?
    Vụ Whitewater (controversy) bà Susan McDougal đã chấp nhận không khai “ngậm miệng” để đi tù, nếu không thì chuyện gì sẽ xẩy ra.v.v..cho tính mạng của bà ta?
    Cho đến nay chưa ai biết kẻ đứng đằng sau vụ ám sát Tổng Thống JFK Kennedy và lý do chính xác của nó.
    Vụ tain nạn máy bay của người con trai của TT Kennedy (Jr) và vợ có thật là một tai nạn kỹ thuật hay..? Vì vụ này xẩy ra ngay sau khi tạp chí George Magazine do anh ta làm chủ, bắt đầu viết về chính trị, thay vì đơn thuấn kinh tế.
    Ôi thôi lại thêm vụ Monica Lewinsky, hay Paula Jones .v.v. Đâu cũng vào đó.
    Xin qúi đàn anh đừng hiểu nhầm em, chứ TT Ngô Đình Diệm hay TT Nguyễn Văn Thiệu mà “Điếm” lên một chút thì dân ta có nhờ.
    Kính.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      VậY tình hình trước mắt , theo Ý của Đổ Huynh thì nên “ĐIẾM” na nàm sao để cho Dân nhờ…

      Merry X’MAS Đổ Huynh

      • tonydo says:

        Thân chúc nhị vị Đại Ca Trọng Dân và ngài quan Năm Tiên,,,Dâm ấy quên, Dâm Tiên một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một Năm Mới tràn đầy Hồng Ân Chúa.
        Hẹn gặp lại nơi Cố Quận một ngày không xa, lúc đó mọi người đều cười há miệng thật lớn, nhe hàm răng trắng muốt như mấy em Đầm xứ Cờ Huê này.
        Dân tình sẽ vui vẻ hơn, nhà cửa khang trang hơn, cuộc sống sẽ sung túc hơn cho tất cả con Dân Việt Nam ta.
        Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã có câu nói để đời mà ngay lập tức đã không biết bao người tưng tửng, thiếu suy nghĩ chống đối điên cuồng:
        Mẹ Việt Nam có lúc Vàng, lúc Đỏ song Mẹ luôn thương yêu các con mình.
        Kính.

  6. Le Van 9 says:

    Có một điều chắc chắn là thanh niên miền Nam không “thằng” nào mơ cái “đổng”, cái “đài”, hay cái “đạp” cả, dù có “không người lái, hai cửa sổ, có đèn” thì cũng thế thôi. Hỏi bác Dâm Tiên thì rõ, đúng không bác Ý? Có thể mơ màng hão huyền chuyện hiện sinh vớ vẩn linh tinh như tác giả, nhưng nhất định là không thèm củ khoai!

    • tonydo says:

      Ông Le Van 9 này viết ngắn gọn nhẹ nhàng, dễ thương thật.
      Đổng, Đài, Đạp là giấc mơ sang giầu của nhiều trai trẻ bắc kỳ rau muống sống đã liều mình sinh bắc tử nam mới có được.
      Ngày hôm nay khi Việt kiều khúc ruột xa ngàn dặm về thăm lại quê nhà thì nào là iphone để trên bàn, nào là vén tay áo cho hở đồng hồ Rolex vàng sáng chói hay dúi tận mặt Việt kiều yêu mến hết sức thân thương mấy cái hột xoàn to tổ bố, lóng lánh như sao trời. Rồi thì nào là đầu tư xuất ngoại, nào là thông gia với ông lớn này, bà tướng nọ.v.v.
      Ấy vậy chứ họ cứ ngồi cho đến khi Việt Kiều anh dũng trả tiền bàn xong đâu đó mới bái bai không see you nữa.
      Vì Việt kiều dởm, đọi.. ra mặt.

    • DâM TiêN says:

      Có phải chú Văn của cháu 7-Hiền đấy không ạ?
      Chú sắp thay Huyền Vũ rồi đó,…
      Sang năm, Brazil.
      Meilleurs voeux pour Noel et toujours, Ý

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Merry X’Mas DâM Tráng Sĩ

      • Tô Mã Ý says:

        Thành chúc anh bình nơi Nguyễn Trọng Dân và quý quyến,

        trong niềm tin và ánh sáng Cộng Hòa.

        Cùng thành chúc Trang Báo Nhà và quý độc giả thân kính
        một ngày về không xa, dựng lại quê nhà.= Kính trọng,

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        HAPPY NEW YEAR !

        Xin chào nhau với Tình Người
        Với lòng Yêu Nước _ Nụ Cười Lạc Quan

  7. Quy mã says:

    Điều rất may của bên bại cuộc là thua mà còn nguyên cả, người, vũ khí,… Còn nguyên cả sau đó lại được quy mã, may mắn thiệt ha?

  8. Tập Làm Văn says:

    Thương thay phụ nữ Việt Nam
    Miền Bắc theo đảng việt gian cáo hồ
    Chiến tranh hăng hái nhào vô
    Hiến thân cho đảng bây giờ ra sao?

    Góp hết tuổi thanh xuân cho ĐẢNG (thay vì cho đất nước), những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn trở về đều đã quá lứa, lỡ thì. Người may mắn lắm mới có một gia đình hạnh phúc, còn lại đều nổi lênh bênh giữa dòng đời. Người không chồng con, phải sống trong cô quạnh. Người khá hơn một chút, được tiếng có chồng nhưng phải chịu thân phận làm lẽ với những tiếng thở dài ai oán!

    Sự khàc biệt thân phận người phụ nữ Việt Nam giữa hai miền Bắc-Nam:

    Số phận của những người nữ TNXP gắn liền với “đôi dép” của bác Hồ?

    Ngược lại những người nữ quân nhân QLVNCH (miền Nam) thì ai cũng có gia đình êm ấm và có địa vị trong xã hội..

  9. Tập Làm Văn says:

    Đường bác (Hồ) đi là con đường bi đát
    Mang đôi dép bác là tan nát đời trai
    Nữ thanh niên xung phong thân phận khóc dài
    Nát cuộc đời vì “tin bác” dấn thân!

  10. Huỳnh ngọc Tuấn says:

    Chiến thắng của đảng CS nhưng là bất hạnh và đau khổ của toàn dân.
    Xin được đưa bài này lên FB anh Tiến nhé.

    • DâM TiêN says:

      Ông Tuấn ạ:

      Như vậy là người ta đã trao vô tay Cộng phỉ

      một trái táo tẩm bùa mê rôi. ( Tô Mã Ý)

Leave a Reply to Cả Đẫn