WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Dzũng và tôi

vietdzung

Đúng hẹn, tôi có mặt tại Radio Bolsa. Lúc đó anh Khúc Mình cũng vừa từ phòng thu âm bước ra, đi đàng sau là chị Minh Phượng. “Dzũng hôm nay bịnh không đi làm”, chị Minh Phượng bảo, “cũng không thấy nó gọi nên em không biết sức khỏe thế nào rồi. Hôm nay anh Khanh phải làm việc một mình”. Chị vừa nói xong, anh Khúc Minh bảo thêm “tôi thấy Dzũng nó bị bịnh nhiều lắm ông Khanh à” đi kèm với câu “sức khỏe không tốt, nó cứ phải nghỉ hoài à”.

Chuyện Việt Dzũng thỉnh thoảng phải nghỉ bệnh không thể đi làm là điều tôi được nghe chính anh nói hồi tháng trước, khi hai anh em đứng hút điếu thuốc lá trước khi chia tay nhau. “Sức khỏe của em lúc này yếu lắm anh”, Dzũng vừa nói vừa nhìn tôi. “Việc làm thì quá nhiều, việc muốn làm thì chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra bãi đậu xe, bảo tiếp “anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không”.

Tôi gặp Việt Dzũng lần đầu tiên hồi năm 1981 ở Washington D.C., lúc anh lên tham gia cuộc biểu tình kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới mở rộng vòng tay đón thuyền nhân Việt Nam. Lúc đó anh đã là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản nhạc mà người Việt trong và ngoài nước ai nấy đều thuộc lòng, còn tôi chỉ là một anh sinh viên sửa soạn ra trường với ước mở trở lại nghề dậy học. Phải thú thật cả 2 anh em không ai chú ý đến ai, chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, và chính sau này cả Dzũng lẫn tôi đều nhiều lần bảo với nhau “không ngờ anh em mình lại làm việc chung với nhau được 30 năm”.

Điều giúp anh em chúng tôi gắn bó với nhau ngay từ lúc đầu là chuyện Dzũng học Đại Học Nebraska, “trường nay tôi cũng nộp đơn xin học nhưng họ không cho học bổng, bắt đóng tiền nặng quá nên tôi đầu hàng”. Tôi còn nhớ Dzũng hỏi “tại sao anh lại chọn Nebraska”, tôi trả lời lúc vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ, “nghe nói trường nổi tiếng là trường phải có hội football lớn, và Nebraska nằm trong tiêu chuẩn quan trọng đó”. Dzũng hỏi lại “thế anh có biết football không?”. “Biết chứ nhưng không nhiều, chỉ biết sơ sơ thôi”. Nói xong cả hai anh em cùng phá lên cười.

Tối hôm đó ở nhà anh Nguyễn Lương Sơn, tôi may mắn được nghe Dzũng và chị Nguyệt Ánh cùng cất tiếng hát những bản nhạc viết về thuyền nhân cho đến những bài ca tranh đấu mang nội dung nhắc nhở những người may mắn đến được bến bờ tự do đừng quên những người không may còn ở lại, nhắn nhủ những người đã đi định cư đừng quên số phận của những người đang trên đường vượt biển hay đã đến được trại tỵ nạn. Không ai nói với nhau một lời, cả nhóm đều hiểu mỗi bài hát anh và chị Nguyệt Ánh cất lên là mỗi bài hát đánh thức lương tâm của con người, anh em chừng chục người chỉ biết lặng im ngồi nghe, hết người này đến người khác đưa tay vội vàng chùi nước mắt trong căn phòng ngập khói thuốc lá. Cũng tối hôm đó, may mắn được ngồi cạnh chị Nguyệt Ánh và anh nên tôi nghe được hai người bàn chuyện cùng nhau đi một vòng nước Mỹ và các châu lục khác. Kể từ hôm đó, người Việt tỵ nạn bắt đầu nhìn thấy chị Nguyệt Ánh và Việt Dzũng trên sân khấu.

Phải hơn một chục năm sau ngày gặp nhau, anh em chúng tôi mới có dịp thật sự làm việc chung với nhau. Khởi đầu là ở Little Saigon Radio, khi anh Nguyễn Hữu Công gọi điện thoại nhờ tôi làm thông tín viên tại thủ đô, “người làm việc chung với cậu là Việt Dzũng”, anh Công cho tôi biết. Thật tình lúc đó tôi ngần ngại vì dù đã biết nhau nhưng ở quá xa, làm sao có thể ăn khớp với nhau được, và lại tôi ngại làm việc với những người nổi tiếng lắm. Tôi nêu chuyện này với anh Công, anh trả lời “cậu cứ yên trí đi, Dzũng nó khéo lắm, biết đủ chuyện để có thể tán với cậu trên đài”.

Lời nói với giọng đầy tự tin của anh Công giúp tôi thêm can đảm để nhận lời, bắt nhịp cầu truyền thanh nối liền miền Đông và miền Tây của nước Mỹ. Cũng phải nói luôn chính cái “khéo” của Dũng giúp tôi trình bày vấn đề lưu loát hơn, và cũng nhờ Dzũng đưa ý kiến “anh em mình làm thêm chương trình thể thao hàng tuần chuyên bàn cá độ cà na” giúp tôi thật sự trở thành người miền Đông được thính giả miền Tây biết đến. Có lần tôi bảo với Dzũng “anh em mình làm việc với nhau mỗi ngày nhưng chương trình football là chương trình được thính giả biết đến nhiều nhất”. Dzũng cười, bảo “không phải như vậy đâu anh. Chương trình nào thính giả cũng thích cả, chính trị hay thể thao thính giả đều thích như nhau, miễn là mình làm việc tận tâm, giúp họ nghe một bản tin quan trọng như đừng quá căng thẳng”.

Làm việc với nhau ở Little Saigon Radio được vài năm thì Dzũng cùng với một số bạn bé quyết định lập đài riêng mang tên Radio Bolsa, tôi được rủ sang làm việc chung. Ngày phát thanh đầu tiên của Đài không có tôi, gần một tuần lễ sau tôi mới góp tiếng. Tôi còn nhớ sau bản tin ghi từ D.C. về California, Dzũng gọi cho tôi để nói lời cám ơn, kèm theo đó là lời nhắn nhủ “anh đừng bỏ tụi em nghe”. Câu nói chân tình đó của Dzũng là một trong những động lực thúc đẩy tôi liên tục làm việc mỗi ngày với anh và với những anh em khác của Đài.

4- Giữa tháng 11 tôi có việc phải sang California. Lần nào cũng như lần nào, đã sang tới nơi thì bắt buộc phải ghé đài làm bản tin tại chỗ với Việt Dzũng. Cũng như thường lệ, chương trình tin tức vừa xong anh em chúng tôi cùng nhau ra bãi đậu xe hút thuốc lá. Hôm đó Dzũng bảo “năm nay là năm kỷ niệm 30 năm ngày anh em mình chính thức làm việc với nhau, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm ngày anh em mình làm radio chung với nhau”. Tôi chưa kịp trả lời thì Dzũng bảo luôn “lần tới anh sang đây, em sẽ đưa anh đi nhậu. Anh thích nhà hàng nào cứ cho em biết, gọi tất cả anh em, bạn bè đi nhậu chung cho vui”. Thời điểm hai anh em đồng ý với nhau: khoảng một tuần trước Lễ Giáng Sinh cho tới Tết Tây 2014, đồng ý hôm đó “sẽ làm bản tin tổng kết cuối năm 2013” và sau đó “đi nhậu”.

Đúng hẹn với Dzũng, tôi xuống Orange County vào ngày thứ Năm, sáng hôm sau (thứ Sáu 20 tháng Mười Hai), tôi ghé Đài không thấy Dzũng. Ngồi làm bản tin lúc 9 giờ 40 với chị Minh Phượng vừa xong thì thấy Cô Nhung -mẹ Dzũng- bước vào, tay xách theo 2 túi quà “bác mua tặng cho mấy đứa”. Tôi nghe rõ Cô Nhung hỏi mọi người “thế thằng Dzũng đâu” vì chính Cô cũng không biết Dzũng ốm nằm ở nhà. Đưa quà xong, đứng lại nói chuyện chừng vài phút thì Cô ra về, bảo với tôi “Cô về ghé nhà thăm em nó”, bảo thêm “lúc này nó hay mệt lắm anh ạ, hệ thống miễn nhiễm yếu lắm. Thế nào Cô cũng bảo với em nó là có gặp anh Khanh”.

Rời Radio Bolsa, tôi ghé qua thăm một số bạn bè quen cũ nói dăm ba câu chuyện rồi lại lên xe định ghé một tiệm nào đó kiếm khúc bánh mì gặm cho đỡ đói. Đi chưa tới nơi thì điện thoại reo, chị Minh Phương khóc òa báo tin “Dzũng chết rồi anh Khanh ơi, anh chạy ngay vào nhà thương đi”.

Tôi sững sờ khi nghe tin mình không bao giờ muốn nghe. Không tin chuyện đó lại xảy ra vì chỉ 2 ngày trước đó anh em chúng tôi còn làm bản tin ngày thứ Tư, cũng không thể ngờ chỉ trong chớp nhoáng mà mình mất đi một người bạn, một người em, một đồng nghiệp đã gắn bó với nhau trong suốt mấy chục năm trời. Tôi bỗng dưng nhớ lại có lần bảo với Dzũng “ai cũng nói gặp nhau 1 lần đã là may, làm việc với nhau một ngày đã là quý, ít người có cơ hội làm việc với nhau mấy chục năm như anh em mình”. Nghe vậy Dzũng cười trả lời “tại anh em mình có duyên với nhau”, kể thêm “rất nhiều người hỏi em là anh em mình có soạn bài trước hay không mà tung hứng ăn khớp quá. Em trả lời không thì họ không tin, nên cuối cùng em bảo là có duyên nên anh với em mới tung bắt nhịp nhàng được như thế”.

Vừa lái xe vào nhà thương, tôi vừa nghĩ đến những câu chuyện Dzũng và tôi trao đổi với nhau trong suốt 30 năm qua, nhớ lại ngày đầu tiên khi gặp nhau ở Virginia và lần cuối cùng đứng nói chuyện với nhau ở California. Nhớ như in ngày đầu thấy Dzũng chống cặp nạng hút thuốc lá Kool, bây giờ cặp nạng vẫn còn, dáng người mập hơn, thuốc lá thì đã đổi sang thành Salem Light hoặc những loại thuốc lá bạc hà khác, nhớ có lần vừa hút thuốc vừa ho, Dzũng than “em hút thuốc nhiều quá nên cứ ho hoài”. Thương người bạn mình, tôi nói đùa “tôi có biết mấy cô cả đời không bao giờ hút thuốc nhưng chỉ vì lỡ dại hôn đứa hút thuốc nên cũng thúng thắng ho đấy”. Nghe tôi nói xong, Dzũng cười vang ầm cả phòng, bảo “ông anh này thiệt tình…”, và tiếp tục… hút thuốc.

Tôi cũng nghĩ đến những gì Dzũng đã tận tụy làm cho mọi người -trong đó có tôi-, và những bản nhạc anh viết chạy thật nhanh trong đầu tôi, trong đó có những bản tôi may mắn được ngồi nghe anh vừa đàn vừa hát. Đó là những bài hát Dzũng đã viết cho chúng ta và tất cả chúng ta đều đã từng hát với nhau hay hát cho nhau nghe những bản nhạc đó. Tôi cũng nhớ đến bản nhạc rất quen thuộc của anh mà tôi cùng mọi người đều nhớ và yêu thích nhất là bản “Một Chút Quà Cho Quê Hương”. Mãi đến khi anh mất rồi, tôi mới chợt hiều chính anh là “món quà” quý báu nhất của quê hương.

Tôi cũng tin rằng tất cả chúng ta đều đã có “duyên” được nghe anh hát, được hát nhạc của anh, được nhìn thấy anh đứng trên sân khấu làm MC, được nghe anh nói chuyện. Từ “duyên” sang “nợ”, tôi tin tất cả chúng ta đều nợ Dzũng một lời cám ơn, cám ơn anh đã dành hết những gì anh có cho chúng tôi. Đáng lẽ lời cám ơn đó chúng ta phải gửi đến anh từ lâu, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.

Với cá nhân tôi, có còn điều gì để nói về Dzũng hay không? Còn nhiều lắm. Tôi không bao giờ quên cứ mỗi lần không hài lòng về tôi, Dzũng chỉ bảo “anh chơi như vậy thì anh chơi với ai?”. Dzũng à, Dzũng bảo anh Khanh “đừng bỏ tụi em”, bây giờ Dzũng bỏ anh em mà không nói cả lời chia tay. Đã thế, Dzũng còn hẹn anh Khanh xuống đây làm một chầu nhậu đánh dấu 30 năm làm việc chung, chầu nhậu đó sẽ không bao giờ có chỉ vì không còn Dzũng.

“Dzũng chơi như vậy thì Dzũng chơi với ai?”.

© Đàn Chim Việt

Tags:

10 Phản hồi cho “Việt Dzũng và tôi”

  1. tudo says:

    Dường như 1 Trung tâm bande nhạc không ……hợp jeu ! với VD …..? hay hoặc VD khi sống không cãm tình với Trung tâm nầy…. ? . Hi…hi…..long tự trọng của loài NGƯỜI…..!!!! .

  2. huemai says:

    Năm mươi lăm năm sống trên cõi đời, chịu đựng sự đau đớn thể xác và nỗi đau tinh thần quê hương, dân tộc bị đọa đày dước chế độ CS, những gì Việt Dzũng làm đã khiến anh trở thành BẤT TỬ trong lòng người dân Việt.

  3. nguenha says:

    Việt Dũng ! một người tàn tật không lo cho chính bản thân mình,mà đi lo cho tha nhân,cho mọi người…
    Thế mới lạ !! Ở trên đời nầy chỉ có Chúa và Phật.: Chịu cực hình,từ bỏ gác ngọc ,lầu vàng..để cứu độ
    chúng sanh. Bản than tôi ,đả qua nhiều giai đoạn của cuộc đời, thấy khó tìm một người như VD! Tàn tật,tự lực cánh sinh,không ăn bám vào Xả hôi,đả là chuyện quý-hiếm! Huống chi ,đả tàn tật mà còn trở thành ân -nhân của mọi người !! Việt Dũng đúng là loài chim quý,là hạt ngọc của người Việt tỵ nạn Cs!
    Nhân đây qua “hiện tượng VD”,chúng ta thấy gì: CS ghét VD,đồng bào thương yêu VD,thì trước sau gì CS cũng “Xụm-ba-chè” !!

  4. Trung Kiên says:

    Việt Dzũng đi rồi những “ANH” vẫn còn ở lại đây!

    Xin mượn bài viết của tác giả Bùi Văn Phú để tưởng nhớ đến anh Việt Dzũng!

    Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn.

    Em vẫn mơ một ngày nào
    Anh với em chung tình bạc đầu
    Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già
    Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
    Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò
    Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
    Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
    Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…

    Một giấc mơ đơn sơ và hiền hoà quá phải không anh Việt Dzũng?

  5. Người Buôn Mộng says:

    FYI, I’m going to write following verse in the book of condolences normally available at the entrance of the Holy Spirit Church, 17270 Ward St., Fountain Valley, CA 92708 when the funeral mass for Viet Dzung is scheduled to take place on Monday, DEC 30, 2013:

    Con xin Thượng Đế toàn năng
    Ban cho Việt Dzũng vĩnh hằng đặc ân.
    Năm mươi năm tuổi vì dân,
    Mừng anh trở lại dừng chân bên Người.

    May he rest in peace …

  6. w.h.o says:

    VietDzung một người đàn ông tật nguyền thể xác! Nhưng,
    VIetDzung một chiến sỉ cho Tự Do Dân Chủ tuyệt vời!

    VietDzung một tinh thần nhân bản làm triệu lòng người cảm phục! Nhưng,
    VietDzung một tinh thần chính nghĩa Quốc Gia làm Cộng Sản run sợ!

    Cám ơn Việt Dzũng !
    Xin cúi đầu Bái Phục !

  7. Austin Pham says:

    Cám ơn Việt Dzũng, anh là chứng nhân của bên bại cuộc đã vinh danh lẽ toàn thắng sáng ngời. Tôi không biết nói gì hơn ngoài sự an lòng rằng anh đang R.I.P trong vòng tay của đấng toàn năng và sự dấn thân của anh sẽ được tiếp nối bởi muôn người Việt Nam khác trong công cuộc đấu tranh cho tự do, nhân quyền và công lý.
    Thành kính phân ưu cùng gia đình, xin chia sẻ nỗi đau mất mát với cộng đồng người Việt hải ngoại trên toan thế giới. Tạm biệt Việt Dzũng.
    Austin Pham

  8. Người Buôn Mộng says:

    Lời nguyện cầu cuối năm

    * * *
    Con xin Thượng Đế trên trời
    Dành cho Việt Dzũng một nơi yên nằm
    Một đời vì nước, cho dân
    Năm mươi năm tuổi hiến dâng cho người

  9. Tommy says:

    Một nén nhang lòng, kính gởi đến người Ca sỉ, Nhạc Sỉ tài ba và lổi lạc trong cộng đồng người Việt Quốc Gia ở khắp mọi nơi. Nguyện cầu Hương Linh anh Việt Dũng sớm siêu sanh về cỏi Vĩnh hằng.

    Anh Việt Dũng mất đi, Tổ Quốc Việt Nam mất đi người con cưng, Cộng đồng người Việt Quốc Gia mất đi một chiến hữu trường kỳ, mai phục. Đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do -Dân Chủ và Nhân Bản, trung tâm ca nhạc Asia mất đi người MC duyên dáng và dể thương, những con người thích về dòng nhạc đấu tranh, quê hương và con người. Mất đi người nhạc sỉ Tài ba. Xin nghiêng mình trước thi hài của anh, và gửi lời chia buồn đến Gia đình , thân bằng quyến thuộc và tất cả những người bạn hữu cùng những Fan của Anh. Nguyện cầu hương hồn anh sớm về nơi cỏi vỉnh hằng.

  10. nguyenlan says:

    ” Dzũng vừa nói vừa nhìn tôi. “Việc làm thì quá nhiều, việc muốn làm thì chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra bãi đậu xe, bảo tiếp “anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không”. Trích .

    “Hùm chết để da, người chết để tiếng ” . Những câu nói trên xứng đáng được đi vào lịch sử của cộng đồng người Việt hải ngoại .

Leave a Reply to Austin Pham