WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972

Kissinger và Nixon

Kissinger và Nixon

Đây là trận oanh tạc lớn nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai, tôi đã viết hai bài về trận này mấy năm trước: bài “Trận mưa bom Giáng Sinh” nói về khía cạnh quân sự, bài “Trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972” nghiêng về khía cạnh chính trị.

Bây giờ viết về trận này, tôi nói riêng về nguyên do chính của chiến dịch.

Luật chấm dứt chiến tranh

Cộng Sản Việt Nam thiệt hại nặng trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, khoảng 58,000 cán binh bị giết, họ chấp nhận thương thuyết với Mỹ

Hòa đàm Paris khai mạc từ 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự đàm phán dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Nixon 1969. Tại cuộc Hội nghị này việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do mật đàm giữa Kissinger, Bộ trưởng ngoại giao, cố vấn an ninh TT Mỹ và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn CS Bắc Việt bắt đầu từ 4-8-1969.

Mới đầu Nixon và Kissinger tưởng chỉ một năm là có thể đàm phán xong và ký Hiệp định nhưng không dè nó kéo dài lê thê cho tới hết nhiệm kỳ. Sở dĩ như vậy vì BV áp dụng trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như trên bàn Hội nghị. Phái đoàn CS Hà Nội đưa ra một số yêu sách cứng ngắc, Kissinger gọi đó là những hàng chữ khắc vào trong đá, họ đòi Mỹ rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ VNCH.

BV vô cùng ngoan cố, Kissinger soạn thảo một kế hoạch oanh tạc mạnh để thúc đẩy hòa đàm nhưng sau lại hủy bỏ vì sợ chống đối. BV kiên trì đòi hỏi Mỹ phải giải quyết những điều kiện tiên quyết trên vì biết Hành pháp đang bị Quốc hội và người dân chống đối.

Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy (1)

Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, có lẽ họ muốn ký sớm vì biết Nixon sẽ đắc cử, khi ấy ông sẽ cứng rắn hơn. BV không đòi lật đổ Thiệu, không liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền nam. Đổi lại Mỹ phải nhượng bộ cho họ được ở lại miền Nam . Hai bên đã ký Dự thảo ngày 9-10-1972, sẽ ký chính thức ngày 26-10.

Ngày 19-10 Kissinger sang Sài Gòn mấy ngày để đưa TT Thiệu duyệt ký nhưng phía VNCH chống đối mạnh. TT Nixon biết cựu Tư lệnh Westmoreland và các nhà lãnh đạo quân sự chống bản Dự thảo vì thế chính ông cũng đồng ý với Thiệu (2) và bảo Kissinger đừng ép Thiệu.

Sau đó cuộc đàm phán tháng 11 tại Paris không có kết quả, cuối tháng 11 TT Thiệu cử Nguyễn Phú Đức (phụ tá ngoại vụ) sang Mỹ. TT Nixon nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với Mỹ (Hành pháp) thì sẽ không xin được Quốc hội viện trợ, ông cũng cho biết các vị Trưởng khối, Chức sắc… tại Quốc hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford… cho biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc hội có thể sẽ ra luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại (3)

Ngày 9-11-1972 TT Nixon cử Tướng Haig (Phụ tá quân sự của Kissinger) sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu sớm ký Hiệp định vì kéo dài càng nguy hiểm, ngày 8-12 sẽ là hạn chót phải ký trước kỳ họp của Quốc hội vào đầu tháng giêng 1973 (4) . Nixon tin rằng Lập pháp sẽ ra luật Chấm dứt chiến tranh.

Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Mark Clodfelter nói cuối tháng 11, Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh (5)

George Moss nói Kissinger biết là BV trì hoãn hòa đàm, tránh né ký Hiệp định, gây chia rẽ Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn. Họ chờ phiên họp của Quốc hội tháng 1- 1973. Quốc hội Dân chủ, khuynh hướng bồ câu sẽ cắt các ngân khoản chiến tranh buộc Hành pháp phải rút quân khỏi VN, miền Nam bị Mỹ bỏ rơi sẽ bị BV tấn công sụp đổ. Sau nhiều tuần cò cưa, biết là Hà Nội muốn phá Hòa đàm, Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12, ông đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS (6)

Phillip B Davidson cũng nói (7) Kissinger Nixon nhận thấy BV trì hoãn đàm phán vì hai lý do: trước hết đào sâu hố chia rẽ giữa VNCH và Mỹ. Nixon cho là Bộ chính trị CSBV biết rằng có nhiếu đe dọa cắt viện trợ từ phía Mỹ trừ khi Thiệu chịu ký kết. Sau đó Hà Nội quyết định chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến, thật ra Quốc hội rất có thể làm như vậy.

Theo Mark Clodfelter (8) ngày 24-11-1972, Nixon khuyên Kissinger tạm bỏ đàm phán một tuần nếu không có kết quả và sẽ cho oanh tạc mạnh, ông cho là thiếu áp lực quân sự sẽ khó ký kết. TT bèn họp Bộ tham mưu liên quân ngày 30-11 để bàn về áp lực quân sự nếu hòa đàm thất bại. Ban TMLQ cho biết có hai kế hoạch: một là oanh tạc ba ngày, hai oanh tạc sáu ngày tại trung tâm BV.

Tại Paris ngày 4-12-1972, Thọ trở mặt rút các điều khoản đã nhượng bộ trước đây, hai ngày sau họ vẫn nói y như vậy, Nixon nói nếu kỳ sau không tiến bộ sẽ cho oanh tạc. Về điểm này tác giả Walter Isaacson, lại nói khác (9) ngày 5 và 6-12-1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.

Kissinger phải nhượng bộ CS để được ký kết sớm vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 11-12 Thọ bác bỏ đề nghị của Kissinger và còn đòi Mỹ rút hết cố vấn kỹ thuật ra khỏi miền Nam , Kissinger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán. Ngày 12-12 Thọ nói sẽ về Hà Nội, Kissinger biết là hòa đàm vô vọng bèn (đánh điện) khuyên Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố và cũng áp lực Sài Gòn cho họ biết họ không thể ép ta (10)

Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc và gọi Kissinger về, ngày 14-12 Kissinger và Tướng Haig họp với Tổng thống. Haig đề nghị lần này phải oanh tạc, khác với trận Linebacker I trước đây, lần này Nixon muốn xử dụng chiến dịch Linebacker II để BV chấm dứt cái trò kéo dài đàm phán. Sự khác biệt giữa hai chiến dịch này ở chỗ, Linbacker I (từ tháng 5 tới tháng 10-1972) giống như các trận oanh tạc tại Đức, Nhật, Triều Tiên để phá hủy bộ máy chiến tranh địch nhưng Linebacker II vừa phá bộ máy vừa đánh sụp ý chí của CSBV. B-52 vừa có hỏa lực dữ dội lại không phụ thuộc vào thời tiết khiến cho địch phải kinh hoàng.

Nixon không lên truyền hình thông báo cũng như không gửi tối hậu thư để bảo đảm hiệu quả, chỉ cho Kissinger họp báo ngày 16-12 nói vì BV ngoan cố nên ta phải có biện pháp mạnh. Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 18-12 để đưa thư của TT Mỹ cho ông Thiệu nói phải hợp tác nếu không Mỹ sẽ ký riêng với CS.

Kế hoạch này dùng sức mạnh tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất trên những mục tiêu đáng giá của Hà Nội, Nixon muốn dân Hà Nội phải nghe tiếng bom nhưng tránh thiệt hại tối đa cho thường dân, oanh tạc suốt đêm cho địch khiếp hãi. Phương châm của Nixon là phải tận dụng sức mạnh, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự (11). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc Moorer:

“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon xử dụng Linebacker II tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch để họ phải trở lại bàn Hội nghị, cũng để chứng tỏ cho miền Nam thấy ông là con người thép (12)

Diễn tiến trận oanh tạc

19 giờ 45 ngày 18-12 bắt đầu oanh tạc, 48 chiếc B-52 đánh đợt đầu trong ba đợt mục tiêu: Kho Kinh Nở, ga xe lửa Yên Viễn, ba phi trường ngoai ô Hà Nội. Phi cơ bay từ Tây sang Đông gần biên giới Hoa –Việt rồi chuyển xuống Tây Nam ném bom xong bay về hướng Tây. Khoảng 94% máy bay đánh trúng mục tiêu, có ba B-52 bị hạ, hai bị thương nặng, tỷ lệ thiệt hại 3% coi như chấp nhận được.

Hai ngày sau kế hoạch y như cũ về trọng lượng, đường bay, ngày 19 -12 có 93 B-52 oanh tạc nhà máy điện Thái Nguyên, ga xe lửa Yên Viễn làm ba đợt, có hai B-52 bị hư hại. Ngày 20 gồm 93 B-52 đánh ga xe lửa Yên Viễn, nhà máy điện Thái Nguyên, kho chứa nhiên liệu thuộc phạm vi Kinh Nở, Hà Nội, có sáu B-52 bị hạ. Vì ngựa quen đường cũ đã khiến phòng không BV có kinh nghiệm, họ phóng 300 quả lên mục tiêu, sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc. Tỷ lệ thiệt hại rất cao 6% khiến Nixon tức giận chiến thuật ngựa quen đường cũ của thuộc cấp.

Tướng John Meyer giảm phi vụ xuống còn 30 B-52 một ngày, căn cứ Utapao (Thái Lan) có thể cung cấp, vì chỉ bay mất 4 giờ nên không cần tiếp săng. Ngày 21 mất thêm hai B-52, ngày 22 đánh các kho hàng, ga xe lửa Hải Phòng và hai ngày sau đánh các đơn vị hỏa tiễn SAM của địch. Kế hoạch được thay đổi như sau: B-52 bay qua vịnh BV ngày 22 giả vờ đánh Hà Nội trước khi quay lại đánh Hải Phòng, ngày 22, 24 không bị thiệt hại. Chiến dịch nghỉ 24 tiếng nhân lễ Giáng Sinh

Ngày 22 Nixon đánh điện hỏi Hà Nội nếu chịu trở lại họp ngày 3-1-1973 thì sẽ thôi oanh tạc từ ngày 31-12, Hà nội không trả lời. Ngày 26 Nixon cho oanh tạc mạnh cả Hà Nội và Hải Phòng, trận này gồm cả máy bay từ căn cứ Utapao (Thái Lan) và Anderson ( Guam ). Tổng cộng 120 máy bay đánh mười mục tiêu trong 15 phút, 4 đợt, mỗi đợt 22 chiếc đánh Hà Nội từ bốn hướng, đồng thời 2 đợt, mỗi đợt 15 chiếc đánh Hài Phòng từ phía đông và nam, 18 chiếc đánh nhà ga Thái Nguyên phía bắc Hà Nội . Hỏa tiễn SAM của BV được phóng lên tới tấp, một phi hành viên cho biết có tới 26 hỏa tiễn bắn vào phía máy bay của anh, thiệt hại hai B-52, tỷ lệ thấp chỉ có 1.66%.

Ngày 27 Hà Nội cho biết họ có thể trở lại đàm phán ngày 8-1-1973 vì ông Lê Đức Thọ còn yếu sau cơn bệnh, họ muốn giải quyết vấn đề còn lại. Nixon nói Thọ và Kissnger sẽ đàm phán ngày 2-1, chính thức thương thảo ngày 8-1. Mặc dù BV muốn trở lại hội nghị nhưng Nixon vẫn cho oanh tạc, 60 B-52 gồm 30 chiếc từ Utapao và 30 chiếc từ Anderson thả bom quanh Hà Nội và đường xe lửa gần biên giới. Không quân thôi oanh tạc Hải Phòng vì hết mục tiêu, ngày 27 BV bắn nhiều hỏa tiễn hạ hai B-52, 60 B-52 đánh phá các căn cứ hỏa tiễn tại Hà Nội. Ngày 28, 29 phòng không địch hết hoạt động, không còn SAM, Mig, cao xạ. Ngày 28 Hà Nội chịu đàm phán nghiêm túc, ngày 29 lúc 19 giờ Washington, Mỹ ngưng oanh tạc.

Sở dĩ trận ném bom chấm dứt vì mục tiêu không còn, CSBV hết hỏa tiễn xin trở lại đàm phán. Cuốn phim tài liệu Vietnam a Television History do các ký giả Mỹ, Anh, Pháp thực hiện năm 1983 nói sai sự thật về điểm này. Phim cho biết sở dĩ Mỹ ngưng oanh tạc vì bị thiệt hại rất nặng về không quân, sự thực có 15 B-52 và 12 phi cơ chiến thuật bị bắn hạ.

Tư lệnh bộ chỉ huy tránh thiệt hại thường dân, tránh khu dân cư. Báo Mỹ chỉ trích trận oanh tạc dã man đáng xấu hổ, báo chí Anh, Đức và truyền thông thế giới chỉ trích cuộc oanh tạc là một tội ác. Tổng cộng BV bắn lên trời 1,000 hỏa tiễn SAM (13), tầu đánh cá Nga ngoài khơi đảo Guam báo cho Hà Nội biết trước khi bị tấn công 7 giờ.

Từ 18 cho tới ngày 29-12-1972 có 724 phi vụ B-52 trên 34 mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20, 640 phi vụ máy bay chiến thuật, đã ném 15,237 tấn bom, cộng với 1,216 phi vụ của máy bay chiến thuật và máy bay Hải quân, và 1,384 phi vụ yểm trợ của máy bay chiến đấu (tiếp nhiên liệu, đánh phá căn cứ SAM) sử dụng 5,000 tấn bom đạn (tổng cộng hơn 20,000 tấn bom) phá hủy các đường xe lửa trong phạm vi 10 miles của Hà Nội, phá hủy 191 nhà kho, điện lực giảm từ 15,000 xuống còn 29,000 kilowatts.

Thiệt hại nhân mạng tương đối ít, phía CS cho biết chỉ có 1,318 thường dân tại Hà Nội và 305 người tại Hải Phòng bị giết (14) một phần vì đã được di tản từ trước, phần vì Mỹ chỉ oanh tạc các cơ sở quân sự, kho hàng… tránh các khu thường dân. Con số mà CS đưa ra chưa chắc đã trung thực vì có thể gồm cả quân nhân, cán bộ phục vụ.

Kết luận

Mark Clodfelter nói “Tàn phá do trận oanh tạc Linebacker II đã khiến Hà Nội không thắng được Mỹ (Hành pháp) vào giớ chót” (15)

Lá bài phá hòa đàm để chờ Quốc hội Mỹ cắt ngân khoản chiến tranh của Hành Pháp cũng như cắt viện trợ VNCH đã hoàn toàn thất bại, họ phải trở lại bàn Hội nghị.

Tác giả cũng nói (16) sau trận oanh tạc Linebacker I, BV cho sửa chữa đường xe lửa Việt-Hoa để lấy viện trợ và phá không cho Thiệu sửa đổi Hiệp định. Sài Gòn bất mãn Hoa Thịnh Đốn, Quốc hội Mỹ trở lại họp (tháng 1-1973) sẽ khiến BV có cơ hội chiến thắng không cần quân sự. Lê Đức Thọ cố kéo dài đàm phán cho tới khi Quốc hội họp vào tháng giêng năm 1973, Lập pháp sẽ cắt các khoản chi tiêu quân sự, Mỹ phải rút mà viện trợ quân sự cho miền Nam cũng bị cắt, Hà Nội tin chính phủ Thiệu sẽ sụp đổ. Nhưng Nixon không hề muốn để tình trạng này sẩy ra. Hà Nội tiên đoán Nixon chỉ cho oanh tạc như kiểu Linebacker I (không tàn khốc) nên ngày 4-12 họ họ cho dân di tản khỏi Hà Nội và tin tưởng là đủ sức chống lại.

Ai có dè đâu nó lại là trận oanh tạc Linebacker II long trờ lở đất.

Chiến dịch mạnh như vũ bão đã khiến cả miền Bắc và miền Nam chấp nhận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, thực ra nó không khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger và Lê Đức Thọ đã làm trước đó mấy tháng (tháng 10-1972).

BV chịu nhượng bộ một số điều khoản như không đòi Thiệu từ chức, không đòi liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ và đổi lại Cộng quân vẫn được đóng tại miền Nam. Mặc dù VNCH chống đối mạnh nhưng Nixon không thể sửa đổi Hiệp định. Theo Mark Clodfelter (17) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).

Cách đây khoảng mười năm, cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ một sĩ quan tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972. Nhưng CIA đã ém nhẹm tin này để Mỹ xúc tiến bắt tay Trung Cộng. Không thấy có nhà sử gia hay chính khách Mỹ nào đề cập tới bản tin này, họ cho là không đáng bàn. Thực ra trận oanh tạc chỉ để đưa CS trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ bỏ Đông Dương, mục đích để cứu miền Nam vào giờ chót.

Mark Clodfelter nói (18) khi ký Hiệp định Paris, BV không chịu bỏ tham vọng chiếm miền Nam, Hà Nội đánh một canh bạc lớn, họ phá thối hòa đàm và nghĩ Nixon sợ Quốc hội, người dân chống đối sẽ không dám làm mạnh nhưng lá bài thất bại. Nixon trả lời sự trì hoãn hòa đàm của Thọ bằng trận oanh tạc long trời lở đất ngày 18-12, quả đấm Linebacker II đã buộc BV trở lại bàn Hội nghị, phương án duy nhất mà Nixon lựa để đánh.

Tác giả George Moss chỉ trích trận oanh tạc lớn này như sau: (19) điều quan trọng là trận oanh tạc Giáng sinh đã không thay đổi cán cân chính trị quân sự hai miền Nam Bắc VN cũng không tạo cơ hội cho miền Nam được tồn tại lâu dài. Mặc dù Nixon hy vọng qua trận oanh tạc dữ dội này để làm cho bộ máy chiến tranh Hà Nội suy yếu lâu dài hoặc có lẽ cho miền Nam những điều khoản tốt hơn trong Hiệp định, nhưng đã thất bại. Trận oanh tạc Giáng sinh không mang lại kết quả ngoại giao.

TT Nixon đã đánh ván bài chót, ông đã ráng sức để có một Hiệp định tốt và đặt lên đầu Sài Gòn trước khi Quốc hội mới sẽ chấm dứt chiến tranh VN bằng cắt hết ngân khoản. Nhưng chua chát thay trận mưa bom Giáng Sinh đã khiến Hoa Thịnh Đốn chấp nhận Hiệp định mà chính Nixon đã bác bỏ hồi tháng 10 (1972). Như John Negroponte, một phụ tá của Kissinger nói (chua chát) “Chúng ta oanh tạc Bắc Việt để bắt họ chấp nhận nhượng bộ của ta”

Ngoài Quốc hội và truyền thông Nixon cũng bị những người ủng hộ cuộc oanh tạc chỉ trích như trên. Người ta không chịu thông cảm cho những khó khăn của ông. Phần vì BV chẳng thà không ký kết còn hơn phải rút quân, phần vì Quốc hội đang lăm le cắt mọi ngân khoản để chấm dứt chiến tranh bỏ rơi Đông Dương ngay lúc này.

Mặc dù những khuyết điểm trên, trận mưa bom Giáng Sinh cũng đã cứu được miền nam VN ít ra là trong lúc này, không có trận oanh tạc long trời lở đất này để lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thì tình hình sẽ vô cùng bi thảm. Quốc hội rất có thể sẽ cắt mọi ngân khoản chiến tranh khiến cho miền Nam sụp đổ. Phillip Davidson nói (20) cả Kissinger và Nixon đều tin rằng Quốc Hội sắp sửa ra luật chấm dứt chiến tranh vào đầu năm 1973.

Có dư luận phía Mỹ cho rằng cả hai miền Nam Bắc đều gây trở ngại hòa đàm nhưng miền Bắc bị trừng phạt tối đa còn miền Nam chỉ bị hăm dọa, như thế không công bằng. Sự thật thì Hà Nội đã đánh một canh bạc quá lớn và họ chấp nhận rủi ro, họ đã tính sai nước cờ, tưởng rằng gây trở ngại hòa đàm để Quốc hội Mỹ cắt viện trợ chấm dứt chiến tranh bỏ VN, khi ấy bất chiến tự nhiên thành, nhưng bát cơm đôi đũa còn xa cặp môi lắm.

Trận oanh tạc bị trong nước cũng như Tây phương chống đối, BV lo ngại vì Nga, Trung Cộng không bảo vệ được họ trong trận oanh tạc vũ bão này, họ cũng lo ngại hai cường quốc CS đàn anh trong tương lai sẽ không giúp gì ngăn cản địch đánh lớn. Bộ chính trị kinh hãi khi nghĩ rằng Nixon sẽ oanh tạc đê điều dọc sông Hồng, với cơn ác mộng ấy họ chẳng thà ký Hiệp định còn hơn là đợi những tình huống ghê rợn khác.

Thật là chua chát khi truyền thông Mỹ đã diễn tả sai lầm về về trận oanh tạc (mục đích chỉ trích Nixon) càng làm cho BV kinh sợ một trận kế tiếp. Tờ New York Times và Washington Post nói chắc trí tuệ Nixon có vấn đề thần kinh, họ còn đặt câu hỏi Nixon sẽ làm gì nếu BV không chịu trở lại bàn Hội nghị? Thả bom nguyên tử xuống Hà Nội chăng? Hay đánh phá đê điều hoặc oanh tạc tan nát BV? Những câu hỏi ấy đã khiến BV hồn vía lên mây xanh vội vã trở lại bàn Hội nghị (21)

Mặc dù Quốc hội không ra luật cắt ngân khoản quân sự (của Hành Pháp) dành cho Đông Dương đầu năm 1973 nhưng nửa năm sau họ bắt đầu soạn thảo dự luật này. Ngày 30-6-1973 Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật sau khi phủ quyết thất bại, ngày 15 tháng 8 ban hành (22).

Theo Goerge Moss (23) quân viện cho VNCH một năm cần vào khoảng từ 3 tới 3 tỷ rưởi vì miền Nam tổ chức huấn luyện theo lối Mỹ tốn kém cần nhiều tiếp liệu, trang bị. Như vậy 2 tỷ quân viện năm 1973 không đủ cho miền Nam tự vệ mà cần sự yểm trợ của B-52, khi Quốc hội ra luật ngăn cản Nixon trừng trị BV giữa tháng 8-1973 thì miền nam sẽ không thể tồn tại. Cuối năm 1973, để chắc ăn hơn, họ cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50% (24) khiến nơi đây sụp đổ chỉ trong vài tháng vì không còn tiếp liệu.

Trận oanh tạc Linebacker II dù sao cũng đã giúp cho miền nam VN sống thêm được khoảng hai năm rưỡi.

Tổng thống Nixon chỉ có thể làm được đến thế.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————-
Cước chú: 

(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587.
(2) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 365
(3) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam , trang 200
(4) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 178, 179
(5) Sách nêu trên trang 180
(6) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 366
(7) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975 trang 726
(8) The Limits of Air Power trang 180, 181
(9) Kissinger A Biography trang 464
(10) The Limits of Air Power trang 182
(11) Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 468
(12) Larry Berman, No Peace No Honor trang 215
(13) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 368
(14) The Limits of Air Power trang 195, 196. Vietnam , An American Ordeal trang 367
(15) The Limits of Air Power trang 196 “The havoc created by Linebacker II prevented Hanoi from achieving an eleventh-hour victory over the United States ”
(16) Sách nêu trên trang 197
(17) The Limits of Air Power trang 200, 201
(18) Sách kể trên trang 198
(19) Vietnam , An American Ordeal trang 368
(20) Vietnam At War 731 “…to legislate the United States out of the war in Indochina ”
(21) Sách nêu trên trang 728
(22) Richard Nixon, No More Vietnams trang 180.
(23) Vietnam , An American Ordeal trang 388
(24) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

182 Phản hồi cho “Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972”

  1. Trung Kiên says:

    Tôi không đồng tình với tác giả Trọng đạt khi đặt tựa đề: “Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972“.

    Trích bài chủ: “Mới đầu Nixon và Kissinger tưởng chỉ một năm là có thể đàm phán xong và ký Hiệp định nhưng không dè nó kéo dài lê thê cho tới hết nhiệm kỳ. Sở dĩ như vậy vì BV áp dụng trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như trên bàn Hội nghị. Phái đoàn CS Hà Nội đưa ra một số yêu sách cứng ngắc, Kissinger gọi đó là những hàng chữ khắc vào trong đá, họ đòi Mỹ rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ VNCH.

    BV vô cùng ngoan cố, Kissinger soạn thảo một kế hoạch oanh tạc mạnh để thúc đẩy hòa đàm nhưng sau lại hủy bỏ vì sợ chống đối. BV kiên trì đòi hỏi Mỹ phải giải quyết những điều kiện tiên quyết trên vì biết Hành pháp đang bị Quốc hội và người dân chống đối.

    Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy (1)

    Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, có lẽ họ muốn ký sớm vì biết Nixon sẽ đắc cử, khi ấy ông sẽ cứng rắn hơn. BV không đòi lật đổ Thiệu, không liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền nam. Đổi lại Mỹ phải nhượng bộ cho họ được ở lại miền Nam . Hai bên đã ký Dự thảo ngày 9-10-1972, sẽ ký chính thức ngày 26-10..

    Chỉ cần bao nhiêu đó cũng đủ thấy, Mỹ không hề quan tâm đến “Miền Nam” (VNCH) mà chỉ vì muốn đạt được ý định của mình. Họ đã giành quyền điều khiển chiến tranh và trực tiếp đàm phán với BV.

    Trận oanh tạc cuối năm 1972 của Mỹdo đó không phải để “cứu Miền Nam” mà là ép buộc BV phải ngồi vào bàn hội nghị để ký HĐ-Paris theo ý đồ của Mỹ!

    Tôi sẽ không có ý kiến gì về tựa đề bài viết, nếu là: “Trận oanh tạc của Mỹ cuối năm 1972 để ép buộc BV phải tái ngồi vào bàn Hội Đàm Paris“!

    Tác giả Trọng Đạt nghĩ sao?

  2. Nói láo cứu miền Nam hay cứu chính Mỹ? Nhưng cuối cùng hơn 3000 phi công Mỹ bị bắt trong đó có cả Mr Cain và bộ trưởng Kery nữa đấy. Sa lầy và nhạn thất bại cay đắng phải cuốn gọi bỏ chạy để lại hàng triệu lính ngụy thất thểu chạy đầy đường. Hãy mở lại ảnh trên các internet Goole là thấy ngay. Tựa đề bài báo đã sai thảm hại rồi. Tác giả đi hỏi ngay Mr Cain hay KyeRy thì biết làm gì phải nói láo ?

    • Tien Ngu says:

      Mở …ảnh trên internet là thấy ngay?

      Đúng nà…con vẹt. Biết thì hát, không thì thôi, em?

      Cái gì cũng biết hết, mà…trật, lại hổng biết thì…thấy mẹ rồi?

      Cộng láo mà nó thắng Mỹ, thì Trung Cộng sức mấy dám…tát vào mặt nó?

      Không cấm dân đi biểu tình chống Tàu Cộng, là chết cha mày với tao đó nghe…
      (Đấy là Tập cận Bình nói, không phải anh Ngu nói nghe)

    • Quang Phan says:

      Hết phịa chuyện máy bay Mig 21 ém ở trên không nhào xuống tiêu diệt hai hàng không mẫu hạm Mỹ ở Quảng Bình rồi lại đến chuyện hơn 3000 phi công Mỹ bị bắt sống . Hèn chi nhà văn kháng chiến Xuân Vũ đã tố cáo cộng sản mở miệng ra là toàn nói láo .

      Theo tiến sĩ sử gia Hoa kỳ Wayne Thompson, trong cuốn sách Operations over North Viet Nam, 1965 – 1973, chỉ có hơn 500 phi công Mỹ bị bắt mà thôi .

    • TẾU NGÀN says:

      HAI TRONG MỘT

      Hỏi ai thắng Mỹ mới hay
      Đó là cộng sản hay người Việt Nam
      Liên Xô, Trung Quốc giúp tràn
      Nếu không dễ Mỹ hàm oan được nào

      Làm người phải thấy cho cao
      Kiểu như ngọn cỏ đái vào hay chi
      Quả người cộng sản mấy khi
      Nói điều chân chất thường khi vậy mà

      TIẾU NGÀN
      (20/12/15)

    • phamminh says:

      Mr Cain và bộ trưởng Kery là ai dzậy? Chắc là muốn nói Mc Cain và John Kerry? Nhưng John Kerry tham dự chiến tranh VN chỉ là trung úy Hải quân, vài năm công tác tên sông rạch miền Nam chứ đâu phải là phi công thì bị bắt ở đâu, khi nào? Phậm Công Minh bảo mở lại ảnh trên các internet Goole là thấy ngay ! Tôi chả biết cái Goole (Google?) này là cái quái quỷ gì? nên chả biết được KyeRy là ai? Không biết tác giả TĐ có biết là ai để tìm hỏi không?
      Cái họ của mình còn viết không đúng nhưng có gan lên diễn đàn văn hóa, xã hội, chính trị tranh luận thì chuyện gì mà không dám nói, dám làm.

      PM

  3. Oanh tạc để cứu miền Nam? Thật là trò cười! Khi chưa oanh tạc thì còn đỡ được, oanh tạc vào Hà nội thì hàng trăm máy bay có cả B52 bị rơi tơi tả và hàng ngàn phi công bị bắt và cuối cunhf phải cúi đầu ký hiệp định Paris rồi chuồn mất dép. Thực ra Mỹ chưa tháng bất kỳ quốc gia nào cả. Toàn thua thôi có gì mà khoe đây.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à, ngồi nghe đi em. Thấy thương quá…

    • Quang Phan says:

      “…oanh tạc vào Hà nội thì hàng trăm máy bay có cả B52 bị rơi tơi tả và hàng ngàn phi công bị bắt ” . Dư lợn viên nhm .

      Dư lợn viên nhm vào trang mạng này mà há mõm phun lời của ban Tuyên giáo Hà nội nhét vào đầu thì chỉ có làm trò cười thôi . Tài liệu dưới đây lật tẩy trò láo lường của bè lũ đánh thuê cho Trung- Xô :

      BBC – thứ sáu, 28 tháng 12, 2012

      Bốn thập niên đã trôi qua kể từ chiến dịch không kích tàn khốc của Hoa Kỳ vào Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972 nhưng hiện vẫn còn nhiều đánh giá không đồng nhất về con số phi cơ B-52 bị bắn rơi.

      Quan điểm ai đã ‘thắng’ sau trận oanh tạc cũng vẫn còn nhiều khác biệt như trong phần tổng hợp sau:

      Tại Việt Nam từ trước tới nay đã có các chi tiết khác nhau về số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ bị Bắc Việt Nam bắn rơi ngay trên báo chí nhà nước.

      Một bài trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam về ‘Trận Điện Biên Phủ trên không‘ hôm 14/02/2004 viết:

      “Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52,” .

      Sau bài báo đó ba năm, số 34 pháo đài bay B-52 của bị bắn hạ tiếp tục được trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn lại trận oanh kích vào Giáng Sinh trong bài có tựa đề tiếng Anh ‘The Christmas bombings of Hanoi in retrospect’.

      Nhưng trong một bài đăng năm 2012, báo Quân đội Nhân dân đã giảm con số B-52 xuống so với trước:

      “Trong 12 ngày đêm từ 18-12-1972 đến 29-12-1972, quân dân Hà Nội đã lập một kỳ tích lịch sử: bắn rơi 23 máy bay B-52, bắt sống nhiều phi công Mỹ.”

      Nhìn từ Hoa Kỳ

      Đã có rất nhiều tài liệu của các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ, các nhà bình luận và phân tích quân sự về chiến dịch Hoa Kỳ gọi là Linebacker II (trận Linebacker I hồi tháng 5/1972 chỉ nhằm để kiểm tra sức mạnh phòng không Bắc Việt).

      Một trong số bài viết gần đây nhất, của Rebecca Grant trên trang Airforce Magazine tháng 12/2012 mô tả:

      “Các đội bay của B-52 xuất kích cả thảy 729 lần trong đêm…Cho đến khi chiến dịch kết thúc, Bắc Việt Nam đã quỳ gối, nói như lời của Cố vấn an ninh quốc gia Henry A. Kissinger. Họ đã sẵn sàng ký vào văn bản hòa đàm gồm cả phần trao trả tù binh Mỹ,”
      Bà Rebecca Grant cũng trích sử gia không quân Walter J. Boyne nói có tám phi công Mỹ “bị giế́t khi tham chiến hoặc chết vì vết thương, 25 mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh, và chỉ có 26 được cứu thoát trước khi rơi bị bắt sống”.

      Con số B-52 bị bắn hạ, theo nguồn tin này là 15.

      Nhìn chung, các giới ở Hoa Kỳ đến nay vẫn cho rằng Linebacker II mà Mỹ cho là chỉ có 11 ngày (the 11- Day War) đã đem lại ‘thắng lợi quân sự’ và đã buộc Bắc Việt quay lại bàn đàm phán vốn bị bế tắc ở Paris.

  4. Thức tỉnh says:

    Đèn nhà ai nấy sáng , chuyện nhà ai nays tỏ . Hôm nay người Việt nào còn mê muội nghỉ đến thắng và bại giữa hai miền , còn tự hào , còn hận thù vì những lý do này , nguyên do kia , thế lực nọ , thì chẳng có cái dại nào bằng . Bởi lẽ chính một dân tộc VN đã trả một giá quá đắt cho cuộc chiến này . Nếu gọi là thắng thì cả Mỹ và TQ đều thắng và hai miền Nam Bắc VN là kẻ chiến bại .

    Ông Trọng Đạt dùng từ ” cứu ” hoàn toàn do chủ quan trên nhận xét của người Miền Bắc . Thật sự cuộc chiến 54 – 75 còn có nhiều bí mật , nhiều uẩn khúc không thể công khai minh bạch . Cứ nhìn cs thắng quốc gia là chính xác nhất và vn phải lệ thuộc vào tq cho đến tận hôm nay mới thấy được hết cái giá trị của cuộc chiến này .

    Kết thúc cuộc chiến đã mang đến lợi lộc cho tq lẫn mỹ là điều không cần bàn cãi nữa vì quá nhãn tiền .

    Cái tội lỗi của lãnh đạo cs và những con người cuồng tín cs giờ đây không thể bào chữa . Cái tinh thần không đoàn kết dưới chính nghĩa tự do dân chủ của người VNCH do danh lợi làm thui chột sức mạnh chiến đấu , dẫn đến thất bại mất MN , cũng không thể chối cãi .

    Như vậy một MB bán nước và một MN bạc nhược , có gì đáng để tự hào , phân tích và tranh biện …!?!?!?

    • Trung Kiên says:

      Đồng ý với nhận định trên đây của bạn Thức tỉnh!

      Tuy nhiên, lên án và chống lại những hành động bán nước của đám lãnh đạo đảng và nhà nước csvn là điều nên làm và phải làm triệt để!

      Ngược lại, nếu họ (csvn) có những “hành động sám hối (thật sự) để quay đầu lại với Dân tộc” thì chúng ta nên tiếp tay giúp họ trở về với nẻo ngay đường chính.

      Chỉ như vậy thì mới có thể tránh được cảnh nồi da xáo thịt và cứu nguy được Dân tộc trong tình cảnh hôm nay!

  5. Đu Càng - San Jose says:

    ĐÁNH CHO MỸ CÚT – NGỤY NHÀO .
    BẮC NAM XUM HỌP – XUÂN NÀO VUI HƠN ! – Thơ Hồ Chí Minh .

    Dù tác giả cố lươn lẹo , biện bạch dông dài ra sao – Thì : Thực tế đã diễn ra đúng như Ông Hồ Chí Minh đã viết trước đó cả 6 – 7 năm rồi !
    Điều đó cho thấy : Rõ ràng , đó là chiến lược đánh giặc của Cộng Sản Việt Nam đã được dự liệu một kịch bản đúng !

    Và … Cờ bạc ăn nhau về cuối : Mỹ CÚT chạy trước – Ngụy vnch NHÀO đổ tan tác sau !

    Aha ….!

    • Austin Pham says:

      Anh hiểu cảm giác của em. Đừng bực tức. Dầu gì thì cũng đã…nát bấy rồi. Bỏ đi! kiếp sau cờ bạc tiếp…em nhé!

    • Quang Phan says:

      Năm 1986 chứng kiến chủ nghĩa Cộng sản ở Việt nam đại bại :

      Vnexpress.net :…Lúc này, Việt Nam bị khó khăn bủa vây tứ phía. Cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền trước đó bộc lộ nhiều khuyết điểm khiến nền kinh tế xuống dốc. Xuất nhập khẩu thu hẹp, đình đốn, lạm phát có thời gian lên tới trên 700% khiến hơn 7 triệu người thiếu đói. Viện trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cắt giảm, đất nước bị cấm vận. Yêu cầu đặt ra là “đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết”.

      Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhìn thấu yêu cầu của đổi mới, nhất là kinh tế. Ông khẳng định: “Không có con đường nào khác là phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”.

      Đại hội CS đã quyết định đường lối đổi mới, tập trung đổi mới từ nền kinh tế quốc doanh, tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần; bãi bỏ chế độ tem phiếu khiến nhiều mô hình làm ăn được “bung” ra, đời sống nhân dân dần khởi sắc.

      Đầu thập niên 1990, các chế độ cộng sản trên thế giới lần lượt sụp đổ. Chỉ còn năm nước cộng sản: Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam.

      • DẶM NGÀN says:

        NGU NGƠ

        Cái đời anh Mác ngu ngơ
        Đưa ra học thuyết vật vờ phỉnh ai
        Tuyên truyền, bạo lực dài dài
        Qua non thế kỷ hại miền nhân gian

        Khiến cho nhân loại ngỡ ngàng
        Chưa hề từng thấy, rõ ràng là đây
        Đấu tranh giai cấp giả cầy
        Miệng người câm nín, dạ dày tong teo

        Chẳng qua anh chỉ trèo đèo
        Học chưa chín chữ, đòi leo làm thầy
        Khiến toàn luận điệu bài bây
        Lộn nhào thế giới có tày lạ chi

        Vậy mà bao kẻ ngốc si
        A dua theo để kiếm gì chút chăng
        Trăm năm bao chuyện bẽ bàng
        Cuối cùng lịch sử sang trang vậy mà

        PHƯƠNG NGÀN
        (20/12/15)

    • noileo says:

      ĐÁNH CHO MỸ CÚT – NGỤY NHÀO – RƯỚC TRUNG QUỐC VỸ ĐẠI VÀO – XUÂN NÀO VUI HƠN ! – Thơ Hồ Chí Minh.

      Dù tác giả cố lươn lẹo , biện bạch dông dài ra sao – Thì : Thực tế đã diễn ra đúng như Ông Hồ Chí Minh đã viết trước đó cả 6 – 7 năm rồi !
      Điều đó cho thấy : Rõ ràng , đó là chiến lược bán nứoc của Cộng Sản Việt Nam & Hồ chí Minh, rước giặc Tàu vào Việt nam, đã được dự liệu một kịch bản đúng !

      Cờ bạc ăn nhau về cuối : Mỹ CÚT chạy trước – Ngụy vnch NHÀO đổ tan tác sau, Trung quốc vỹ đại TIếN VÀO Việt nam !

      Aha ….!

    • Cộng Cướp says:

      Đánh cho đẹp dạ Nga Tàu
      Bắc Cộng Vào Cướp- Dân Mình Khổ Đau ! Thơ bố của Hồ Chí Rận.

    • Tien Ngu says:

      Bớt láo tự sướng đi cò mồi à…

      Đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào cho toàn dân…ăn cám xú.

      Dốt chết mẹ nên mới nghe theo lời Cộng láo mà hại dân hại nước cả mấy chục năm dài.

      Phen này nếu không nhờ Tàu Cộng nó dành biển Đông, Cộng láo có lạy mấy, Mỹ nó cũng không them đếm xĩa tới.

      Biết thân biết phận tí đi.

    • TẾU NGÀN says:

      MÁU ME CỜ BẠC

      Máu me cờ bạc rõ ràng
      Đưa vào chính trị quả càng ngu ngơ
      Tên này đúng kiểu gà mờ
      Dân ngu loại ấy bao giờ mới khôn

      TIẾU NGÀN
      (20/12/15)

  6. Ma VNCH says:

    Trích: “Chiến dịch mạnh như vũ bão đã khiến cả miền Bắc và miền Nam chấp nhận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, thực ra nó không khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger và Lê Đức Thọ đã làm trước đó mấy tháng (tháng 10-1972)”.

    Vậy thì cuộc oanh tạc Linerbacker II “mạnh như vũ bão” có tác dụng gì đâu, thậm chí là thất bại, vì nội dung bản hiệp định vẫn như cũ (tháng 10/1972).

    Trích: “Cách đây khoảng mười năm, cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ một sĩ quan tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972″.

    Đúng là nghe hơi nồi chõ ! Chuyện to lớn, quan trọng đến như vậy, lại liên quan đến uy tín, danh dự của nước Mỹ mà không có tài liệu nào ghi chép lại, chính quyền Mỹ và Lầu 5 góc cũng không công bố, không có một sử gia nào đề cập… Vậy mà lại đi nghe một tay FBI trời ơi đất hỡi nào đó nói đó là “tiết lộ một sĩ quan (cũng trời ơi đất hỡi, vì không có tên tuổi) của tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972″.

    “Bắc Việt đã đầu hàng vô điều kiện” mà chỉ vì Trung Cộng nên Mỹ bỏ qua để cuối cùng đồng minh của Mỹ là VNCH đầu hàng vô điều kiện??? Chuyện đùa chăng??? Thật tức cười! Ông Trọng Đạt viết hài hước còn hơn cả chuyện hài hước của ông Aziz Nesin – một nhà văn châm biếm nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu ông Aziz Nesin mà đọc đoạn văn trên của Trọng Đạt thì chắc chắn ổng tôn Trọng Đạt là sư phụ của ổng và ổng cười đến chết luôn.

    • Quang Phan says:

      Không những làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô mà còn bị hao tổn đến 4000000 tên lính thế mà còn không cảm thấy nhục nhã còn vác mõm vào diễn đàn ?! :

      ***“Bên Thắng Cuộc” , Huy Đức : “Trước năm 1975, nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn.”….. Anh Ba (Lê Duẩn ) cho mời họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm miền Bắc thấy gì?’ Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá. Anh Ba nói: ‘Các đồng chí không hiểu. Cái giàu có, cái vĩ đại của Miền Bắc là ở chỗ gia đình nào cũng có bàn thờ, con họ vào Nam là đi vào chỗ chết,…” .

      *** Nhà văn Dương Thu Hương : Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

      ****Ngày oan trái – 27/04/14 | Tác giả: Trần Hồng Tâm : Người chịu thất bại đau đớn nhất trong cuộc chiến này, suy cho cùng, là nhân dân miền Bắc. Thử làm một phép tính: Dân số miền Bắc trước 1975 khoảng 30 triệu (làm tròn số, thực tế thì thấp hơn). Có 3 triệu thanh niên ở độ tuổi 18 đến 30 đã chết ở chiến trường miền Nam. Như vậy cứ 10 người dân, thì có một người chết trận.

      ***Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường .

      ***Lê Duẫn :“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa” .

    • Tien Ngu says:

      Nghe cò mồi hát mà…chán mớ đời…

      Lịch sử do ngàn người Việt tự do viết thì chỉ là chuyện…nghe hơi nồi chỏ.

      Ý em cò mồi là chỉ có nịch sử do Cộng láo viết là….chính xác, đúng đắn…

      Cộng láo mà đánh thắng Mỹ thì nó ném về…vô địch trên thế giới rồi.

      Nga Tàu hay em nào sừng sỏ khác phải bái VC làm sư phụ, học hỏi cái cách đánh thắng của VC để khỏi phải bị Mỹ nó hù nữa.

      Mở con mắt hí lên đi cò mồi à. Nói dóc hại bạn đến cả mấy đời rồi, chưa đủ sao?

    • Tudo.com says:

      @Ma VNCH:

      Thật ra sự can dự vào cuộc chiến ở VN của Mỹ- Nga- Tàu là canh bạc xì phé quốc tế và miền Nam cũng như miền Bắc chỉ là con bài tẩy để các tay chơi theo dõi mà đùa tiền vào tố đối thủ.
      Nhưng khi ván bài gần kết thúc, Mỹ nó có thêm vốn của Tàu để Tố thêm trong khi Nga thì gần cạn sạch túi.

      Nói tóm lại một cách bình dân và đơn giản hơn, khi Mỹ nó thấy hai đàn anh của Hà Nội gầm gừ nhau dữ dội quá nó bèn quăng cục. . . cứt Việt cộng xuống sông cho hai anh chó Nga Tàu chạy rong trên bờ giành nhau chơi.
      Kết quả ra ra sao thì ai cũng rỏ rồi phải không?
      Chú cẩu Nga gục thê thãm, cẩu Tàu được vổ béo để săn mồi tiếp còn cục cứt VC thì bầy nhầy hôi thúi mà hơn một Triệu dân VN bị dính, phải chạy đi tị nạn cùng khắp thế giới mà ai ai cũng đều ghê tỡm!

      Cho nên chuyện Hà Nội hay SàiGòn đầu hàng là chuyện nồi chõ hay nồi. . . bún riêu Mỹ nó đâu có quan tâm.

  7. Giáo dân says:

    Trích :”Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy”.

    Viết láo quá!
    Để dủ lực lượng và đủ sức chiếm trọn miền Nam, sau năm 1972 Bắc Việt thành lập thêm 3 sư đoàn chủ lực, VC thành lập thêm 1 sư đoàn chủ lực và 4 trung đoàn lính địa phương (tương đương 1 sư đoàn). Tháng tư năm 1975, Bắc Việt để trống miền Bắc cho dân quân, tự vệ canh giữ để dốc toàn bộ các đơn vị chủ lực vô miền Nam để cùng với VC chơi canh bạc cuối cùng là đánh tổng lực, tốc chiến tốc thắng nhằm chiếm trọn miền Nam mà cũng chỉ có 15 sư đoàn, với tổng quân số cả 3 thứ quân của cả Bắc Việt và VC là lính chủ lực, lính địa phương và du kích mà cũng chỉ có 125,000 quân. Năm 1972 Bắc Việt và VC có số đơn vị ít hơn mà có “khoảng 100,000 cán binh bị giết” thì hóa ra lúc đó Bắc Việt và VC không con người lính nào hay sao?
    Tổng số các loại xe tăng của Bắc Việt và VC giai đoạn cuối cuộc chiến tranh (1972 – 1975) chỉ có 850 chiếc mà trong năm 1972 có đến “700 xe tăng bị bắn cháy” thì hóa ra binh chủng Tăng – thiết giáp của Bắc Việt và VC coi như đã bị tiêu diệt gần hết hay sao?

    Các vị quen thói “quân ta (QLVNCH) bị thiệt hại không đáng kể, còn quân địch (Bắc Việt và VC) bị tiêu diệt gần hết” nên viết về thiệt hại của Bắc Việt và VC tăng lên so với thực tế gấp hàng chục lần. Viết láo nên khó tin quá! Năm 1972 Bắc Việt và VC bị thiệt hại nặng nề đến như thế mà tại sao chỉ 3 năm sau là năm 1975 họ tấn công chỉ 55 ngày đêm là họ chiếm trọng cả miền Nam??? Viết như thế là thần thánh hóa Bắc Việt và VC và hóa ra bắc Việt và VC tài giỏi đến thế hay sao???

    • Quang Phan says:

      Dư lợn viên gd thì chỉ biết những gì mà ban Tuyên Giáo của bè lũ Cộng sản nó bơm vào đầu . Hãy đọc những bản tin chính xác dưới đây nhá :

      UPI ( United Press International) là một trong ba hãng thông tấn quốc tế lớn nhất hoàn cầu. Theo UPI, trong cuộc Tổng Công Kích mùa hè năm 1972, Cộng sản bị thiệt hại 140000 tên – “The greatest and yet hardest to imagine image is the dead in 1972. American deaths were only about 300. South Vietnamese troops suffered by their own official count more than 25,000 deaths. Communists killed total 140,000. Civilian dead is, of course, unknown “.

      Theo tin tức từ trang mạng History, Cộng sản huy động 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn độc lập và 1200 xe tăng và thiết giáp trong cuộc Tổng Công Kích mùa hè năm 1972.

      Theo tác giả Walter J. Boyne – Cựu đại tá. Cựu giám đốc Viện Bảo Tàng Không quân và Không Gian – trên trang mạng Airforce, trong trận Tổng Công Kích 1972, Cộng sản có 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn đôc lập, hơn 600 xe tăng T-54 và T-55, ngoài ra lại còn có loại xe có thể lội nước bọc thép PT-76. Họ có các loại vũ khí tối tân như các cao xạ 23, 37, 57, 85, và 100 ly , các loại hoả tiễn chống phi cơ SA-2 và SA-7, và các đại bác 130 ly và 152 ly, cùng mọt chê 160 mm ly.

    • Giáo gian says:

      Chú Vẹm Giáo gian này vừa dốt lại vừa ngu
      Chú có biết 20 năm sau ngày giải phóng miền nam , Đảng và nhà nước ta đã công nhận có hơn một triệu chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trên chiến trường Nam bộ.
      100 ngàn VC bi giet mà nhằm nhò gì, ngu vừa thôi chú em

    • Tien Ngu says:

      Các vị quen thói “quân ta (QLVNCH) bị thiệt hại không đáng kể, còn quân địch (Bắc Việt và VC) bị tiêu diệt gần hết”

      Cò mồi à,

      Cái này thì em coi bộ nói ngược, trật bạo…

      Anh Ngu đã có bỏ nhiều thì đọc quân sử của VNCH, đọc các cái tư bơm tự sướng của Văn tiến Dũng và các em cò mồi văn sỡi của Cộng láo.

      Nhận xét của anh Ngu là, lính VNCH có gì nói nấy, không hề che dấu tổn that về nhân mạng cũng như tài sản trong chiến tranh chống giặc Cộng.
      Còn sách báo của Cộng láo, cái nào cũng khoe tự sướng cả, Ta lúc nào cũng …vô địch. Súng của địch bắn ra như rác, súng của bác một phát một tên…

      Nhưng mà dù gì đi nữa, phe Cộng láo nó chiếm được quyền cai trị thì cả nước VN thành…khốn nạn. Đói dốt cả thế kỷ dài, dân đa phần đều trở thành vô cảm, chôm chĩa lừa đảo.

      Đó là chưa nói đến cái quân đội nhân dân anh hùng nó trã thù ngùoi lính VNCH một cách vô nhân tính. Chết rồi thì bị chúng đào mồ cuốc mả, chân tay mình mẩy còn đang chảy máu tươi vì thương tích thì bị nó tống cổ đồng loạt ra đường, cho chúng mày…chết sơm sớm…

      Nhưng hả hong ra là cò mồi VC khoe….khoan hồng, nhân đạo, giãi phóng….

      Thiệt là mắc cười, cái nhà nước Cộng láo này nó cứ cho là nhân dân VN ai cũng mắt hí hết quá?

  8. Quang Phan says:

    Nhà biên khảo Trần Đông Phong -tác giả của nhiều cuốn sách giá trị viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam – : Sau khi Tổng Thống Nixon sang thăm Bắc Kinh và ký kết bản Thông Cáo Chung Thượng Hải thì vấn đề be bờ Trung Cộng không còn cần thiết nữa, do đó vấn đề Việt Nam cũng không còn quan trọng và Việt Nam không còn có liên quan gì đến quyền lợi của Hoa Kỳ nữa. Trong bản phúc trình lên Tổng Thống Ford ngày 4 tháng 4 năm 1975, Đại Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ có nói rằng “chúng ta đến Việt Nam trước nhất là để giúp đỡ người dân Nam Việt Nam chứ không phải để chiến thắng Bắc Việt.” Tướng Weyand nói rất thành thật, tuy rằng ông đã đề nghị Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa 722 triệu đô la, nhưng có lẽ cả Tổng Thống Gerald Ford và ông đều biết rõ Quốc Hội Hoa Kỳ không còn quan tâm đến việc giúp đỡ cho người Việt Nam nữa vì sau khi đã thỏa hiệp được với Trung Hoa cộng sản, Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu chiến lược của họ và nước Mỹ không còn có quyền lợi gì để giúp cho Việt Nam Cộng Hòa nữa.

  9. Quang Phan says:

    Thiếu Tướng John E. Murray – giữ chức Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn hồi năm 1973-1974 – về nguyên nhân tại sao cộng sản đã chiến thắng tại Việt Nam vào năm 1975:

    “Nếu bạn muốn biết về Việt Nam thì bạn phải hiểu về chiến tranh, nếu bạn muốn biết về chiến tranh thì bạn phải có một ít hiểu biết về số học (aritthmetic) .

    Trong thời gian cao điểm của cuộc chiến tranh, có tổng cộng tất cả là 433 Tiểu Đoàn chiến đấu của Hoa Kỳ, của các quốc gia Đồng Minh và Việt Nam Cộng Hòa trong khi đó cộng sản có 60 trung đoàn tác chiến (tức là khoảng 240 tiểu đoàn).

    Vào năm 1974, khi Quân Đội Hoa Kỳ và Đồng Minh đã triệt thoái khỏi Việt Nam thì Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn có 189 Tiểu Đoàn tác chiến trong khi đó thì cộng sản Bắc Việt gia tăng lên đến 110 trung đoàn ( tức là 440 tiểu đoàn).

    Sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, nghĩa là hơn 40 phần trăm hỏa lực trên bộ của Quân Đội Mỹ và Đồng Minh bị giảm mất. Lại mất thêm hỏa lực của các pháo đài bay B-52, hỏa lực của các phi cơ oanh tạc F-4 và hỏa lực yểm trợ từ ngoài khơi của hải pháo, tất cả những hỏa lực yểm trợ đó đều không còn nữa. Rồi thì Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cho miền Nam Việt Nam một số ngân khoản chỉ bằng có 2 phần trăm của tổng số ngân khoản mà cho đến năm 1972 người Mỹ đã dùng để đối phó với một lực lượng cộng sản Bắc Việt ít ỏi hơn nhiều.

    Chúng ta biết Napoléon đã từng nói rằng: “Thượng Đế đừng về phe của cái tiểu đoàn lớn nhất”.
    Đúng như vậy, Thượng Đế đã đứng về phe của những người cộng sản vì họ lớn hơn, họ mạnh hơn.
    Đó là lý do tại sao chúng ta đã thua trong cuộc chiến tranh nầy”.[Thiếu Tướng John E. Murray: Vietnam As History,

  10. Quang Phan says:

    Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lưu Tường Quang – phục vụ tại Trung Ương Bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn cũng như tại Đại Sứ Quán Việt Nam Cộng Hòa ở Canberra – đã đảm nhận một vài nhiệm vụ có ít nhiều liên hệ đến Hiệp Định Paris.

    Ngọc Hân: Đã đánh giá là dự thảo Hiệp Định Paris hoàn toàn bất lợi, nhưng tại sao chính phủ VNCH lại ký tên vào Hiệp Định , và Sài Gòn đã có các nỗ lực cải thiện Hiệp Định như thế nào với Mỹ và các đồng minh khác, thưa ông Lưu Tường Quang?

    Lưu Tường Quang: Tiến sĩ Kissinger đến Sài Gòn hồi tháng 10 năm 1972 với bản dự thảo Hiệp Định mà ông chuẩn bị ký tắt với ông Lê Đức Thọ tại Hà Nội, nếu được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ý. Tất nhiên, Tổng Thống Thiệu bác bỏ dự thảo này, vì dự thảo hoàn toàn trái ngược lập trường cố hữu của Sài Gòn là :

    “Hà Nội cũng phải rút bộ đội cộng sản trở về Miền Bắc, như các quân đội ngoại nhập khác tại Miền Nam “. Ông Kissinger không thể đi Hà Nội như mong muốn mà phải trở về Washington.

    Đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon lại gởi Tướng Alexander Haig – Phụ tá Cố Vấn An Ninh – đến Sài Gòn với bản dự thảo không khác gì bản dự thảo trước, với lời đe dọa là nếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chống đối, Mỹ dự trù ký kết một mình với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH.

    Sau năm 1975, tại Canberra, cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã nhiều lần xác nhận với tôi về sự bế tắc này, khiến ông phải ký tên vào Hiệp Định Paris 1973. Tất nhiên, trong tình trạng bang giao bế tắc với Mỹ, Tổng thống Thiếu đã gởi nhiều sứ giả đi vận động các đồng minh khác của VNCH nhưng không đạt được sự ủng hộ mong đợi.

    Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Kim Phượng – cựu đại sứ tại Kuala Lumpur và Canberra – phụ trách công tác vận động với Malaysia, Singpapore và Australia.

    Ngày thứ Sáu 3 tháng 11 năm 1972, tôi đã từ Canberra đến Sydney để tham dự cuộc thảo luận giữa Đặc sứ Trần Kim Phượng và Ngoại trưởng Úc Nigel Bowen trong chính phủ liên đảng Tự Do-Quốc Gia – là thế lực chính trị Australia đã quyết định tham chiến taị Việt Nam hồi năm 1965. Ngoại trưởng Bowen từ chối ủng hộ Sài Gòn trong nỗ lực chống lại Washington.

Leave a Reply to Cộng Cướp