WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972

Kissinger và Nixon

Kissinger và Nixon

Đây là trận oanh tạc lớn nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai, tôi đã viết hai bài về trận này mấy năm trước: bài “Trận mưa bom Giáng Sinh” nói về khía cạnh quân sự, bài “Trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972” nghiêng về khía cạnh chính trị.

Bây giờ viết về trận này, tôi nói riêng về nguyên do chính của chiến dịch.

Luật chấm dứt chiến tranh

Cộng Sản Việt Nam thiệt hại nặng trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, khoảng 58,000 cán binh bị giết, họ chấp nhận thương thuyết với Mỹ

Hòa đàm Paris khai mạc từ 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự đàm phán dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Nixon 1969. Tại cuộc Hội nghị này việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do mật đàm giữa Kissinger, Bộ trưởng ngoại giao, cố vấn an ninh TT Mỹ và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn CS Bắc Việt bắt đầu từ 4-8-1969.

Mới đầu Nixon và Kissinger tưởng chỉ một năm là có thể đàm phán xong và ký Hiệp định nhưng không dè nó kéo dài lê thê cho tới hết nhiệm kỳ. Sở dĩ như vậy vì BV áp dụng trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như trên bàn Hội nghị. Phái đoàn CS Hà Nội đưa ra một số yêu sách cứng ngắc, Kissinger gọi đó là những hàng chữ khắc vào trong đá, họ đòi Mỹ rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ VNCH.

BV vô cùng ngoan cố, Kissinger soạn thảo một kế hoạch oanh tạc mạnh để thúc đẩy hòa đàm nhưng sau lại hủy bỏ vì sợ chống đối. BV kiên trì đòi hỏi Mỹ phải giải quyết những điều kiện tiên quyết trên vì biết Hành pháp đang bị Quốc hội và người dân chống đối.

Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy (1)

Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, có lẽ họ muốn ký sớm vì biết Nixon sẽ đắc cử, khi ấy ông sẽ cứng rắn hơn. BV không đòi lật đổ Thiệu, không liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền nam. Đổi lại Mỹ phải nhượng bộ cho họ được ở lại miền Nam . Hai bên đã ký Dự thảo ngày 9-10-1972, sẽ ký chính thức ngày 26-10.

Ngày 19-10 Kissinger sang Sài Gòn mấy ngày để đưa TT Thiệu duyệt ký nhưng phía VNCH chống đối mạnh. TT Nixon biết cựu Tư lệnh Westmoreland và các nhà lãnh đạo quân sự chống bản Dự thảo vì thế chính ông cũng đồng ý với Thiệu (2) và bảo Kissinger đừng ép Thiệu.

Sau đó cuộc đàm phán tháng 11 tại Paris không có kết quả, cuối tháng 11 TT Thiệu cử Nguyễn Phú Đức (phụ tá ngoại vụ) sang Mỹ. TT Nixon nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với Mỹ (Hành pháp) thì sẽ không xin được Quốc hội viện trợ, ông cũng cho biết các vị Trưởng khối, Chức sắc… tại Quốc hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford… cho biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc hội có thể sẽ ra luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại (3)

Ngày 9-11-1972 TT Nixon cử Tướng Haig (Phụ tá quân sự của Kissinger) sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu sớm ký Hiệp định vì kéo dài càng nguy hiểm, ngày 8-12 sẽ là hạn chót phải ký trước kỳ họp của Quốc hội vào đầu tháng giêng 1973 (4) . Nixon tin rằng Lập pháp sẽ ra luật Chấm dứt chiến tranh.

Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Mark Clodfelter nói cuối tháng 11, Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh (5)

George Moss nói Kissinger biết là BV trì hoãn hòa đàm, tránh né ký Hiệp định, gây chia rẽ Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn. Họ chờ phiên họp của Quốc hội tháng 1- 1973. Quốc hội Dân chủ, khuynh hướng bồ câu sẽ cắt các ngân khoản chiến tranh buộc Hành pháp phải rút quân khỏi VN, miền Nam bị Mỹ bỏ rơi sẽ bị BV tấn công sụp đổ. Sau nhiều tuần cò cưa, biết là Hà Nội muốn phá Hòa đàm, Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12, ông đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS (6)

Phillip B Davidson cũng nói (7) Kissinger Nixon nhận thấy BV trì hoãn đàm phán vì hai lý do: trước hết đào sâu hố chia rẽ giữa VNCH và Mỹ. Nixon cho là Bộ chính trị CSBV biết rằng có nhiếu đe dọa cắt viện trợ từ phía Mỹ trừ khi Thiệu chịu ký kết. Sau đó Hà Nội quyết định chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến, thật ra Quốc hội rất có thể làm như vậy.

Theo Mark Clodfelter (8) ngày 24-11-1972, Nixon khuyên Kissinger tạm bỏ đàm phán một tuần nếu không có kết quả và sẽ cho oanh tạc mạnh, ông cho là thiếu áp lực quân sự sẽ khó ký kết. TT bèn họp Bộ tham mưu liên quân ngày 30-11 để bàn về áp lực quân sự nếu hòa đàm thất bại. Ban TMLQ cho biết có hai kế hoạch: một là oanh tạc ba ngày, hai oanh tạc sáu ngày tại trung tâm BV.

Tại Paris ngày 4-12-1972, Thọ trở mặt rút các điều khoản đã nhượng bộ trước đây, hai ngày sau họ vẫn nói y như vậy, Nixon nói nếu kỳ sau không tiến bộ sẽ cho oanh tạc. Về điểm này tác giả Walter Isaacson, lại nói khác (9) ngày 5 và 6-12-1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.

Kissinger phải nhượng bộ CS để được ký kết sớm vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 11-12 Thọ bác bỏ đề nghị của Kissinger và còn đòi Mỹ rút hết cố vấn kỹ thuật ra khỏi miền Nam , Kissinger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán. Ngày 12-12 Thọ nói sẽ về Hà Nội, Kissinger biết là hòa đàm vô vọng bèn (đánh điện) khuyên Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố và cũng áp lực Sài Gòn cho họ biết họ không thể ép ta (10)

Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc và gọi Kissinger về, ngày 14-12 Kissinger và Tướng Haig họp với Tổng thống. Haig đề nghị lần này phải oanh tạc, khác với trận Linebacker I trước đây, lần này Nixon muốn xử dụng chiến dịch Linebacker II để BV chấm dứt cái trò kéo dài đàm phán. Sự khác biệt giữa hai chiến dịch này ở chỗ, Linbacker I (từ tháng 5 tới tháng 10-1972) giống như các trận oanh tạc tại Đức, Nhật, Triều Tiên để phá hủy bộ máy chiến tranh địch nhưng Linebacker II vừa phá bộ máy vừa đánh sụp ý chí của CSBV. B-52 vừa có hỏa lực dữ dội lại không phụ thuộc vào thời tiết khiến cho địch phải kinh hoàng.

Nixon không lên truyền hình thông báo cũng như không gửi tối hậu thư để bảo đảm hiệu quả, chỉ cho Kissinger họp báo ngày 16-12 nói vì BV ngoan cố nên ta phải có biện pháp mạnh. Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 18-12 để đưa thư của TT Mỹ cho ông Thiệu nói phải hợp tác nếu không Mỹ sẽ ký riêng với CS.

Kế hoạch này dùng sức mạnh tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất trên những mục tiêu đáng giá của Hà Nội, Nixon muốn dân Hà Nội phải nghe tiếng bom nhưng tránh thiệt hại tối đa cho thường dân, oanh tạc suốt đêm cho địch khiếp hãi. Phương châm của Nixon là phải tận dụng sức mạnh, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự (11). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc Moorer:

“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon xử dụng Linebacker II tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch để họ phải trở lại bàn Hội nghị, cũng để chứng tỏ cho miền Nam thấy ông là con người thép (12)

Diễn tiến trận oanh tạc

19 giờ 45 ngày 18-12 bắt đầu oanh tạc, 48 chiếc B-52 đánh đợt đầu trong ba đợt mục tiêu: Kho Kinh Nở, ga xe lửa Yên Viễn, ba phi trường ngoai ô Hà Nội. Phi cơ bay từ Tây sang Đông gần biên giới Hoa –Việt rồi chuyển xuống Tây Nam ném bom xong bay về hướng Tây. Khoảng 94% máy bay đánh trúng mục tiêu, có ba B-52 bị hạ, hai bị thương nặng, tỷ lệ thiệt hại 3% coi như chấp nhận được.

Hai ngày sau kế hoạch y như cũ về trọng lượng, đường bay, ngày 19 -12 có 93 B-52 oanh tạc nhà máy điện Thái Nguyên, ga xe lửa Yên Viễn làm ba đợt, có hai B-52 bị hư hại. Ngày 20 gồm 93 B-52 đánh ga xe lửa Yên Viễn, nhà máy điện Thái Nguyên, kho chứa nhiên liệu thuộc phạm vi Kinh Nở, Hà Nội, có sáu B-52 bị hạ. Vì ngựa quen đường cũ đã khiến phòng không BV có kinh nghiệm, họ phóng 300 quả lên mục tiêu, sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc. Tỷ lệ thiệt hại rất cao 6% khiến Nixon tức giận chiến thuật ngựa quen đường cũ của thuộc cấp.

Tướng John Meyer giảm phi vụ xuống còn 30 B-52 một ngày, căn cứ Utapao (Thái Lan) có thể cung cấp, vì chỉ bay mất 4 giờ nên không cần tiếp săng. Ngày 21 mất thêm hai B-52, ngày 22 đánh các kho hàng, ga xe lửa Hải Phòng và hai ngày sau đánh các đơn vị hỏa tiễn SAM của địch. Kế hoạch được thay đổi như sau: B-52 bay qua vịnh BV ngày 22 giả vờ đánh Hà Nội trước khi quay lại đánh Hải Phòng, ngày 22, 24 không bị thiệt hại. Chiến dịch nghỉ 24 tiếng nhân lễ Giáng Sinh

Ngày 22 Nixon đánh điện hỏi Hà Nội nếu chịu trở lại họp ngày 3-1-1973 thì sẽ thôi oanh tạc từ ngày 31-12, Hà nội không trả lời. Ngày 26 Nixon cho oanh tạc mạnh cả Hà Nội và Hải Phòng, trận này gồm cả máy bay từ căn cứ Utapao (Thái Lan) và Anderson ( Guam ). Tổng cộng 120 máy bay đánh mười mục tiêu trong 15 phút, 4 đợt, mỗi đợt 22 chiếc đánh Hà Nội từ bốn hướng, đồng thời 2 đợt, mỗi đợt 15 chiếc đánh Hài Phòng từ phía đông và nam, 18 chiếc đánh nhà ga Thái Nguyên phía bắc Hà Nội . Hỏa tiễn SAM của BV được phóng lên tới tấp, một phi hành viên cho biết có tới 26 hỏa tiễn bắn vào phía máy bay của anh, thiệt hại hai B-52, tỷ lệ thấp chỉ có 1.66%.

Ngày 27 Hà Nội cho biết họ có thể trở lại đàm phán ngày 8-1-1973 vì ông Lê Đức Thọ còn yếu sau cơn bệnh, họ muốn giải quyết vấn đề còn lại. Nixon nói Thọ và Kissnger sẽ đàm phán ngày 2-1, chính thức thương thảo ngày 8-1. Mặc dù BV muốn trở lại hội nghị nhưng Nixon vẫn cho oanh tạc, 60 B-52 gồm 30 chiếc từ Utapao và 30 chiếc từ Anderson thả bom quanh Hà Nội và đường xe lửa gần biên giới. Không quân thôi oanh tạc Hải Phòng vì hết mục tiêu, ngày 27 BV bắn nhiều hỏa tiễn hạ hai B-52, 60 B-52 đánh phá các căn cứ hỏa tiễn tại Hà Nội. Ngày 28, 29 phòng không địch hết hoạt động, không còn SAM, Mig, cao xạ. Ngày 28 Hà Nội chịu đàm phán nghiêm túc, ngày 29 lúc 19 giờ Washington, Mỹ ngưng oanh tạc.

Sở dĩ trận ném bom chấm dứt vì mục tiêu không còn, CSBV hết hỏa tiễn xin trở lại đàm phán. Cuốn phim tài liệu Vietnam a Television History do các ký giả Mỹ, Anh, Pháp thực hiện năm 1983 nói sai sự thật về điểm này. Phim cho biết sở dĩ Mỹ ngưng oanh tạc vì bị thiệt hại rất nặng về không quân, sự thực có 15 B-52 và 12 phi cơ chiến thuật bị bắn hạ.

Tư lệnh bộ chỉ huy tránh thiệt hại thường dân, tránh khu dân cư. Báo Mỹ chỉ trích trận oanh tạc dã man đáng xấu hổ, báo chí Anh, Đức và truyền thông thế giới chỉ trích cuộc oanh tạc là một tội ác. Tổng cộng BV bắn lên trời 1,000 hỏa tiễn SAM (13), tầu đánh cá Nga ngoài khơi đảo Guam báo cho Hà Nội biết trước khi bị tấn công 7 giờ.

Từ 18 cho tới ngày 29-12-1972 có 724 phi vụ B-52 trên 34 mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20, 640 phi vụ máy bay chiến thuật, đã ném 15,237 tấn bom, cộng với 1,216 phi vụ của máy bay chiến thuật và máy bay Hải quân, và 1,384 phi vụ yểm trợ của máy bay chiến đấu (tiếp nhiên liệu, đánh phá căn cứ SAM) sử dụng 5,000 tấn bom đạn (tổng cộng hơn 20,000 tấn bom) phá hủy các đường xe lửa trong phạm vi 10 miles của Hà Nội, phá hủy 191 nhà kho, điện lực giảm từ 15,000 xuống còn 29,000 kilowatts.

Thiệt hại nhân mạng tương đối ít, phía CS cho biết chỉ có 1,318 thường dân tại Hà Nội và 305 người tại Hải Phòng bị giết (14) một phần vì đã được di tản từ trước, phần vì Mỹ chỉ oanh tạc các cơ sở quân sự, kho hàng… tránh các khu thường dân. Con số mà CS đưa ra chưa chắc đã trung thực vì có thể gồm cả quân nhân, cán bộ phục vụ.

Kết luận

Mark Clodfelter nói “Tàn phá do trận oanh tạc Linebacker II đã khiến Hà Nội không thắng được Mỹ (Hành pháp) vào giớ chót” (15)

Lá bài phá hòa đàm để chờ Quốc hội Mỹ cắt ngân khoản chiến tranh của Hành Pháp cũng như cắt viện trợ VNCH đã hoàn toàn thất bại, họ phải trở lại bàn Hội nghị.

Tác giả cũng nói (16) sau trận oanh tạc Linebacker I, BV cho sửa chữa đường xe lửa Việt-Hoa để lấy viện trợ và phá không cho Thiệu sửa đổi Hiệp định. Sài Gòn bất mãn Hoa Thịnh Đốn, Quốc hội Mỹ trở lại họp (tháng 1-1973) sẽ khiến BV có cơ hội chiến thắng không cần quân sự. Lê Đức Thọ cố kéo dài đàm phán cho tới khi Quốc hội họp vào tháng giêng năm 1973, Lập pháp sẽ cắt các khoản chi tiêu quân sự, Mỹ phải rút mà viện trợ quân sự cho miền Nam cũng bị cắt, Hà Nội tin chính phủ Thiệu sẽ sụp đổ. Nhưng Nixon không hề muốn để tình trạng này sẩy ra. Hà Nội tiên đoán Nixon chỉ cho oanh tạc như kiểu Linebacker I (không tàn khốc) nên ngày 4-12 họ họ cho dân di tản khỏi Hà Nội và tin tưởng là đủ sức chống lại.

Ai có dè đâu nó lại là trận oanh tạc Linebacker II long trờ lở đất.

Chiến dịch mạnh như vũ bão đã khiến cả miền Bắc và miền Nam chấp nhận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, thực ra nó không khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger và Lê Đức Thọ đã làm trước đó mấy tháng (tháng 10-1972).

BV chịu nhượng bộ một số điều khoản như không đòi Thiệu từ chức, không đòi liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ và đổi lại Cộng quân vẫn được đóng tại miền Nam. Mặc dù VNCH chống đối mạnh nhưng Nixon không thể sửa đổi Hiệp định. Theo Mark Clodfelter (17) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).

Cách đây khoảng mười năm, cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ một sĩ quan tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972. Nhưng CIA đã ém nhẹm tin này để Mỹ xúc tiến bắt tay Trung Cộng. Không thấy có nhà sử gia hay chính khách Mỹ nào đề cập tới bản tin này, họ cho là không đáng bàn. Thực ra trận oanh tạc chỉ để đưa CS trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ bỏ Đông Dương, mục đích để cứu miền Nam vào giờ chót.

Mark Clodfelter nói (18) khi ký Hiệp định Paris, BV không chịu bỏ tham vọng chiếm miền Nam, Hà Nội đánh một canh bạc lớn, họ phá thối hòa đàm và nghĩ Nixon sợ Quốc hội, người dân chống đối sẽ không dám làm mạnh nhưng lá bài thất bại. Nixon trả lời sự trì hoãn hòa đàm của Thọ bằng trận oanh tạc long trời lở đất ngày 18-12, quả đấm Linebacker II đã buộc BV trở lại bàn Hội nghị, phương án duy nhất mà Nixon lựa để đánh.

Tác giả George Moss chỉ trích trận oanh tạc lớn này như sau: (19) điều quan trọng là trận oanh tạc Giáng sinh đã không thay đổi cán cân chính trị quân sự hai miền Nam Bắc VN cũng không tạo cơ hội cho miền Nam được tồn tại lâu dài. Mặc dù Nixon hy vọng qua trận oanh tạc dữ dội này để làm cho bộ máy chiến tranh Hà Nội suy yếu lâu dài hoặc có lẽ cho miền Nam những điều khoản tốt hơn trong Hiệp định, nhưng đã thất bại. Trận oanh tạc Giáng sinh không mang lại kết quả ngoại giao.

TT Nixon đã đánh ván bài chót, ông đã ráng sức để có một Hiệp định tốt và đặt lên đầu Sài Gòn trước khi Quốc hội mới sẽ chấm dứt chiến tranh VN bằng cắt hết ngân khoản. Nhưng chua chát thay trận mưa bom Giáng Sinh đã khiến Hoa Thịnh Đốn chấp nhận Hiệp định mà chính Nixon đã bác bỏ hồi tháng 10 (1972). Như John Negroponte, một phụ tá của Kissinger nói (chua chát) “Chúng ta oanh tạc Bắc Việt để bắt họ chấp nhận nhượng bộ của ta”

Ngoài Quốc hội và truyền thông Nixon cũng bị những người ủng hộ cuộc oanh tạc chỉ trích như trên. Người ta không chịu thông cảm cho những khó khăn của ông. Phần vì BV chẳng thà không ký kết còn hơn phải rút quân, phần vì Quốc hội đang lăm le cắt mọi ngân khoản để chấm dứt chiến tranh bỏ rơi Đông Dương ngay lúc này.

Mặc dù những khuyết điểm trên, trận mưa bom Giáng Sinh cũng đã cứu được miền nam VN ít ra là trong lúc này, không có trận oanh tạc long trời lở đất này để lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thì tình hình sẽ vô cùng bi thảm. Quốc hội rất có thể sẽ cắt mọi ngân khoản chiến tranh khiến cho miền Nam sụp đổ. Phillip Davidson nói (20) cả Kissinger và Nixon đều tin rằng Quốc Hội sắp sửa ra luật chấm dứt chiến tranh vào đầu năm 1973.

Có dư luận phía Mỹ cho rằng cả hai miền Nam Bắc đều gây trở ngại hòa đàm nhưng miền Bắc bị trừng phạt tối đa còn miền Nam chỉ bị hăm dọa, như thế không công bằng. Sự thật thì Hà Nội đã đánh một canh bạc quá lớn và họ chấp nhận rủi ro, họ đã tính sai nước cờ, tưởng rằng gây trở ngại hòa đàm để Quốc hội Mỹ cắt viện trợ chấm dứt chiến tranh bỏ VN, khi ấy bất chiến tự nhiên thành, nhưng bát cơm đôi đũa còn xa cặp môi lắm.

Trận oanh tạc bị trong nước cũng như Tây phương chống đối, BV lo ngại vì Nga, Trung Cộng không bảo vệ được họ trong trận oanh tạc vũ bão này, họ cũng lo ngại hai cường quốc CS đàn anh trong tương lai sẽ không giúp gì ngăn cản địch đánh lớn. Bộ chính trị kinh hãi khi nghĩ rằng Nixon sẽ oanh tạc đê điều dọc sông Hồng, với cơn ác mộng ấy họ chẳng thà ký Hiệp định còn hơn là đợi những tình huống ghê rợn khác.

Thật là chua chát khi truyền thông Mỹ đã diễn tả sai lầm về về trận oanh tạc (mục đích chỉ trích Nixon) càng làm cho BV kinh sợ một trận kế tiếp. Tờ New York Times và Washington Post nói chắc trí tuệ Nixon có vấn đề thần kinh, họ còn đặt câu hỏi Nixon sẽ làm gì nếu BV không chịu trở lại bàn Hội nghị? Thả bom nguyên tử xuống Hà Nội chăng? Hay đánh phá đê điều hoặc oanh tạc tan nát BV? Những câu hỏi ấy đã khiến BV hồn vía lên mây xanh vội vã trở lại bàn Hội nghị (21)

Mặc dù Quốc hội không ra luật cắt ngân khoản quân sự (của Hành Pháp) dành cho Đông Dương đầu năm 1973 nhưng nửa năm sau họ bắt đầu soạn thảo dự luật này. Ngày 30-6-1973 Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật sau khi phủ quyết thất bại, ngày 15 tháng 8 ban hành (22).

Theo Goerge Moss (23) quân viện cho VNCH một năm cần vào khoảng từ 3 tới 3 tỷ rưởi vì miền Nam tổ chức huấn luyện theo lối Mỹ tốn kém cần nhiều tiếp liệu, trang bị. Như vậy 2 tỷ quân viện năm 1973 không đủ cho miền Nam tự vệ mà cần sự yểm trợ của B-52, khi Quốc hội ra luật ngăn cản Nixon trừng trị BV giữa tháng 8-1973 thì miền nam sẽ không thể tồn tại. Cuối năm 1973, để chắc ăn hơn, họ cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50% (24) khiến nơi đây sụp đổ chỉ trong vài tháng vì không còn tiếp liệu.

Trận oanh tạc Linebacker II dù sao cũng đã giúp cho miền nam VN sống thêm được khoảng hai năm rưỡi.

Tổng thống Nixon chỉ có thể làm được đến thế.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————-
Cước chú: 

(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587.
(2) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 365
(3) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam , trang 200
(4) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 178, 179
(5) Sách nêu trên trang 180
(6) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 366
(7) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975 trang 726
(8) The Limits of Air Power trang 180, 181
(9) Kissinger A Biography trang 464
(10) The Limits of Air Power trang 182
(11) Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 468
(12) Larry Berman, No Peace No Honor trang 215
(13) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 368
(14) The Limits of Air Power trang 195, 196. Vietnam , An American Ordeal trang 367
(15) The Limits of Air Power trang 196 “The havoc created by Linebacker II prevented Hanoi from achieving an eleventh-hour victory over the United States ”
(16) Sách nêu trên trang 197
(17) The Limits of Air Power trang 200, 201
(18) Sách kể trên trang 198
(19) Vietnam , An American Ordeal trang 368
(20) Vietnam At War 731 “…to legislate the United States out of the war in Indochina ”
(21) Sách nêu trên trang 728
(22) Richard Nixon, No More Vietnams trang 180.
(23) Vietnam , An American Ordeal trang 388
(24) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

182 Phản hồi cho “Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972”

  1. Hùng says:

    Hi, lại quay lại bài này để xem Mẽo nó cứu VNCH thế nào à, Mẽo nó định tiếp tục hà hơi cứu nhưng VNCH biết rằng: chết là hơn, chết để dân Việt có hoà bình, nên cám ơn dân, quân, cán chính VNCH!

    • Tien Ngu says:

      Thấy tội nghiệp quá…

      40 năm bị Tàu Cộng nó….tát vào mặt, éo có em nào dám ho he.

      Ho he là nó cho mày mất mặt liền tức khắc. nội cái nước nó hê ra cái vụ Đồng vều 1958, Cộng láo đã phải tái mặt rồi.

      Dân đói, dân bị thuốc độc của Tàu Cộng, đau bệnh, chết non, kệ mẹ họ. Miễn cán Cộng với cò mồi sướng bền là OK chứ gì?

      Láo để tiếp tục…sướng. Sao…khá, em?

  2. Minh says:

    Quân, cán, chính VNCH phải cảm ơn Mỹ và CSVN, vì Mỹ nó đá đít bỏ rơi VNCH, còn CSVN thì đánh thắng như chẻ tre làm cho VNCH chết không kịp ngáp, nên các vị mới “được” định cư ở Mỹ, “được” trở thành những kẻ không tổ quốc, không quê hương, chết “được” gửi nắm xương tàn trên đất Mỹ.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Quan trọng hơn hết là nhờ thoát được qua US mà đồng bào mới có thể gởi đô la về cứu đói thân nhân sau 10 năm Quá Độ, giúp người nhà vượt biển tị nạn Cộng Sản thành công và tiếp tục tranh đấu để Việt Nam Cộng Hòa trở về lại với người dân.

      Chỉ có cái thứ VÔ TRI VÔ NGHĨA VÔ NHÂN mới ôm cờ đỏ mà chưởi xấu Việt Nam Cộng Hòa mà thôi .

      Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!

      • Trại dưỡng lão says:

        “Việt nam cộng hòa muốn nằm”, thế là Mỹ nó cho nằm luôn, bây giờ dậy thế đếch nào được nữa mà hô to thế. Già sắp chết rồi mà vẫn còn húng.

      • Nguyễn Trọng Dân Thằng Ngu Nhất Hành Tinh says:

        Chết 41 năm còn chưa mục xương hay sao mà mày vẫn mơ “muốn nằm”!
        Thằng Nguyễn Trong Dân đúng là thằng ngu nhất hành tinh, sao mày không chết mẹ nó như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thẹo, Nguyễn Cao Cầy… về với chúa cho rồi!

      • laivănmạnh says:

        Còn có một thứ (cũng) VÔ TRI VÔ NGHĨA VÔ NHÂN mới (phủ nhận cờ vàng:,ngôn rằng “cờ không quan trọng” nhưng dự vào mấy khái niệm Tự do dân chủ nhân quyền ôm cờ đỏ (dấu dấu diếm diếm)mà VẪN quai miệng chưởi xấu Việt Nam Cộng Hòa mà thôi ….. thì
        đó là người hay ngợm vậy ?
        Đó LÀ NGƯỜI hay loài SÚC SANH nào vậy ?

        Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm !
        (lvm)

    • Quang Phan says:

      ” Sinh Bắc tử Nam”. Miền Nam : Lò nghiền thịt đạo quân Cộng sản Việt nam đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô .

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSBV năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      Nhà văn CS Dương Thu Hương : “Xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi ” .

      Nhà văn Dương Thu Hương : Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

      Nhà văn CS Xuân Vũ : Lính chết như gà toi trên Trường Sơn . Mạng Người Như Lá Rụng .

      Nhạc sĩ CS Tô Hải: Tôi đã thấy…Cả một xã không còn bóng đàn ông, trắng xóa khăn tang của các chị, các mẹ…

      Nhà thơ Nguyễn Duy: “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng” .

      Tổng bí thư Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Nhà văn Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”.

    • VNCH says:

      VNCH chết không kịp ngáp thì mấy thằng VC chết đói chết khát mới có cơ hội vào Sai gòn khuân thóc gạo về ăn chứ, cái lũ VC chết đói chỉ hy vọng vào chiếm miền nam để kiếm cơm gạo cho khỏi đói

      • Mẹ Việt nam says:

        Tiến sỹ Kissinger, nguyên phụ tá an ninh của tổng thống Mỹ Nixon, nguyên bộ trưởng ngoại giao, nguyên cố vấn đoàn Mỹ ở hội nghị Paris đã phải nói rằng : “Sao các ông ấy (VNCH) khổ thế nhỉ, khổ thế thì thà chết đi còn hơn”.
        Sao ??? Là vì các ông ấy không hiểu rằng mình chỉ có một nhúm có gốc gác từ những người VN theo đuôi thực dân Pháp chống lại Việt minh, nhờ hiệp định Geneve 1954 mới có được cả một nửa đất nước nên cứ tưởng mình mới là dân tộc, mình mới là chính nghĩa. Rước Mỹ vào VN đã lòi ra cái bộ mặt “2 lần bán nước” như ông Dương văn Minh đã thừa nhận. Mặc dù cộng sản VN hiện tại có nhiều điều chưa tốt, nhưng đại đa số dân VN hiện nay đã hài lòng với cuộc sống tốt đẹp hiện tại. Xét cho cùng thì chỉ những kẻ hiện vẫn đang cố tình chia rẽ nam bắc và không thấy vui khi đất nước thống nhất, hòa bình mới chính là những kẻ tội đồ của dân tộc, của đất nước. Còn tương lai của VN thế nào thì sẽ do dân VN tự quyết định, không cần phải nhờ đến mấy cái thây ma VNCH ở bên Mỹ chỉ bảo, chửi rủa. Đừng có cầm đèn chạy trước ô tô.

    • Lan Huệ says:

      Sau khi hiệp định Paris được kí kết, TT Thiệu, các tướng lãnh, các công chức cao cấp và những ai am hiểu tình thế phải biết rất rõ anh bạn đồng minh Hoa kì, lâu nay, ủng hộ và viện trợ cho mình chiến đấu chống CS xâm lăng nay đã thật sự phủi tay, bỏ rơi họ. TT Thiệu biết Mỹ bỏ rơi mình mà bắt tay chơi với TC, Mỹ sẵn sàng thí con tép riu để bắt con tôm hùm vì cái lợi cho mình. Chính thực trạng này làm TT Thiệu bối rối, mất bình tĩnh nên mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chiến thuật điều binh. Những thất bại của ông Thiệu, đến nay ai cũng biết. Nếu TT Thiệu bình tĩnh hơn, kiên cường hơn trước bọn CS và cứng rắn hơn với bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” thì CS không dễ dàng vào Sài Gòn còn nguyên vẹn mà ăn, mà hưởng, để CS đẩy hành ngàn thương bệnh binh ở các quân y viện ra đường, sống nhờ chết chịu. Rồi đày các quân cán chính VNCH đến chốn sơn lâm chướng khí cho chết dần chết mòn, ngày đêm CS nguyền rủa họ là bọn ngụy tay sai, bán nước. Đúng là lỗi của TT thiệu nhưng nhờ thế mà tránh được đổ nát, núi xương sông máu. Một lời ai oán với TT Thiệu, nhưng ông Thiệu chỉ làm được đến thế, cầu xin các oan hồn đồng bào, chiến sĩ chết trong năm 1975 có linh thiêng thì hãy tha thứ cho một người chống cộng kiên cường, một người chịu biết bao oan trái, một người yêu nước thật sự.
      Anh Minh cứ mặc sức nguyền rủa quân cán chính VNCH, nhưng nhớ rằng có một quy luật hằng định ở thế gian này là có nhân thì ắt phải có quả. Hãy khôn ngoan và bình tĩnh để tránh khẩu nghiệp do mình sân si tạo ra.

  3. Hùng says:

    Trận oanh tạc này cứu được vnch sống thêm hơn 2 năm, vậy cũng là quý rồi, đủ thời gian để từ binh tới tướng vù vù ….

    • HN says:

      Bọn VC chỉ chờ tụi Ngụy chạy cho nhanh để vào kho khuân thóc gạo về đớp cho khỏi đói

    • Tien Ngu says:

      Đúng nà kiến thức…có mồi. Cộng dạy sao, nó tưỡng y hệt vậy.

      Thấy thương quá.

    • Quang Phan says:

      Trí thức miền Bắc đã khóc cho nền văn minh miền Nam bị rơi vào tay bọn mọi rợ Cộng sản Hà nội:

      Nhà văn nổi tiếng Dương thu Hương – : “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ” .

      Thi sĩ nổi tiếng Phan Huy khi dịp vào miền Nam đã bật khóc:

      “Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
      Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
      Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
      Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

      Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
      Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
      Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
      Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

      Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
      Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
      Mà trước đây tôi có biết gì đâu
      Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

      Cảm tạ Miền Nam
      đã một thời làm chiến sĩ
      Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
      Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ

      Thi sĩ Phan Huy:

      “Trên đường về, đất trời như sụp đổ
      Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
      Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
      Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”

    • Ma VNCH says:

      Thừa thời gian để từ binh tới tướng (Mỹ) vù về Mỹ chứ không phải chỉ đủ thời gian. Vì những ngày đầu tháng tư năm 1975, khi QLVNCH rút chạy tán loạn, vứt bỏ những phần lãnh thổ rộng lớn cho Bắc Việt, ông Thiệu yêu cầu chính phủ Mỹ viện trợ khẩn cấp, nếu không viện trợ thì cho vay. Ngay lúc đó, quốc hội Mỹ không viện trợ, không cho vay đã đành, nhưng ông Kissinger còn nói với Nixon nói “Sao nó (VNCH) không chết phứt đi cho rồi”. Điều đó chứng tỏ Mỹ mong VNCH sụp đổ, đầu hàng Bắc Việt càng nhanh càng tốt cho Mỹ. http://vietnamesepage.com/Truyen/TruyenDai/KhiDongMinhThaoChay-NguyenTienHungStart.htm

      • Ma Liên xô says:

        Quân Đội Nhân Dân mèo mù vớ được cá rán chiếm được miền Nam quá dễ, nên sau đó mắc bệnh teo chim, teo d…:

        **$Thượng tướng Bùi Văn Huấn – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị – trong một bài phỏng vấn đăng trên mạng lưới của Trung tâm Phát Triển Văn học Nghệ Thuật ngày 18/3/2012 khi trả lời về mưu toan chiếm đoạt Biển Đông của Trung Hoa đã nói với giọng thật buồn “Trung Quốc lấy cái gì của ta thì ta phải chịu thôi.”

        ***Về Biển Đông , Phó chủ tịch quốc hội Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, trong cuộc gặp cử tri thành phố Đà Nẵng sau kỳ họp quốc hội vào ngày 29 tháng 6,15, nói rằng “: Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại “.
        “Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”.

        https://www.youtube.com/watch?v=aqblBfAfIrA

        http://thanhnien.vn/thoi-su/video-clip-tau-trung-quoc-phun-voi-rong-xoi-xa-vao-tau-cuu-ho-viet-nam-78948.html

      • Tien Ngu says:

        Cò mồi Cộng láo và lũ điếm mơ khi chết sẽ được làm ma VNCH?

        Xin lỗi em nghe, cứ…mơ đi em. Em có chết cũng chỉ thành ma…khỉ đột…

        Cái thế VNCH phải…bại trong cuộc chiến chống Cộng láo, ai cũng thấy rỏ. Khôing phải đợi đến thời Nguyễn văn Thiệu xin viện trợ hay vay nợ Mỹ…

        Chiến với…điều kiện:

        * không được đập đầu rắn, tràn hoặc đổ bộ ra Bắc
        * Phân tán mõng, nằm tại chổ giử đất, chờ Cộng tập trung quân tới…đánh.
        * Không viện trợ đồ nghề cho mày tự chế tạo vũ khí

        Uýnh như thế thì chỉ có nước chờ…thua.

        Mậu Thân, Cộng rã rời, Mỹ ngán cái biển người của Tàu Cộng, không chịu viên5 trợ đánh ra Bắc.
        1972, Cộng tê liệt nhưng Mỹ…rút, bồ tèo với Tàu Cộng. VNCH đành phải đợi cho Cộng láo…hồi phục, đánh mình lâu bền…

        Hỡi ơi…

        Lật lại từng trang sử mà thương cho cái thân nhược tiểu.

        Cộng láo nó có hay ho con mẹ gì đó? Nga Tàu Cộng cúp đạn dược cho nó thì nó làm sao mà…láo, tự sướng?

        Mở con mắt hí lên, em?

        Em có chết mấy đời, cũng không ai cho em làm…ma của VNCH đâu em.

        Đừng có mà…mơ…

  4. MaLiênxô says:

    ***Ối giời ơi ! Quân Đội Nhân Dân VN mắc bệnh “teo chim” :

    ***Nhà biên khảo Hoàng Dung thuật lại rằng thượng tướng Bùi Văn Huấn – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị – trong một bài phỏng vấn đăng trên mạng lưới của Trung tâm Phát Triển Văn học Nghệ Thuật ngày 18/3/2012 khi trả lời về mưu toan chiếm đoạt Biển Đông của Trung Hoa đã nói với giọng thật buồn “Trung Quốc lấy cái gì của ta thì ta phải chịu thôi.”

    ***Về Biển Đông , Phó chủ tịch quốc hội Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, trong cuộc gặp cử tri thành phố Đà Nẵng sau kỳ họp quốc hội vào ngày 29 tháng 6,15, nói rằng “: Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại “.
    “Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”.

    https://www.youtube.com/watch?v=aqblBfAfIrA

    http://thanhnien.vn/thoi-su/video-clip-tau-trung-quoc-phun-voi-rong-xoi-xa-vao-tau-cuu-ho-viet-nam-78948.html

  5. Quang Phan says:

    Cộng sản Hà nội thú nhận đã từng chạy tụt quần sang Kampuchea, cút về Bắc :

    ***”Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam” – PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà – Viện Lịch sử Đảng : Điều đáng tiếc là sau thắng lợi của đợt I, các lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam lại liên tiếp cố mở đợt tiến công thứ hai (5/1968) và thứ ba (tháng 8/1968), khi tính bí mật bất ngờ không còn và lực lượng đã bị tổn thất nặng nề. Ta đã phạm sai lầm lớn về chỉ đạo chiến lược là tiếp theo đó đã không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đẩy cuộc chiến tranh cách mạng vào thành thị, chủ quan trong việc đánh giá tình hình nên đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, không đánh giá hết âm mưu địch trong kế hoạch bình định nông thôn.

    Chính do sai lầm đó mà chỗ đứng chân của bộ đội chủ lực trên nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam bị thu hẹp, nhiều đơn vị sau khi rút ra khỏi các thành thị, đã không còn chỗ đứng chân ở nông thôn đồng bằng, phải rút lên vùng rừng núi, rút sang bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia, rút ra miền Bắc. Có thể nói, tình hình khó khăn về thế và lực của cách mạng, đặc biệt là về quân sự, kéo dài sang cả năm 1969, đầu năm 1970.

    ***“40 năm Ngày Giải phóng miền nam”:…Lợi dụng sự chậm chuyển hướng tiến công của ta sau Xuân Mậu Thân, Mỹ – ngụy tiến hành liên tiếp các kế hoạch “bình định” quyết liệt trong suốt hai năm “từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970) như “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”… kết hợp với hàng vạn cuộc hành quân càn quét, đóng hàng nghìn đồn bốt, chiếm lại hầu hết vùng nông thôn ta đã mở ra trong Tết Mậu Thân, kìm kẹp thêm nhiều dân, kiểm soát thêm nhiều vùng, gây cho ta những khó khăn, tổn thất nặng nề. Hầu hết các đơn vị chủ lực của ta hoặc phải kéo ra miền Bắc củng cố, hoặc chuyển sang bên kia biên giới, một vài đơn vị giải thể. Cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970 lâm vào khó khăn, phức tạp mới, thế và lực tiến công suy giảm “.

  6. Hùng says:

    Rõ ràng là mỹ đã cứu miền nam khỏi chiến tranh, mỹ rút, vnch chạy thì miền nam có hoà bình, không phải hàng ngày ầm ì bom đạn, đầu rơi máu chảy như hồi nào, chỉ có lũ hủi mới tiếc rẻ thôi!

    • Tran Vinh says:

      Thành tích ô nhục của Quân Đội Nhân Dân VN :

      Quân Đội Nhân Dân đánh lớn thua lớn Mùa Hè Đỏ Lửa 72, đánh nhỏ thua nhỏ. Đánh lén Mậu Thân 68 thua nốt. Phải đợi đến khi miền Nam mất quân viện, chúng mới thắng nổi.

      Quân Đội Nhân Dân sang Kampuchea bị đánh phải ôm đầu máu rút về 1988. Choảng nhau với quan thày Trung quốc mất Lão Sơn 1984. Ra khơi năm 88 ở Gạc Ma, đứng làm bia thịt cho súng phòng không Trung quốc thoải mái nhả đạn. Sang đến năm 2014, bị tàu Trung quốc đái cả lên đầu lên mặt.

  7. Nguyễn Kim Nên says:

    Chiến tranh là tàn bạo. Không có ngoại lệ. Trong chiến tranh, phe nào cũng không ngần ngại giáng những đòn tàn phá, giết chóc kinh khủng nhất vào kẻ thù nếu có cơ hội, nếu để giành được lợi điểm chiến thuật, chiến lược nào đó. Sự tàn bạo càng ghê tởm hơn khi nạn nhân là người dân thường, những người không cầm súng.

    Quân phát xít Nhật và Đức Nazi hồi Thế chiến 2 rất tàn bạo với dân chúng vùng chúng chiếm đóng. Giết hại và làm chết đói hàng triệu người ở Âu châu, Nga, Trung Hoa, Việt Nam, … Nhưng quân đồng minh cũng có những trận bom lửa trút xuống Tokyo (Nhật), Dresden (Đức) giết chết hàng trăm ngàn dân thường. (Chưa nói đến 2 trái bom nguyên tử thả ở Hiroshima và Nagasaki)

    Chiến tranh là thế. Người ta không thể kết án sự tàn bạo mà người ta chỉ kết án những kẻ gây chiến. Người ta chỉ điểm mặt tội ác của những kẻ làm nguyên nhân gây ra chiến tranh. Cho nên khi kết thúc chiến tranh, tòa án tội ác chiến tranh ở Nuremberg và Tokyo chỉ xử bọn Phát xít Đức và Nhật vì bọn chúng là những kẻ gây chiến .

    Dù là người Việt ở miền Nam hay Bắc thì ai cũng đau lòng cho thường dân bị giết hại. Thường dân ở miền Nam VN cũng rất nhiều lần là nạn nhân của cuộc chiến tàn bạo 1954-1975. Trong cuộc chiến Việt Nam này, người cộng sản ở miền Bắc là người gây chiến. Cho nên những nạn nhân ở Hà Nội mùa giáng sinh 1972 chính là những nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.

    Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam giáo điều mù quáng đến mức tuyệt đối khô khan, tàn ác, vô cảm trước mất mát của đất nước và nhân dân. Họ sẵn sàng hy sinh đến 80-90% dân số Việt Nam để tiếp tục cuộc chiến vì ý thức hệ (ideologiacal war) cho đến khi “thắng lợi”. Cho nên cuộc ném bom cuối năm 1972 ở Hà Nội dù kinh khủng đến mấy, cho dù kéo dài đến mùa giáng sinh năm sau thì cũng sẽ không làm cộng sản Việt Nam chịu lùi bước trong cuộc chiến. Người Mỹ vẫn còn tính nhân đạo nên họ không kéo dài cuộc ném bom mà họ đành chào thua và rút quân vì họ phải chịu thua cái vô cảm với dân của cộng sản. (Cho nên mấy đứa sống trên xác chết của nhân dân miền Bắc bây giờ mới huênh hoang: “Mỹ mà cũng chạy phọt cứt ra quần”, “ném bom như vậy mà phải chịu đầu hàng kéo quân rút chạy”).

    Nếu có cuộc phán xử tội ác chiến tranh 1954-1975 thì các lãnh tụ miền Bắc phải ra tòa để trả lời về trách nhiệm nặng nề của họ trong sự giết chóc kinh hoàng suốt 20 năm này.

    • HN says:

      Qua’ hay

      • TộiNghiệp! says:

        Em cũng chả biết gì! Chỉ là nói cho lấy được! Lại có em khen hay! Toàn cả thứ chỉ biết một mà chẳng biết hai, chứ chưa nói là biết được cả mười! Đất nước bị bọn thựcdân chiếm đóng, caitrị cả hàng trămnăm, rồi bị các thế lực tàiphiệt,giáophiệt, cọngsản, tranhgiành chia cắt làm đôi, bị lợidụng làm bãi chiếntrường để tranh hơn thua, thiđua và buônbán vũkhí… thì kẻ gây chiến thựcsự là ai đây??? Nghĩ thêm chút nữa đi các em ơi!

      • Nguyễn Kim Nên says:

        Thế kẻ gây chiến thực sự là ai đây ? Ông/bà đã nghĩ tới đâu rồi ? Nếu sau hiệp định Geneve 1954, đất ai nấy ở, tập trung mỗi miền xây dựng hòa bình, phồn vinh, ổn định thì cuộc sống người dân miền Nam đã thịnh vượng đến đâu ? (Còn ngoài Bắc thi tôi không biết được, có lẽ thịnh vượng như Bắc Triều Tiên bây giờ). Nếu cái đảng cực đoan, giáo điều biết quý cuộc sống sót sau vực sâu chiến tranh chống Pháp 1946-1954, để yên cho mọi người bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu mà nâng niu cuộc sống yên bình, thì làm gì có cuộc chiến 1954-1975, làm gì có ai lơi dụng Việt Nam làm bãi chiến trường ? Tội nghiệp cho cái kiểu suy nghĩ nông nổi, cạn cợt.

  8. Ma VNCH says:

    Bản thân nước Mỹ mà cũng chạy phọt cứt ra quần để thoát khỏi Nam VN, huống hồ là thằng đầy tớ, tay sai, đánh thuê cho Mỹ. Thế thì Mỹ cứu cái con buồi gì được. Toàn nói phét, một ly thũng trời.

    • Tien Ngu says:

      Đúng là…lãnh đạo sao thì cò mồi y hệt vậy…

      Từ công an đến cán bộ Cộng láo, em nào cũng không được giáo dục một cách …ra con người.

      Khi láo không được, chúng sẽ chơi màn khũng bố, chửi tục tỉu, ném phân vào nhà…

      VN quả là sẽ chẳng bao giờ khá với lũ Cộng láo…

    • Tăng Chính Quy says:

      Hể mà nghe tới…bom là cứ y như nó bị thọc tiết dzậy hà!
      Tội nghiệp thằng nhỏ!

    • Ma Liên xô says:

      Sau khi đã bắn giết đến 4 triệu tên lính Quân Đội Nhân Dân thế mà thấy chúng vẫn cứ lao đầu vào chỗ chết, người Mỹ họ thấy kinh tởm quá- chết nhiều hơn cả trăm lần bọn da đỏ thời Mỹ lập quốc, nên họ rời bỏ chiến địa tính kế khác .

      Và kế đó đã khiến cho toàn thể khối Cộng sản sụp đổ, chỉ còn lại 5 tên tàn dư Cộng sản trên quả đất . Thảm !

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của Việt cộng năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam. Trần Vinh

      • huỳnh says:

        “ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường”.
        Sao Ma Liên Xô nói thanh niên miền Bắc chết trên chiến trường ít vậy, chỉ 4 triệu thôi à, phải nói là 400 triệu để cho ra vẽ VNCH kiêu dũng, kiêu hùng “thắng” rất oanh liệt chứ, thắng đến mức vứt hết vũ khí, tụt cả quân phục để trốn chạy qua tận bên Mỹ và đầu hàng không điều kiện CSVN.

      • Ma Liên xô says:

        Không còn nguồn tiếp viện khí giới nữa thì người lính miền Nam phải chạy thôi, có gì là xấu hổ ?! Chỉ thấy có đám lính miền Bắc ngu đần bị tên Việt gian làm tay sai cho Trung -Xô Hồ chí Minh lường gạt vào Nam đánh “đế quốc Mỹ ” khiến bị chết thảm 4 triệu tên .

        Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

        Tổng thống Nixon trong cuốn sách No More Vietnams “đã viết: “Quốc Hội (Mỹ) đã biến thắng lợi thành thảm bại … Sự cắt giảm viện trợ quân sự làm tiêu tan khả năng tự vệ của Miền Nam. Quân Bắc Việt sửa soạn trận tấn công chót đúng vào lúc quân Miền Nam đang ở vào vị thế suy yếu nhất chưa hề có trong năm năm cuối cùng cuộc chiến: Họ bị trói tay vì không đủ săng dầu, đạn dược, do việc Quốc Hội bác bỏ các ngân khoản viện trợ.”

        *** Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

        *** Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987, đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”

    • Tudo.com says:

      Mỹ nó chạy phọt cứt ra quần để thoát khỏi VN.

      Nhưng lạ quá, hết tư Sang, ba Dũng lại đến Trọng Lú thay phiên nhau qua xin cứt Mỹ về cho bầy đàn của chúng!
      Có phải cứt nó thơm, cứt nó bổ dưởng hơn cứt tụi Nga Tàu?

      Bây giờ hãy nhìn cho kỉ, soi cho rỏ mấy cái mặt của những thằng “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” coi, mặt thằng nào thằng nấy ú na ú núc như mặt heo Kim ủn ỉn, mỡ dầu tươm ra bóng láng như mặt dư lợn. . .quay.
      Khỏi cần hỏi, ai cũng biết chúng được béo tốt như thế là nhờ cứt của những nạn nhân trốn chạy Cộng sản ở hải ngoại gởi về.
      Điều đó không có gì để tranh cải, bởi vì sau 30/4/1975, những người trốn chạy đó bị csvn kết án là những kẻ phản quốc, nhưng sau khi gởi cứt hằng năm về những kẻ phản quốc đó trở thành những “khúc ruột ngàn dặm”. . .thân thương!
      Mà. . .Ruột là phải có cứt!
      Tiên sư cha nó, tên VC nào “sáng tác” ra nhóm từ nầy phải nói là Thiên tài “ngữ học”!
      Ruột đi với cứt mà không “ấn tượng”, thì cái. . .đéo gì ấn tượng hơn?

  9. Tân hiệp-LA says:

    Cứu cái con khỉ, Mỹ chạy thì VNCH còn gì nữa mà cứu?

    • Người Huế says:

      “Mỹ chạy”, nghe mà mắc cười quá trời. Chủ thuyết Domino về sự lan truyền của CNCS không còn giá trị, không còn hiệu dụng thì miền Nam VN hay nước VNCH hết chức năng pháo đài ngăn chận CNCS, tất yếu quốc gia ấy phải tiêu vong. Mỹ bỏ tép riu VN mà bắt tôm hùm TC, lại còn làm một tôm hùm khác là LX tiêu ma nữa thì lời quá sức tưởng tượng, phải không? Quả thật, giới cầm quyền Mỹ là những “cao thủ võ lâm”.
      Với siêu pháo đài bay B 52 thì Mỹ dễ dàng “làm cỏ” hàng chục sư đoàn quân CSBV đang tập trung bao vây Sài gòn vào tháng 4/1975. Hoặc, chẳng cần Mỹ nhúng tay trực tiếp, Mỹ chỉ cần cung cấp khoảng 20 trái CBU hơi ngạt với đầy đủ ngòi nổ và chuyên viên cho TT Thiệu thì các cán binh CSBV chết như rạ, đếm không xuể. Nói “Mỹ chạy” là nói tự sướng, nói lấy được, chỉ có tác dụng với những kẻ ngu dốt, ngây thơ.

      • HuếMôRứa? says:

        Huế mô? Huế Sịa? Huế Sình?
        Huế ngoài QuảngTrị? Hay Huế ”mềnh” CầuĐôi?
        Huế mô cũng Huế cả thôi!
        Đừng ”nhanhnhẩu đoảng”, làm Huế hôi thúi rình!

        Học ăn, học noái, học đùm,
        Lại còn học mở, xin nhớ dùm Huế ui!
        Từ từ học tiếp cho tui
        Ngâm kíu thêm nữa… chuyện Mỹ lui còn dài!!!

  10. Mấy đời tổng thống Mỹ đều thất bại cay đắng tại Việt nam, ném bom như vậy mà phải chịu đầu hàng kéo quân rút chạy. Bài báo nói láo kiểu Mỹ Ngụy nên thua là phải rồi. Kêu cái gì?

    • Người Huế says:

      Nên nhớ, nếu TT Thiệu bình tĩnh và kiên cường hơn một chút, chịu thịt nát xương rơi hơn một tí thì CS không dễ dàng vào thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn mà ăn, mà hưởng. Nếu TT Thiệu chơi nước cờ chót là dốc toàn lực đang có và mạnh tay trấn áp bọn “ăn cơm Quốc gia thờ ma CS” để an ninh trật tự được bảo đảm và các chiến sĩ an lòng chiến đấu chống giặc đến viên đạn cuối cùng thì sự thể có thể đổi khác, các chiến sĩ VNCH không phải bị đày đọa, chết dần chết mòn nơi rừng thiêng, nước độc, không phải chịu nhục bị những kẻ chiến thắng rủa xả.
      Chúng ta phải thông cảm cho TT Thiệu. Vì là một con người có đức tin và lòng yêu thương chiến sĩ, đồng bào mà TT Thiệu phải ngậm đắng nuốt cay từ bỏ quyền lực và chịu biết bao nguyền rủa, chửi bới thậm tệ từ những kẻ đối lập và CS. Các vị chỉ huy chiến trường QL VNCH cũng không chơi trò đê hèn “ăn không được thì phá nát”, họ chỉ cần cài mìn phá sập cầu Sài gòn hoặc đốt cháy kho xăng Nhà Bè, … cái kiểu đặc công CS thường làm thì thử hỏi, CS khi vào có còn gì mà vơ vét chở ra Bắc?
      Liệu ta có tin rằng người Mỹ thất bại đắng cay ở VN khi biết rằng Mỹ chết khoảng 58 ngàn lính còn CS chết khoảng 2 triệu quân. Tháng 4/1975, nếu Mỹ tàn ác dùng B 52 ném bom rải thảm xuống hàng trăm ngàn cán binh CSBV đang bao vây Sài gòn thì CS có còn sức lực tấn công, giải phóng miền Nam?

Leave a Reply to Tien Ngu