WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh và người Mỹ trên quê hương tôi

Nửa tháng sau, ông Bonny và ông John được thuyên chuyển về bộ chỉ huy ở Tây Ninh. Hai ông giới thiệu tôi với ban cố vấn mới là trung úy Calvin và trung sĩ Munoz. Bến phà sông Bến Sỏi lại chứng kiến sự chia ly. Lần này là giữa hai người lính Mỹ với một thiếu niên Việt mà sự cảm động không khác gì giữa những người thân trong gia đình. Tôi nói với hai ông:

-  I very thanks for your support. You two have the best of human kindness in the world. I always keep in mind your love for me.

Ông Bonny và ông John cùng mỉm cười và lần lượt ôm chặc lấy tôi trước khi lên xe. Nhìn chiếc xe Jeep qua đến bên kia sông chạy xa dần, xa dần rồi mất hút trong bầu trời xám xịt, tôi mới uể oải đi vào trại.

Trung úy Calvin, 32 tuổi, người Mỹ gốc Mễ, tướng nhỏ con giống người Việt, cũng ít nói như ông Bonny. Ông không thân thiện gì với tôi, nhưng thường nở nụ cười tươi mỗi khi gặp tôi.trong giờ ăn uống hay xem phim. Trung sĩ Munoz, 34 tuổi, người Mỹ gốc Đức, tướng người mập, cao vừa tầm, tính điềm đạm, nói năng chừng mực, không bao giờ cười. Ông nói tiếng Việt thông thạo, nhờ học nơi cô vợ Việt. Do ông biết tiếng Việt, nói giọng nhỏ nhẹ, tôi thấy gần gũi với ông. Nghe tôi kể về hoàn cảnh sinh ly, tử biệt giữa các người thân trong gia đình tôi, ông nói thương tôi lắm. Ông tốt với tôi như ông John và ông Bonny trước đó. Cuối tuần, đi thị xã, ông chở tôi theo, vào chợ ăn hủ tíu hay bánh xèo là hai món ông thích nhất. Ăn xong, ông cho tôi một ít tiền, nói : “Quý giữ lấy để tiêu vặt. Mỗi tuần, anh sẽ cho em như vầy”. Có nhiều ngày, ông tự lái xe Jeep chở tôi đi học vào buổi sáng rồi đến xế chiều đón tôi về. Tôi thấy thương ông quá. Cuối tháng tư, chị Hồng, vợ ông Munoz, từ tỉnh Biên Hòa lên thăm ông, ở lại trại một tuần. Chị 27 tuổi, có nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, tính cởi mở, vui vẻ. Chúng tôi thân nhau như hai chị em. Chiều nào, ông Munoz cũng dẫn chị Hồng và tôi ra xóm dân, vào một quán lá bên đường uống cà phê đá. Ông nói rất thích cà phê Việt vì hương vị đậm đà; không như cà phê Mỹ nhạt phèo. Có lúc ông nhờ Giang thuyền lấy ca nô chở chúng tôi hóng mát trên sông. Sự thân mật, vui vẻ giữa ba người chúng tôi như trong một gia đình. Ngày chị Hồng về lại Biên Hòa, ông Munoz chở chị và tôi đi ăn sáng rồi dạo chơi vòng vòng thị xã Tây Ninh. Đến trưa lại vào nhà hàng. Ăn uống thỏa thuê rồi mới ra bến xe.

Cuối tháng 5 / 1970, tôi mãn học với giải thưởng hạng nhì. Ông Munoz xoa đầu tôi khen :

-  Very good ! Em giỏi quá. Mai mốt về Sài Gòn cũng ráng học giỏi vậy.

-  Dạ. Em cảm ơn anh. Vậy, vài hôm nữa em về Sài Gòn nhen anh ?

Ông Munoz trợn mắt :

-  Sao gấp vậy ? Ở chơi nửa tháng nữa đi. Anh cũng không ở trại này bao lâu nữa đâu.

-  Ủa. Sao vậy anh ?

-  Vì trại Biệt kích này sắp chuyển thành Biệt động quân biên phòng. Thôi, bây giờ anh thưởng em học giỏi bằng một bửa ăn nhà hàng. Lên xe, anh chở đi Tây Ninh.

-  A…cảm ơn anh. Tôi reo mừng rồi nhảy tót lên xe Jeep. Hôm đó, sau khi ăn xong, ông Munoz dẫn tôi đi vào chợ, mua cho tôi mấy bộ quần áo, thêm cái va li. Ông nói : “Để cho em đựng đồ ngày về Sài Gòn”. Tôi có cảm giác như đang được một người anh ruột quan tâm, chăm sóc cho mình.

Nửa tháng sau. Ông Munoz xách chiếc va li của tôi bỏ lên chiếc xe Jeep. Tôi bắt tay trung úy Calvin, nói :

-  Thank you so much for your kindness. I wish you the best of health and happiness.

Ông nở nụ cười tươi và xiết chặc tay tôi : – Have a good trip.

Tôi đến bắt tay anh Tô và anh Kim, nói lời cảm ơn hai anh. Anh Tô vỗ vai tôi :

-  Về Sài Gòn lo học hành nhen em. Đừng có lêu lổng ham chơi mà khổ cái thân.

Anh Kim nói đùa :

-  Khi nào chú em cưới vợ nhớ mời hai anh uống rượu nhen..

-  Dạ. Em sẽ viết thư thăm hai anh.

Tôi lại lần lượt bắt tay Peter, Henry, Jim, Danny, Andy, rồi nói :

-  I hope one day we will meet each other. Hope you have the best of health and happiness.

Ông Munoz đã ngồi sẵn trước tay lái. Tôi lên ngồi ghế kế ông, ngoái nhìn lại phía sau và vẫy vẫy tay chào các anh. Chiếc xe Jeep chạy đi, tôi vẫn còn thấy các anh đứng nhìn theo. Ông Munoz lái chiếc Jeep rời khỏi phà, từ từ leo lên bờ sông rồi vụt chạy bon bon trên con đường đất đỏ. Xin từ biệt Bến Sỏi. Từ biệt một vùng hỏa tuyến nhiều hiểm nguy nhưng đượm thắm tình người. Xin chúc bình an cho các anh lính Mỹ tốt lành và tất cả người lính Biệt kích Mỹ oai hùng của trại Bến Sỏi.

Cũng như lần tiễn chị Hồng, ông Munoz đưa tôi đến một khu phố trung tâm thị xã, vào nhà hàng ăn một bửa thịnh soạn. Trong buổi ăn lần cuối này, tôi mạnh dạn hỏi ông :

-  Anh có buồn khi phải xa nhà, xa xứ để đi chiến đấu cho quê hương nghèo khổ của em không ?

Ông Munoz nói giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi :

-  Xa nhà, xa xứ thì ai cũng buồn. Nhưng đã là quân nhân thì phải chấp nhận đi tác chiến ở bất cứ nơi nào mà cấp trên điều động. Qua chiến đấu cho quê hương em là bổn phận, nghĩa vụ của quân nhân Mỹ các anh để giúp cho người dân nước em không bị cộng sản xâm chiếm. Tụi cộng sản nó độc tài, gian ác lắm. Anh mong người dân Việt sớm có ngày thanh bình.

-   Anh thấy người dân Việt nước em như thế nào ?

-  Người dân Việt rất can đảm, gan lì trong đấu tranh chống ngoại xâm. Anh biết chút ít lịch sử nước Việt của em. Một ngàn năm bi người Tàu đô hộ vẫn không bị đồng hóa. Nhiều lần người dân Việt đã anh hùng đánh đuổi được giặc Tàu, giặc Pháp, giặc Nhật, giữ yên đất nước. Còn mở rộng thêm lãnh thổ nữa. Tiếc rằng bây giờ bị họa cộng sản mà thành hai miền Nam, Bắc, hai chế độ khác nhau. Nước Đức của ông bà nội anh cũng bị chia cắt làm hai. Đau lòng lắm !

Ông Munoz cầm ly nước lên uống vài hớp rồi nói tiếp : – Người dân Việt còn có nhiều đức tính rất đáng quý. Bản tánh hiền hòa, hiếu khách, siêng năng, nhẫn nại, dám hy sinh cho người thân. Đặc biệt, phụ nữ Việt có nét đẹp dịu dàng, hiền hậu. Vì vậy anh mới cưới cô Hồng làm vợ.

-  Anh có làm hôn thú với chị Hồng không ?

-  Có. Anh còn làm đám cưới với Hồng ở Biên Hòa theo phong tục người Việt. Khi về nước, anh sẽ làm bảo lãnh cổ.

-  Em kính chúc anh chị luôn hạnh phúc, sống mãi với nhau trọn đời.

-  Cảm ơn em nhiều. Thôi mình ra bến xe, em.

Đến bến xe, tôi ôm chặc ông. Ông cũng ôm chặc lấy tôi một hồi lâu. Mắt tôi cay sè. Tuổi niên thiếu tôi có nhiều cuộc chia tay, ly biệt quá. Ông Munoz xách cái va li của tôi đem đến cho anh lơ xe rồi đi lại phía tôi. Ông đưa tôi một phong thư, nói:

-  Em giữ lấy, để dành khi về Sài Gòn mua sách vở đi học.

Cầm phong thư, tôi xúc động nói :

-  Em cảm ơn anh nhiều lắm. Anh thật tốt với em, như anh chị ruột của em đối với em vậy. Em rất thương anh. Em sẽ nhớ anh mãi.

Ông Munoz vỗ vỗ bàn tay lên vai tôi :

-  Anh cũng thấy thương em lắm. Em nhớ học cho giỏi nhen. Thôi, em lên xe đi. Chúc em đi bình an.

Tôi ôm chặc ông một lần nữa rồi lên xe. Chiếc xe đò đã chật cứng khách. Anh lơ cho tôi ngồi ở cuối xe. Tôi ló đầu ra cửa xe nhìn ông Munoz. Ông vẫn còn đứng bên chiếc Jeep, giơ tay lên vẫy vẫy, miệng nở một nụ cười. Lần đầu tiên tôi thấy ông cười. Nụ cười thật tươi, có nét hiền lành, phúc hậu. Xe rời bến. Tôi cố ngoái lại nhìn ông và hét lớn : “I love you”. Tôi còn kịp nhìn thấy nụ cười hiền hòa của ông một lần nữa  trước khi chiếc xe đò vụt chạy nhanh trên tỉnh lộ. Trời đổ mưa. Cảnh trời xám ngoét trong mưa gây cho tôi cảm giác lạnh lẽo, buồn buồn. Ngồi thừ người ra một hồi, tôi mở bao thư xem. Ông cho tôi $ 250 dollars đỏ. Khá nhiều đối với một người trẻ chưa biết làm ăn gì ra tiền như tôi. Bấy giờ là giữa tháng 6 / 1970.
….

Về Sài Gòn sống nhờ nhà dì Mười, tôi vừa đi làm vừa tiếp tục việc học. Chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày trên quê hương. Ngày nào tôi cũng đọc báo theo dõi tình hình thời sự. Tin tức chiến sự dồn dập từ bốn vùng chiến thuật choán đầy các trang nhật báo. Ở Hoa Kỳ, phong trào phản chiến lan ra nhiều tiểu bang. Tổng thống Nixon triển khai kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”, trang bị thêm cho quân đội miền Nam Việt Nam nhiều vũ khí tối tân, có thể chiến đấu hữu hiệu hơn trên khắp chiến trường, để rút dần quân Mỹ về nước. Trong nước, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử “độc diễn” ngày 3 / 10 / 1971. Ông Thiệu là người chống cộng quyết liệt với lập trường “ bốn không” và câu nói bất hủ : ”Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, rất được lòng chính phủ Mỹ. Nhưng, gió lịch sử đổi chiều. Tháng 2 / 1972, Tổng thống Mỹ qua thăm Trung cộng, gặp gỡ Mao trạch Đông và Chu ân Lai. Cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao mà về sau này tôi hiểu, vừa cô lập cộng sản Liên xô, vừa đáp ứng nguyện vọng người dân Mỹ đang quyết liệt phản đối chiến tranh, và vừa để tìm kiếm thị trường béo bở hơn tỉ dân Trung quốc; là cái bắt tay ‘định mệnh’ dọn đường cho sự bức tử chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Để tăng áp lực lên hòa đàm Paris, Việt cộng tổng tiến công lần thứ hai. Chiến sự bùng nổ tàn khốc trong mùa hè đỏ lửa, 1972. Đông Hà, Cổ thành Quảng Trị, Tân Cảnh, Kom Tum, Bình Giã, Lộc Ninh, An Lộc, Bình Long, nhiều địa danh khác nữa…ở vùng một, vùng hai, vùng ba bốc lửa vì hỏa lực khủng khiếp của cộng sản Bắc Việt điên cuồng tấn công mong tìm một chiến thắng vang dội.

Nhưng chúng đã bị chặn đứng mưu đồ bởi sự chiến đấu kiên cường của chiến sĩ Việt – Mỹ và đồng minh. Mặt trận vùng bốn cũng sôi động không kém. Tôi ngày đêm phập phồng lo lắng cho an nguy của anh Phùng. Điều lo sợ của tôi không tránh khỏi. Ngày 9 / 5 / 1972, anh Phùng hy sinh tại chiến trường Mộc Hóa. Chú Bảy cho người nhà lên Sài Gòn báo tin. Tôi khóc ngất !… Tôi đi lang thang khắp Sài Gòn như người mất hồn suốt một ngày đêm không thiết gì ăn uống.

Trong khi người lính Mỹ đang đổ máu tại chiến trường thì cô đào màn bạc Mỹ, Jane Fonda, người cuồng nhiệt cổ võ phong trào phản chiến, đã trơ trẽn đến Hà Nội trong tháng 7/1972. Cô đội nón sắt vào thăm từng chiến hào của bộ đội cộng sản Bắc Việt. Hành động đâm sau lưng chiến sĩ của Jane Fonda đã gây nên sự căm phẫn của nhiều người dân Việt, Mỹ thù ghét cộng sản. Tổng thống Nixon thì bị tai tiếng vụ Watergate sau khi các nhân vật thân cận của ông cho người đột nhập vào văn phòng của đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate để nghe lén. Uy tín ông xuống thấp. Ông càng lo tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Bắc Việt nhằm sớm rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để lấy lòng dân Mỹ. Trong tháng 10/1972, cố vấn Kissinger đến Sài Gòn yêu cầu Tổng thống Thiệu ký hiệp định Paris. Mới đầu, ông Thiệu phản đối kịch liệt vì cho rằng bản hiệp định bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng trước áp lực của chính phủ Mỹ, hăm dọa sẽ cắt hết viện trợ quân sự, ông Thiệu đành phải chấp nhận. Hiệp định Paris chính thức được ký kết ngày  27/1/1973.

Ngày 29/3/1973, người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Từ đó, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đơn độc chiến đấu chống lại cộng quân vẫn đang ngày càng mạnh lên nhờ vào viện trợ quân sự tối đa của cộng sản Nga, Tàu. Trong suốt hai năm từ tháng 4 / 1973 đến tháng 4 / 1975, Việt cộng xé bỏ hiệp định Paris, ngang nhiên tiếp tục phát động chiến tranh, tổng tấn công trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chính quyển Tổng thống Thiệu cố gắng xoay trở, chống đở cuộc chiến trong khó khăn, tuyệt vọng vì bị Quốc hội Mỹ ra nghị quyết cắt giảm nhiều nguồn viện trợ. Tỉnh Phước Long bị Việt cộng chiếm trong đầu tháng 1 / 1975. Kế tiếp, thành phố Ban Mê Thuột bị thất thủ ngày 16 / 3 / 1975 dẫn đến sự biến “di tản chiến thuật’ trong hỗn loạn, kinh hoàng, đưa đến hậu quả bị mất vùng một, vùng hai. Rồi nhiều tỉnh thuộc vùng ba cũng bị rơi vào tay giặc. Ngày 21 / 4 / 1975, Việt cộng tiến quân vào Biên Hoà. Tổng thống Thiệu từ chức, giao quyền lại cho tân Tổng thống Trần văn Hương. Vài ngày sau, có tin đồn ông Thiệu rời Việt Nam mang theo 16 tấn vàng. Nhiều năm về sau này ở Mỹ, qua những tài liệu đọc được trên vài trang Web, tôi mới biết ông ra đi với tư cách đặc sứ của Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tưởng giới Thạch. Ông sống đạm bạc nơi xứ người, chẳng có tấn vàng, tấn bạc gì cả. Ngày 28, cộng quân áp sát Sài Gòn. Tổng thống Trần văn Hương trao quyền cho tướng Dương văn Minh. Khi phần lớn binh lính miền Nam ở quanh Sài Gòn còn ghìm chặc tay súng, sẵn sàng chống trả quyết liệt với quân cộng, thì rất nhiều tướng, tá chỉ huy đã đào ngũ, tháo chạy ra nước ngoài. Sự mất nước phải tới. Sáng ngày 30/4/1975, xe tăng Việt cộng tiến vào dinh Độc lập, nơi biểu tượng uy quyền của hai triều đại Cộng Hòa. Tổng thống Dương văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chính thức sụp đổ. Chiến tranh Việt Nam kết thúc trong sự tức tưởi, nghẹn ngào của hàng triệu quân, dân miền Nam Việt Nam. ( * )

Trong những ngày tàn cuộc chiến cuối tháng tư, vẫn còn nhiều quân nhân hy sinh vì lý tưởng bảo vệ miền Nam tự do. Ngày 23/4/1975, Hỷ, 17 tuổi, em kế tôi, là lính tình nguyện binh chủng Biệt động quân, đã hy sinh trong một cuộc chạm súng với Việt cộng ở Gò Dầu. Khi anh lính Biệt động báo tin đi khỏi, tôi vào căn phòng vắng ngồi lặng lẽ nhớ về người em hiền lành mà can đảm. Nước mắt tuôn rơi không biết từ lúc nào. Trong cuộc chiến tranh ý thức hệ này, giữa một bên là chính nghĩa tự do, nhân bản, với một bên là phi nghĩa, độc tài, bạo tàn, khát máu, tôi đã bao lần phải khóc thương cho những người thân ruột thịt đã vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng đất lạnh!…

….

Sau tháng 4 / 1975, khi nắm trọn quyền cai trị đất nước, cộng sản Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn bộ mặt xảo trá, gian ác, phi nhân khi ra sức cướp bóc tài sản người dân miền Nam, bắt cả trăm ngàn sĩ quan miền Nam và nhiều văn nghệ sĩ, tu sĩ đi tù cải tạo không biết ngày về, và kềm kẹp người dân cả nước từ Bắc đến Nam phải sống trong nghèo nàn, cơ cực, thiếu thốn, đói khổ để xây dựng cái thiên đàng cộng sản ảo tưởng của chúng. Hàng triệu trẻ em bị thất học. Cái sự đói ăn, khát uống khiến cho trộm cắp, cướp bóc, đĩ điếm tràn lan trên cả nước. Xã hội băng hoại. Để được ngoi ngóp sinh tồn trong xã hội cộng sản, con người phải tập nói dối, tập gian trá với bọn cầm quyền và ngay cả giữa những người dân với nhau; phải dẫm đạp lên nhau mà sống. Cộng sản Việt Nam thống nhất được đất nước nhưng không thống nhất được lòng người. Mấy triệu người dân lần lượt bỏ nước ra đi bằng đường biển hay đường bộ để mưu tìm một con đường sống mới có ánh sáng của tự do, dân chủ và quyền làm người. Cuối năm 1980, tôi tiếp nối bước chân tìm tự do của những người đi trước, liều mạng một mình vượt biên đường bộ. May mắn có Ơn Trên thiêng liêng phù hộ, tôi đã được nước Mỹ đón nhận từ giữa năm 1982 để có cuộc sống yên lành trong 27 năm nay.
….

Chiều nay, tôi đến thăm Tượng đài Chiến Sĩ Việt – Mỹ trên đường All American Way trong khu thị chính Westminster city, quận Cam. Tiết trời giữa thu mát mẽ, dễ chịu. Mưa phùn lất phất bay  tăng thêm trong tôi nỗi bâng khuâng, u hoài khi nhìn lên tượng hai người lính Mỹ và Việt đứng sát bên nhau giữa kỳ đài. Những đường nét chạm khắc khéo léo làm tăng vẻ uy nghi, oai vệ, can trường nơi dáng dấp và khuôn mặt của hai người lính. Tôi cúi đầu thật lâu trước tượng hai chiến sĩ, rồi nhìn lên hai quốc kỳ Việt – Mỹ đang phất phới trong trời gió lộng, cảm nghe trong thinh không như có tiếng quân hành ca hùng tráng. Tôi nhớ đến anh chị em ruột thịt của tôi đã mất hết trong chiến tranh. Rồi nghĩ về trung úy Bonny, trung sĩ John, trung sĩ Munoz, trung úy Calvin, các anh : Peter, Henry,  Danny, Andy, Jim, những người lính Mỹ đã dành cho tôi tình thương mến đặc biệt thời niên thiếu ở trại Bến Sỏi. Không biết bây giờ các anh đang làm gì, ở đâu ?

Tôi lại cúi đầu thật lâu trước tượng đài, tưởng tiếc đến tất cả anh linh chiến sĩ Việt – Mỹ đã hy sinh vì chính nghĩa tự do.( Có 58.209 quân nhân Mỹ tử trận, 2000 quân nhân Mỹ mất tích và 220.000 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân” (*). Dù kết thúc chiến tranh là sự thua   cuộc của miền Nam Việt Nam, nhưng sự hy sinh của các anh không vô nghĩa. Bởi nhờ vào sự chiến đấu quả cảm và hy sinh của các anh từ  Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, quận Cam thời chiến tranh Việt Nam mà sau cùng hệ thống cộng sản quốc tế hoàn toàn sụp đổ. Liên xô tan rã. Các nước cộng sản Đông Âu đã chuyển qua chế độ tự do, dân chủ từ 20 năm nay. Chẳng bao lâu nữa, chế độ đảng trị độc tài Việt Nam cũng sẽ cáo chung vì phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt trong và ngoài nước đang mỗi ngày lan rộng, và sẽ trở thành sức mạnh vô địch không thế lực phi nhân nào chống đỡ nổi. Sự tiêu vong của cộng sản Việt Nam là điều tất nhiên phải đến…

Chiến sĩ Việt – Mỹ anh hùng ! Các anh là những người chiến thắng trận sau cùng ! Vinh quang thuộc về các anh.!

Sau khi cúi đầu thật lâu trước tượng đài lần nữa, tôi lững thững ra xe, lòng thanh thản. Gíó thu thổi nhẹ từng cơn mát rượi. Những cánh hoa vàng, đỏ, tím nở rộ ở ven đường rung rinh, rung rinh trong gió như cười vui tiễn bước chân tôi. Hoàng hôn dần buông. Phố đã lên đèn.

© Huyên Chương Qúy

Pages: 1 2 3 4

Phản hồi