WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị truy vấn tại WEF

Hôm nay (25/01/2010) ông Nguyễn Tấn Dũng đã lên đường đi Thụy Sĩ.

Tại Davos lần này, trên Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) năm 2010, với vai trò chủ tịch ASEAN 2010 CỦA Việt Nam, ông ta sẽ nói những gì và dự kiến sẽ phải trả lời những gì trước cộng đồng quốc tế?

WEF Davos 2010 thu hút hơn 200 lãnh đạo cấp cao của nhiều Chính phủ và các tổ chức quốc tế, hơn 1000 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, cùng hàng trăm học giả và báo giới quốc tế. Mọi người đều biết rằng, diễn đàn WEF qua 40 năm tổ chức, nó đã khẳng định vai trò quan trọng của mình như là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín nhất thế giới, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo của các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới.

Với những lợi thế về địa lý, vế tiềm năng phát triển, về nguồn nhân lực lao động, Việt Nam có nhiều cơ hội được giới đầu tư quốc tế quan tâm. Sự phát triển kinh tế luôn cần một môi trường trong sạch, an toàn, ổn định về chính trị xã hội, để đầu tư. Việt Nam trong nhiều năm qua đã giữ được sự ổn định, nhất thời thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. Nhưng sự ổn định đó ở Việt Nam hoàn toàn mang tính giả tạo, kiểu “bong bóng”.

Nguyên nhân tạo nên một nền kinh tế phát triển thiếu bền vững thì có nhiều, và ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những nguyên nhân mang tính đặc thù của nó. Nhưng quan trọng nhất, và cũng là đáp số luôn luôn đúng, đó là: Nền chính trị nào, thì nền kinh tế ấy!

Nền chính trị ở Việt Nam hôm nay đã không thể theo kịp và bắt nhịp được với nhu cầu phát triển một nền kinh tế thị trường, vốn là một mô hình đòi hỏi có sự thông thoáng về các thủ tục hành chính, tự do cạnh tranh. Mà với cơ cấu độc quyền chính trị, đưa nhiệm vụ “bảo vệ chính trị” lên hàng đầu, chế độ do ĐCSVN nắm quyền, luôn “giương cao ngọn cờ độc lập tự cường” giả hiệu, để cán bộ các cấp tự do chia chác lợi nhuận kinh tế, thậm chí là chia nhau tham nhũng ngay những đồng tiền vừa mới nhận về từ những nguồn viện trợ phát triển của quốc tế! Thảm trạng đó chính là không có một cơ chế chính trị đa nguyên để kiểm soát lẫn nhau…

Chủ đề chính của Hội nghị WEF năm nay hướng tới lời kêu gọi hành động: “Cải thiện thực trạng thế giới: Cùng suy nghĩ lại, tái thiết và tái xây dựng”, trên cơ sở đó tập trung vào 6 mục tiêu toàn cầu lớn: Củng cố các nền kinh tế, giảm bớt các nguy cơ mang tính toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững, tăng cường an ninh kinh tế, tạo ra một khuôn khổ các giá trị, xây dựng các thể chế hiệu quả.

Thực trạng của Việt Nam là gì? Là một một nền chính trị độc tài không thể là môi trường tốt cho phát triển kinh tế thị trường. Một môi trường pháp lý thiếu minh bạch, đồng nghĩa với những rủi ro của nhà đầu tư không được luật pháp hỗ trợ và bảo vệ đúng mức. Với chiêu bài “bảo vệ chính trị”, công an có thể can thiệp, giám sát vào bất cứ lĩnh vực nào của xã hội, mà các đơn vị kinh tế không nằm ngoài sự kiểm soát ấy.

Những suy giảm đầu tư trong năm 2009 của quốc tế vào Việt Nam (cộng thêm yếu tố suy thoái kinh tế toàn cầu), đã cho thấy giới đầu tư nước ngoài dự đoán được nguy cơ rủi ro cao, bởi việc mất ổn định chính trị xã hội của Việt Nam trong tương lai, do yếu tố môi trường chính trị hiện đang hoàn toàn không có tự do về chính trị. Bộ Kế hoạch – Đầu tư của Việt Nam cho biết, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cả năm 2009 là 21,48 tỷ đôla, chỉ bằng 30% năm 2008.

Với một hệ thống pháp luật một chiều như những gì đã xảy ra trong các phiên tòa xét xử các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động chính trị đối lập vừa qua tại Việt Nam. Quốc tế đã thấy rõ sự không công bằng, bất minh, phản khoa học trong môi trường pháp lý. Vì vậy mối quan ngại về nhiều mặt trong đó có việc đầu tư kinh tế vào Việt Nam của các nhà đầu tư là hoàn toàn có căn cứ. Không phải tự nhiên mà Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, và kể cả nhiều vị dân biểu của các quốc gia như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc vv… đã phải lên tiếng chỉ trích những sự bất công này.

Đứng trước cộng đồng quốc tế WEF lần này, tuy chỉ là một diễn đàn kinh tế, nhưng chắc chắn ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi hóc búa do nhiều quan chức cao cấp của các quốc gia dân chủ đặt ra. Đặc biệt là ông ta sẽ phải trả lời về những vụ án chính trị bỏ túi vừa qua, nhằm làm rõ mức độ minh bạch trong môi trường pháp lý tại Việt Nam hiện nay.

Một trong những chủ đề quan trọng của diễn đàn WEF lần này là: “Cải thiện thực trạng thế giới”, “cùng suy nghĩ lại”. Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về việc cải thiện thực trạng ở Việt Nam? Việt Nam đã “suy nghĩ lại” những gì, và sẽ tiếp tục “suy nghĩ” điều gì để đảm bảo các quyền con người như tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do tư tưởng. Vì xét cho cùng thì mọi nỗ lực phảt triển đều đi đến đích cuối cùng là phục vụ đời sống của con người.

Chúng ta sẽ cùng chờ xem những gì sẽ diễn ra trong và sau khi hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới kết thúc vào ngày 31/01/2010.

Bài do tác giả gửi tới

1 Phản hồi cho “Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị truy vấn tại WEF”

  1. CHÍNH NGHĨA says:

    TRẢ BÀI ???

Phản hồi