WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Em ơi, anh muốn quên Việt Nam!

Vĩ Dạ ơi – anh muốn quên em
Quên ánh nắng, quên trời mưa
Trên Đập Đá – gió nồm, trăng sớm
Quên bể Thuận An trưa Hè oi ả
Muối biển còn ra rít trên da
Quên rặng me già ve sầu rả rích
Trổi nhạc trưa Hè cho đôi tình nhân hậm hực…

Quên từng buổi chiều mưa giông tới
Làm em ướt
Mắt sũng mi nhìn anh run rẩy

Hà Nội ơi – Anh muốn quên em
Quên dòng sông chảy mãi
Ngày nay sao lãng
Ai xây đập chặn nước trên nguồn?

Quên một đêm trăng mờ bảng lãng
bên Sông Đào
Đôi ta và ngựa sắt trên đê dong ruỗi
Anh hát em nghe bản Tình Ca:
“Quê hương tôi có con sông Đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng ruộng vắn…”
“Phạm Duy đến giờ em nghe tiếng,
Anh không trưởng thành
miền Bắc sao tình quê lai láng?”

Quên ngoại ô Nam Định đêm nao
Sông Đào vẫn chảy
Chẳng buồn tình quên lãng kẻ tha hương
Không giận dữ gào thét
Trở về nguồn! Trở về nguồn!

Tha thứ hay trách cứ
Nó lặng lờ trôi mãi những năm nay
Không màng đến ngày cùng tháng tận

Phù sa nổi giữa dòng
sông Hồng khi xưa cuồn cuộn…

Sàigòn ơi, quên những ngày xưa thân ái
Ta là con đẻ của ngươi, bao chục năm xa vắng
Từ ngày giải phóng im ắng
Đến thời mở cửa… bao mùi xú uế
Thi nhau về đây hôi của

Ta như những ngôi nhà đổi chủ
Thẻ đỏ(1) mất hay còn?
Ai chen lấn đất tìm mua nơi các địa danh mới
Saigon South, Sàigòn Bắc thôi mua
Saigon Pearl quá giá thị trường

Cửu Long giang xưa
Từ ngày rồng bay tứ tán ra biển khơi xa bờ cõi
Nhớ nhau như từng sớ thịt rã rời
Như trâu-nghé xẻ đàn!

Ai về quê mẹ ruột đau chín chiều?
Đồng Nai, Sông Bé
Ai cho quân thù chia xẻ huyết mạch
Để hôm nay ô uế máu Lạc Hồng?

Việt nam ơi anh muốn quên em
Quên cội nguồn oan nghiệt (oan Việt)
Mong lắp đầy bằng yêu đương mê mải

Anh muốn quên Việt Nam cho đêm không dài
và yên giấc ngủ
Anh muốn quên Việt Nam để khỏi trách tháng ngày
dài vô tận
Mới đi đã trông ngóng ngày về (trở lại)

Việt nam ơi, anh muốn quên em
Quên những ông lớn làm ta đau khổ
Thôi em ơi đừng dọ hỏi
Nỗi thảm sầu vô tận bên kia Thái bình dương
cho dục tính dâng cao

Anh sẽ tìm quên quê hương
Trên da thịt em mát nồng màu sửa mẹ
Đến bao giờ – đến bao giờ em làm cho
Cái đầu trên ‘chết tiệt’ của anh lắng xuống
cho đầu dưới sống êm vui?

Thái Anh

Có phải làm thân phận con dân Việt-Nam trong thế kỷ này là một nỗi nhục nhằn khôn khuây? Có phải vì vậy mà người viết muốn quên đi gốc tích Việt Nam của mình để được thụ hưởng tình yêu, cho đời sống tươi vui hơn? Hay đúng ra, như nhà thơ, nhà văn hào đối kháng nổi tiếng, đoạt giải Nobel của Nga, Boris Pasternak, đã nói: “Con người hạnh phúc không tình nguyện, không quên thân mình vì chuyện nước!” Nói xa hơn, những người dính vào chuyện chính chị chính em là những người không có hạnh phúc. Rõ ràng rồi nhé, những người có ‘em’ thì là người sung sướng hẳn hòi hơn những người chỉ biết có chị/trị hay thích viết về chính trị.

Vào đầu thập niên 70 nhà văn Nguyễn đình Toàn có viết một bài giới thiệu mở đầu cho băng nhạc Da Vàng của Trịnh Công do Khánh Ly hát. Trong đó có những câu như sau: “Đáng nhẽ tất cả những bài hát có trong cuốn băng này đều phải là những bản tình ca, nhưng đó là những bản tình ca không có hạnh phúc… vì trong 30 năm gió tanh mưa máu đó còn có chỗ nào cho người ta yêu nhau?”…

Gần 40 năm sau, người Việt vẫn chưa thực thụ có một bối cảnh yên lành, thoả đáng cho họ yêu nhau. Bởi vì sao: khi người ta còn ý thức được mình là người Việt Nam, đất nước mình như thế này, dân tộc mình chia xẻ, lưu lạc tứ tán như thế kia… thì ai có thể bình tâm gạt bỏ những chuyện đau buồn chung của đất nước để mà tìm riêng cho mình một nỗi yêu đương? Đương nhiên đây là một cách nói khuếch đại. Vì đã là con người ai cũng phải vượt lên trên thân phận, phần số của mình để sống, để yêu. Họ phải quên đi ngoại cảnh, quên đi nỗi phiền muộn trong tâm can, tìm một chút gì ý nhị cho lẽ sống, tăng thêm nhịp đập của con tim.

Nghiệp chướng của hơn nửa thế kỷ nồi da sáo thịt vẫn còn nặng nề trong nhiễm-sắc-thể Việt Nam. Đối với một số người trẻ, nó có thề nằm sâu trong tiềm thức, giúp cho họ dễ dàng tìm đến yêu đương, tuy rằng đối với những người 40 tuổi trở lên, nó trở thành một hành trang khó có thể vứt bỏ, dày vò tâm thức bằng những ám ảnh khôn nguôi qua những tin tức tiêu cực ở quê hương. Người ta khó có thể xa lánh hoàn toàn những bối cảnh hay hình ảnh của Việt Nam trong cuộc sống dù ở hải ngoại.

Không ai muốn nghiệp chướng đau buồn của dân tộc cản ngăn tình yêu của họ, mặc dù nó có thể đày đọa được kiếp người và do vậy ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của cuộc sống, để rồi cuộc sống có thể chi phối tình yêu.

Trước đây nếu nói đến Việt Nam người ta gợi nhớ một chiến cuộc máu đổ thịt rơi, một nơi bom đạn tàn phá giang san. Ngày nay khi nhắc đến Việt Nam người ta có ấn tượng gì?

Một đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bực hay hỗn loạn? Một nhóm lãnh tụ ổn định trật tự hay độc đoán và hèn kém hay áp bức dân tình? Ai có thể yên tâm hay nhỡn nhơ vì đã có quan thầy Trung quốc lo toan và định liệu cho nền an ninh quốc gia trong tương lai? Có phải là giai cấp chủ đạo nhìn xa hiểu rộng nên đã khôn ngoan giao toan vận mệnh Việt Nam cho Bắc triều, vì chỉ có uy quyền đang lên của Bắc Kinh mới đủ đởm lược chống lại thế lực thiếu thủy chung của Âu Mỹ? Hay là lãnh đạo Việt Nam mang trứng mà giao cho ác, để được hưởng bổng lộc, làm thái thú thừa sai cho Bắc triều? Hoặc chỉ có các thế lực thù địch xúi bẫy người dân lo sợ cho một viễn tượng không xa khi Việt Nam mất chủ quyền để trở thành một quận huyện của Trung quốc trong khi giai cấp lãnh đạo vẫn vinh thân phì gia, phè phỡn trên nỗi đau của dân tộc?

Thôi càng phân tích, càng lý giải thì càng giống thầy bói sờ voi, mệt óc mà chẳng được tích sự hay ích lợi gì. Có lẽ cách tốt nhất cho các thành phần người Việt hải ngoại là họ đừng lo chuyện bò trắng răng, hãy an tâm tự tại với cuộc sống hiện thực, lo nghĩ chi cho những chuyện mình không thay đổi được. Hãy yên vui với cuộc sống an bình, làm công dân các nước sở tại. Cách đây không lâu một người bạn trẻ đẹp khuyên mình nên sống cho tình yêu, đừng chuốc vào thân những chuyện vung tay quá trán, không đâu của mình, chỉ tổ mang lại thảm sầu trong cuộc sống. Như một con chim bị đạn, mình không tin những lời khuyên can, nhắn nhủ của người trong cuộc, nhất là khi họ ở Việt Nam.

Rốt cuộc mình không thể để cho bản thân mình thành một dữ liệu của thống kê, của chính dự đoán của mình. Nghĩa là những người mang nặng hành trang Việt Nam đã trở nên những kẻ bất bình thường, không thể sinh hoạt thường tình trong cuộc sống an lành của hải ngoại, nhưng trái lại, họ thích tìm thú đau thương qua những thông tin, những biến chuyển trong nước ám ảnh tâm tư mình. Quanh năm suốt tháng họ chực chờ những chuyện bên kia Thái bình dương, bỏ phí biết bao nhiêu thì giờ, công sức (kể cả tiền bạc) quan tâm đến chuyện đại sự không liên can đến mình, trong khi câu chuyện làm ăn trước mắt thì sao nhãng, chả ra làm sao. Đây là những người tâm lý học gọi là dysfunctional.

Cho nên tôi, người viết cần phải giục giã con tim và khối óc của mình hãy mau tìm quên những chuyện vô bổ của Việt Nam cho đỡ nhức đầu, và hãy sống cho bãn ngã như thể của loài vật. Hãy tránh xa chuyện mấy ông Việt Nam.

(1) Thẻ đỏ là giấy chủ quyền nhà đất của Việt Nam.

© Đàn Chim Việt Online 2010

Phản hồi