TT Ngô Đình Diệm: Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngài
Kể từ sau hiệp định Genève 54 chia đôi đất nước giữa Pháp và chính quyền cộng sản Hà Nội . Cuộc chia đôi đất nước đẫm máu đầy bi thương của dân tộc ! Miền Bắc thuộc quyền cai trị của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , tức là thuộc về cộng sản . Còn miền Nam thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH ), tức là thuộc về thế giới tự do .
Như mọi người đều biết , VNCH có nền Đệ I và Đệ II Cộng hòa. Đệ I Cộng hòa được thành lập vào ngày 07 / 07 / 1954 do Chí sĩ Ngô Đình Diệm bôn ba từ hải ngoại về nước sáng lập và lãnh đạo. Ông được dân chúng miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mâu bầu lên, bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do đầu phiếu làm Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ I của nước Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng lật đổ ngày 01-11-1963.
Sau đó Đệ II Cộng hòa được thành lập cho đến ngày miền Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt .
Đây là một bước ngoặt đánh dấu cho một nền dân chủ đầu tiên của dân tộc, chấm dứt chế độ độc tài phong kiến cai trị đất nước cả hàng nghìn năm và một trăm năm đô hộ của người Pháp.
Sau khi hiệp định Genève 54 có hiệu lực. Một làn sóng người di cư tị nạn Cộng sản vĩ đại từ miền Bắc tràn qua sông Bến Hải xuống miền Nam Việt Nam. Đó là một cuộc di cư lánh nạn lớn nhất trong lịch sử, kể từ khi lập quốc. Hơn 1 triệu người từ bỏ tài sản nhà cửa ruộng vườn để đi vào Nam tìm tự do no ấm .
Trước đó những người dân miền Bắc đã sống trong vùng Việt Minh kiểm soát. Họ đã hiểu thế nào là Cộng sản. Thế nào là độc tài sắt máu. Thế nào là sự lừa bịp mị dân. Họ đã từng chứng kiến những cuộc đấu tố dã man. Con tố cáo cha, vợ tố cáo chồng. Những cuộc ám sát thủ tiêu bí mật. Những vụ thanh trừng bắn giết để tiêu diệt các đảng phái yêu nước đối lập như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng… những người không chịu đứng chung trong hàng ngũ với Cộng sản. Tôn giáo được coi là mê tín dị đoan phải xóa bỏ. Chỉ có Bác và Đảng là trên hết .
Cả một xã hội bị ly tán và phân hóa chia rẽ giầu nghèo, người ta gây căm thù giữa hàng ngũ địa chủ và nông dân khiến họ xâu xé, tố khổ lẫn nhau , kể từ khi chính quyền của cái gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập từ mùa Thu năm 45. Mà người Cộng sản thường gọi là Cách mạng tháng 8.
Sau này khi đã lớn khôn , tôi được nghe mẹ kể lại những hệ lụy do cuộc Cách mạng tháng 8 mang lại những bi thương khổ ải cho cả đất nước và dân tộc. Đó cũng là sự nhức nhối ray rức, không chỉ riêng của người viết, mà là với mọi người Việt Nam yêu nước. Đó cũng là động cơ khiến người viết làm nên một bài thơ đã lâu. Nhân đây muốn xin được chia sẻ với bạn đọc. Bài thơ có tên là Một Chiều Thu Ấy như sau:
Có một ngày đã xa còn đó
Quên làm sao vết sẹo nghìn đời
Thân ngã sấp cõng hồn tím lặng
Vách núi sầu lãng đãng trời mây
Giữa ngọ dìm ngày không níu được
Thuyền không neo Trời nước mênh mông
Cứ lênh đênh từ đó tang bồng
Mẹ đứng khóc một chiều Thu ấy
Chưa mừng vui đã vội hao gầy
Kể từ đó tương tàn cốt nhục
Bắc Nam Trung chìm ngập đạn bom
Biết hận thù khi nao xóa được
Chảy biển Đông ngập máu chia lìa
Như chim Yến mỗi ngày thổ máu
Dán đời mình vách đá điêu linh
Ôm trần gian trợn tròn hai mắt
Đá xám đen nghẹn uất chiêm bao
Mùa Thu vàng xác người ướp lá
Nuốt âm thầm lênh láng đau thương
Trách làm chi Trời chập âm dương
Trụ lại thành con người vật vã
Trên trần gian chắp cánh vô thường
Nghe gió thổi rơi vào nghìn kiếp
Vàng rộm hong một chiếc lá bay
Xin ngàn sau thôi trở lại nơi này
Nhưng Trời hỡi ! Đất này tôi yêu quá.
Từ khi hiệp định Genève được hai bên ký kết, khắp miền quê xa xôi hẻo lánh đến các thành phố lớn nhỏ, đồng bào xôn xao bàn tán về chuyện di cư vào Nam. Nhất là đồng bào theo đạo Công giáo. Người ta loan truyền có “tầu há mồm khổng lồ” của Mỹ tới các hải cảng để đón rước đồng bào. Thế là dân chúng lũ lượt về thu xếp gia đình, bồng bế nhau già trẻ lớn bé chạyï trốn. Bất kể đe dọa, bắt bớ lẫn phủ dụ tuyên truyền. Cán bộ Việt Minh khuyên lơn đồng bào ở lại. Họ nói, “bây giờ đất nước đã được hòa bình độc lập rồi hãy ở lại làm ăn, đừng nghe theo đi làm tay sai cho địch” !
Theo nguyên tắc trong văn bản hiệp ước qui định, người dân Việt Nam có quyền ai muốn sinh sống ở đâu, thì được tự do lựa chọn. Nghĩa là ai theo Bác và Đảng thì ở lại miền Bắc. Còn ai yêu quí tự do dân chủ thì đi vào miền Nam sinh sống. Nhưng đó chỉ là trên văn bản giấy tờ, còn trên thực tế thì chính quyền Bắc Việt ra sức ngăn cấm. Nên ở các vùng xa xôi hẻo lánh, ai muốn đi tìm tự do ở miền Nam thì phải lén lút lẩn trốn. Họ chỉ tiết lộ tin tức ra đi cho những người thân quen và bạn bè với nhau mà thôi. Ngoài ra tất cả phải giữ bí mật. Nếu không muốn bị ngăn cản hay bị bắt giữ.
Cuộc di cư của hơn 1 triệu người miền Bắc lánh nạn Cộng sản vĩ đại nhất, từ trước đến nay ở Việt Nam như đã nói. Công lao lớn nhất phải được nhắc đến, là của anh em trong gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Suốt thời gian còn ở Hoa Kỳ chuẩn bị về nước chấp chánh lãnh đạo đất nước, Chí sĩ họ Ngô đã vận động trong khối Thế giới tự do, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn về tài chính, lương thực,thực phẩm các phương tiện vận chuyển của chính phủ Mỹ và giáo hội Công giáo Vatican đối với người tỵ nạn Cộng sản. Ân nhân của những người di cư tỵ nạn cụ thể nếu không được nói đến là một điều thiếu sót, là Đức Hồng y giáo chủ Spellman của Hoa Kỳ.
Những người tỵ nạn sau khi được các phương tiện đưa tới Sài gòn. Họ được tập trung vào các trại tạm cư, được giúp đỡ phương tiện chuyên chở, tiền bạc, thực phẩm thuốc men một thời gian dài, rồi sau đó họ được đưa về các nơi ruộng đồng phì nhiêu để định cư, tạo dựng cuộc sống mới. Những địa danh sau này nổi tiếng như vùng Cái Sắn Rạch Giá, Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Blao Bảo Lộc… không một người miền Nam nào là không biết đến .
Suốt 9 năm cầm quyền lãnh đạo miền Nam Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người dân có dịp sống trong thời gian đó và sống trong thời gian nhiễu nhương của các Tướng lãnh cầm quyền sau này. Khi chế độ Đệ I Cộng hòa bị lật đổ, người ta mới vô cùng tiếc nuối một vị lãnh đạo yêu nước, đức độ tài ba có một tinh thần độc lập quốc gia dân tộc, rất đáng kính trọng .
Ông đã bị một số Tướng lãnh thuộc hạ thân tín, cam tâm nhận tiền bạc, và bị mua chuộc của ngoại bang phản bội. Dưới chiêu bài, lật đổ Chế độ độc tài gia đình trị nhà Ngô, vào ngày 01-11-1963, cả hai anh em ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu đều bị sát hại một cách thê thảm .
Sau hiệp định Genève 1954, khi ông Ngô Đình Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại mời về làm Thủ tướng, công việc của ông lúc đầu thật là khó khăn đầy gian nan vất vả. Chính phủ của ông vừa được thành lập chân ướt chân ráo, ngoài việc tìm những nhân tài yêu nước, có tinh thần quốc gia dân chủ tham gia vào trong Nội các, Quân độI, chính phủ còn phải đối phó với những Đảng phái đội lốt tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Mỗi đảng phái chiếm cứ một vùng để kiểm soát sách nhiễu dân chúng. Những đảng cướp khác cũng nổi lên khắp nơi như hồi Thập Nhị Sứ Quân thời Đinh Bộ Lĩnh, chúng hà hiếp cướp bóc dân chúng , rất khó khăn cho việc ổn định an ninh trật tự. Đó là chưa kể đến sự phá hoại của phía Cộng sản Bắc Việt còn cài Quân đội và tình báo ở lại để đánh phá gây rối loạn cho miền Nam Việt Nam . Trong khi chính quyền còn phải lo xây dựng tổ chức một thể chế chính trị, như tổ chức Trưng cầu dân ý, Tổng tuyển cử bầu ra tổng thống, quốc hội Lập Hiến. Củng cố chính quyền và Quân đội được bàn giao từ phía chính quyền cũ do người Pháp thành lập theo hiệp định Genève qui định .
Kể từ tháng 8 năm 1945 khi Việt Minh chiếm được chính quyền từ tay thực dân Pháp , cho đến ngày miền Nam bị mất về tay Cộng sản 30-04-1975 . Dưới thời chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm , đời sống dân chúng rất là sung túc và thịnh vượng . Trong những năm đó đất nước có thể nói được là thanh bình an vui , sau vài năm giặc giã loạn lạc cướp bóc được quét sạch do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại .
Chưa có thời gian nào kinh tế của đất nước lại được độc lập và ổn định như vậy. Người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có tiếng là làm chơi ăn thật, vì đất đai ruộng đồng phì nhiêu bát ngát, thẳng cánh cò bay, nông dân canh tác không hết. Sông rạch thì tôm cá rất nhiều, bắt không xuể. Ở những miền quê khắp nơi đời sống thanh bình êm ả, nông dân ăn nhậu, đàn hát thâu đêm suốt sáng . Họ không phải lo toan đến cái ăn cái mặc. Cuộc sống tuy phải lam lũ với ruộng đồng , nhưng tinh thần thì rất là thoải mái , sự vô tư và tánh tình mộc mạc chất phát càng làm cho người nông dân Nam Bộ dễ gần , dễ mến hơn .
Ngày đó nền kinh tế của miền Nam rất là thịnh vượng. Đồng tiền Việt Nam rất là có giá trị. Người ta có thể xé đôi tờ bạc 1 đồng ra để mua bán, chi tiêu. Vì con cá, mớ rau được tính từ xu, từ cắc. Muốn rủ bạn đi ăn tô phở chỉ tốn có dăm sáu đồng bạc. Rồi cho đến những năm cuối thập niên 60, tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ, do miền Bắc cho quân xâm nhập vào miền Nam, mỗi lúc mỗi gia tăng. Lúc đó chính phủ Mỹ nôn nóng muốn gửi quân sang can thiệp để giải quyết cuộc chiến cho mau lẹ. Biết được ý định đó của Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ chấp thuận cho cố vấn Mỹ ở miền Nam và phản đối việc Mỹ đem quân chính quy sang tham chiến trực tiếp ở miền Nam Việt Nam .
Vào cuối những năm thập niên 60 người ta bàn tán , đồn đoán là ông Diệm đã bí mật cho người tiếp xúc với chính quyền Hà Nội để thương thuyết hòa giải giữa người Việt Nam với nhau. Sau này sự việc đổ bể không thành, khiến người Mỹ tức giận nên họ đã quyết định mượn tay các Tướng lãnh sát hại và lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 01-11-1963 .
Trong thời gian 9 năm cầm quyền của Chính phủ Ngô Đình Diệm, những đảng phái đối lập cho rằng, Chính phủ của Tổng thống họ Ngô là độc tài gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Vì trong chính phủ có ông Ngô Đình Nhu là Cố vấn Chính trị , bà Trần Lệ Xuân vợ của Cố vấn Ngô Đình Nhu là chủ tịch Hội Phụ Nữ Liên Đới. Ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng thống được cử giữ chức Cố vấn đặc trách miền Trung Nam phần. Ông Ngô Đình Luyện là Đại sứ Việt Nam ở Anh quốc. Tổng Giám mục Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế. Ông Trần Trung Dung cháu gọi Tổng thống Diệm là cậu được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng….
Hồi đó phong trào chống đối mạnh nhất và dữ dội nhất phải kể, là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Rồi của Sinh viên Học sinh các trường Đại học Trung học do Cộng sản đứng sau lãnh đạo giật dây. Lực lượng Thanh Sinh Công do các Linh mục Cấp tiến dòng Chúa Cứu Thế lãnh đạo.
Họ cho rằng Chính quyền Ngô Đình Diệm dành ưu đãi cho Giáo hội Công giáo như giúp đỡ xây dựng nhiều nhà thờ, các cơ sở Tôn giáo, Trường học… Đề bạt người Công giáo vào các chức vụ then chốt, và kỳ thị các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo.
Có dư luận cho rằng những viên chức trong Chính phủ và Quân đội muốn được đề bạt từ cấp Tỉnh trưởng trở lên phải là người có đạo Công giáo. Nên hồi đó đa số Tướng Tá theo đạo Công giáo. Rồi sau ngày Đảo chính 01-11-63 khi Chế độ ông Diệm không còn, họ âm thầm bỏ đạo.
Người ta còn nhớ hầu hết những Tướng Tá, viên chức Chính phủ khúm núm nịnh bợ gia đình họ Ngô một cách thái quá. Thường trong cách xưng hô mỗi ngày khi vào yết kiến hay tiếp xúc, họ gọi ông Ngô Đình Diệm bằng cụ và xưng con. Gọi Ngô Đình Cẩn bằng Cậu cũng xưng con, tuy có người bằng tuổi hay hơn cả tuổi ông Cẩn !
Suy cho cùng Chế độ của Tổng thống Ngô Đình diệm bị sụp đổ và anh em ông bị giết thảm, ngoài bàn tay lông lá của ngoại bang ra, phần nào cũng là do những viên chức, tay chân trong Chính quyền bợ đỡ quá mức làm hại đất nước và gia đình ông.
*
Suốt một quãng thời gian khá dài, hơn 46 năm nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam. Trong hàng ngũ lãnh đạo. Người ta có thể bình tâm khách quan, phần nào đánh giá tư cách, công và tội của những vị đó. Sử sách đã nói rất nhiều thiết nghĩ không tiện viện dẫn ra đây.
Riêng cá nhân của Tổng thống Ngô Đình Diệm, kể từ khi bị lật đổ và bị giết cho đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Tư cách và đạo đức của một nhà lãnh đạo, chúng ta chưa thấy ai vạch ra những vết nhơ bẩn thỉu vấy trên người ông. Ngay cả những thế lực căm thù chống đối ông và Chế độ. Thí dụ: như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, tiền bạc gửi ở ngân hàng ngoại quốc, dinh thự chỗ nọ chỗ kia, vợ lớn vợ bé, làm tay sai cho ngoại bang phản bội lại quyền lợi của đất nước của dân tộc v.v… Tuyệt nhiên không có ai nói tới. Mà nhiều người giúp việc hay thân cận đã nói về đức độ, đời sống sinh hoạt thường ngày trong suốt cuộc đời gương mẫu của Ngài Tổng thống.
Hầu hết các Tướng lãnh tham gia vào việc hãm hại và lật đổ ông, sau này đã hối hận, có người đã cạo trọc đầu tu tập để sám hối .
Ngô Đình Diệm xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến. Bản thân ông là một quan Thượng Thư Bộ Lại. Sau này được cử làm Thủ tướng Chính Phủ, nhưng ông đã có công xây dựng nền Đệ I Cộng hòa đầu tiên cho Việt Nam tự do dân chủ. Chứ không thiết lập một nền quân chủ độc tài phong kiến để vinh thân phì gia, vinh hoa phú quí như những vua chúa trước đây. Thiết nghĩ đó đã là một nhân cách phi thường ít người nắm được quyền hành có được.
Hiểu như thế chúng ta lớp hậu sinh sau này, có thể thông cảm cho hoàn cảnh một đất nước, một Chí sĩ chân ướt chân ráo, mới bước chân đưa đất nước vào học tập để xây dựng một nền dân chủ đầu tiên cho Việt Nam mà trước đó đất nước đã hình thành hàng ngàn năm vua quan phong kiến. Và mới vừa thoát ra khỏi ách nô lệ Pháp thuộc một trăm năm không khỏi có những khiếm khuyết hoặc sai lầm. Lại phải đối phó với những thế lực ngoại bang áp đặt những điều kiện có nguy hại đến chủ quyền và quyền lợi đất nước .
Công và tội của Chính phủ Ngô Đình Diệm, chúng ta phải bình tĩnh chờ đợi lịch sử sau này phán xét.
“TT Ngô Đình Diệm: Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngài”
Đúng vậy lịch sử rất công bằng …..1 thằng bọi tín phản chúa đoạt ngôi …cuối cùng nó cũng bị y như vậy …quá công bằng ròi phải không bạn …vậy thôi nha đừng có càm ràm gì nữa nha…..giờ này còn lôi đầu ông D dậy …chắt là chuẩn bị phong thánh đây …kakaka
Ông Nguyễn có quyền phê bình chỉ trích bất cứ ai, khen / chê là quyền của Ông nhưng cần phải có dẫn chứng để bảo vệ lập luận của mình. Không nên nói hàm hồ và thiếu chứng cứ, vì như thế chỉ tỏ ra lỗ mãng, không hợp với văn hoá VN!
kakaka ….em thật lỗ mãng …xin lỗi bác ạh …. tặng bác lá thư của Ngô Đình Thục viết …đem về lót đầu giường nha :
Vicariat Apostolique de Vinh Long
(Cochinchine)
Vinh Long, le 21 Aout 1944
Amiral,
Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité.
Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce qu’on leur imposait était fondé, je m’empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande douleur en l’occurence.
S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh.
Cette déclaration n’a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu’il sera constaté que mon humble personne pourrait porter préjudice aux intérêts de la Religion.
Elle n’a pour objet que de vous montrer que vous n’avez pas accordé votre bienveillante confiance à un indigne ou à un ingrat. Amiral, je n’ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j’aurais pu mieux conseiller mes frères et, à, l’occasion, m’opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de nuisibles aux intérêts de la France .
Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu’à preuve du contraire, qu’ils se sont montrés si rebelles aus traditions de notre famille, qui s’était attachée à la France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous, combattaient contre elle, et ne s’étaient décidés pour elle que lorsqu’il n’avait plus que profit à le faire.
Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon envoyé à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyés de la Cochinchine.
Certes, leur dévouement dans le passé n’est pas l’excuse de leur imprudences actuelles; s’il est prouvé qu’elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services que mon père Ngô Đình Khả a eu l’honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue conduite de mes frères faite d’un dévouement sans bornes à la France , sans peur de sacrifier leur vie pour elle.
En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous prie d’agréer mes hommages les plus respectueux.
NGO DINH THUC
Bản dịch lá thư:
Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944
Thưa Đô Đốc,
Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.
Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.
Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.
Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.
Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.
NGÔ ĐÌNH THỤC
Không thấy hay sao mà còn bênh vực cho Ngô triều nữa?
Ông Nguyễn đã bỏ công tìm kiếm để đưa ra lá thơ của GM Ngô Đình Thục gởi Đô Đốc Jean Decoux, Toàn quyền Đông Dương (từ thư viện Hoa Sen). Chỉ cần đọc câu này; “TỘI TỔ TÔNG ! Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc” thì tôi tin chắc rằng ai cũng có thể đoán biết người truy tầm lá thơ này là ai và với mục đích gi?
Đó là chưa kể, không biết thơ này là thật hay giả, vì thông thường, khi một vị GM gởi một lá thơ thì ngoài chữ ký còn có cả con dấu!
Ông Nguyễn viết; “Không thấy hay sao mà còn bênh vực cho Ngô triều nữa“?
Ông Nguyễn ạ, tôi không bênh vực cho ai cả, mà chỉ muốn truy tìm sự thực! Cứ cho rằng thơ này là thật, thì cũng chẳng có gì “phản động” đến nỗi phải kết án như ai đó viết ở trên (những chữ tôi tô đậm)!
Trích: “Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.”
Ở thời điểm đấy người việt sống dưới sự bảo trợ của Pháp để chống lại CS. (Một số đảng phái QG đã bị HCM và CSVN đánh lừa và tiêu giệt). Do vậy lá thơ của GM Thục gởi cho đô đốc Jean Decoux với ngôn ngữ như thế để “cứu em mình” thì cũng là chuyện dễ hiểu. Ông hãy đọc tiếp câu dưới đây:
“Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
Bức thư này cho thấy ông Diệm là người chống CS và chống cả Pháp. Nếu Ông hay ai đó không thích ông Diệm mà dựa vào lá thơ này của GM Thục để kết án “Ngô triều” thì không chỉ lỗ mãng mà còn rất hồ đồ nữa!
Tôi đưa ra một tỉ dụ; thằng con của Ông viết một lá thơ như thế để gỡ tội cho em nó khỏi bị xử án, vậy người khác có thể kết tội và nhục mạ cả gia đình của ông không? Hon nữa, đấy là chuyện cá nhân GM Thục, không liên quan gì đến “Ngô triều” (Ngô triều chỉ bắt đầu khi ông Diệm là thủ tướng rồi tổng thống)!
Nghe, đọc không thôi chưa đủ. Đừng vội tin và nói theo, mà hãy suy nghĩ để phân biệt đúng/ sai. Chào Ông
Nói chung,bài viết của tác giả Quỳnh Thi có nhiều lý lẽ trung thực nhưng có chi tiết sau có lẽ nên điều chỉnh
lại thì bài viết này lại càng thuyết phục hơn nữa. Đó là số người miền Bắc di cư gần 1 triệu người,khoảng
hơn 800,000 -900,000 người.Nếu người dân ở nông thôn được tự do thông tin và đi lại thì con số sẽ lên đến hàng triệu,chứ không chỉ gần 1 triệu.Một phần cũng vì công an vận động để ngăn chận người dân di cư vào Nam theo lệnh của đảng CSVN.để nêu cao chính nghĩa cho chế độ miền Bắc.
Tưởng cũng nên nói thêm ở đây về số người Công giáo di cư vào Nam khoảng 55% theo một bài viết của
nhà nghiên cứu Đặng Phương Nghi (Pháp),chứ không phải 90% như tài liệu tuyên truyền của VC.
Tuy nhiên,cũng có lẽ VC.xác định như thế để chuẩn bị cho việc LY GIÁN chia rẽ hàng ngũ chống cộng như về sau chúng ta đã thấy.Nếu ở miền Bắc,chế độ CS.cai trị dưới chiêu bài đấu tranh giai cấp,dùng HẬN THÙ để gây phân hóa người dân thì ở miền Nam,VC.đã dùng chiêu bài TÔN GIÁO để gây mâu thuẫn và
mối hiềm khích người dân VNCH.Và rốt cuộc,chúng đã thực hiện thành công thủ đoạn này.
Về phía Mỹ thì cũng kịp thời dùng Phật giáo miền Trung để lật đổ một vị tổng thống muốn bảo vệ CHỦ
QUYỀN và ĐỘC LẬP (vì nếu không thì mất chính nghĩa) và thực tế đã chứng minh Mỹ đã giúp VC.giương
cao chính nghĩa,do đó miền Nam bị thế giới quay lưng sau khi TT.NĐD.bị giết chết.
Có chi tiết nên nhắc lại là khi chính phủ VNCH.ra tay dẹp loạn Biến Động miền Trung thì Mỹ từng ra lệnh phi cơ ở phi trường ĐN.bay lên oanh kích quân đội chính phủ.Trước đó nữa thì Mỹ cho báo chí của mình (Times) “bơm” Thích Trí Quang lên tận mây xanh là “NGƯỜI LÀM RUNG RINH USA.” ! Và ông sư hổ
mang này đã mắc mưu của Mỹ để quậy phá cho đến lúc Đệ I Cộng Hoà sụp đổ và tiếp tục sau đó cho
đến lúc VNCH.rơi vào tay CS. !
Nếu NĐD.muốn dành ưu đãi cho CG.mà bạc đãi PG.ở Huế thì làm gì hầu hết cán bộ cao cấp chính quyền Thừa Thiên là Phật tử như TT.Nguyễn Văn Đẳng hay Đại biểu chính phủ miền Trung là Hồ Đắc Khương và
cả giám đốc Đài Phát Thanh Huế ông Ngô Ganh ? Ngay cả Tư lệnh Vùng I cũng là Phật tử.
Nói cho đúng,sự hiện diện ở Huế của Đức cha Ngô Đình Thục đã gây nghi ngờ cho PG.nhiều nhất đến mức đẩy tới sự hiềm khích bùng nổ từ các thế lực mưu toan lợi dụng PG.
Thất bại của TT.NĐD.thật là một thảm kịch cho miền Nam,giá như ông không phải là người CG.mà là một
Phật tử như Lý Quang Diệu hay Tưởng Kinh Quốc thì chắc chắn miền Nam không thể kết thúc một cách nhanh chóng và oan uổng như thế ! Và là một thảm kịch của cả nước như thực tế đã chứng minh !
Nền Đệ Nhất VNCH dưới sự Lảnh đạo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một Chính quyền ưu việt. Tuy nhiên Bà Trần Lệ Xuần vợ của cố vấn Ngô Đinh Nhu chiếm độc quyền vài doanh nghiệp như xăng dầu và cầu đường, nên cũng có nhiều doanh gia là kẻ thù của bà!. Ông Ngô Đình Cẩn lại muốn mình trở thành một Lảnh Chúa miền trung nên tổ chức nhiều tỉnh đoàn cảnh vệ có ngân sách riêng. cái sai lầm lớn nhất của ông Cẩn là muốn tạo cho miền trung có một hình ảnh mang màu sắc Thiên Chúa Giáo nhiều hơn gây tự ái cho một số nhà sư phật giáo vì đó mà Việt Cọng thừa nước đục thả câu lồng nhiều cán bộ vào các Chùa hoạt động rất tích cực chống đối bôi nhọ chính quyền và chia rẽ khối đoàn kết dân tộc giữa các tôn giáo, chính vì thế mà đã tạo ra cho các hàng tướng lảnh sĩ quan theo Phật giáo ngấm ngầm nuôi thù hận cho dù họ đã thọ ơn rất nhiều trong triều đình họ NGÔ! Mặt khác CIA Mỹ khai thác vấn đề nầy làm đối trọng để mặc cả những điều kiện chính trị với chính quyền Ngô Đình Diệm!. Quả nhiên là như vậy, sau khi Mỹ dùng chiêu bài “Đàn áp Phật Giáo” do VC dàn dựng và giật dây, sau khi tên VC Nguyễn Công Hoan tự tay đổ xăng thiêu sống Hòa Thượng Thich Quảng Đức như châm dầu vào lửa thêm tinh thần thù hận trong đám quân nhân Phật giáo đứng lên tạo phản giết chết một cách thê thảm 3 anh em Diệm Nhu Cẩn và nhiều sĩ quan thuộc hạ như Đại tá Tư lệnh Hãi quân Hồ Tấn Quyền và Tr tá Lê Quang Tung Bộ TTM cả hai đều là người Công giáo! Thế là cả nước reo hò ăn mừng (01/11/63) chẳng khác gì sự reo hò mừng vui sau ngày 30/4/1975 khi mà VC tiến quân vào Sài Gòn với nhiều lá cờ máu!.
Chế độ TÀI ĐỘC nào cũng rơi xuống vực thẳm – LYBIA cũng vậy thôi !!!
Tông thông Ngô dinh Diêm là nhà chinh Tri Gia trong sach và guong mâu nhât cua chinh truong VN.
Chê dô Dân Chu tre cua miên Nam là do ngài sáng tao.
Hiên Pháp VNCH là Hiên Pháp dân chu bâc nhât thê gioi.
Mien Nam VN vân tôt dep là nho tiêng thom cua Ngµai.
Nhân dân VN cùo bo
ôn phân phai tùai lâp danh du cho Ngài.
Cám on tac gia.
Nhuyen V N
TB Xin lôi không dánh dâu duoc hôm nay vi không co may.
Cụ Huỳnh văn Lang trong hồi ký của mình đả nói là chỉ có chùa ở SG do PGMT và PG di cư là phát đông phong trào chống chính phủ NĐD qua sư kiên bỉểu tình bị ném lựu đạn và có người chết ở Huế,(vụ ném lựu đạn do mội CIA Mỷ làm),chớ ở các tỉnhmiền Đông và miền Tây Nam Kỳ ,các chùa và dân chúng vẩn sinh hoạt bình thường,không có gì là kỳ thị tôn giáo…
Một tác giả khác cho biết là khi cụ Ngô về thăm Mẹ ở Huế,trên đường từ phi trường về,thấy treo nhiều cờ công giáo (ông Ngô đình Thụclàm như vậy dể báo cáo Vatican hi vọng nhận chức Hồng Y)
Cu Diệm không thấy cờ VN nên quở trách và nói là cờ quốc gia phải ưu tiên treo trên cờ tôn giáo (cờ tôn giáo chỉ treo ở nơi tôn giáo thôi) và sau đó ,khi về dinh ,cụ chỉ bảo làm thông báo chỉ thị cho các tô n gíáo và dân chúng biết.Nhưng không biết sao .văn thư tới chậm ,cờ PG đả treo lên vả tỉnh trưởng Huế đả quá sốt săng cho cs hạ ờ PG. Cho nên mới có chuyện xảy ra đưa đến nhửng tranh chấp vì quyền lợi,vì Mỷ ,các đảng phái,vỉ CS và các Phật tử VC ếm trong chùa Từ Đàm mà Tri Quang là một người có khuynh hướng thân cộng,với Vỏ Đinh Cương và các SV Nguyển Đác Xuân,HPNTường ,Hphủ Ngọc Phan (quấn quýt bên sư phụ trí quang).Năm 75,một số SV tranh đấu bị động viên,khi vào tù,trong bài thu hoạch đầu tiên đả cố ý khoe thành tích chống Diệm chống Thiệu,nhưng tên quản giáo nói thẳng; nếu không có nắm đấm của họ,thì biểu tình củng chẳng làm gì được. Công lao gì’ “?
2/Một cuốn sách khác nói về Ông Tướng (lúc 63 là Tá) đả đánh Ông Diêm ,Nhu,tra khảo về số đô la cất dấu.còn làm nhục cụ Diệm bằng cách khám xem cụ có …. vì sao “không lập gia đình”.Ông ta nay đả lảng ,lú lẩn và điên lọạn ,lâu lâu nổi cơn cứ vài lạy xin “cụ tha mạng,cụ tha mạng “.Người ta nói là quả báo,trước sau gì củng gặp phải.
“luận điệu vu khống, bôi nhọ và bóp méo sự thực một cách “rất đáng xấu hổ”!”(trích)
Xin mượn câu này dể kết cái góp ý này..Nó nói chuyện ngày xưa,nhưng củng là kinh nghiệm cho ngày nay,và cho cả mai sau…
Phải nói rằng từ khi ông Diệm bị sát hại đến nay, ở VN ta chưa có vị lãnh đạo nào có đủ tư cách, đạo đức và uy tín như ông Diệm. Nhưng cái tên Ngô Đình Diệm vẫn là một đề tài tranh cãi, người khen kẻ chê! Ông Diệm có phải là người độc tài, đàn áp Phật giáo và gia đình trị?
Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo.
Câu hỏi trên đây đang càng ngày càng được khơi sáng. Tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền viết: “Hãy trả công đạo cho Người đã có đại công nghiệp: Khai sinh ra Nền Cộng Hòa Việt Nam và đã xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ-tự do-thanh bình-no ấm cho người dân tại miền Nam, mà một thời đã được thế giới công nhận là Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Thượng Nghị sĩ Lê Châu Lộc luôn luôn nhắc nhở về Di Huấn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
- Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi!
- Tôi lui. Hãy giết tôi!
- Tôi chết. Hãy nối chí tôi!
Đọc bài của ông Minh Cảnh và Hàn Giang Trần Lệ Tuyền tôi có cảm tình và yêu mến ông Diệm, cảm phục một con người yêu nước như ông.
Nói rằng ông Ngô đình Diệm (NĐD) thành lập nền Cộng Hòa
vào ngày 7/7/54, là sai; ngày ấy vẫn quen kêu là Song thất,ngày
ông được Vua Bảo Đại, thể theo ý muốn của Hoa Kỳ, qua Ngoại
trưởng Dulles, phái ông NĐD về lập chánh phủ…
Ông NĐD, từ lâu ẩn dật tại HK, là dịp HK qua Hồng Y Spellman
và qua CIA, xây dựng cho ông làm nhân vật theo Hoa Kỳ.
Và, vì quá tin cậy vô Hoa Kỳ, ông NĐD đã hạ bệ Chủ cũ của mình
là Vua Bảo Đại một cách hết sức là nhục nhã, bất công: xé đốt
ảnh, chà đạp bằng chân lên hình ảnh Vua BĐ, và thắng điểm Vua
Bảo Đại qua trưng cầu dân ý với kết quả ăn gian vô lý là 98 %
số phiếu toàn dân, mà dân Miền Nam là dân của Vua Bảo Đại!
Nền Cộng Hòa tại Miền Nam khởi đi bằng cái gian trá của ông
NĐD, bằng chính sách gia đình trị, kiêu binh đám Miền Trung,
là cái cớ tốt cho Ấn Quang khởi loạn, và… tan rã Miền Nam.
(Ngoài Bắc, già Hồ khát máu cũng chẳng ra chi; nhưng Già Hồ
đối xử với Vua Bảo Đại không tàn tệ bất trung như ông NĐD!)
XẤU THAY, HAI VỊ HỒ ĐỒ
Tay sai đế quốc, cõi bờ chia ly
NGÔ, HỒ , nào có hay chi ?
Buồn ơi, xin đọc lâm ly Thơ này :
“Một dân tộc, hai hàng bia đỡ đạn;
Một quê hương, hai thân phận chư hầu.
Tôi chợt thấy thương Thù và yêu Bạn:
Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau…” ( Ý-YÊN)
Thưa rằng: Một bên ông Hồ, đã được Hoa Kỳ, qua OSS,
cố vấn cho cách hạ bệ Vua Bảo Đại, vượt qua mặt các
chánh đảng quốc gia, mà lên ngôi trị vì, vô hình trung
làm công cụ cho Tư Bản, một kỷ nguyên
sắt máu diệt chủng, trang sử lệ nhòa.
Bên này, Hoa Kỳ, qua Ngoại trưởng Dulles, nói cùng Vua
Bảo Đại bổ nhiệm “ bề tôi” cũ là ông Ngô Đình Diệm về
lập chánh phủ toàn quyền. Nào ngờ, bề tôi hạ bệ Minh
Chủ mình cái rụp… Từ đó, Miền Nam sinh ly…
Bao giờ hết bóng Ngô Hồ
Quê hương đổi mới, cõi bờ đơm hoa
Tình người, tình nước, tình ta.
Hòa Bình-Công Lý vang xa muôn đời. (Lời nguyện PHC)
Bảo Đại Bổ nhiệm NĐD về chấp chánh .Ông là bề tôi của triều Nguyển,nhưng từ quan,vì không thể nhìn thực dân Pháp không chế triều đình. Ông củng đả được mới ra thành lập chính phủ trong thời Nhật,nhưng từ chối .Được VM mời trong chính phủ liên hợp,ông củng không ra chấp chánh.,vì ông biết còn Tây,nhất là CS thì không thể hơp tác được.(Nguyển tường Tam củng tháy rỏ bộ mặt giả dối nên đả bỏ trốn khi đi dự HN ở Dàlạt,VC vu là lấy tiền bỏ trốn màthạt ra không có. Bảo Đại bị bỏ rơi khi cùng phái đoàn đi họp ở HK,không tiền,không giấy tờ ,may nhờ một người phụ nử trẻ cứu giúp).
Ông Hồ là một người CS Đệ Tam ,làm việc cho Liên sô vả TGT. Đọc sách viết về Hồ của chính Ông,Ông dả là đảng viên CS rồi. Sở dỉ Ông giúp Mỷ (đồng Minh) là ý đồ láu cá của Hồ mà thôi. Mỷ củng chẳng mặn mòi gì khi hợp tác với Hồ vì chiến lược và ví cám ơn Hồ cứu các chiến sỉ ĐM rơi trên rừng núi Bắc Việt..Sau này Mỷ bỏ Hồ là đương nhiên.
Còn NĐD là chính khách,chống Pháp nhất là chống Công ,lại là người công giáo (CG chống cộng triệt để ai củng biết) nên ủng hô Cụ về chấp chánh với ý đồ vn sẻ là tiền đồn chống cộng …Bài thơ của Ý Yên chỉ là bài thơ làm dáng, VNCH không phải là chư hầu của Mỷ….vì trên thế giới ngày trước và hiện nay vẩn chia làm hai phe QG và CS >Mổi bên dều không theo Mỷ thì theo Cộng.Nước nhỏ khó làm nước thử 3,nếu trung lập thì trung lập thân cộng hay trung lập thân Mỷ…V3 lại theo tư bản tốt hơn theo CS đó là điều thấy rỏ trước mắt (So sánh hai miền Nam Bắc thì biết)
Dù muốn dù không thì cụ Ngô và Hồ chí Minh củng đả mất. Bóng cuả 2 ngườikhông còn ,nhưng quê hương đâu dổi mới ( hay theo XHCN đổi mới như bây giờ là “cỏi bờ đom hoa” (hoa thúi địt hay hoa cứt lợn?) .
Lúc này “tình người,tình nước,tình ta ” thì không biết cái chử tình này ra thế nào.Thật là mơ hồ. Nhất là “tình ta”là gì ? Tình ta đối với nước với người hay đối với ai ? Có nhiều người đả được VC cải tạo thật sự. Họ sống và bênh vực CS ,nhưng không hẳn là bênh vực ,Khi nào củng truylổi của QG và cho QG và CS “xem xem’ như vụ cờ,quốc ca (một thời mấy tên cải tạo vế sớm vượt biên qua Mỷ làm rùm beng ,đòi đổi cờ đổi quốc ca như vụ đế quốc Mỷ là tên senđầm quốc tế đế quốc thực dân mới.)..và có luận điệu chưởi Mỷ vô tôi vạ dù Mỷ cứu vớt cho ăn cho ở.Làm như Mỷ nợ của HỌ vậy/và nhân đó chưởi lảnh đạo VNCH.Bài báo nào có 3 phần chươi Công 7 phần chưởi VNCH. Họ là QG hay CS,họ ở hành tinh nào vậy ?
Nhân đọc bài “Xấu hổ
của Nguyễn Liệu do Mộc Lan DCVOnline giới thiệu…tôi tìm thêm tài liệu thì gặp bài này, nên góp ý cùng tác giả Quỳnh Thi…
Trích bài chủ…”Riêng cá nhân của Tổng thống Ngô Đình Diệm, kể từ khi bị lật đổ và bị giết cho đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Tư cách và đạo đức của một nhà lãnh đạo, chúng ta chưa thấy ai vạch ra những vết nhơ bẩn thỉu vấy trên người ông. Ngay cả những thế lực căm thù chống đối ông và Chế độ. Thí dụ: như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, tiền bạc gửi ở ngân hàng ngoại quốc, dinh thự chỗ nọ chỗ kia, vợ lớn vợ bé, làm tay sai cho ngoại bang phản bội lại quyền lợi của đất nước của dân tộc v.v… Tuyệt nhiên không có ai nói tới. Mà nhiều người giúp việc hay thân cận đã nói về đức độ, đời sống sinh hoạt thường ngày trong suốt cuộc đời gương mẫu của Ngài Tổng thống.”
Cám ơn tác giả đã nói lên lời công đạo đối với cụ Ngô Đình Diệm! Tôi cũng mong “Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngài!”
Thiển nghĩ rằng; hậu thế cần biết rõ sự thật! Chắc là con cháu sẽ “rất xấu hổ” khi các bậc cha ông của chúng “không biết ngượng” và “KHÔNG TỬ TẾ” khi bóp méo, vu khống, bôi nhọ người khác và nói những điều không thật?
Tác giả Minh Cảnh cũng đã có bài viết với những chứng cớ và những câu hỏi mong giải toả những “ẩn khúc” về những cáo buộc về cố TT Ngô Đình Diệm như dưới đây;
–> Lý do lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Tác giả Quỳnh Thi viết…”Hầu hết các Tướng lãnh tham gia vào việc hãm hại và lật đổ ông, sau này đã hối hận, có người đã cạo trọc đầu tu tập để sám hối“.
Không biết quan điểm trên đây của tác giả “có dẫn chứng” hay chỉ là suy đoán?
Vì qua bài viết “xấu hổ” của cụ Nguyễn Liệu và một số hồi ký, bình luận khác, thì tôi thấy một số người vẫn trơ trẽn…không biết “XẤU HỔ” về những hành động mình đã làm, cũng vẫn với luận điệu vu khống, bôi nhọ và bóp méo sự thực một cách “rất đáng xấu hổ”!
Trong cái nhóm cô đồ dáng nguyền rủa ấy và ông đại sứ cạclốt đã có ông nào tỏ thái độ ăn năn kg hay cũng như đại tá Đỗ Mậu khố xanh trong lúc còn dịp luồn cúi thì hay qùi xuống mà hôn giày ông chủ nhưng khi thời tế đảo điên thì tung ra cuốn VN máu lửa QH tôi và hạ nhục chủ của mình kg thương tiếc,kg biết ngượng miệng.Thời nào chả thế làm tướng kg trung thực, mà hèn thì vạ và nhục cho quốc gia.
Là một người của “phía bên kia” tôi công nhận những nhận xét của tác giả về mặt đạo đức liêm chính, yêu nước thương dân của ông Ngô Đình Diệm là rất đúng. Ông Diệm là một người như vậy. Tuy nhiên tôi không đồng ý với tất cả những gì còn laị của bài viết này về ông. Ông Diệm rất có tài, tuy nhiên ông đã không thoát ra khỏi cái tư tưởng của một vị quan lại phong kiến, nhất lại là của một vị quan thượng thư (tương tự như bộ trưởng), đó là “cả nhà làm quan, cả họ được nhờ”. Vì không thoát ra khỏi được cái tư tưởng này nên ông đã vô tình (hoặc hữu ý) tạo ra một chế độ “gia đình trị” mang tính độc đoán, độc quyền dòng họ trong khi đang muốn xây dựng một chế độ cộng hoà. Chế độ “gia đình trị” mang tính chất của một vương triều phong kiến lại tồn tại trong một chế độ cộng hoà nên ông đã bị các tướng lĩnh lật đổ, họ thù ông Nhu, ông Cẩn và bà Lệ Xuân là chính chứ không thù ông. Nếu ông làm như ông Hồ, hy sinh tất cả mọi ràng buộc và quan hệ anh em, họ hàng quyến thuộc, không nâng đỡ ai, không cất nhắc ai hay cho ai tham gia vào chính trường thì đám tướng lĩnh làm sao mà dám lật đổ ông?
Cái khó lớn nhất của ông Diệm là muốn “tiêu diệt cộng sản” nhưng lại không muốn dựa vào Mỹ hoàn toàn để không bị phụ thuộc, giữ vững độc lập dân tộc. Cuối cùng khi bị Mỹ ép (đòi đưa quân đội vào miền nam VN), ông Diệm đã ở trong thế bí nên định làm phải làm ngược lại là định bắt tay với “cộng sản” để giữ độc lập cho đất nước.
Động thái này khẳng định lúc cuối đời ông Diệm đã đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết. Nhưng hỡi ôi sự đã không thành như ông mong muốn.
Cuối cùng tôi công nhận ông Diệm là một người yêu nước thương nòi, một nhà dân tộc chủ nghĩa. Nhưng số phận đã an bài. Cầu mong linh hồn của ông được thanh thản nơi chín suối.
Khi lên làm việc lớn,người tin tửởng nhất không ai ngoài anh em.Dông tây đều như vậy >lòng người.Tinh người.Lý người đều như vậy. Mà tại sao anh em mình củng có học,có tài không thua kém ai,và đượcmọi ngươi biết đến,thìì tại sao không DÙNG anh em mình ?(anh em Ông Kennedy củng được bổ nhiệm trong các chức vụ đó thô?) Cứ suy nghỉ xem anh em Ông NgôDình có cái gì thua người khác,về học lực,bằng cấp,và cả sự khôn ngoan, cảlòng tự trọng,cả nhân cách và trong lể giáo thi thư ? Nhưng nếu xét kỷ thì anh em ông không có chức vụ nào chính thứ trong guồng máy hính phủ,ngay cả chức cố vấn củng không có nghị định nào chính thức bổ nhiệm ,Cả Ông NĐCẩn củng vậy .Ôn Cẩn là người thi lể,ít học hơn nhưng tư cách củng đáng trọng như lời luật sư đả dám nhận vụ này sau 63, “uy vủ bất năng khuất” và nay cụLang đả kể lại trong hồi ký của cụ.,và đả chứng minh NĐC ít nhất củng hơn nhiều vị lật đổ anh em Ông ,phê phán b5a chuyện anh em Ông,giết anh em Ông,Con nhà nho giáo thi lể,là gia dình lớn có học làm quan của triêu đình Huế,danh tiếng…”giấy rách giử lấy lề” .Luận điệu gia- đình-trị là luận điệu của PGẤn Quang,luận điệu của CSản tung ra và nhửng gì khác chỉ là xảo thuật tuyên truyền mà phải nhận là CSVN đả học được khá nhuần nhuyển (nay chúng dang áp dụng ở nước ngoài trong CĐngười Việt nên chúng ta thấy không ít xáo trôn mất đoàn kết chê chưởi nhau đó thôi.Nên thân trọng xét đoán để vềsau “xấu hổ” thì đả muộn.
(cách đây ít lâu,người góp ý này còn nhìn thấy cuố Đệ I phu Nhân” nói về bà Nhu va chế độ NĐDiệm dầy xảo trá và bôi bác của 01 tên CS năm vùng…).Cố nhiên chế độ nào,dù tân tiến tới đâu ,củng không phải hoàn toàn là tốt hết,vì dù sao củng có nhửng hạn chế nhất định nào đó vì không gian vì thời gian ,vì tiến bộ của xả hội,vì lịch sử của mổi dân tộc…
Tóm lại “trả cái gì của cesar cho cesar”
Trả sư thât về ĐêICH NGôĐìnhDiêm cho Cụ
Trả lich sử cho lịch sử
VINH DANH nhà NGÔ là đúng nhất.
Không nên và không phải khi đặt Cu ngang hàng với tên Cộngsản Quốc Tế HCM. Và nay,vì HCM ,chúng ta lai sắp bị lệ thuộc Tàu lần nửa (LýcôngUẩn là người Triều Châu,Quang Trung là thảo khấu và qua làm lể trước đền thờ Mả Viên để chịu tội cho Hi bà Trưng)
Thật đáng “XẤU HỔ”
Ít ra, đây cũng là một lần tôi có thể nói là có quan điểm “tương đối” đồng tình với ông CS nòi này! Việc ông Diệm dùng người trong gia đình, trên lý thuyết về căn bản khả năng, thì không có gì sai cả, nhưng trên thực tế sẽ luôn luôn đưa đến những ngộ nhận, xuyên tạc, và kết luận sai về vấn đề này. Nhất là với xã hội VN chỉ mới vừa bước ra khỏi chế độ quân chủ, não trạng phong kiến nịnh bợ mua chuộc vua quan, cả họ cậy nhờ đều còn in sâu trong dân chúng.
Quan điểm về ông Diệm có gia đình trị hay không, nó chỉ là mức độ nào mà thôi (nhiều: như phe chống ông, ít: phe theo ông), thực tế là số người gia đình ông dùng thì không nhiều như phe chống ông nói, nhưng ảnh hưởng của một số người như ông bà Nhu, ông Cẩn, thì lại quá lớn – dù có người không trong bổ nhiệm chính thức, hoặc có ảnh hưởng ngoài phạm vi chức vụ của họ (mà vì vậy nên không đúng chính lý). Đây là một kinh nghiệm mà ông Diệm chưa được học, và dù là ông nghĩ đã làm đúng mức, không gia đình trị, cũng vẫn bị nghi nghờ và hiểu lầm.
Lịch sử cả thế giới đều có những trường hợp này, nên trong luật pháp của nhiều quốc gia dân chủ (và ngay cả các công ty công cộng ở Mỹ chẳng hạn) đều có điều luật cấm họ hàng làm cho nhau (giám đốc/nhân viên) hoặc trong cùng một nhóm với nhau, vì sẽ không có xung đột công bằng (nên nhớ: không có xung đột, không cần công lý!).
Việc Mỹ giúp lật đổ ông Diệm do:
1. Họ đã hiểu lầm việc bắt tay với Bắc Việt. Nếu bắt tay và ngưng chiến (như Triều Tiên) thì đã không có vấn đề vì chính Mỹ đã làm thế cho Triều Tiên. Nhưng vì Mỹ chưa có căn cứ quân sự nào ở miền Nam, họ không tin tưởng miền Nam sẽ có sức chống lại CSVN nếu miền Bắc phản hiệp ước để tấn công miền Nam bất ngờ – theo sự thúc đẩy, giúp đỡ của Liên Xô + TQ; và theo họ, đây là sự ngây thơ chính trị của ông Diệm vì CS không phải là vấn đề quốc gia mà thôi, nhưng là phong trào của đảng CS quốc tế.
2. Thái độ trịch thượng của một đại quốc dân chủ của Mỹ đã khiến Mỹ coi thường chế độ ông Diệm khi ông thất bại trong việc đối phó với nhóm PG chống đối. Trên bình diện quốc tế, Mỹ không thể có chính nghĩa chống CS và sẽ được dân Nam VN ủng hộ (đa số Phật giáo) nếu họ tiếp tục giúp ông Diệm sau khi vụ tự thiêu TQĐức xảy ra.
Vấn đề “gia đình trị” còn có thể lướt qua nổi với thời gian và tự do tranh luận trong chế độ đó, nhưng vấn đề Phật giáo chống đối (do CSVN giựt dây), và Mỹ bất đồng với ông Diệm là những cái nạn không thể nào vượt qua nổi trong bối cảnh thời gian đó!
Những thành công khác của ông Diệm, không thể không công nhận và tôn trọng, kính phục công nghiệp của ông.
GÀ NÒI
Khái niệm “Cộng sản” thật sự chỉ là một khái niệm rất mơ hồ. Đi theo chủ nghĩa Mác là cộng sản, chống chế độ miền Nam là CS, chống ông NĐD, theo MTGPMN là cộng sản, hay hướng theo ông HCM là cộng sản ? Ai cũng biết ông HCM là CS, nên mọi sản phẩm do ông tạo ra đều là CS cả. Nhưng ông Hồ ngay từ đầu luôn luôn đóng vai như một người yêu nước, giải phóng dân tộc thuần túy, cũng như mọi sự tuyên truyền của ông đều theo hướng đó. Bởi vậy mà người nào nghĩ rằng mình yêu nước, không phải là CS, nhưng hướng theo ông Hồ, thì hoặc là nhầm lẫn, hoặc là cố ý lừa mị người khác. Vậy nên xưng CS nòi có nghĩa phải là đảng viên. Tuy thế nếu đảng viên chỉ là hạng chạy theo, không thật sự hiểu chủ nghĩa Mác là gì, ý nghĩa và giá trị của nó ra sao, thì cách xưng CS nòi cũng chỉ là kiểu mù quáng, trẻ con, dốt nát, tầm thường, thấp kém và cơ hội.
NK