WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Mỹ và cuộc chiến tranh Nam-Bắc VN dưới góc nhìn của người ngoài cuộc

Cho đến ngày hôm nay, sau 34 năm có lẻ, nhiều người từng là quân, cán, chính của bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vẫn còn chưa hết bàng hoàng vì sự thất thủ của một chế độ chính trị đa nguyên dân chủ chính thức đầu tiên trên một nửa của đất nước VN.

Kể từ sau ngày 30/04/1975 đến nay đã có không ít những nhà khoa học, những văn sĩ người VN đã đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu, đánh giá nhận xét về nhiều khía cạnh, với nhiều góc nhìn đối với sự kiện sụp đổ khá nhanh chóng của chế độ VNCH trước sự tấn công quân sự của quân đội Bắc Việt, nhất là từ cuối năm 1974 đến khi kết thúc cuộc chiến.

Khi đặt bút viết về cuộc chiến nói trên, những người từng tham gia cuộc chiến ấy họ có thế mạnh của người từng trong cuộc, đó là những bằng chứng sống và những dẫn chứng cụ thể mà họ từng nếm trải. Nhưng họ có thế yếu, đó là khó tránh khỏi sự thiên lệch về góc nhìn đối với những gì họ đã thấy, họ đã làm. Vì họ chính là một trong những chủ thể của câu chuyện ấy. Cũng vì lý do này, cho nên để việc nhìn nhận đánh giá lại cuộc chiến tương tàn Nam – Bắc VN có sự khách quan cao nhất, thì dứt khoát người viết phải là người ngoài cuộc trong cuộc chiến nói trên.

Đã từ lâu, tuy không phải là một người cầm bút chuyên nghiệp. Nhưng tác giả bài viết này đã từng đặt chân đến rất nhiều vùng đất, nhiều địa danh từ Bắc chí Nam. Đi đến đâu người viết cũng đều đầu tư thời gian để tìm hiểu về cuộc chiến mà mình chỉ được nghe kể lại bằng truyền miệng, hoặc trên sách báo. Người viết đã có nhiều ghi chép, ghi lại những cuộc trao đổi chuyện trò với những đồng bào lớn tuổi từng sống nhiều năm trong chế độ VNCH hiện nay vẫn đang cư ngụ tại miền Trung, Tây Nguyên, và Nam Bộ VN.

Những câu hỏi luôn thường trực và có nhu cầu giải đáp đó là: Tại sao Người Mỹ can thiệp vào cuộc chiến Nam – Bắc VN? Họ đã được gì, mất gì? Người VN chúng ta (cả 3 miền) được gì và mất gì? Tại sao người Mỹ lại đơn phương rút quân ra khỏi miền Nam VN? Liệu họ có biết trước kết cục tất yếu của chế độ VNCH?

Khi thế chiến II kết thúc, sự phân chia tầm ảnh hưởng trên thế giới đã diễn ra một cách vừa công khai, vừa âm thầm đối với cả hai phe từng là đồng minh chống Phát Xít với nhau. Đó là Liên Xô – Đại diện cho phe XHCN, và Mỹ – Đại diện cho phe Dân Chủ Tư Bản.

Lẽ ra người Mỹ không tham dự vào câu chuyện VN, nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không bội ước với hiệp định Gieneve năm 1954. Tuy từ năm 1944, tức là trước khi ông Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước VNDCCH, người Mỹ đã từng có sự giúp đỡ quan trọng đối với ông HCM. Họ đã cho chuyên gia giỏi về kỹ thuật quân sự của cơ quan tình báo ODS đến huấn luyện chiến thuật đánh du kích và tài trợ kỹ thuật cho ông HCM tại căn cứ địa Việt Bắc. Chỉ khi người người bạn đồng minh già đó là người Pháp buộc phải thoái lui bằng việc trao trả độc lập cho vua Bảo Đại, và ông HCM tiếp tục tiếm quyền của vua Bảo Đại, thì người Mỹ mới tham gia và hậu thuẫn cho việc xây dựng chế độ VNCH.

Năm 1954, hiệp định Gieneve về VN và Đông Dương được ký kết với sự phân chia hai miền Nam – Bắc VN, bởi ranh giới là sông Bến Hải và vĩ tuyến 17. Thực tế, hai miền Nam – Bắc VN đã chính thức được quốc tế công nhận là hai quốc gia (tạm thời) có nền chính trị khác nhau, chỉ chờ ngày tổng tuyển cử  (20/07/1956) thì sẽ thống nhất đất nước bằng con đường nghị viện. Nhưng với tham vọng “nhuộm đỏ cả thế giới”, phe XHCN đứng đầu là Liên Xô đã không từ bỏ mục đích của mình. Và VN đã nghiễm nhiên trở thành “tiền đồn của phe XHCN”, thực chất là một nước chư hầu “giơ đầu chịu báng”. Người dân Việt bị CNCS đem ra làm vật hiến thân cho triết lí dùng bạo lực bạo tàn của họ, để mở màn tấn công quân sự vào phe Dân Chủ Tư Bản trên thế giới. Mà mục tiêu trước mắt là thôn tính miền Nam VN bằng bạo lực chiến tranh.

Biết trước sự nguy hiểm của thế bành trướng từ phe XHCN đang nuôi tham vọng khuynh loát cả thế giới. Người Mỹ đã bắt đầu quan tâm sâu sắc đến VN. Ngay từ trước khi hiệp định Gieneve được kí kết, người Mỹ đã tin tưởng xúc tiến kế hoạch hậu thuẫn cho gia đình Họ Ngô lên chấp chính chính quyền tại miền Nam VN bằng thể chế chính trị Cộng Hòa…

Một lần nữa người Mỹ lại sai lầm trong dự đoán về chiến thuật chính trị và quân sự của HCM. Trước năm 1945 HCM bắt tay với người Mỹ vì họ cần sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ. Nhưng khi hiệp định hòa bình năm 1954 được kí kết, thì HCM đã dùng chiêu bài hoãn binh, chỉ để có thời gian xây dựng lực lượng quân đội chờ thời cơ tấn công miền Nam mà thôi. Vì HCM biết rõ rằng, nếu nghiêm chỉnh chấp hành lịch tổng tuyển cử do hiệp định Geneve ấn định, thì ông ta có nhiều nguy cơ thất cử…

Quả nhiên! Hiệp định Gieneve đã bị ông HCM vi phạm trắng trợn. Năm 1957 ông HCM đã cho lập ra cả một chiến khu gọi là chiến khu D để tập kết lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng chủ lực và du kích nhằm “đánh từ trong đánh ra”. Miền Bắc còn lập ra một con đường bí mật có tên là “đường dây Năm Năm Chín” để đưa quân đội, khí tài quân sự vào miền Nam. Cũng từ lúc này cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN” đã manh nha hình thành, tuy nhiên nó chỉ chính thức được công khai ngày 20/12/1960 tại Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Mặt trận này thực chất là một chiếc mặt nạ dùng để hợp pháp hóa mục đích tấn công quân sự, quyết tiêu diệt bằng được nhà nước VNCH non trẻ bằng quân đội nhiều thành phần của miền Bắc VN…

Ngày nay cả thế giới đã thấy rõ những thành quả to lớn ghi dấu công sức (sức người sức của) của người Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Đức (cũ). Những nhà quan sát quốc tế dù khó tính nhất, cũng phải công nhận công lao của người Mỹ trong việc xây dựng các quốc gia trên thành những quốc gia dân chủ tự do, thịnh vượng về kinh tế, hùng mạnh về khoa học kỹ thuật.

Đáng tiếc thay! Miền Nam VN (VNCH) đã không có được cái may mắn như Tây Đức, Nam Hàn, Nhật Bản…

Trước tiên phải kể đến sai lầm thứ nhất của người Mỹ trong việc hậu thuẫn cho gia đình Họ Ngô. Bản thân các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, kể cả linh mục Ngô Đình Thục và người em Ngô Đình Luyện đều là những công dân VN ưu tú. Họ đều là những người có tâm huyết xây dựng đất nước và là những người yêu nước chân chính. Thế nhưng chế độ VNCH là một chế độ cộng hòa dân chủ mà lại chấp nhận một hình thức cầm quyền gia đình trị kiểu Phong Kiến, thì rõ ràng là một điều trái khoáy. Khi lập hiến, chính trường miền Nam lúc đó không thiếu gì những chí sĩ nhân tài, nhưng không hiểu sao người Mỹ lại làm ngơ để cho anh em nhà Họ Ngô chia nhau nắm những chức vụ quan trọng trong chính quyền?

Chính quyền VNCH do ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống, là một chính quyền trong sạch, có tư tưởng dân chủ và chống Cộng đến cùng. Nhưng chính lí do là một chính quyền gia đình trị, không những thế lại là một gia đình trị toàn tòng Công Giáo, cho nên họ đã bị những thành phần chống đối (tất nhiên phải có bàn tay của Cộng Sản). Lợi dụng đạo Phật để tấn công chính trị gia đình Họ Ngô.

Một điều trớ trêu là: Tuy được người Mỹ hậu thuẫn cho việc nắm quyền, bắt đầu từ chức vụ thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm rồi đến cương vị tổng thống. Nhưng với đầu óc Phong Kiến, gia đình Họ Ngô đã quên một điều sâu sắc rằng “cái cây nếu không ra quả ngọt thì người trồng có thể chặt bỏ nó”. Người trồng cây ở đây chính là người Mỹ, không có người Mỹ thì không có tổng thống Ngô Đình Diệm! Dù rằng người Mỹ trồng cây nhưng chắc chắn là họ không bao giờ hái hết quả mà không dành phần cho người khác. Gia đình ông Ngô Đình Diệm cần phải trả lời đúng được ba câu hỏi: Người Mỹ hậu thuẫn cho VNCH họ được gì? Phe Dân Chủ Tư Bản được gì? Người dân VN (trong đó có gia đình Họ Ngô) được gì? Vậy VNCH cần phải hành động với phương châm như thế nào…

Tại sao lại có chuyện một ai đó cứ đi giúp không công cho một kẻ khác khi họ không những chẳng được lợi lộc gì mà còn không được tôn trọng trong con mắt của kẻ thọ ơn mình?

Nguyên nhân căn bản dẫn đến cái chết của anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn là do những chính sách sai lầm khi cho phép các tôn giáo có lực lượng vũ trang riêng, sự tàn bạo của luật 10/59 dẫn đến mất lòng dân, mất lòng quân. Và quan trọng nhất là họ đã không tôn trọng đường lối của người đã “khai sinh” ra họ, đó là người Mỹ…

Bước qua nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau đảo chính năm 1963 chính trường VNCH chưa khi nào lặng sóng, với nguy cơ đảo chính liên tục của các tướng lĩnh. Rất có thể, theo nhận định của người viết bài này, Hoa Kỳ đã bắt đầu lo lắng và tiên đoán trước số phận của một chính phủ bất ổn về tổ chức ngay từ khi chính quyền ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Đứng trước nguy cơ thất thế và có thể thất thủ của VNCH người Mỹ đã có kế hoạch đưa quân tham chiến tại VN nhằm cân bằng lực lượng với miền Bắc và ngăn chặn sức tấn công của quân đội miền Bắc, tạo điều kiện về thời gian cho VNCH xây dựng lực lượng quân sự đủ mạnh để đối đầu với miền Bắc. và đồng thời người Mỹ cũng tạo điều kiện để VNCH ổn định cơ cấu chính trường của mình. Một số tài liệu cho biết, đến tháng 06/1966 quân số của quân lực Hoa Kỳ tham chiến tại VN lên đến 285.000 người.

Tuy nền Đệ Nhị Cộng Hòa là do hội đồng quân nhân lập ra, và sau này được quốc hội lập hiến (1966) bầu cử công khai. Nhưng trên thực tế, một lần nữa vì lí do cần lực lượng quân đội nắm quyền để phòng thủ hữu hiệu trước sức tấn công của quân đội miền Bắc. Cho nên Hoa Kỳ, mà trực tiếp là CIA lại phải tiếp tay hậu thuẫn cho việc thành lập chính phủ quân chủ đứng đầu là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Trong khi người Mỹ dốc tiền bạc (theo ước tính là hàng ngàn tỉ USD) và quân đội vào miền Nam VN để “vực” chính quyền VNCH đứng vững. Thì người miền Nam VN từ quan, tới quân, tới dân, nhiều người đều gọi người Mỹ là “mẽo”, “tụi mẽo” với thái độ coi thường pha đôi chút miệt thị. Người ta quen nhìn người Mỹ mắt xanh mũi lõ với dáng vẻ cao lớn ngờ nghệch mà đánh giá là “thằng Mỹ ngốc”(?). Thậm chí, lũ trẻ nít cũng chê cười “thằng Mỹ”, vì “thằng Mỹ” đi hành quân khát nước vào nhà dân xin nước uống, uống nhầm nước vo gạo rồi nói là “nước có mùi không tốt”. “Thằng Mỹ”còn không biết ị ra ruộng, ra vườn làm mồi cho cá, hay cho cây cối tốt tươi, đi hành quân lại còn phải chở theo cả hố xí di động (!)…

Theo lời kể của một số người dân từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975 thì họ tận mắt thấy lính VNCH gây lộn đánh nhau với lính Mỹ, rồi lính VNCH gặp sĩ quan Mỹ không chào, thậm chí còn chửi cả sĩ quan Mỹ…

Người ta dường như coi việc người Mỹ phải chiến đấu tại VN thời đó là điều đương nhiên, không có gì phải suy nghĩ. Họ coi người Mỹ giống như con bò sữa đặc biệt, không cần phải cho ăn cỏ nhưng lại được vắt sữa một cách vô tội vạ…

Xét về gia giáo và văn hóa. Khi một người khách đến nhà mình giúp đỡ mình công việc gì đó, thì ít nhất chủ nhà cũng phải biết nhường nhịn tôn trọng khách. Trong khi đó những người lính Mỹ chính là những vị khách đặc biệt, họ có thể phải hi sinh tính mạng vì bảo vệ chế độ VNCH. Nhưng họ đã không được đối xử một cách công bằng!

Đối với tầng lớp bình dân thì như vậy còn đối với tầng lớp cao hơn thì sao?

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị tướng có tên tuổi, được ví như “xương sườn” của chính phủ từ thời ông Nguyễn Cao Kỳ còn làm thủ tướng, nhưng ông Loan cũng giống ông Kỳ “rất ít khi nghe lời cố vấn Mỹ, đi làm mặc đồ trận, đi dép cao su và không bao giờ đúng hẹn” (CIA Và Các Ông Tướng phần 3 – Trần Bình Nam). Bản thân ông Kỳ khi đưa quân ra miền Trung giải quyết vụ Phật Giáo xuống đường năm 1966. Khi một trung tướng Mỹ tên là Lewis Walt xin gặp tướng Kỳ để hỏi về các hoạt động của ông Kỳ tại vùng I chiến thuật là vùng trung tướng Walt quản lí. Tướng Kỳ không những đã không tiếp viên tư lệnh này, mà còn ra lệnh cho pháo binh VNCH chĩa đại bác vào căn cứ Chu Lai với mệnh lệnh “hễ thấy chiếc phi cơ F4 nào di chuyển trên phi đạo là bắn ngay” (Những Suy Nghĩ Về Đất Nước – Bằng Phong Đặng Văn Âu).

Những chuyện như trên có xảy ra trong chế độ CS ở miền Bắc đối với các “đồng chí” chuyên gia cố vấn Liên Xô và Trung Quốc hay không? Tuyệt đối không! Tất cả những ai đã từng sống ở Miền Bắc trong chiến tranh Nam – Bắc (1954-1975) đều có thể khẳng định như vậy.

Nói về tướng Nguyễn Cao Kỳ người ta thường bình luận rằng ông Kỳ là viên tướng có nhiều nhược điểm, vũ dũng vô mưu. Qủa không sai! Ngay đối với việc ông ta đem quân ra dẹp loạn tại Miền Trung năm 1966 thành công, cũng là nhờ thái độ quyết liệt (sẵn sàng nổ súng) của ông ta với các nhà sư lãnh đạo Phật Giáo, chứ không phải là bằng những nỗ lực thu phục nhân tâm. Với cung cách làm việc của ông Kỳ, nếu ông ta là một quân nhân trong binh chủng không quân Miền Bắc, thì cao nhất ông ta chỉ được phép chỉ huy một biên đội bay là cùng, và không thể nào lên đến quyền chỉ huy một tiểu đoàn, chứ chưa nói gì đến chuyện lên hàm cấp tướng. Bộ đội Miền Bắc thời trước luôn tuân thủ nguyên tắc “quân lệnh như sơn” và “chấp hành kỷ luật sắt”, hoàn toàn không có chuyện cán bộ chỉ huy phát ngôn bừa bãi và hành động tùy hứng…

Rõ ràng là, về một vài khía cạnh không chính thức thì người Mỹ đã không được chế độ VNCH đánh giá và tôn trọng đúng mức. Với những bằng chứng sống là lính Mỹ giải ngũ, thương phế binh về nước. Họ đã kể lại cho người dân Mỹ biết được họ đã phải chiến đấu gian khổ ra sao, và bị đối xử như thế nào tại VN? Vì vậy làn sóng phản đối chiến tranh ở VN của người dân Mỹ mới có dịp bùng phát mạnh mẽ. Đó cũng là lời giải thích tại sao người dân Mỹ lại không phản đối cuộc chiến tại Triều Tiên dữ dội như đối với cuộc chiến tại VN. Mà một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến người Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam VN chính là làn sóng biểu tình phản chiến của người dân trên đất Mỹ.

Cho đến tận ngày hôm nay, nhiều cựu quân, cán, chính của VNCH đang sống ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn ấm ức nói rằng: “Đồng minh Mỹ tháo chạy bỏ rơi VNCH”. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được và thông cảm với tâm lí cũng như những suy nghĩ ấy của họ. Nhưng họ vẫn cần nhận ra một điều rằng: Chuyện ở VN là của người VN, của chúng ta. Chúng ta thất bại trước hết là do chính chúng ta! Nếu chúng ta thử đặt cương vị của mình vào vị trí của người Mỹ lúc ấy thì câu trả lời sẽ dễ dàng biết bao! Ấy là chưa kể đến rất nhiều người trong số những người hay than vãn ấy,  hiện nay đang sống nhờ trên đất Mỹ, ăn cơm Mỹ, mặc áo Mỹ. Người xưa chẳng đã từng dạy rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” (trước hết là xét lỗi mình, sau đó mới xét lỗi người) đó sao!…

Những phát biểu oán trách người Mỹ mang nặng cảm tính cá nhân đã dẫn ở  trên, quả là những suy nghĩ không sâu sắc và thiếu lý tính! Nó thể hiện rõ rệt cách suy nghĩ thụ động dẫn đến việc làm thụ động dựa vào người khác, thay vì tự mình đứng bằng đôi chân của chính mình…

Đến đây, chúng ta có lẽ cũng nên điểm thêm lại cách sơ qua về vài thiếu sót trong việc cầm quyền của nhà nước VNCH:

Quân đội VNCH có những cá nhân từng tiếp tay cho bọn buôn lậu là điều nhiều người khẳng định. Chính quyền VNCH thả lỏng để gian thương Người Tàu khống chế xuất nhập khẩu, tệ nạn ăn cắp hàng hóa thậm chí vũ khí của người Mỹ tiếp vận cho VNCH, rồi bán ra cho CS là câu chuyện có thật. Bằng chứng là vào tháng 08/2009 nhà nước CHXHCNVN đã công khai hiện vật lịch sử chiến tranh, đó là các túi nilon đặc biệt đựng tiền USD được đưa từ miền Bắc vào miền Nam trong chiến tranh để mua khí tài quân sự và vũ khí, súng đạn từ các kho vũ khí của VNCH, nhằm trang bị tại chỗ cho quân đội của họ. Vũ khí, khí tài quân sự ai quản lý? Quân đội VNCH. Vậy ai phải chịu trách nhiệm? Câu trả lời đã rõ. Cũng cần phải nhắc thêm về sự yếu kém trong công tác kiểm tra quản lý cán bộ từ cấp trung ương đến địa phương để cho tình báo của CS miền Bắc dễ dàng lọt vào tận Dinh Tổng Thống, thì thất bại là điều không thể tránh khỏi…

Người Mỹ rút quân khỏi VN là một chiến lược nhân đạo. Vì theo tiết lộ của viện nghiên cứu Nautilus (đại học Berkeley- Hoa Kỳ) về hạt nhân ở Đông Á, thì Hoa Kỳ đã cho triển khai vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, tài liệu này được tổng thống Bil Clinton công bố năm 1997.  Mỹ đã bố trí đến 3000 vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản từ tháng 07/1959 (các căn cứ trên đất liền là Misawa, Itazuki, Atsugi, Iwakuni, Komaki và tại ba đảo là Okinawa, Iwo Jima, Chi Chi Jima). Người Mỹ đã không sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt Miền Bắc VN là một quyết định đúng đắn! Theo tài liệu tìm hiểu của người viết thì năm 1961 đã có một văn bản đệ trình quốc hội Mỹ xin phê chuẩn kế hoạch tấn công hạt nhân Miền Bắc VN, nhưng kế họach này ngay lập tức đã bị quốc hội Mỹ bác bỏ.

Người Mỹ nổi tiếng là những người thực tế, không bao giờ họ quên quyền lợi của họ. Nhưng họ cũng biết tôn trọng quyền lợi của người khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân để họ trở thành một cường quốc đứng đầu thế giới.

Lịch sử cần sự công bằng, cho nên sự hiện diện của người Mỹ trong chiến tranh Nam – Bắc VN cũng cần được nhìn nhận bằng con mắt khách quan khoa học và thực sự công bằng.

Bài do tác giả gởi đến Đàn Chim Việt Online

9 Phản hồi cho “Người Mỹ và cuộc chiến tranh Nam-Bắc VN dưới góc nhìn của người ngoài cuộc”

  1. Tienngu ơi says:

    Xời ơi, VNCH xấu xa thế này ư? Vậy mà đến năm 75 mới ngủm là giỏi lắm rồi, huhu

    • Tien Ngu says:

      Ơi…

      Nghe cò mồi nó ơi mà anh Ngu muốn…rụng rún.

      VNCH nó xấu như thế nào đâu nói anh Ngu nghe coi? Nó xấu bằng VN Cộng…láo hay thua?

      Không nên…nghe rồi..kể lại, y như thiệt như em Lê Nguyên Hồng này hát.

      Hát theo cái kiểu của các cò mồi Cộng láo. VNCH chắc toàn nà giáo dục công dân theo kiểu…láo như Vc quá?

      Có đâu?

  2. Quá hay says:

    Cho đến tận ngày hôm nay, nhiều cựu quân, cán, chính của VNCH đang sống ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn ấm ức nói rằng: “Đồng minh Mỹ tháo chạy bỏ rơi VNCH”. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được và thông cảm với tâm lí cũng như những suy nghĩ ấy của họ. Nhưng họ vẫn cần nhận ra một điều rằng: Chuyện ở VN là của người VN, của chúng ta. Chúng ta thất bại trước hết là do chính chúng ta! Nếu chúng ta thử đặt cương vị của mình vào vị trí của người Mỹ lúc ấy thì câu trả lời sẽ dễ dàng biếbao! Ấy là chưa kể đến rất nhiều người trong số những người hay than vãn ấy, hiện nay đang sống nhờ trên đất Mỹ, ăn cơm Mỹ, mặc áo Mỹ. Người xưa chẳng đã từng dạy rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” (trước hết là xét lỗi mình, sau đó mới xét lỗi người) đó sao!…

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, biết ngay là thứ…ngu trời gầm.

      Thế giới thập niên 50, chia làm hai phe rỏ rệt: cs, tư bản tự do…

      Miền Bắc, bị cs chiếm, bơm sau dít tớ tấp, mày chiếm miền Nam cho tao…khoe cái chủ nghĩa cs nà vô địch.
      Tới đi, cở nào tao cũng…bơm mày.
      Thành ra cs miền Bắc VN phụ thuộc cs Nga Tàu, số phận của nó do Nga Tàu định đoạt.

      Miền Nam, dành được độc lập từ tay Pháp, Pháp rút, miền Nam chỉ còn cái…củ cãi. Không nhờ viện trợ của Mỹ, lấy cái gì chống Cộng…láo?
      Nhận viện trợ của Mỹ, phải phụ thuộc Mỹ. Mỹ bơm thì khá, Mỹ rút thì…chạy, mất nước.
      VC tấn công liền tù tì, thở không nỗi, sao mà xây dựng để tự lực, tự cường?

      Mẹ nó chớ, nói nghe ngon lắm. Hiện nay đã cả nước lọt vào tay Cộng láo nữa thế kỷ, nó có …chuyện VN là của chúng ta được không?
      Tàu Cộng nó tát vào mặt cho thấy mẹ ấy chứ…

      Bỏ cái tật…dốt hay khoe đi em…

  3. Meo luoi says:

    Vào thời điểm cao độ của chiến tranh Việt Nam, dù quân đội Mỹ dội bom không thương xót xuống miền Bắc bằng một chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử: ném liên tục 3 năm – từ tháng 3/1965, với lượng bom lớn hơn tổng lượng bom ném xuống toàn châu Âu thời đệ nhị Thế chiến, thế nhưng vẫn không tạo được tác động mạnh. Vì vậy, mùa hè năm 1966, Lầu Năm Góc ra lệnh triệu tập một nhóm quy tụ toàn những khoa học gia tinh túy nhất nước Mỹ, khoảng 50 người, với tên gọi JASON có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Bắc VN bằng vũ khí nguyên tử với ý đồ xoay chuyển cục diện chiến cuộc.

    - Nếu lính Mỹ tốt thế thì tại sao lại có vụ thảm sát ở Mỹ Lai?!
    - Nước Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống nước Nhật, rồi sau đó lại giúp nước Nhật phát triển kinh tế?!
    - Theo như tôi biết Mỹ đánh Irac để chiếm các mỏ dầu lửa, các lý do khác nêu ra chỉ là bao biện!!

    • Tien Ngu says:

      Nếu lính Mỹ tốt thế thì tại sao lại có vụ thảm sát ở Mỹ Lai?!

      Hỏi em vài câu…giãn đơn ( chử của cò mồi Cộng láo sang chế từ 1954)

      Anh đi qua, nhéo…má em một cái.
      Anh đi lại, nhéo bả thêm cái nữa.

      Em có…điên lên không?

      Cộng láo xúi du kích, núp trong nhà dân, tĩa từng thằng con Mỹ, ngày nay qua ngày khác, chọc cho nó điên lên.

      Nó tàn sát, là chuyện không tránh khỏi.

      Cũng như Cộng láo không tàn sát miền Nam (chúng láo là giãi phóng, thì làm gì có chuyện miền Bắc bị ăn bom?

      Còn câu chuyện …nguyên tử do em tưỡng tượng, thấy thương quá.
      Mỹ, ba nó lú, nhưng cũng còn chú nó khôn…

      Nó chơi nguyên tử miền bắc thì làm được cái mẹ gì? Để nguyên tử chơi tụi Nga hay Tàu Cộng, có phải là….phải đạo hơn không?

      Đánh hai trái bom ở Nhật, là cha con nó sau này mặc cãm tội lỗi cả mấy đời…
      Nhưng lúc ấy Nhật hung nô quá xá, giữa mạng…Mỹ với mạng Nhật, nó đành phải chơi Nhật.
      Đức Ý đã bại, sẽ không có em nào liều mạng với Mỹ sau tụi Nhật…

      Còn thập niên 70, Nga, Tàu đã có nguyên tử, chơi tụi nó bằng nguyên tử, thì tụi nó…chơi lại.
      Quả địa cầu sẽ…banh ta long, cùng nhau đi đái hết. Ngu sao?

  4. Nguyễn Dũng says:

    Cảm ơn tác giả Lê Nguyên Hồng!

  5. Buon cuoi says:

    Lam LICH-SU phai chon CHANH-DAO;
    Viet LICH-SU phai la TRUNG-THUC

    • SINH NGUYEN says:

      Đồng ý với ông bạn Buồn Cười, vì bài viết có nhiều chỗ buồn cười thật.
      Nhiều khi hơi lố lăng.

Leave a Reply to Buon cuoi