WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đôi điều về văn hóa quan chức

Tôi thường có thói quen điểm báo vào buổi sáng. Lúc vội thì 15, 20 phút, đủng đỉnh có khi cả giờ. Thói quen đó thường được bắt đầu bằng mấy trang web hải ngoại  và kết thúc sau khi điểm qua vài trang mạng trong nước.

Không ít lần, thói quen đó đã đem lại cho tôi rặt sự bực mình. Cảm giác bực bội đó bám riết lấy suốt cả ngày làm hỏng lây sang những công việc khác. Bữa “điểm tâm” hôm đầu năm mới 2/1/2010 là một ví dụ.

Lướt qua vài trang mạng, tôi dừng lại ở Dân Trí và đọc bài báo có cái tít khá lạ: “Một Phó Chủ tịch huyện bị tố hành hung người già”.

Bản tin khoảng 300 chữ kể lại câu chuyện một bà già cùng 2 cháu nhỏ tới một khu chơi đu quay dành cho trẻ em nhưng bà không thể mua vé vì trên tay phải bồng 2 đứa cháu. Khi thấy một người đàn ông bước tới, bà liền nhờ người này mua vé giúp. Không ngờ ông này quát lại: “Bà có biết tôi là ai không?”. Sau đó ông ta còn dùng nhiều lời lẽ thiếu văn hóa xúc phạm bà. Khi bà phản ứng lại thì bị tung ngay một cú đấm vào mặt. Lời qua tiếng lại, người dân xung quanh mới biết, thì ra ông đây là phó chủ tịch huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

Bà Chiến – tên người đàn bà mà tờ báo mô tả là đáng tuổi mẹ ông phó chủ tịch – phải tới bệnh viện đa khoa gần đó chữa trị vết thương do ông phó chủ tịch nọ gây ra.

Nhớ lại một lần ra nước ngoài du lịch, khi tôi còn đang loay hoay với con nhỏ và 2 cái vali, một người nước ngoài đã nhanh tay đẩy giúp xe hành lý. Khi xếp hàng để làm thủ tục ở sân bay hay ở các điểm tham quan đông người, tôi và con nhỏ đều được ưu tiên trước dù không yêu cầu. Cháu bé con tôi đánh rơi món đồ chơi, chưa kịp nhặt lên, người đi bên cạnh đã nhặt giúp. Có lẽ nào, như nhiều người vẫn hay nói khi không thể giải thích được rằng: “cái nước mình nó thế”! Điều đáng buồn là những hành động côn đồ, mất dậy đó không chỉ do đám lưu manh gây ra mà còn từ những quan chức nhà nước.

Không biết từ khi nào, trong ngôn ngữ Việt hình thành từ “quan chức”. Có lẽ chưa quá lâu, mới chừng đôi mươi năm trở lại đây thôi. Và cũng không biết từ bao giờ, những người khi cách mạng mới thành công còn xưng là “đầy tớ của dân” lại trở thành một đám người hống hách, thô bạo và vô văn hóa như thế.

Ở Việt Nam hiện có cả một tầng lớp quan chức. Người ta thường nghe tới nhiều loại văn hóa như “văn hóa học đường”, “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao thông”, “văn hóa công sở”, “văn hóa công nhân”, “văn hóa công chức”.v.v. nhưng chưa thấy ai (dám) bàn tới văn hóa của tầng lớp quan chức này. Mà xem ra, văn hóa của họ mới đáng bị đem ra mổ xẻ hơn cả.

Mới cách đây ít hôm, một số tờ báo đưa tin về một bà chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã “sáng kiến” dùng ngón chân để hướng dẫn thủ tục cho người dân khi họ tới xin vay vốn xóa đói giảm nghèo. Khi người dân phản đối thái độ hách dịch đó thì bà ta đã ném  tung hồ sơ của họ xuống đất để họ phải tự nhặt lên!

Trong năm qua, những vụ như chủ tịch phường dùng báo đập vào mặt dân hay mày tao với dân, đánh dân ngay tại cơ quan “tiếp dân” không phải là hiếm, nó diễn ra từ Bắc tới Nam, từ thủ đô tới những vùng hẻo lánh.

Có vụ kì quặc như ông Bí thư Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn Hoài Đức (Hà Nội) đấm thẳng vào mặt dân chỉ vì bị gọi là “anh”. Theo ông chủ tịch này thì “mày láo, tao là anh bố mày chứ anh gì mày”?

Ông Thể – nạn nhân – sau đó phải tới bệnh viện với một mắt xưng húp còn ngài Chủ tịch nọ thì thanh minh với báo chí rằng “Tôi chỉ tát thôi chứ không đấm…”!?

Nhưng nhiều nhất, tệ hại nhất phải kể tới các vụ công an đánh dân với đủ các lý do. Riêng chuyện bị đánh vì tham gia giao thông mà không đội  mũ bảo hiểm có thể kể ra đây hàng chục trường hợp như sinh viên Tùng ở Thanh Hóa, anh Huỳnh Thanh Liêm ở Bạc Liêu, Nguyễn Thế Phương 16 tuổi bị rượt đuổi và đánh chết vì quên mũ bảo hiểm trong khi 2 người khác đi cùng xe máy với em bị thương nặng.v.v. Hay kì lạ hơn nữa, có người bị công an  đánh chỉ vì có bộ râu đẹp!? Nhưng nghiêm trọng hơn cả là khá nhiều vụ công an đánh trẻ em như ở Cần Thơ vì nghi các em chơi bài ăn tiền, hay 3 em nhỏ ở Đồng Nai  bị công an đánh tới ngất xỉu…

Chỉ cần tìm từ khóa “chết tại trụ sở công an” trên Google, bạn đọc sẽ thấy vô số các thông tin liên quan tới việc công an “lỡ tay” gây chết người, hoặc họ chết vì lý do nào đó, chỉ có trời mới biết ở trụ sở công an phường nơi họ bị gọi tới thẩm vấn hay bị tạm giữ qua đêm.v.v.

Trong những năm gần đây, báo chí nói nhiều tới sự suy đồi đạo đức của giới trẻ, việc sử dụng bạo lực giải quyết mâu thuẫn ở trường học cũng như ngoài xã hội. Thử hỏi khi những người có chức có quyền, những người nhân danh nhân dân, bảo vệ nhân dân mà hành xử như vậy thì trách sao được lớp trẻ?

Có lẽ cũng ý thức được sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà trong mấy năm gần đây đảng và nhà nước Việt nam đã phát động một phong trào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rầm rộ trong mọi tầng lớp nhân dân, ở các địa phương từ Bắc tới Nam. Những cuộc thi vẽ, viết, kể chuyện, những luận văn, luận án về đề tài này nở rộ khắp nơi. Sau khi đọc xong bản tin nọ và tra cứu thêm các vụ quan chức dùng bạo lực với dân, đầu óc tôi cứ “lăn tăn” mấy câu hỏi: Không biết mấy quan chức này có được học tập đạo dức Hồ Chí Minh không mà cư xử với dân như đám lưu manh vậy? Tại sao ở các nước, người ta không có đảng quang vinh, không có bác Hồ vĩ đại người ta văn minh thế, cư xử với nhau nhân ái thế?

Câu trả lời xin dành cho bạn đọc nhất là những bạn đang sinh sống ở nước ngoài hẳn các bạn có nhiều kinh nghiệm hơn vì có cơ hội tiếp xúc, cọ xát với nhiều nền văn hóa khác nhau.

© Đàn Chim Việt Online

Phản hồi