WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải mã khái niệm “Lòng tin chiến lược” của ĐCS VN tại Đối thoại Shangri-La

Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung gives the keynote address at the IISS Asia Security Summit in SingaporeTrong bài phát biểu đẫn đề tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nhấn mạnh về  việc xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương.

Sau bài phát biểu này, báo chí “lề đảng” đồng loạt ca ngợi tầm vóc chiến lược của nội dung bài phát biểu. Bạn đọc chỉ cần gõ vào cụm từ Thủ tướng VN tại Shangri-La là có kết quả, nên tôi không dẫn thêm thí dụ.

Muốn hiểu  khái niệm lòng tin chiến lược do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất, ta không thể tách rời cội rễ chính trị của ông ta.

Bài viết này chính là 1 cố gắng giải mã Thủ tướng Dũng, giải mã khái niệm mà ông ta đưa ra tại Shangri-La trong bài phát biểu của mình ngày 31/05/2013.

1. Cội nguồn cộng sản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Là Thủ tướng của 1 nước do ĐCS VN toàn trị, là 1 trong số 16 ủy viên BCT ĐCS VN ông Dũng không thể phát biểu khác với đường lối chính trị do ĐCS VN đã hoạch định.

Đường lối đó tựu trung chỉ có 16 chữ và 4 điều tốt do BCT ĐCS TQ ban thưởng. Dựa vào 16 chữ và 4 điều tốt là ĐCS VN sẽ kiên trì được điều 4 của Hiến pháp 1992, tiếp tục toàn trị, tiếp tục nô lệ dân tộc Việt Nam, tiếp tục tham nhũng vô hạn độ.. ..

Thực tế, trong quá khứ, ĐCS VN đã có lòng tin chiến lược “trong sáng”, không 1 chút gợn đục đối với ĐCS TQ và nước CHND TH.

Họ 1 mực tin vào lòng hào hiệp, vì lợi ích của giai cấp vô sản tòan thế giới mà tự nguyện mang dân tộc Việt Nam ta,

“Làm tên quân cảm tử đi tiên phong,

Đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng”/Tố Hữu/

Với lòng tin chiến lược cao cả này, ĐCS VN đã nghe lời Chu Ân Lai, ký Hiệp định Ge-ne-ve năm 1954 chia cắt nước Việt Nam thành  2 Miền Nam-Bắc.

Do có lòng tin chiến lược “trong sáng” nên ĐCS VN đã khởi động cuộc chiến tranh chống Mỹ, đưa 1 dân tộc nghèo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ vào cuộc chiến tranh với cường quốc số 1 thế giới đang ở giai đoạn sung thịnh.

Cũng nhờ có lòng tin chiến lược cộng sản mà Phạm Văn Đồng đã nhanh nhẹn ký công hàm ngày 14/9/1958, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh hải của anh hai XHCN TQ .

Lòng tin chiến lược cộng sản còn thể hiện khi TQ năm 1974, hải chiến giết chết 74 chiến sĩ hải quân VNCH để chiếm đoạt hoàn toàn Hòang Sa, thì TW ĐCS VN đã gửi điện mừng và cám ơn các đồng chí cộng sản TQ đã giúp Việt Nam cộng sản thu hồi lãnh hải từ tay bọn tay sai Đế quốc.

Lòng tin của ĐCS VN vào lý tưởng cộng sản, vào đảng cộng sản TQ anh em là vô bờ bến.

Dù  bị TQ gây ra chiến tranh biên giới 1979 giết hại dân thường Việt Nam tại các tỉnh biên giới một cách tàn bạo, dù bị TQ gây ra chiến tranh năm 1984, chiếm các vùng đất biên giới thuộc Việt Nam như Thác Bản Giốc, Ải Mục Nam Quan, cao điểm 1509 Hà Giang.., hay bị TQ gây hải chiến, chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1990, 1992… thế nhưng chỉ cần anh hai TQ vỗ về, nhắn gọi về chầu, là Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng lếch thếch bầu đoàn sang Thành Đô để khẳng định tình anh em XHCN năm 1990.

Do có lòng tin chiến lược cộng sản mà Nguyễn Tấn Dũng và BCT ĐCS VN đã cho TQ vào Tây Nguyên, cam chịu thua thiệt về kinh tế, bất an về an ninh, và tai họa về ô nhiễm môi trường…

Hôm nay tại Shangri-La, Thủ tướng cộng sản Việt Nam lại muốn làm chính khách chiến lược, giao dạy cho các nước trên thế giới về 1 lòng tin chiến lược cộng sản của mình, thật là 1 điều bỉ ổi.

Phái đoàn TQ tại Shangrri-La chắc chắn hiểu ngay ý Thủ tướng Dũng muốn nói gì, khi kêu gọi về 1 lòng tin chiến lược giữa các nước Asean.

Đó là thần phục TQ vô điều kiện.

Phái đoàn của Mỹ nếu không hiểu rõ về nội dung của lòng tin chiến lược do Thủ tướng Việt Nam cộng sản đề nghị, thì tôi xin bật mí cho các vị.

Đó là yêu cầu của ĐCS VN, yêu cầu Mỹ không đặt vấn đề Nhân quyền , Quyền con người, Quyền tự do phát biểu chính kiến,.. vào các thảo luận song phương với Việt Nam cộng sản.

Cách làm của họ cũng thật bỉ ổi. Họ bắt tù những người Việt Nam yêu nước có chính kiến chính trị khác cộng sản làm con bài mặc cả với Mỹ.

Vụ bắt Blogger Trương Duy Nhất chính là 1 gợi ý cho Mỹ về chủ kiến của Thủ tướng VN khi phát biểu về lòng tin chiến lược tại Sangri-La.

Những người cộng sản Việt Nam đã nói không với Quyền con người, với Nhân quyền, với đa đảng phái…

Ngay cả “Một góc nhìn khác” những người cộng sản VN cũng không chấp nhận.

TQ luôn luôn mong đợi Việt Nam không cải cách dân chủ và TQ luôn đồng cảm với mọi tư duy chiến lược của Việt Nam cộng sản.

Hôm nay, tại Shangri-La, phái đoàn TQ đã được nghe Thủ tướng Việt Nam khẳng định điều này dưới cụm từ “lòng tin chiến lược”.

2. Thủ tướng Dũng phát biểu, như phát biểu của 1 chính khách nước ngoài, không phải là người Việt Nam.

Trong những căng thẳng thời gian vừa qua trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, Việt Nam là nước có quyền lợi lãnh hải bị xâm phạm. Ngư dân Việt Nam bị cấm đánh bắt cá trên những ngư trường truyền thống của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa. Tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị các tầu tuần tiễu TQ đâm chìm hay làm hư hại nặng.

Trưởng phái đoàn TQ tại Shangri-La lại hỗn xược tuyên bố TQ có quyền tuần tiễu trên lãnh hải của mình.

Như vậy Việt Nam bị trực tiếp ảnh hưởng về quyền chủ quyền khi TQ ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Hơn nữa từ 1974, TQ đã toàn chiến Hoàng Sa của Việt Nam.

Ông Dũng hãy nghe Bộ trưởng Nhật Bản nói gì về tranh chấp Senkaku tại Biển Hoa Đông.

Ông Bộ trưởng Nhật Bản tuyên bố sẽ “giữ nguyên hiện trạng”.

Nghĩa là nếu TQ dùng chiến tranh,  Nhật Bản sẽ chiến tranh để “giữ nguyên trạng”.

Thông điệp này vừa tế nhị, vừa cương quyết, khẳng định lòng tin vào chính nghĩa chủ quyền tại khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông của chính phủ Nhật Bản.

Việt Nam ta, tuy sức mạnh quân sự không hùng cường như Nhật Bản, nhưng tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, Việt Nam cần phải nêu bật được chính nghĩa quyền chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cần phải nêu rõ là TQ đã dùng vũ lực để xâm lược lãnh hải của Việt Nam.

Điều này Thủ tướng Dũng không làm được. Ông ta đã cố tình lờ đi sự kiện TQ xâm lược lãnh hải Việt Nam.

Nếu chỉ dùng đàm phán hòa bình, cho dù Asean và TQ có C.O.C đi nữa, thì Việt Nam cũng vĩnh viễn không bao giờ đòi được Hoàng Sa và Trường Sa từ tay TQ.

Trò hề thông qua  Luật Biển VN và những tuyên bố hùng hồn của các lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa thời gian gần đây chỉ là  những thủ đoạn mị dân rẻ tiền.

Nếu muốn Hoàng Sa, Trường Sa trở về với tổ quốc Việt Nam, chúng ta không được hạn chế mình trong bất cứ khuôn khổ pháp lý nào.

Đây là 1 chân lý hiển nhiên.

Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền tự vệ chống trả xâm lược, thu hồi đất đai, lãnh hải bị xâm chiếm.

3. Nội dung hoa mỹ của khái niệm lòng tin chiến lươc.

Ngay đầu bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dùng thành ngữ Việt Nam: “Mất lòng tin là mất tất cả”. Ông ta cho rằng lòng tin là nền tảng cho mọi quan hệ hợp tác. Đầu tiên, Thủ tướng có lòng tin vào tương lai tươi sáng của Asean dù có khác biệt về chế độ chính trị, đức tin,… nhưng “Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.”

Trong tất cả các quan hệ trên thế giới này, quyền lợi quốc gia mình, quyền lợi khu vực địa chính trị của quốc gia mình, quyền lợi tương lai của quốc gia mình… là những giá trị đầu tiên chi phối, tác động mạnh mẽ vào nội dung các quan hệ.

Sự “thành tâm và chân thành” như Thủ tướng nói chỉ là ngôn ngữ ngoại giao sáo rỗng, hoặc là sự ngu xuẩn không giới hạn như ĐCS VN đối với ĐCS TQ.

“Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia – nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.”

Thế thì ta thử hỏi chính phủ Việt Nam cộng sản đã tôn trọng những gì mình ký chưa? Tại sao họ liên tục bắt bớ những người Việt Nam biểu tình ôn hòa chống TQ xâm lược, đòi quyền con người.

Cũng xin hỏi Thủ tướng rằng: Một nước cộng sản có thể hợp tác chiến lược với 1 nước tư bản dân chủ được không? Có thể có được thực tâm và chân thành để hợp tác không, khi lý thuyết Mác Lê Nin coi giai cấp tư sản là kẻ thù không đội trời chung của giai cấp vô sản?

3. Ba câu trả lời  của Thủ tướng.

Giải mã phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La không thể không phân tích 3 câu hỏi của thính giả và 3 câu trả lời của Thủ tướng.

1. Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) hỏi:

“Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế đối với tranh chấp chủ quyền tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị.

Trả lời này là không trả lời. Việt Nam có ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế không, ta không được biết.

Ở đây, cũng như vấn đề “tầu lạ” đối với các khiêu khích của TQ tại Biển Đông, ĐCS VN vẫn không dám tỏ thái độ.

Ở câu hỏi này, tôi khẳng định là nếu muốn Hoàng Sa, Trường Sa về với Việt Nam, cần ủng hộ Philippines, cần tranh thủ mọi biện pháp hòa bình pháp lý. Ủng hộ Philippines kiện TQ, không đồng nghĩa với ủng hộ nội dung kiện của Philippines, bởi vì Việt Nam và Philippines cũng có chồng chéo chủ quyền tại một số đảo tại Trường Sa.

Ta ủng hộ là ủng hộ 1 phương thức đấu tranh văn minh, hòa bình, là tận dụng mọi khả năng có thể do luật pháp thế giới qui định.

2. Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc:

“Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoạn cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?”

Câu hỏi này rất dễ trả lời, nhưng ông Dũng trả lời thế này:

“Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa đề cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.”

Nghĩa là cũng chẳng trả lời gì cả. Vẫn là “tầu lạ”.

Xin hỏi Thủ Dũng:

Ai cấm đánh bắt cá trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam quanh Hoàng Sa, Trường Sa, ai đã dùng tầu quân sự trá hình húc đắm, húc hỏng thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam, ai gây căng thẳng tại Bãi cạn Scarborough, ai gây căng thẳng tại Senkaku…? Chính là TQ.

Tránh chỉ mặt kẻ cướp, khi chúng cướp của, giết người là nuôi dưỡng sự càn bậy của tên cướp đó, là âm thầm đồng lõa với tên cướp đó.

3. Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc hỏi:

“Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ “lòng tin chiến lược” tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!”

Thủ tướng cộng sản Việt Nam đã trả lời: “Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.”

Ở câu hỏi cuối cùng này, ông Dũng cũng chơi bài lơ huyền, ông Dũng đã không trả lời câu hỏi của Tiến sĩ Lee Chung Min.

Tôi xin phép thay mặt Thủ tướng cộng sản trả lời vị Tiến sĩ Hàn Quốc:

Nếu Hoa Kỳ cứ giúp Việt Nam, cho phép ĐCS VN cấm đoán người dân Việt Nam thực thi quyền làm người, quyền phát biểu chính kiến ôn hòa, quyền biểu tình yêu nước chống TQ,  quyền phản biện các chính sách của ĐCS VN, quyền vạch những tham ô, tham nhũng,… thì nước Việt Nam vẫn cứ là cộng sản toàn trị.

Mà TQ cũng là cộng sản, nên chúng tôi có lòng tin chiến lược với nhau.

Đây là điều dễ hiểu.

Còn nếu Hoa Kỳ cứ khăng khăng kèm điều kiện nhân quyền trong đàm phán với Việt Nam, thì Việt Nam cộng sản sẽ bắt hết những người có ý kiến khác với đường lối của ĐCS VN cho Hoa Kỳ xem.

Lúc đó thì Việt Nam là của TQ hoàn toàn, Hoa Kỳ sẽ thua cuộc tại  chính trường Asean này.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

14 Phản hồi cho “Giải mã khái niệm “Lòng tin chiến lược” của ĐCS VN tại Đối thoại Shangri-La”

  1. Phương Thảo says:

    “Lòng tin chiến lược” mà ba X dùng trong bài diễn văn khai mạc hội nghị ở Shangri-la vừa rồi được hiểu theo hai cách: – Một , theo cách nghĩ của những người không phải cộng sản, là các nước trong vùng và hai đại cường TC và Hoa Kỳ phải tạo được niềm tin với nhau để tiến hành chiến lược duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung. Hai, theo cách nghĩ của những người theo chủ nghĩa cộng sản – ba X chẳng hạn, là “nói cho” các ngài hiểu rằng quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa là “tầm cao chiến lược” mà “đại cục” của nó là chủ nghĩa cộng sản/đại đồng, một chủ nghĩa “ưu việt” mà “nhân dân” hai đảng và hai nhà nước Việt-Trung đã cùng nhau cam kết bảo vệ và xây dựng, tiến lên. Nhân dịp nầy, CHXHCNVN kêu gọi các nước trong vùng hãy cùng với chúng tôi xây dựng “lòng tin chiến lược” đó, và hãy lấy đó làm trung tâm của hòa bình ổn định và thịnh vượng chung cho Đông Nam Á và Thế Giới. Tóm lại, ba X đang dùng chiến thuật “không thành kế” của Tàu để vận động các nước có mặt trong hội nghị cũng như bên ngoài đi theo con đường cộng sản của VC và TC để không bị hai nước cs nầy thôn tính. (sic)!

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Thứ tư, ngày 05 tháng sáu năm 2013

    LÒNG TIN CHỈ LÀ CANH BẠC ?

    Blogger Phương Bích

    Gần đây, truyền thông nhà nước có vẻ mạnh dạn đưa tin về các vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển Đông, các vụ tấn công ngư dân ngay trong lãnh hải… Nhưng chỉ đơn thuần là đưa tin, chứ không hề cho người dân thấy một biện pháp tích cực, mang tính quyết liệt nào ngoài “võ mồm”. Dân chán nghe cái câu “cực lực phản đối” và “yêu cầu” của Bộ ngoại giao lắm rồi. Nhìn sang dân và lãnh đạo nhà anh Philipin mà thèm.

    Thế nên nhiều người hậm hực lắm, khi thấy cái thằng hàng xóm to xác nó cứ ngang ngược quá thể. Có lẽ không ngư dân nước nào khổ như ngư dân nước mình. Cứ lầm lũi, đơn độc trước gã kẻ cướp bần tiện, tham lam. Ông chủ tịch nước thì nói ngon ơ rằng biển ta, ta cứ đánh bắt. Còn đánh bắt thế nào thì mặc mẹ chúng này. Lũ kẻ cướp nó đánh, bắt ngư dân của ông thì ông cứ tảng lờ.
    Hay thật! Ít ra cũng phải triệu đại sứ lên, trao công hàm cho nó ra dáng phản đối, chứ cứ để anh Nghị ngồi phản đối vặt thì chán lắm.
    Khi có lời kêu gọi biểu tình trên mạng, suốt mấy ngày sau đó lòng dạ tôi cứ bời bời. Không thể biết được điều gì sẽ chờ đón những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhà cầm quyền sẽ nhất định đàn áp biểu tình hay là ngầm bật đèn xanh? Có người nói, thực ra họ cũng đang cần mình biểu tình lắm đấy chứ. Nhưng đặt lòng tin vào họ thì khác gì đánh bạc?
    Không đi thì không đành, bỏ mặc những người khác ngoài đó sao được. Thôi thì đã xác định đi là chấp nhận tất cả. Đến ngày đến giờ, tôi khăn gói đồ lề, lặng lẽ chuồn ra khỏi nhà. Trước đó, mấy anh em có nguy cơ bị chặn than thở với nhau khi tìm cách trốn nhà: Cứ như là đi hoạt động cách mệnh vậy! Đến khổ.
    Hóa ra chỉ có dăm ba người là bị chặn. Bác Khánh chồng bác Trâm cũng bảo đã trốn trước mấy ngày rồi. Thêm JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị chặn nhưng vẫn thoát được mới tài. Còn lại, tất tật đều thoải mái ra khỏi nhà. Sao mà sướng thế? Ngẫm lại cay đắng. Có mỗi việc được tự do ra khỏi nhà, cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc được thì quả là đáng buồn.
    Sáng chủ nhật, tôi có mặt tại Bờ Hồ từ sớm. Thấy quang quẻ các bóng áo xanh áo vàng lại bán tín bán nghi. Không lẽ đèn xanh thật? Không lẽ lại phúc đức thế?
    Vừa mới nghĩ vậy thì một em bên cạnh cười khắc khắc, chỉ vào phía đầu đường Hàng Gai, có dăm chú áo xanh đang ngồi trên via hè, cạnh đó là chiếc xe tải nhỏ của cảnh sát.
    Nhưng quả thực là không thấy có dấu hiệu đàn áp. Không thấy lực lượng an ninh đứng dày đặc trên đường bao quanh Hồ Gươm. Không thấy các biển cấm quay phim chụp ảnh ở khu vực tượng đài vua Lý. Chỉ lác đác một vài xe cảnh sát loại bán tải đỗ bên lề đường.
    Những người quen nhận ra nhau, chào hỏi bắt tay vui vẻ. Ai đó khều khều tay tôi, ngoảnh ra thì thấy một chị dân oan. Tôi chào lại rồi bảo, biểu tình chống TQ thì không đòi nhà cửa đất cát gì nhé, chị ấy gật gật bảo: OK!
    Tôi chả nhớ lúc đó là mấy giờ, chỉ biết ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một số người bắt đầu căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu. Đương nhiên đã biểu tình thì phải hô, giống như ngày xưa dân ta hô đả đảo Mỹ xâm lược nước một răng một rắc ấy.
    Tôi cũng hô váng lên. Nhìn thấy phía trước là nhà văn Thùy Linh đang chen chân với các tay máy, vừa chụp ảnh vừa hô: đả đảo!
    Hô chừng dăm phút thì mọi người bắt đầu đi diễu hành về phía Thủy Tạ. Ai đó đưa cho tôi một tờ giấy A3 ghi dòng chữ Tàu khựa cút khỏi biển Đông. Mới đi được vài chục mét, qua nhà hàng Thủy Tạ thì tiếng huyên náo nổi lên xung quanh. Những gã thanh niên lao vào đoàn người giật tất cả những khẩu hiệu mọi người cầm trên tay. Cái khẩu hiệu trên tay tôi vụt biến mất sau khi một gã lướt qua. Một số tên huơ tay, miệng la to: không được chụp ảnh! – thật ngu xuẩn.
    Phải nói cái âm thanh huyên náo và hình ảnh cướp giật rất bạo lực đối với tôi thực sự kinh khủng. Nó khiến máu bốc lên đầu, cổ họng thì thắt lại, tim đập chân run. Run là vì căm giận chứ không phải sợ hãi. Ba bốn gã thanh niên đang túm lấy Phương Anh, vợ của Lê Anh Hùng, nhưng người phụ nữ bên cạnh cứ ôm cứng lấy cô ấy. Hai người phụ nữ bị giằng giật rất hung bạo, tôi không đủ sức mạnh để chen vào hỗ trợ họ, chỉ biết la to: Không cần, cứ để cho chúng lấy! Bản thân những chiếc áo No-U chẳng phải đã là khẩu hiệu rồi sao? Viết đến đây tôi chợt nghĩ, nếu những người biểu tình viết những dòng chữ chống quân xâm lược lên cánh tay, như cha ông ta từng thích chữ “Sát Thát” thì chúng cướp giật kiểu gì đây?
    Bên cạnh đó, cựu chiến binh, blogger Nguyễn Anh Dũng cũng bị một đám hung hãn bao quanh, cố giằng cái khẩu hiệu trong tay người lính già. Khi cơn huyên náo lắng xuống, tấm khẩu hiệu trên tay người lính chỉ còn lại một mẩu giấy nhăn nhúm – phần nằm trong lòng bàn tay bác ấy. Bác ấy vừa đi vừa giơ cao đoạn giấy rách nham nhở trên đầu, giống như hình hài nham nhở của đất nước, đang bị đủ các thứ giặc xâu xé…
    Đoàn người lại tiếp tục lặng lẽ đi. Không có khẩu hiệu trên tay thì tôi giơ hai nắm đấm lên trên đầu. Mọi người truyền tin cho nhau, một số người đã bị bắt lên xe buýt ở ngay khu vực Thủy Tạ (trong đó có cả nhà văn Thùy Linh), nghĩa là mới bắt đầu xuất phát thôi.
    Lúc này tiến sĩ Nguyễn Quang A xuất hiện với chiếc áo No-U. Mọi người hồ hởi bắt tay tiến sĩ. Tôi cũng chen vào bắt tay bác ấy. Cảm động lắm khi trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, mà thấy bóng một nhân sĩ trí thức xuất hiện cùng mọi người.
    Khi chúng tôi đi về phía Tràng Tiền, đám cô hồn vẫn lầm lũi đi bên cạnh. Dưới lòng đường là chiếc xe buýt kềnh càng chầm chậm lăn bánh.
    Người biểu tình đúng là chưa có kinh nghiệm. Họ đi rất nhanh hay vì tôi đau chân? Tôi tụt dần lại phía sau. Đến đoan Hàng Khay, chiếc xe buýt đột nhiên rồ ga chạy nhanh về phía trước. Đám cô hồn chạy túa theo. Lại bắt người rồi! Quay ra tìm bạn bè trong đám người còn lại, chả thấy ai!
    Gọi điện cho cựu chiến binh Phan Trọng Khang, người đi cùng tôi ban sáng. Giọng anh cười nhẹ nhàng :
    - Anh đang qua sông Đuống!
    Tôi đã quen với việc này. Lòng bình thản nghĩ về chặng đường tới sang Lộc Hà. Sức tôi đàn bà, chỉ cần chạm vào chúng là bắn văng ngay ra, nên có cố xông vào cứu đồng đội cũng chả được.
    Tôi và chị bạn đi theo tay an ninh Phường ra chỗ lấy xe để cậu ta đèo về (chắc chưa thấy tôi về, phường họ chưa yên tâm – bài Không thể để đảng và nhà nước lo được). Dọc đường gặp cụ giáo sư già Ngô Đức Thọ. Muốn khóc quá!

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Xin Ban Biên tập vui lòng cho tôi repost trọn bài bình luận cực hay tôi thu lượm được trong blog Quê Choa của Bọ Lập, có liên quan đến bài diễn văn khai mạc tại ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA hôm thứ sáu tuần trước

    Xin cám ơn ngàn vạn lần.

    Lại Mạnh Cường

    ====

    Thử điểm qua diễn văn của thủ tướng NTD tại The Shangri-La Dialogue.

    AFR Dân Nguyễn

    NQL: Đề tài “lòng tin” được bàn tán khá nhiều quanh phát biểu của TT, đây là một góc nhìn khác.

    Tại Singapore, thủ tướng VN NTD đã vinh dự được mời đọc bài diễn văn khai mạc Đối thoại Shangri –La 2013. Trong diễn văn của mình, thủ tướng NTD đề cập nhiều vấn đề Quốc tế (QT) và khu vực Đông nam Á (ĐNÁ).

    Đặc biệt, qua bài diễn văn này, khái niệm “lòng tin” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và được nhấn mạnh. Cũng qua bài diễn văn này, một khái niệm rất mới-“lòng tin chiến lược”, có lẽ người ta lần đầu tiên được nghe thấy tại diễn văn này.

    Một điểm nữa, thiết nghĩ cũng không nên bỏ qua, là việc thủ tướng khẳng định lập trường của VN trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông (BĐ), cũng như việc khẳng định “… VN không là đồng minh quân sự của nước nào…”.

    Về “lòng tin”, bài diễn văn của thủ tướng nói thế này: “Đối với Vn chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành…”.
    Bỏ cái :chiến lược” to tát khó hiểu kia đi, thì rõ ràng, ai cũng thừa nhận “lòng tin” chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của “thực tâm và chân thành”. (hay chỉ cần nói “chân thành” là đủ), vì thực tâm với chân thành đâu khác gì nhau…
    Điều đáng nói ở đây là đòi hỏi, hay chỉ đơn thuần là ước muốn trong quan hệ quốc tế luôn phải có sự “thực tâm và chân thành”, có là sự “ngây thơ chính trị” không!? Đấy là chưa kể khi anh luôn luôn là người “nói dzậy mà không phải dzậy” trong “đối nội”, thì việc anh “chủ trương” về cái gọi là “lòng tin” trong quan hệ quốc tế, chỉ là điều anh tự nói và tự mình nghe mà thôi. Một kẻ “đi nói dối cha, về nhà nói dối chú”, liệu có nói chuyện về “lòng tin” được với ông láng giềng không? Chính trong nước, chưa bao giờ chính phủ của thủ tướng, đảng của thủ tướng bị mất lòng tin đối với dân chúng như hiện nay. Chính những người đứng đầu đảng, nhà nước VN thừa nhận niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào đảng chưa bao giờ sụt giảm như hiện nay. Cái lý do làm mất lòng tin của nhân dân VN vào đảng và chế độ, chưa hẳn là do yếu kém về TRÍ TUỆ nói chung, mà là bởi thiếu hẳn cái “…trên hết là sự thực tâm và chân thành…”.
    Thủ tướng cũng nói trong diễn văn của mình : “Chúng ta không quên nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai”.
    Nếu đây là thông điệp mà thủ tướng NTD muốn gửi “trực tiếp” cho hai cường quốc có mặt trong Dialogue này, (Trung Quốc và Mỹ) thì cường quốc láng giềng của VN không có lý do để từ chối, trong khi cường quốc bên kia Thái Bình Dương có lý do để không nhận, cho dù rất muốn thông điệp này hiện hữu.
    Chính phủ của thủ tướng NTD đã “khép lại quá khứ” đối với cuộc chiến tranh đẫm máu, tàn bạo hiểm độc của những người anh em cùng chung ý thức hệ cộng sản Trung Quốc; Trong khi vẫn luôn khơi dậy hình ảnh cuộc chiến tranh Việt Mỹ đã lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Thử hỏi, với “đường lối đối ngoại” như trên, thủ tướng NTD có lý do gì đòi hỏi “xây dựng lòng tin” (chứ đừng nói “lòng tin chiến lược” với cường quốc bên kia đại dương…

    Về quan điểm “chính sách quốc phòng của VN là hòa bình, tự vệ. VN không là đồng minh quân sự của nước nào…Vn không liên minh với nước này để chống lại nước khác…”.
    Thoạt nghe, chẳng ai có thể chỉ trích CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG này của thủ tướng NTD. Nó khiến người ta liên hệ tới cái gọi là HÒA BÌNH, HỢP TÁC và HỮU NGHỊ. Thì ai chẳng muốn thế. “Chính sách quốc phòng” này lấy hòa hảo làm trọng đây!
    Ai cũng biết, sống ở đời cần tử tế. Với láng giềng cần “tối lửa tắt đèn”, cần giúp đỡ lẫn nhau. Cần “thực tâm và chân thành” (theo cách nói của TT NTD…).
    Thế nhưng, gặp láng giềng xấu tính thì sao? Gặp khi “cây muốn lặng, gió chẳng muốn đừng” thì phải làm thế nào?
    Trong cuộc sống, việc sống hòa hảo, “phải đạo” với láng giềng, với thiên hạ là điều cần thiết. Nhưng thiết nghĩ xây dựng cho mình một mối quan hệ đặc biệt với một người, một nhóm người, bằng vào những Giao ước, những Cam kết cụ thể, hòng có những người BẠN TỐT, cũng là điều cần thiết chứ. Thực tế cuộc sống dạy chúng ta, có những người bạn tốt là hết sức cần thiết. Muốn có những người bạn tốt, chúng ta, ngoài việc phải “thực tâm và chân thành”, còn cần có những CAM KẾT đặc biệt. Gặp hoạn nạn, ta sẽ có người BÊNH VỰC. Gặp cướp, có người cùng ta làm ĐỒNG MINH đứng đấu lưng “so gươm” với kẻ thù.
    Thực tế những năm gần đây, và rất có thể trong tương lai, Trung Quốc chính là kẻ đã và đang gây ra tình trạng căng thẳng, mất ổn định tại BĐ cũng như toàn khu vực ĐNÁ, điều mà chính TT NTD đã cảnh báo trong diễn văn khai mạc của mình : “…Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh…”.
    Nhưng với “…những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh…”, thì thủ tướng NTD vẫn khẳng định “VN trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế…”, và TT NTD (cũng chỉ “kiên trì nguyên tắc” đòi) “…các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực…!?”.

    Một câu hỏi được đặt ra : Thế “những bên liên quan” (trên thực tế có thể hiểu “các bên” ở đây chỉ là Trung Quốc mà thôi) không “kiềm chế” thì sao? Phải có biện pháp “chế tài” họ chứ! Làm sao có thể chỉ đấu võ mồm với kẻ đang cầm dao xông vào mình với bộ mặt đầy sát khí?
    Thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa có dấu hiệu gì từ bỏ mưu đồ bành trướng ở BĐ. Họ vẫn chứng tỏ cho quốc tế thấy rằng, họ không “kiềm chế” sử dụng vũ lực, phải chăng cũng một phần biết rằng VN “…Trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình…”, mà điều kiện kèm theo chỉ đơn giản là đòi “các bên liên quan phải kiềm chế…!”. Mặt khác, liệu có thể hiểu rằng, việc khẳng định “…VN không là đồng minh quân sự của nước nào”, hay “…kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình…” có thể được xem như là hành động tự trói mình? Và hiển nhiên, kẻ hưởng lợi từ chính sách quốc phòng mang tính “nguyên tắc” đó của VN, không ai khác, chính là Trung Quốc! Cũng chính bởi điều này mà có thêm một câu hỏi nữa mà dư luận đặt ra bấy lâu nay, là liệu có phải đảng cs VN đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc?…Điều này cũng lý giải vì sao họ tỏ ra rất nhu nhược về vấn đề BĐ trong những năm qua…
    Với chính sách quốc phòng như trên, cho thấy một tất yếu khách quan, là VN hiện không có nước nào sẵn sàng “sắn tay” giúp đỡ khi gặp hoạn nạn; Bởi họ chẳng có ràng buộc gì trong việc phải “cứu” Vn của TT NTD!
    Vấn đề ở đây là TT NTD có xác định rõ kẻ thù trước mắt và lâu dài của VN hay không?
    Nhân dân VN thì đã nhận rõ chân tướng kẻ thù đó- kẻ thù trước mắt và lâu dài, hơn thế, có thể nói là kẻ thù truyền kiếp- Đó chính là chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc.
    Vậy thì, ngoài thế trận lòng dân, vốn là di sản quý báu của dân tộc, ta cần thẳng thắn nhìn nhận về một đồng minh rất nên có trong công cuộc chống kẻ thù lâu dài này.
    Đồng minh đó là ai, nếu không phải là Hoa Kỳ, là các nước thịnh vượng về kinh tế, văn minh về xã hội?
    Nếu trước đây, đánh Mỹ được coi là đúng, thì ngày nay hợp tác với Mỹ còn đúng đắn hơn nhiều.
    Nếu trước đây đánh Mỹ có thể là để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ nghĩa, thì ngày nay, hợp tác với Mỹ là vì chủ quyền quốc gia, là vì toàn vẹn lãnh thổ, cũng là vì một VN văn minh thịnh vượng.
    Thực tế chứng minh Hoa Kỳ đã và đang muốn Vn là một đồng minh chiến lược.
    Nhưng không phải là vô điều kiện.
    Điều kiện đó chính là “lòng tin”. Lòng tin từ hành động cụ thể, chứ không phải lời nói.
    “Lòng tin” đó phải được đặt để trên những biểu hiện cụ thể của “khép lại quá khứ”, và những bước đi cho thấy sự xích lại gần nhau.
    Và cũng được đặt để trên một VN dân chủ, nhân quyền, nơi mà các quyền căn bản của người dân như quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tôn giáo… không chỉ là có trong HP.
    Myamar đang chứng tỏ nhận định này.
    Những gì đang xảy ra trong nước, có lợi cho TT NTD “xây dựng lòng tin chiến lược” tại The Shangri-La Dialogue không?
    Chính sách quốc phòng mà TT NTD vừa khẳng định tại ĐỐI THOẠI Shangri-La, có lợi gì cho quốc gia, dân tộc?
    Đó là những câu hỏi không thể không được đặt ra.
    Jun/1st/2013
    Tác giả gửi Quê Choa.
    Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

    ====

    ====

    LMC: tham khao tin ve bai dien van khai mac cua Nguyen Tan Dung tai Shangri-La

    Việt Nam muốn có ‘lòng tin chiến lược’

    BBC – thứ sáu, 31 tháng 5, 2013
    Thủ tướng Việt Nam kêu gọi “xây dựng lòng tin chiến lược” ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm giảm căng thẳng trong vùng.
    Ông Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu đặc biệt, khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 tại Singapore hôm 31/5.
    Ông nêu bật các thách thức: “Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.”
    “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta,” ông Dũng phát biểu.
    Ông cảnh báo: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”
    Có mặt tại phiên khai mạc có Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
    Vai trò nước lớn
    Ông Nguyễn Tấn Dũng nói có thể kỳ vọng vào vai trò của các nước lớn.
    “Nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới.”
    “Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.”

    Thủ tướng Việt Nam tuyên bố “đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương”.
    “Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia,” ông Dũng nhấn mạnh.
    Trong diễn văn, Thủ tướng Việt Nam loan báo Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.
    Ông Dũng nhắc lại: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam.”
    Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo chóp bu của Việt Nam phát biểu với một diễn đàn an ninh quốc phòng bên ngoài Việt Nam.

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường